Xơ gan có mấy giai đoạn? Các đặc điểm cần biết
Nội dung bài viết
Xơ gan có mấy giai đoạn là thắc mắc của nhiều người. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì thế, bạn đọc nên tìm hiểu các biểu hiện theo từng giai đoạn cũng như biết cách phòng ngừa xơ gan, bảo vệ an toàn sức khỏe.
Xơ gan có mấy giai đoạn? Các đặc điểm cần biết
Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể có nhiệm vụ tham gia vào quá trình đào thải độc tố. Khi gặp tổn thương làm suy giảm chức năng gan, kéo theo sự trì trệ các hoạt động sống của cơ thể. Nếu tình trạng viêm gan diễn ra trong thời gian dài, hình thành sẹo trên các mô sẽ gây ra xơ gan. Nếu không điều trị sớm, các mô sẹo phát triển khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Đặc biệt, quá trình lưu thông máu và thanh lọc độc tố trong gan bị ảnh hưởng dẫn đến tích tụ nhiều chất độc gây nguy hại cho gan và các bộ phận khác của cơ thể. Vậy, xơ gan có mấy giai đoạn phát triển và có những đặc điểm gì? Dưới đây là 4 giai đoạn của bệnh lý nguy hại này, bạn đọc nên lưu ý theo dõi các biểu hiện của cơ thể để phát hiện sớm:
Xơ gan giai đoạn đầu
Xơ gan giai đoạn đầu hay còn gọi là xơ gan còn bù là tình trạng viêm gan mãn tính kéo dài. Lúc này, gan vẫn chưa có những tổn thương rõ rệt nào. Tình trạng viêm sẽ âm thầm tiến triển nặng hơn, gan càng hoạt động để duy trì lại tình trạng bình thường càng tăng áp lực dẫn đến xơ gan.
Người bệnh có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu cơ bản như:
- Cơ thể có biểu hiện sốt nhẹ, ho nhiều khi trời bắt đầu tối, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu.
- Đồng thời, vùng hạ sườn phải đôi khi xuất hiện những cơn đau bất ngờ, tăng dần nếu bệnh ngày càng tiến triển.
- Người bệnh nhận thấy nước tiểu có màu vàng đậm hơn so với bình thường do suy giảm chức năng gan.
- Phần lách ngày càng to ra, có thể quan sát bằng mắt thường do gồ lên quá bờ sườn. Có thể kiểm tra, xét nghiệm sẽ thấy được thể tích gan tăng cao và trông cơ quan này săn chắc hơn.
- Trên phần lưng, bàn tay người bệnh sẽ nhìn thấy các mao mạch có dạng như hình ngôi sao, kèm theo đó là da nổi mẩn đỏ nhưng không biết nguyên nhân là gì.
- Lông trên cơ thể rụng và thưa dần, móng tay khô.
- Đối với bệnh nhân nữ sẽ thấy tình trạng mất kinh trong thời gian dài, nam giới gặp tình trạng liệt dương, suy giảm chức năng sinh lý bình thường.
Bệnh khởi phát giai đoạn đầu sẽ kéo dài trong nhiều năm sau đó mới chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Nếu người bệnh phát hiện kịp thời ngay từ thời gian này có thể điều trị khỏi, duy trì và phục hồi được chức năng gan.
Xơ gan giai đoạn 2
Tuy nhiên, nếu xơ gan càng phát triển mà không có biện pháp ngăn chặn sẽ chuyển dần sang giai đoạn 2. Lúc này những tổn thương trên gan đã ở mức nhất định, xuất hiện hiện tượng xơ hóa. Một số mô liên kết dư thừa hình thành dưới tác động của các tổn thương bên trong gan.
Chức năng gan ở giai đoạn này bị suy yếu nghiêm trọng hơn giai đoạn đầu. Độc tố trong cơ thể không được đào thải ra ngoài, tích tụ càng nhiều trong gan. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như:
- Cảm thấy mệt mỏi và sốt thường xuyên hơn, đặc biệt thường xảy ra vào buổi chiều. Bên cạnh đó, cơ thể còn có cảm giác khó tiêu, bụng đầy hơi, chướng to khó chịu.
- Da chuyển sang vàng hơn, màu nước tiểu càng ngày càng đậm vàng.
- Hạ sườn phải đau dữ dội hơn, một số trường hợp bệnh nhân bị chảy máu cam, chảy máu răng.
Triệu chứng có thể tương tự với xơ gan giai đoạn 1, tuy nhiên tần suất xuất hiện của chúng sẽ tăng dần, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sức khỏe. Người bệnh có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời thay đổi thói quen sinh hoạt để kiểm soát bệnh.
Xơ gan giai đoạn 3
Những tổn thương của gan lúc này đã nghiêm trọng hơn hai giai đoạn kể trên. Chức năng của gan bị rối loạn hoàn toàn, trong đó các mô bị xơ hóa xâm lấn gần như toàn bộ tế bào gan. Độc tố càng ngày càng tích tụ khiến gan quá tải.
Xơ gan giai đoạn 3 sẽ có những triệu chứng tương đối nặng như:
- Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân đen, trong một vài trường hợp người bệnh bị nôn ra máu.
- Chân bị phù nề nhưng cân nặng sụt giảm nhanh chóng.
- Người bệnh bị trướng bụng – tràn dịch màng bụng, tình trạng này có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường, kèm theo đó là cảm giác đau khi ấn nhẹ.
- Da toàn thân chuyển sang màu vàng lạ thường, nhịp tim nhanh hơn, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.
Dù vậy, bệnh nhân vẫn có thể điều trị ở giai đoạn này, tuy gặp nhiều có khăn hơn so với giai đoạn 2. Các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra như xét nghiệm máu, siêu âm hay sinh thiết,…để nhận định mức độ và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để điều trị xơ gan, bên cạnh đó là thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn. Tuy nhiên, việc điều trị dứt điểm xơ gan giai đoạn 3 là điều khó khăn. Chính vì thế, tốt hơn hết, người bệnh nên thăm khám sức khỏe thường xuyên để nhận biết được sớm các nguy cơ mắc bệnh.
Xơ gan giai đoạn 4
Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 4 đồng nghĩa với việc các tế bào gan gần như đã bị xơ hóa hoàn toàn, gan không còn thực hiện được chức năng của mình, giai đoạn này còn có tế gọi là xơ gan mất bù. Người bệnh có thể duy trì sự sống trong thời gian bao lâu còn tùy thuộc vào các biến chứng của bệnh.
Các biện pháp điều trị lúc này gần như không còn hiệu quả, chỉ giúp người bệnh kéo dài thời gian sống lâu nhất có thể. Bởi, các tổn thương gan đã trở nên cực kỳ nghiêm trọng, không còn khả năng phục hồi. Giai đoạn này, xơ gan sẽ tiến triển nhanh và nguy cơ cao chuyển sang ung thư gan, nguy hại cho tính mạng người bệnh.
Người bệnh có thể sống chung với căn bệnh này trong khoảng thời gian không quá 2 năm. Một số trường hợp bệnh nhân chỉ tiếp tục sống được 12 tháng sau khi phát hiện xơ gan giai đoạn cuối. Chính vì thế, việc nhận biết sớm căn bệnh này là hy vọng để duy trì khả năng sống cho nhiều người. Bạn đọc có thể tham khảo các triệu chứng dưới đây:
- Người bệnh sẽ rơi vào trạng thái hôn mê, não đã bị nhiễm độc do máu độc dẫn truyền từ gan lên, do gan đã không còn khả năng tiêu trừ độc tố.
- Xơ gan giai đoạn cuối dẫn đến suy thận, kèm theo đó người bệnh bị thiếu máu nghiêm trọng, dưới da xuất hiện nhiều cục máu bầm, người gầy gò, sụt cân không kiểm soát,…
- Bụng phình rất to do dịch ứ lại bên trong ngày càng nhiều. Thời gian càng dài, dịch ứ đọng tăng lên gây vỡ tĩnh mạch thực quản, chảy máu ồ ạt dẫn đến tử vong.
Một số lưu ý cho người bệnh xơ gan
Xơ gan không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, bạn nên chủ động trong việc phòng ngừa và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh lý này.
Dưới đây là một số lưu ý trong vấn chăm sóc bệnh nhân bị xơ gan, đặc biệt đối với trường hợp phát hiện muộn, bệnh nhân đã bị phù chân, chướng bụng:
- Nên kê cao chân cho người bệnh khi nằm, đảm bảo chân phải được đặt cao hơn tim. Với tư thế này sẽ giúp cải thiện tình trạng phù.
- Vệ sinh mũi miệng nếu bệnh nhân bị chảy máu cam, máu trang tránh tình trạng nhiễm trùng xảy ra, đồng thời cách này còn góp phần cải thiện bữa ăn, cho bệnh nhân cảm giác ngon miệng hơn.
- Nên để người bệnh nghỉ ngơi ở không gian thoáng mát, yên tĩnh, tránh ồn ào để người bệnh có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi cơ thể.
- Theo dõi cân nặng cho người bệnh theo tuần, đặc biệt kiểm tra tình trạng cổ trướng và phù chân có tiến triển không hay có giảm hơn không. Nếu thấy tình trạng trở nặng, nên đưa người bệnh đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị như rút dịch ổ bụng để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
- Đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho người bệnh. Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu chất đạm có trong thịt cá, sữa,…glucid trong khoai hoặc ngũ cốc,…Ngoài ra nên tránh dùng dầu mỡ động vật, thay vào đó là sử dụng dầu thực vật để chế biến thức ăn cho người bệnh.
- Nên thay đổi món ăn để người bệnh không thấy nhàm chán và bổ sung được đầy đủ dinh dưỡng hơn, duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Lựa chọn thực phẩm sạch, không có thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu,…để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.
- Ngoài ra, để tránh hiện tượng chướng bụng nghiêm trọng hơn, không nên để người bệnh ăn nhiều muối có thể khiến cơ thể tích nước nghiêm trọng hơn.
- Có thể sử dụng thêm một số thuốc để lợi tiểu, giúp người bệnh cải thiện tình trạng cổ trướng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Trường hợp xơ gan nặng nên hạn chế đạm để tránh tình trạng hôn mê gan có thể xảy ra.
Về phần người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Người bệnh nên để cơ thể nghỉ ngơi, tránh căng thẳng và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Giữ tinh thần lạc quan là “liều thuốc” tự nhiên giúp cải thiện bệnh một cách hiệu quả.
- Không sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh, giảm đau.
- Không sử dụng bia rượu, thuốc lá.
- Vận động nhẹ nhàng để lưu thông máu.
- Tái khám theo lịch của bác sĩ chuyên khoa để theo dõi tình trạng và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trên đây là các giai đoạn phát triển của bệnh xơ gan, hy vọng đã cung cấp được những thông tin bổ ích cho bạn đọc. Để phòng tránh biến chứng và tình trạng xơ gan ngày càng tiến triển nặng, người bệnh nên chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe. Nếu thấy biểu hiện bất thường cần nhanh chóng đến thăm khám y tế để được hỗ trợ và điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!