Viêm Họng Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Ngăn Biến Chứng

Viêm họng mủ là biểu hiện tổn thương lâu dài ở vùng niêm mạc họng. Căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh như: tăng nguy cơ ung thư vòm họng, đau rát, viêm tai giữa, áp xe vùng amidan… Chính vì vậy người bệnh cần chủ động trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh và biện pháp điều trị dứt điểm, an toàn nhất.

Bệnh viêm họng có mủ là gì ? Dấu hiệu thường gặp

Viêm họng mủ, viêm họng có mủ hoặc còn gọi là viêm họng hốc mủ, là tình trạng bệnh phổ biến ở bất kỳ lứa tuổi nào. Đây là dấu hiệu cho thấy niêm mạc họng của người bệnh đã có dấu hiệu bị viêm nhiễm. Các tế bào lympho vốn đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch này đã mất khả năng bảo vệ cơ quan hô hấp trước sự tấn công của vi khuẩn và vi rút. Những yếu tố này thường kết hợp với cặn bã, chất xơ bên trong vòm họng và hình thành nên các mảng mủ trắng.

viêm họng mủ là gì
Bệnh viêm hốc mủ là tình trạng bệnh nghiêm trọng không thể chủ quan

Những dấu hiệu của bệnh khá rõ ràng và dễ nhận biết. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan bỏ qua những triệu chứng dù nhỏ nhất. Việc chủ quan có thể kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn. 

  • Ho: Đây là triệu chứng phổ biến nhất xảy ra với người bệnh viêm họng mủ. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà hiện tượng ho có thể xảy ra là ho khan hoặc có đờm. Phụ huynh cần thận trọng quan sát và đánh giá, không nên chủ quan trước dấu hiệu này ở trẻ nhỏ.
  • Sốt: Một số trường hợp có thể xuất hiện sốt nhẹ, sốt cao hoặc thậm chí không sốt vì đây là hiện tượng cơ thể phản ứng lại sự tấn công của các yếu tố gây bệnh. Nên tùy thuộc vào sức đề kháng mà dấu hiệu này sẽ có biểu hiện khác nhau.
  • Đau họng: Khi viêm họng mủ xuất hiện báo hiệu tình trạng cổ họng, amidan đã bị tổn thương trong thời gian dài, trở nên đặc biệt nhạy cảm. Người bệnh khi ăn, uống hoặc nuốt nước bọt cũng có thể cảm thấy đau rát, vướng cổ, khó nuốt.
  • Ngứa họng: Các hạt chứa mủ xuất hiện gây cọ xát, khiến cổ họng trở nên nhạy cảm. Nên người bị viêm họng hạt hốc mủ thường có cảm giác ngứa họng râm ran.
  • Miệng có mùi hôi: Một phần xuất phát từ nguyên nhân không vệ sinh răng miệng đúng cách. Mặt khác, do mủ trắng xuất hiện sẽ khiến hơi thở có mùi hôi.
  • Cổ họng nổi mủ: Mủ thường có màu xanh hoặc trắng đục, đưa ra ngoài khi ho hoặc khạc đờm.
  • Dấu hiệu viêm họng mủ ở trẻ em: Khi trẻ bị viêm họng mủ thường ho liên tục về đêm, đờm dãi nhiều. Đa số các trường hợp sốt cao, miệng có mùi hôi khó chịu và xuất hiện nhiều mủ trắng. Cổ họng đau rát do viêm họng khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn.
viêm họng mủ ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm họng mủ tấn công

“Điểm mặt” nguyên nhân gây viêm họng hốc mủ

Theo một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, 70-90% trường hợp viêm họng hạt hốc mủ gây nên bởi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập. Bên cạnh đó, bệnh có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh diễn ra không đúng cách, không sạch sẽ khiến khoang miệng trở thành nơi trú ẩn của vi khuẩn. Tác nhân này nhanh chóng tấn công vào vòm họng, niêm mạc họng. Trong quá trình sinh hoạt, ăn uống cọ sát, làm tổn thương niêm mạc và kết mủ trắng.
  • Viêm họng cấp: Bệnh nhân chủ quan, không điều trị viêm họng cấp kịp thời và dứt điểm lâu ngày có thể hình thành viêm họng mủ.
  • Cổ họng bị khô: Tình trạng khô họng kéo dài do thời tiết hanh khô, thở bằng miệng lâu ngày sẽ là yếu tố gia tăng tỷ lệ mắc bệnh. 
  • Bệnh dạ dày: Người có tiền sử mắc các bệnh dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày có thể dẫn tới viêm họng do axit trào ngược.
  • Chế độ ăn uống: Sử dụng nhiều đồ ăn chiên rán, cay nóng, nhiều gia vị, đồ uống có cồn, nhiều đá hoặc có ga gây tổn thương dạ dày, ảnh hưởng xấu tới vùng họng.
  • Môi trường không đảm bảo: Khói bụi, chất độc hại, khí thải có thể gây kích thích vùng họng, mũi, đặc biệt đối với người bệnh làm việc trong môi trường không đảm bảo hoặc không có biện pháp bảo vệ khoa học.
  • Cơ địa: Rất nhiều trường hợp dị ứng với phấn hoa, lông thú nuôi, bụi mịn…sẽ dễ bị kích thích vùng mũi, gây viêm họng và có nguy cơ dẫn tới viêm họng hốc mủ cao hơn người bình thường.
Nguyên nhân viêm họng
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm họng mủ

Viêm họng mủ có tự khỏi được không? Có lây không?

Nhiều người cho rằng bệnh có thể tự khỏi dẫn tới tâm lý chủ quan. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với đối tượng viêm họng mủ ở trẻ em. Căn bệnh này hoàn toàn không thể tự khỏi. Người bệnh chủ quan không điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe như: Viêm tấy amidan, áp xe quanh thành họng, viêm họng mãn tính…

Do tai – mũi – họng có mối quan hệ mật thiết thông qua các lỗ xoang, nên các vi khuẩn gây bệnh viêm họng mủ có thể từ đó tấn công các bộ phận này gây viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi…. Một số trường hợp có thể dẫn tới viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim… nếu không được điều trị sớm.

Các vi khuẩn và vi rút gây bệnh hoàn toàn có thể phát tán và tồn tại trong không khí. Chính vì vậy, nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp và khoa học, bệnh có thể dễ dàng lây lan từ người sang người qua nhiều con đường như:

  • Dịch mũi, nước bọt.
  • Dùng chung vật dụng, đồ ăn, thức uống.
  • Thông qua đường hô hấp, tiếp xúc ở cự ly gần.
  • Tụ tập tại nơi đông người.

Không chỉ người bệnh mà cả những người thân khi chăm sóc cũng nên chủ động nắm bắt các cơ chế lây lan để trang bị các biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Cách chữa viêm họng mủ trắng phổ biến

Bệnh viêm họng có mủ hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu người bệnh kịp thời áp dụng những giải pháp phù hợp. Tuy nhiên tùy vào thể bệnh và thể trạng sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau. Đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi tiến hành điều trị.

Cách chữa viêm họng mủ tại nhà

Trị viêm họng có mủ bằng các bài thuốc có nguồn gốc từ mẹo dân gian là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi sự tiện lợi, chi phí thấp và độ lành tính cao. Tuy nhiên, không phải bài thuốc nào cũng phù hợp với mọi đối tượng. Một số ít vẫn có thể gây kích ứng và việc áp dụng đại trà theo cách “truyền miệng” có thể khiến các bài chữa mẹo trở thành “con dao hai lưỡi”. 

Khi điều trị, người bệnh cần kiên trì tránh tâm lý nóng vội, tùy ý gia giảm liều lượng. Mặt khác, khi nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh, cần lập tức ngừng điều trị và tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là 1 số cách chữa dân gian phổ biến:

Chữa  bằng mật ong: Với đặc tính ấm, vị ngọt và công dụng sát khuẩn cao. Mật ong trở thành nguyên liệu phổ biến trong các bài thuốc điều trị viêm họng, phù hợp với mọi lứa tuổi. Hòa mật ong cùng với nước ấm, có thể thêm vài lát chanh hoặc gừng. Uống hằng ngày để làm dịu và sát trùng cổ họng.

viêm họng mủ là gì
Chữa viêm họng mủ bằng mật ong, gừng, chanh là phương pháp điều trị phổ biến nhất

Điều trị bệnh bằng tỏi: Tỏi với lượng lớn chất kháng sinh allicin được biết tới là “khắc tinh” của vi khuẩn gây bệnh, có tính kháng viêm cao. Người bệnh có thể áp dụng điều trị theo 2 cách sau:

  • Cách thứ nhất: Bóc vỏ 1 – 2 tép tỏi sống, ngậm trong miệng hoặc nhai nát và nuốt. Lưu ý để tỏi ít nhất 5 phút để đảm bảo cho tinh chất trong tỏi thẩm thấu sâu trong thành họng.
  • Cách thứ hai: Nướng cháy phần vỏ tỏi, bóc sạch vỏ, cho vào bát giã nát và thêm chút nước ấm vừa đủ uống. Sử dụng ngày 2 lần cho hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng gừng điều trị viêm họng hốc mủ: Gừng có vị cay, tính ấm, giúp tiêu viêm, trừ đàm. Người bệnh có thể chọn một củ gừng, rửa sạch, bóc vỏ. Sau đó đem giã nhỏ và đun sôi trong vòng 5 – 10 phút, lọc lấy phần nước và thêm 1 – 2 thìa mật ong, khuấy đều và sử dụng như trà.

Hết viêm họng với hỗn hợp từ quả lê: Bài thuốc tận dụng được công dụng chữa bệnh của các nguyên liệu phổ biến nhất như lê, mật ong, củ cải. Trong khi lê giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm họng. Củ cải trắng giúp tiêu đờm, làm dịu họng, giảm kích thích vùng họng. Bài thuốc chữa viêm họng mủ từ mật ong, củ cải và lê có thể chế biến như sau: 

  • Chọn lấy 1 kg củ cải, 1 quả lê đem gọt vỏ, rửa sạch và thái lát, cho vào máy xay nhuyễn.
  • Lọc lấy phần nước cốt, đun trên lửa nhỏ cùng với mật ong đến khi hỗn hợp sệt lại, bảo quản trong lọ thủy tinh. Sử dụng mỗi ngày 3 lần.

Bài thuốc từ hạt chanh: Không chỉ có tác dụng chữa bệnh từ vỏ và phần nước, hạt chanh cũng có tác dụng rất tốt. Người bệnh cần cắt đôi quả chanh, lọc lấy phần hạt, giã nát. Hấp cùng mật ong trong nồi cơm từ 5 đến 10 phút. Phần nước cốt để uống và ngậm phần hạt, duy trì 1 đến 2 lần trong tuần sẽ có hiệu quả.

các loại thuốc ngậm ho
Thuốc giảm ho thường chứa các thành phần từ bạc hà, gừng, hoặc chất kháng viêm.

Cách chữa viêm họng bằng thuốc Tây

Thuốc tân dược cho hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi và dễ sử dụng là sự lựa chọn của nhiều người bệnh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có sự kê đơn của các bác sĩ chuyên khoa. Đối với các bé hay bị viêm họng mủ, việc lạm dụng các sản phẩm thuốc Tây có thể gây nên nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sự phát triển sau này. Dưới đây là một số loại thuốc chữa viêm họng mủ phổ biến:

  • Thuốc kháng sinh: Có thể sử dụng ở dạng uống hoặc tiêm giúp ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn
  • Thuốc giảm ho: Thường đi kèm tác dụng long đờm, bổ phế, giảm đau rát cổ họng khi ho thông qua tác dụng làm mát, xoa dịu cổ họng để hạn chế tổn thương và cảm giác kích ứng. Một số loại thuốc giảm ho thường được bào chế ở dạng viên ngậm, viên uống hoặc siro ho và chứa các thành phần từ bạc hà, gừng, hoặc chất kháng viêm. Chữa viêm họng mủ cho bé, phụ huynh có thể sử dụng một số loại siro ho lành tính.
Sử dụng thuốc Tây trị viêm nhiễm tại họng
Sử dụng kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong thời gian ngắn
  • Thuốc súc họng: Đem lại hiệu quả cao trong kháng viêm, kháng khuẩn, làm sạch và duy trì tính kiềm nhẹ. Khác với súc miệng nước muối hoặc các loại dành cho nha khoa, người bệnh có thể hòa loãng các loại thuốc này cùng với nước để súc họng, không được nuốt.
  • Thuốc giảm đau, giảm sốt: Đối với nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ em viêm họng mủ sốt cao là vấn đề thường gặp. Khi đó, các bài thuốc giảm đau, hạ sốt có chứa paracetamol thường được kê kèm theo, có thể ở dạng viên nén, sủi, bột…

Viêm họng mủ nên ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân theo chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để duy trì hiệu quả lâu dài, rút ngắn thời gian điều trị và tăng cường sức đề kháng. 

Nên:

  • Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi không những làm mát gan, giải độc mà còn có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm đau rát, đồng thời tăng cường sức đề kháng.
  • Mật ong: Bổ sung mật ong vào thực đơn hằng ngày sẽ giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh.
  • Sinh tố, nước ép hoa quả: các loại sinh tố giúp người bệnh giảm các giác đau rát cổ họng khi nuốt, làm mát, đảm bảo đầy đủ cung cấp đầy đủ vitamin cho người bệnh.
  • Các món cháo, súp: Người viêm họng mủ nên ưu tiên các thức ăn có dạng mềm, dễ nuốt, chia thành nhiều bữa nhỏ để tránh tổn thương như khi ăn các món ăn khó nuốt.

Không nên: 

  • Đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị: có thể sẽ khiến cho bệnh nhân gia tăng cảm giác kích ứng, ngứa họng, làm tổn thương vòm họng.
  • Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống lạnh, có cồn:  Nhiều người bệnh thường mắc sai lầm khi nghĩ rằng nước lạnh có thể làm giảm cảm giác đau họng khi bị bệnh. Ngược lại, thường xuyên lạm dụng những thực phẩm này có thể khiến cổ họng ngứa rát, tăng tích tụ đờm. Việc sử dụng món ăn không tốt cho dạ dày có thể làm tăng axit trào ngược, khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Các món ăn ngọt: Vì đồ ăn chứa nhiều đường có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến họng đau rát, khó chịu.

Bệnh viêm họng mủ ẩn chứa nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, độc giả nên tìm tới các địa chỉ khám chữa uy tín để tham khảo ý kiến bác sĩ và phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Bài viết xem thêm:

5/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *