Bệnh Vảy Nến – Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da phổ biến và có xu hướng tái phát thường xuyên. Các dấu hiệu bệnh có thể xuất hiện cục bộ theo từng mảng nhỏ hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Các chấn thương da vật lý có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, để giúp người bệnh hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó biết cách nhận biết và điều trị phù hợp, chúng tôi đã liên hệ với bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam và được cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích.

Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da phổ biến có liên quan đến di truyền và rối loạn hệ thống miễn dịch

Bệnh vảy nến là gì?

Vẩy nến (Psoriasis) là bệnh tự miễn mãn tính dẫn đến việc hình thành các mảng da bất thường. Ở các nước Âu – Mỹ, tỷ lệ vảy nến khoảng 1 – 2% dân số. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 5 – 7% tình trạng bệnh da liễu có liên quan đến vảy nến.

Theo bác sĩ Nhuần, bệnh vảy nến thường xảy ra khi quá trình sản xuất da diễn ra nhanh hơn bình thường. Thông thường, các tế bào da phát triển sâu bên dưới da và từ từ thay thế các tế bào da chết. Da chết sẽ bong ra và được loại bỏ khỏi cơ thể. Vòng đời điển hình của một tế bào da là một tháng.

Ở những người bệnh vảy nến, vòng đời da thường diễn ra trong vài ngày. Do đó, các tế bào da chết không có thời gian để rơi ra bên ngoài cơ thể. Sản xuất da quá nhanh dẫn đến tích tụ các tế bào da, khiến da dày, khô và sần sùi.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần chia sẻ thêm: “Đặc trưng của bệnh vảy nến là tích tụ nhanh chóng các mảng tế bào da chết. Các mảng da này thường có màu đỏ (hoặc tím ở những người có làn da sạm màu), khô, ngứa và có vảy. Vảy da bệnh vảy nến thường có màu trắng bạc, đôi khi có thể nứt nẻ gây chảy máu và đau đớn.”

Vảy nến thường ảnh hưởng đến các khớp như khuỷu tay và đầu gối. Tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm tay, chân, cổ, da đầu và khuôn mặt. Ngoài ra, các loại vảy nến ít phổ biến hơn các khu vực móng tay, miệng và xung quanh bộ phận sinh dục.

Các loại bệnh vảy nến phổ biến

Một số loại vảy nến phổ biến bao gồm vảy nến thể chấm giọt, vảy nến thể mảng, vảy nến thể đồng tiền, vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến thể viêm khớp, vảy nến đảo ngược và vảy nến trẻ em. Dưới đây, bác sĩ Nhuần có chia sẻ với chúng ta chi tiết một số dạng vảy nến thường gặp.

1. Vẩy nến thể chấm giọt

Bệnh vảy nến thể chấm giọt đặc trưng bởi các chấm có đường kính từ 1 – 2 milimet, màu đỏ tươi, bên trên có phủ một lớp vảy mỏng màu trắng đục. Các chấm này xuất hiện rải rác toàn thân, đặc biệt là phần thân trên, dễ bong vảy, khi cạo vụn ra như bụi phấn.

Thể vảy nến này thường phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và những người trẻ tuổi. Bệnh thường xuất hiện một cách đột ngột và có liên quan đến các bệnh viêm Amidan liên cầu khuẩn, viêm tai giữa, thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh.

Trong một số trường hợp, vảy nến thể chấm giọt có thể bị chẩn đoán nhầm thành bệnh á vảy nến thể giọt (một dạng tổn thương da gây bong vảy tương tự như vảy nến) và bệnh giang mai phát ban dạng vảy nến.

Vảy nến thể chấm giọt
Vảy nến thể chấm giọt thường phổ biến ở trẻ em

2. Vảy nến thể mảng

Bệnh vảy nến thể mảng là dạng vảy nến phổ biến nhất, theo ước tính có thể gây ảnh hưởng đến 90% người bệnh. Đây là một dạng bệnh mãn tính đã phát triển trong vài năm và có tính chất dai dẳng, khó điều trị.

Các mảng bám của vảy nến thể mảng thường có kích thước lớn, đường kính khoảng 5 – 10 cm hoặc hơn. Bệnh có xu hướng khu trú ở khu vực da bị tì đè như lưng, ngực, khuỷu tay, đầu gối, phần trước của cẳng chân và xương cùng. Các mảng da đỏ cũng có giới hạn rõ ràng, nổi cộm và rất dễ phân biệt là vùng da xung quanh.

Vảy nến thể mảng
Vảy nến thể mảng chiếm khoảng 90% các trường hợp bệnh

3. Vảy nến thể đồng tiền

Vảy nến thể đồng tiền là dạng bệnh vảy nến điển hình và phổ biến. Thể này dẫn đến các đốm da tổn thương các hình tròn như đồng tiền với đường kính từ 1 – 4 cm.

Bệnh vảy nến thể đồng tiền có thể phát triển thành vài chục đám hoặc nhiều hơn, rải rác khắp cơ thể. Ngoài ra bệnh thường có xu hướng phát triển thành mạn tính, dai dẳng và khó điều trị.

Vảy nến thể đồng tiền
Vảy nến thể đồng tiền dẫn đến các mảng da tổn thương hình đồng tiền

4. Vảy nến đỏ da toàn thân

Vảy nến đỏ da toàn thân là một thể bệnh vảy nến nghiêm trọng, hiếm khi gặp, chiếm khoảng 1% các trường hợp bệnh. Đặc điểm của thể vảy nến này bao gồm khiến da toàn thân chuyển thành màu đỏ tươi, căng bóng, phù nề, nổi cộm, rớm dịch và có thể phủ một lớp vảy mỡ ẩm ướt.

Ngoài ra, tình trạng này khiến toàn thân không có vùng da lành lặn, ngứa dữ dội và các nếp gấp da có thể bị lở loét, nứt nẻ, rò rỉ dịch mủ và đau đớn nghiêm trọng.

Vảy nến thể đỏ da toàn thân
Vảy nến thể đỏ da toàn thân là một dạng hiếm gặp và nghiêm trọng

Các triệu chứng liên quan khác bao gồm:

  • Sốt cao
  • Rét run
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Suy nhược cơ thể

Thể bệnh vảy nến này thường phát triển từ vảy nến thể giọt. Ngoài ra, vảy nến không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách cũng có thể dẫn đến thể đỏ da toàn thân.Trong các trường hợp nghiêm trọng, vảy nến thể đỏ da toàn thân có thể dẫn đến tử vong do một bệnh nhiễm khuẩn nào đó.

5. Vảy nến thể viêm khớp

Vảy nến thể viêm khớp hay còn được gọi là viêm khớp vảy nến, thấp khớp vảy nến, vảy nến thể khớp. Đây là một thể vảy nến ít khi gặp và có thể dẫn đến các tổn thương khớp và da nghiêm trọng.

Hầu hết các trường hợp, vảy nến gây tổn thương da nghiêm trọng, lan rộng khắp cơ thể sau đó gây ảnh hưởng đến các khớp xương. Các tổn thương khớp phổ biến thường có triệu chứng như viêm đa khớp mạn tính, gây thấp khớp hoặc biến dạng khớp.

Vảy nến thể viêm khớp khiến các khớp sưng đau, dần dần dẫn đến biến dạng, hạn chế cử động. Một số ngón tay và ngón chân có thể bị bắt chéo, sau nhiều năm có thể gây tàn phế. Ngoài ra, trong một số trường hợp người bệnh có thể bị suy nhược cơ thể, gây tử vong do một số biến chứng có liên quan đến nội tạng.

Vẩy nến thể viêm khớp
Vẩy nến thể viêm khớp có thể gây biến dạng các khớp và dẫn đến tàn phế

6. Vảy nến thể đảo ngược

Thể bệnh vảy nến này thường xuất hiện ở khu vực nếp gấp da như nách, khu vực dưới ngực, rốn, kẽ mông và bẹn. Đặc trưng cơ bản của bệnh là hình thành các mảng da đỏ, giới hạn rõ ràng và có thể lan rộng ra các khu vực lân cận.

Tổn thương da do bệnh vảy nến thể đảo ngược có thể gây bong tróc da, xuất hiện vết nứt, khiến da ẩm. Điều này khiến bệnh thường bị chẩn đoán nhầm thành tình trạng hăm kẽ do liên cầu khuẩn hoặc nhiễm nấm Candida.

Vảy nến thể đảo ngược
Vảy nến thể đảo ngược thường phổ biến ở các nếp gấp cơ thể

7. Vảy nến thể mủ

Vảy nến thể mủ là một dạng bệnh hiếm gặp và nghiêm trọng. Tình trạng này được phân thành hai loại phổ biến bao gồm:

  • Vảy nến thể mủ lòng bàn tay và bàn chân: Các biểu hiện phổ biến bao gồm xuất hiện mụn mủ nổi ở giữa vùng da dày sừng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Mụn mủ có thể phát triển thành nhiều đợt, tái phát dai dẳng và thường xuất hiện ở ngón tay và ngón út. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm sốt cao, phù nề các chi, nổi hạch ở bẹn và có thể lan rộng ra toàn thân.
  • Vảy nến thể mủ toàn thân: Thường xuất hiện như một biến chứng của vảy nến thể đỏ da hoặc viêm khớp vảy nến, chiếm khoảng 20 – 40% các trường hợp. Triệu chứng lâm sàng bao gồm gây sốt cao đột ngột, mệt mỏi, xuất hiện các vùng da đỏ, nổi nhiều mụn mủ với đường kính khoảng 1 – 2 mm. Ở giai đoạn sau, người bệnh có thể bị rụng tóc, tổn thương móng, khi xét nghiệm máu có thể phát hiện nồng độ bạch cầu đa nhân trung tính cao và máu lắng tăng cao.
Vảy nến thể mủ
Vảy nến thể mủ có thể ảnh hưởng đến lòng bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân

8. Vảy nến trẻ em

Bệnh vảy nến trẻ em thường phát triển ở trẻ mới lớn và trẻ ở tuổi dậy thì. Bệnh có xu hướng xuất hiện sau khi tiêm chủng hoặc sau khi nhiễm các bệnh viêm đường hô hấp trên. Đặc trưng của bệnh thường xuất hiện đột ngột, có thể chấm giọt hoặc hình thành một lớp vảy mỏng rải rác khắp cơ thể.

Bệnh vảy nến trẻ em
Bệnh vảy nến trẻ em được điều trị bằng kháng sinh

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến

Bác sĩ Nhuần khuyên người bệnh nên nắm rõ những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh vảy nến để có thể chủ động hơn trong việc phát hiện và nắm bắt các giai đoạn của bệnh. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến không giống nhau ở các đối tượng bệnh và phụ thuộc vào thể của bệnh.

Bệnh vảy nến thường biểu hiện với các mảng da tổn thương phân bố đối xứng, màu đỏ, có vảy với các đường ranh giới rõ ràng với vùng da lành lặn xung quanh. Vùng da bệnh thường có màu trắng bạc, ngoại trừ khu vực các nếp gấp da bệnh thường gây ra các mảng bám ẩm ướt.

Ngoài ra, một số dấu hiệu phổ biến khác của bệnh vảy nến thường bao gồm:

  • Xuất hiện các mảng da đỏ, viêm, nổi cộm
  • Da xuất hiện các vảy trắng hoặc các mảng bám màu đỏ
  • Da khô, nứt nẻ và có thể gây chảy máu, đau đớn
  • Đau nhức ở khu vực xung quanh vùng da bệnh
  • Ngứa hoặc cảm thấy nóng rát xung quanh các mảng da vảy nến
  • Móng tay dày hoặc xuất hiện rỗ loang lổ
  • Đau và sưng các khớp

Tuy nhiên, bác sĩ Nhuần cũng chia sẻ rằng không phải tất cả người bệnh đều trải qua các triệu chứng này. Một số người có thể xuất hiện các triệu chứng hoàn toàn khác nếu mắc các thể bệnh vảy nến hiếm gặp.

Hầu hết tình trạng vảy nến đều xuất hiện theo chu kỳ. Tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng trong vài ngày hoặc vài tuần, sau đó các triệu chứng có thể tự cải thiện và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trong một vài tuần sau đó, các dấu hiệu bệnh có thể tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng nếu bị tác động hoặc gặp điều kiện thích hợp.

Trong một số trường hợp, các triệu chứng vảy nến có thể biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh sẽ không tái phát trong tương lai.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh vảy nến bao gồm di truyền, rối loạn da do gen hoặc tác động bởi một số yếu tố như Stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học vật lý hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch. Bởi việc xác định nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng, quyết định đến thành công trong quá trình điều trị nên bác sĩ Nhuần đã cho chúng tôi biết một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh vảy nến sau đây:

1. Rối loạn hệ thống miễn dịch

Vảy nến là bệnh tự miễn. Bệnh xảy ra khi các tế bào bạch cầu (còn được gọi là tế bào T) tấn công vào các tế bào da.

Trong các trường hợp bình thường, tế bào bạch cầu thường tấn công và tiêu diệt vi khuẩn để chống lại nhiễm trùng. Do đó, khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào da sẽ gây sản xuất tế bào da quá mức. Tình trạng này dẫn đến việc da phát triển quá nhanh, bị đẩy lên trên bề mặt da, khiến tế bào da chồng chất lên nhau và gây ra bệnh vảy nến.

Nguyên nhân này thường dẫn đến bệnh vảy nến thể mảng bám. Đặc trưng cơ bản bao gồm khiến da bị viêm, đỏ và có thể nứt nẻ, chảy máu.

triệu chứng bệnh vảy nến
Rối loạn hệ thống miễn dịch có thể gây ra bệnh vẩy nến

2. Gen và di truyền

Một số người có thể thừa hưởng các gen di truyền gây bệnh vảy nến. Do đó, nếu trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh về da thì nguy cơ mắc bệnh vảy nến thường cao hơn, tỷ lệ khoảng 12.7 – 29.8% các trường hợp.

Bên cạnh đó, gen gây bệnh vảy nến nằm trên nhiễm sắc thể số 6 và có liên quan đến DR7, B17, BW57, CW6, HLA. Các gen này có thể gây khởi phát bệnh vảy nến rất sớm và thường là bệnh vảy nến thể giọt.

3. Các nguyên nhân khác

Ngoại trừ rối loạn hệ thống miễn dịch, di truyền và gen, bệnh vảy nến có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:

  • Căng thẳng thần kinh: Có thể khiến bệnh vảy nến bùng phát hoặc khiến các dấu hiệu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nhiễm khuẩn: Các ổ nhiễm khuẩn khu trú có thể liên quan đến việc phát sinh và hình thành bệnh vảy nến. Các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến thường liên quan đến bệnh vảy nến thường bao gồm viêm mũi, viêm họng, viêm Amidan và thường có liên quan đến liên cầu khuẩn.
  • Chấn thương cơ học vật lý: Có thể chiếm 14% các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh viêm nến.
  • Rối loạn nội tiết tố: Có thể gây ra các triệu chứng bệnh vảy nến khi mang thai. Tuy nhiên, các triệu chứng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn và có xu hướng tái phát sau khi sinh.
  • Rối loạn chuyển hóa da: Chỉ số sử dụng oxy trên da ở người bệnh vảy nến thường cao rõ rệt, có thể lên đến 400% so với da thông thường. Điều này có thể gây sản sinh tế bào ở tầng đáy tăng lên 8 lần và dẫn đến việc tăng sinh tế bào thượng bì, tạo sừng trên da. Một chu kỳ chuyển hóa da bình thường mất khoảng 20 – 27 ngày, tuy nhiên ở bệnh nhân vảy nến chu kỳ chỉ mất khoảng 2 – 4 ngày.
  • Các vấn đề tồn tại bên trong cơ thể theo cách nhìn của YHCT: Một số vấn đề tồn tại bên trong cơ thể bao gồm Huyết nhiệt, Thấp nhiệt, Huyết hư Phong táo, Hỏa độc thịnh,… cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra vảy nến kèm theo nhiều triệu chứng phức tạp.

Chẩn đoán bệnh vảy nến

Chẩn đoán bệnh vảy nến thường được dựa trên sự thay đổi của da và đặc trưng của bệnh. Đặc điểm cơ bản của vảy nến thường là hình thành vảy, mảng da đỏ, nổi sẩn hoặc gây đau và ngứa.

điều trị vảy nến bằng uvb
Vảy nến thường được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu ngoài da

1. Kiểm tra các dấu hiệu

Với kinh nghiệm hơn 40 năm khám chữa cho người bệnh, bác sĩ Nhuần cho biết: “Hầu hết các trường hợp vảy nến có thể được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu phổ biến. Các triệu chứng vảy nến thường rõ ràng và dễ phân biệt so với các điều kiện tương tự.

Trong quá trình kiểm tra, hãy đảm bảo thông báo cho bác sĩ về tình trạng da, lịch sử y tế hoặc bệnh án gia đình. Các thông tin này có thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

2. Sinh thiết da

Nếu các triệu chứng vảy nến không rõ ràng hoặc nếu nghi ngờ các bệnh lý nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể lấy một mẫu da nhỏ và kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Thử nghiệm này được gọi là sinh thiết da.

Sinh thiết da có thể chẩn đoán thể bệnh vảy nến cũng như các rối loạn da và nhiễm trùng khác.

Biện pháp điều trị bệnh vảy nến

Hiện tại, người bệnh có thể sử dụng nhiều loại thuốc và phương pháp nhằm cải thiện các triệu chứng lâm sàng hoặc ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tùy thuộc vào loại vảy nến và mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc và phương pháp điều trị như:

1. Điều trị vảy nến tại chỗ bằng các loại thuốc bôi

– Thuốc bạt sừng và bong vảy:

Thuốc mỡ Salicylic (2%, 3%, 5%) có tác dụng chống lại hiện tượng á sừng và cải thiện tình trạng bong tróc da. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng điều trị đối với tình trạng viêm thâm nhiễm với nền da cứng.

– Goudron:

Goudron là một loại thuốc khử oxy bao gồm hai loại chính là Goudron có chiết xuất từ than đá và Goudron có nguồn gốc từ chưng cất các loại cây có nhựa (như gỗ thông).

Goudron là loại thuốc có màu nâu sẫm hoặc đen, mùi hắc ín, hơi nhớt, có tính axit và có khả năng hòa tan trong dung môi hữu cơ, ít tan trong nước. Thuốc được sử dụng để điều trị vảy nến, viêm da cơ địa và một số loại bệnh chàm.

Goudron có tác dụng điều trị vảy nến tương đối tốt. Khi bôi vào có thể làm tan vảy, cải thiện vùng da dày sừng và hỗ trợ làm lành các tổn thương da. Tuy nhiên, thuốc có mùi hắc, dễ gây bẩn quần áo và sử dụng lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ viêm nang lông.

– Anthralin:

Anthralin là một loại thuốc khử oxy được chỉ định điều trị vảy nến trong thời gian ngắn. Sử dụng lâu dài có thể gây kích thích da gây đỏ ửng hoặc ngứa.

Trong 2 tuần đầu tiên, bôi Anthralin bồng độ 0.1 – 0.3% trong 10 – 20 phút sau đó rửa thuốc đi. Trong các tuần tiếp theo sử dụng duy trì 2 lần mỗi tuần để ngăn ngừa bệnh tái phát.

thuốc điều trị bệnh vảy nến
Các loại thuốc bôi có thể cải thiện tình trạng đóng vảy và hạn chế tổn thương da

– Thuốc mỡ Corticoid:

Thuốc có thể cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến một cách nhanh chóng và hiệu quả cao. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài hoặc trên diện rộng có thể gây nổi mề đay mẩn ngứa, teo da, giãn tĩnh mạch, rạn da hoặc nổi mụn trứng cá.

Thuốc mỡ Corticoid được chỉ định theo từng đợt (khoảng 20 – 30 ngày), sau đó nghỉ một thời gian. Nếu cần thiết người bệnh có thể bôi thuốc duy trì theo chỉ định để hạn chế tái phát bệnh vảy nến.

– Thuốc mỡ Daivonex:

Thuốc có thể kích thích quá trình biệt hóa tế bào sừng, tác động vào tế bào lympho T và hỗ trợ ức chế các gen dẫn đến bệnh vảy nến. Daivonex thường được chỉ định bôi 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 1 – 2 tuần cho trường hợp vảy nến khu trú.

Chỉ bôi dưới 100g thuốc mỗi tuần, tương đương với 16% diện tích cơ thể. Không được bôi thuốc vào vùng mặt và cần vệ sinh tay sau khi thoa thuốc để tránh tình trạng tồn đọng canxi gây thâm da tại khu vực tiếp xúc.

Bên cạnh đó, thuốc mỡ Daivonex có giá thành tương đối cao.

2. Điều trị vảy nến toàn thân

Đối với trường hợp bệnh vảy nến trung bình đến nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các loại thuốc bôi, bác sĩ có thể chỉ định thuốc đường uống hoặc tiêm. Nhiều loại thuốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó thường được kê trong một thời gian ngắn.

– Quang hoá trị liệu:

Quang trị liệu là phương pháp điều trị vảy nến toàn thân phổ biến ở nước ta hiện nay. Để tiến hành quang trị liệu, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các bước sau:

  • Uống thuốc cảm ứng ánh sáng quang trị liệu Psoralen
  • Sau 2 giờ tiến hành chiếu tia cực tím sóng A (UVA) với bước sóng khoảng 320 – 400 nm.

Tác dụng chính của liệu pháp quang hóa trị liệu là giảm số lượng và hoạt động của tế bào lympho T, ức chế tổng hợp ADN của tế bào lympho, giảm các yếu tố nguy cơ gây sừng hóa và bong tróc da.

Quang hoá trị liệu tương đối an toàn, dễ thực hiện, ít độc hại những cần thực hiện nhiều lần vào vài tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau một liệu trình bệnh có thể thuyên giảm 70 – 95%.

Tác dụng phụ phổ biến bao gồm buồn nôn, đỏ da, ngứa, nổi mụn nước.

– Retinoid:

Retinoid là một dẫn xuất của vitamin A có tác dụng điều trị vảy nến và ít độc hại hơn vitamin A. Thuốc có đặc tính biệt hóa tế bào, tác động trực tiếp lên các gen của chất Keratin, làm chậm quá trình sản xuất biểu bì da và bình thường hóa quy trình tái tạo da.

Thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp như:

  • Vảy nến trên diện rộng
  • Vảy nến thể viêm khớp
  • Vảy nến thể đỏ da toàn thân
  • Vảy nến thể mủ

– Methotrexate:

Methotrexate là một dạng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào ở bệnh nhân vảy nến.

Tác dụng phụ phổ biến bao gồm ảnh hưởng đến chức năng gan và hệ thống tuần hoàn máu. Do đó, Methotrexate chỉ được chỉ định cho trường hợp vảy nến toàn thân (hơn 50% diện tích cơ thể) và chủ yếu được chỉ định cho người trên 50 tuổi khỏe mạnh.

nguyên nhân bệnh vảy nến
Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị vảy nến dạng tiêm hoặc uống

– Cyclosporin A:

Cyclosporin A là một dạng Polypeptid vòng gồm 11 loại axit amin. Thuốc có thể ức chế miễn dịch chọn lọc thường được chỉ định sử dụng ở người ghép tạng để hạn chế biến chứng và cũng được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến.

Thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Vảy nến nghiêm trọng đã điều trị bằng các phương pháp khác nhưng không mang lại hiệu quả.
  • Vảy nến thể mủ.
  • Vảy nến thể khớp.

Ngoài da, những người bệnh ác tính (như ung thư), cao huyết áp không kiểm soát, đang thực hiện hóa trị, xạ trị và bệnh nhân chức năng lọc thận không bình thường không được sử dụng thuốc.

3. Một số loại thuốc khác

Một số loại thuốc khác có thể được chỉ định điều trị bệnh vảy nến bao gồm:

  • Thuốc an thần tác dụng lên hệ thống thần kinh trung ương.
  • Vitamin A, C, B12, Biotin và vitamin H3.
  • Các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, chống dị ứng, hạn chế mẫn cảm như thuốc kháng Histamine tổng hợp.

Chế độ ăn uống khuyến cáo dành cho người bệnh vảy nến

Chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng vảy nến hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tham khảo một số lời khuyên cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến từ bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, bao gồm:

1. Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Nếu thừa cân, người bệnh nên giảm cân và duy trì cân nặng khoa học để tránh làm tình trạng bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng vảy nến thường tỷ lệ thuận với cân nặng của người bệnh. Ngoài ra, giữ cân nặng khỏe mạnh cũng ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác bao gồm cao huyết áp hoặc các bệnh về xương khớp.

thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất của thế giới
Giảm cân có thể hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến

2. Áp dụng chế độ ăn uống tốt cho tim mạch

Giảm tiêu thụ các chất béo bão hòa có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng vảy nến.

Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm thịt động vật và sữa. Ngoài ra, tăng cường lượng protein có chứa axit béo omega 3 trong cá hồi, cá mòi, tôm, quả óc chó, hạt lanh và đậu nành.

3. Tránh sử dụng các loại thực phẩm kích thích bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến gây viêm và tổn thương da. Do đó, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm gây viêm để cải thiện các triệu chứng.

Các loại thực phẩm gây viêm phổ biến bao gồm:

  • Thịt đỏ
  • Đường tinh luyện
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Sữa và các sản phẩm sữa

4. Hạn chế tiêu thụ rượu

Uống rượu có thể tăng nguy cơ bùng phát bệnh vảy nến. Do đó hạn chế hoặc ngừng tiêu thụ rượu để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh vảy nến tái phát.

cách chữa bệnh vảy nến tại nhà
Ngừng hoặc hạn chế tiêu thụ rượu có thể hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến

5. Bổ sung vitamin

Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh bổ sung vitamin ở dạng thực phẩm hoặc viên uống bổ sung.

Trong một số trường hợp, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết có thể cải thiện hệ thống miễn dịch và tăng khả năng điều trị bệnh vảy nến.

Bệnh vảy nến là bệnh lý mãn tính có liên quan đến hệ thống miễn dịch và có tính di truyền. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát và hạn chế nguy cơ tái phát bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều trị theo phác đồ của bác sĩ và thay đổi phong cách sống lành mạnh có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến.

5/5 - (5 bình chọn)

Nhờ bài thuốc Y học cổ truyền An Bì Thang, cô gái trẻ đã thoát khỏi nỗi ám ảnh vảy nến, tìm lại tự tin trong cuộc sống. Nghe cô gái này chia sẻ về hành trình điều trị.

Bình luận (51)

  1. Hoàng Liên says: Trả lời

    Các mẹ ơi, con em mới 11 t mà đã bị bệnh vẩy nến, điều trị bác sĩ Da Liễu 1 năm nay mà không hết, bệnh ngày càng lan rộng ra.
    Em buồn quá các mẹ ơi.
    Mẹ nào biết phương pháp nào chữa hết bệnh này chỉ em với.

    1. Ngọc Ngọc says: Trả lời

      Các chị không nên cho bé uống thuốc tây vì nó chỉ chữa phần ngọn thôi, nó có chất corticoid khi sử dụng thuốc thì nó sẽ đỡ nhưng khi không sử dụng bệnh có thể còn nặng hơn. Còn thuốc bôi có corticoid dùng cũng sợ lắm, nhiều bé bị hoại tử da đầy ra đấy.
      Em họ em cũng bị vảy nến lâu năm, mọc đầy chân nhưng giờ khỏi rồi, thấy nó bảo chữa bằng bài thuốc An Bì Thang ở Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, chị cần thì tham khảo thêm ở đây xem có cho bé chữa không nhé
      https://www.trungtamdalieudongy.com/dieu-tri-benh-vay-nen-an-toan-hieu-qua-voi-bai-thuoc-an-bi-thang.html

  2. Hồng Lan says: Trả lời

    chào bạn, xin chia sẻ với bạn. Chồng mình cũng bị bệnh này, nhưng cũng mới bị thôi. Có thể làm giảm bệnh bằng chế độ ăn uống hợp lý, không ăn những thức ăn khó tiêu, và các gia vị mạnh như ớt, tỏi…, cho cháu phơi nắng nhiều vì bệnh này rất kỵ ánh nắng, nghỉ ngơi đều đặn, làm việc trí óc nhiều cũng làm bệnh phát triển, đồng thời phải hết sức giữ gìn vệ sinh. Ngoài ra chồng mình cũng uống thuốc và bôi thuốc của BS Nguyễn Thị Nhuần ở bên TT Da liễu Đông y Việt Nam chỗ 123 Hoàng Ngân, HN, thuốc đều là do BS cho. Thuốc này có thuốc uống, bôi và rửa rất hiệu quả và lại giảm thiểu các phản ứng với da. Các loại thuốc trị vẩy nến trên thị trường đều rất độc và có phản ứng rất xấu tới sức khỏe và tương lai của người bệnh nếu phải dùng lâu dài. Chồng mình bị ở trên đầu đã gần hai năm rồi, uống và bôi thuốc này rất tốt, ngày nào cũng phải uống và bôi thuốc đều đặn đấy. Nếu cần bạn cứ liên hệ trước với bác sĩ theo sđt này để bác sĩ nắm được tình hình của bé nhà bạn: 0972 196 616

    1. Dương Thiên says: Trả lời

      Ôi e cũng vừa đến TT đấy khám xem da dẻ bị làm sao thì phát hiện ra là vảy nến. Cũng vừa mua thuốc về dùng, hy vọng hiệu quả đạt được tốt như của chồng chị

  3. Minh Tâm says: Trả lời

    Mình cũng có một ít kinh nghiệm.bệnh này thường phát ra là: do suy nghĩ nhiều,căng thẳng, mất ngũ,ánh nắng,thời tiết chuyển lạnh,do trong người có một bênh mãn tính hoặc sức đề kháng yếu. Nói chung la ai bi bệnh vẩy nến trước tiên phải chủa về tâm lý trước, đừng quá lo lắng,suy nghĩ nhiều sẽ phát ra nhiều đó….

    1. Hà Hằng says: Trả lời

      Vẫn biết vậy nhưng chữa thì vẫn tốt hơn bạn ạ. Cứ để vậy khó chịu mà tự ti lắm

  4. Kiên Trần says: Trả lời

    Chữa bệnh gì cũng cần phải chữa tận gốc, mình nghĩ là chỉ bôi bên ngoài thì không thể khỏi triệt để
    được. Tây y không thể chữa khỏi, sao mọi người không tìm đến đông y nhỉ?

    1. Quyền Trọng says: Trả lời

      Đó mình cũng thấy bệnh ngoài da dai dẳng như vảy nến thì nên điều trị bằng Đông y vẫn hơn. Tây y ối người bị ung thư da với hỏng da đó

      1. An Nguyễn says: Trả lời

        bệnh vảy nến thật sự chữa khỏi nhưng góc bệnh không hết được, bệnh có thể tái phát nếu ta sinh hoạt thông phù hợp… mình đã bị vảy nến toàn thân. mình rất buồn đi chữa trị từ bệnh viện da liễu tphcm, da liễu cần thơ rồi đến dùng thuốc nam thuốc bắt mà vẫn không hết.

        1. Diệu Thương says: Trả lời

          chị ơi ba em cũng bị vẩy nến, bác sĩ khuyên ba em nên ăn nhiều rau có vị đắng, uống nước lá atiso, nước lá tre, hạn chế ăn đồ nhiều đạm.

          1. An Nguyễn says:

            Mình cũng thử rồi, chỉ đỡ và kiềm hãm được ngứa, khó chịu thôi bạn ạ

  5. Phạm Bình says: Trả lời

    Mình cũng bị vảy nến á sừng 5 năm rồi, chữa nhiều nơi như BV Da liễu, 102 Trần Hưng Đạo,v.v..đều không khỏi, chỉ đỡ. Giờ bị nặng hơn nên rất mong bạn tư vấn. Mình ở Hà Nội, nghe nói bệnh viện Việt pháp chữa bằng UVA và UVB cũng hết nhanh.

    1. Diệp Nguyễn says: Trả lời

      Bạn thử đến Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam xem. Mình thấy nhiều người đến đó phản hồi tốt lắm. Quan trọng chữa Đông y an toàn chứ còn mấy cái tia nghe nói cũng làm ung thư da các kiểu, thấy hơi sợ

      1. Hoàng Quyên says: Trả lời

        Mình chữa ở đó nè, nhiều người khỏi lắm đó. Mình chữa được hơn 4 tháng thì hết và không phải dùng thuốc nữa. Tháng đầu và tháng thứ 2 thì cải thiện hơi chậm nhưng bác sĩ bảo do dùng thảo dược nên phải kiên trì. Mình cố chờ đến tháng thứ 3 thì thấy tiến độ phục hồi tốt hơn hẳn, ăn ngủ được, khỏe người nên tinh thần cũng tốt lên. Hết tháng thứ 4 thì dùng thuốc để ổn định tình trạng da và giúp cơ thể bài độc tốt hơn. Đến giờ được hơn 6 tháng rồi mà vẫn ổn

        1. Phạm Ngân says: Trả lời

          Chị Quyên ơi thuốc ở đó là thuốc Đông y ạ. Có dễ dùng hông chị. E sợ thuốc Đông y lích kích

          1. Hoàng Quyên says:

            Dễ dùng em. Thuốc này là bài thuốc An Bì Thang, bào chế dạng cao bôi, cao uống và thuốc rửa dùng kết hợp nên tốt, tác động được nhiều vấn đề để giải quyết bệnh cho mình. Chị dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, cứ pha cao uống còn thuốc rửa thì đun lên rửa, thuốc bôi bôi như kem dưỡng da ấy. Chị đi công tác cũng mang theo dùng được mà nên em yên tâm

  6. Đỗ Anh says: Trả lời

    Chị Hoàng Quyên ơi cho em hỏi thuốc này của bên Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam đúng không ạ? Ai khám và chỉ định cho mình dùng thuốc thế chị?

    1. Hoàng Quyên says: Trả lời

      Ừ đúng rồi em. Chị đến TT, được bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần thăm khám và hướng dẫn dùng thuốc. Bác sĩ cũng theo chị từ đầu đến cuối luôn. Cô giúp chị rất nhiều trong quá trình điều trị và còn quan tâm, cho bệnh nhân nhiều lời khuyên và hướng dẫn bổ ích nữa. Nếu đồng hành cùng bác sĩ Nhuần thì em yên tâm vì cô đã có hơn 40 năm chữa bệnh rồi, trước cô làm Phó Giám đốc Bệnh viện YHCT Trung ương đó. Về hưu rồi thì giờ cô đang là Giám đốc Chuyên môn của TT Da liễu Đông y Việt Nam, cùng là người trực tiếp nghiên cứu bài thuốc này luôn

      1. Lâm Nguyễn says: Trả lời

        Chị ơi bài thuốc chị dùng tên gì vậy ạ?

        1. Hoàng Quyên says: Trả lời

          Bài thuốc An Bì Thang em. Em có thể tham khảo ở đây để rõ hơn nhé, chị thấy rất nhiều trang nói về bài thuốc này luôn
          https://www.trungtamdalieudongy.com/hanh-trinh-5-nam-day-lui-noi-am-anh-vay-nen-da-dau.html

  7. Quốc Anh says: Trả lời

    Nhiều người hay nhắc đến An Bì Thang của TT Da liễu ĐÔng y VN trị vảy nến tốt. Có ai dùng rồi chưa? CHo mình xin ít review với. Với bác nào biết bài thuốc này như nào ko mà cứ thấy họ bảo nhiều điểm mới. Nghe thuốc YHCT nhiều điểm mới lại thấy tò mò

    1. Lân Nguyễn says: Trả lời

      Em dùng rồi ạ. Thuốc trị vảy nến tốt mà lại lành tính, an toàn hơn kem bôi da tân dược ấy anh. Nhưng phải kiên trì, e thấy bình thường mọi người dùng phải 3, 4 tháng thì hết, được cái hiệu quả ổn định lâu dài. Em cũng dùng mất hơn 3 tháng xong đâu vào đấy, giờ khỏe re mà hết tự ti ngoại hình luôn

    2. Ngọc Ánh says: Trả lời

      Thuốc này em thấy nhiều ưu điểm lắm. Bác em chữa bằng bài thuốc này, bảo nào là dược liệu thiên nhiên an toàn, sạch, bào chế khép kín đảm bảo vệ sinh; cơ chế tác động kép, 3 trong 1, 1 bài thuốc mà dùng kết hợp cả thuốc uống, thuốc bôi, thuốc rửa.
      À thêm được cái dạng cao uống, cao bôi, không phải sắc như thuốc thang bình thường nên bác em dùng bảo tiện ghê lắm, đỡ mất thời gian mà dùng cũng cảm thấy thoải mái hơn

      1. Quân Nguyễn says: Trả lời

        Mình dùng thấy da mềm và khỏe người ra hẳn. Mình cũng thấy có nhiều người dùng được bài thuốc này, cả trẻ em hay phụ nữ cho con bú, người sức khỏe kém nữa, quan trọng là thăm khám bác sĩ hướng dẫn liệu trình và phác đồ điều trị ra sao

        1. Yến Phạm says: Trả lời

          Quan trọng là An Bì Thang này điều trị được từ gốc rễ, căn nguyên đến triệu chứng, không cần kiêng khem quá nhiều như dùng thuốc Đông y bình thường.
          Mình dùng thấy ngoài điều trị vảy nến thì sức khỏe cũng tốt lên. Mấy chị em quen biết dùng cũng bảo như vậy

  8. Thành Công says: Trả lời

    Mình cũng bị vẩy nến hơn 10 năm rồi. Thường bôi thuốc cứ hết vết này lại bị ra vết khác, còn vết to thì không hết được. Tuy nhiên mình thấy khi đi tắm biển thì các vết có vẻ đỡ hơn. Do đó mình thử tắm nước muỗi loãng (mình pha khoảng 2 tới 3 thìa cà phê vào 1 chậu nước) và thấy có kết quả rất tốt. Những vết nhỏ thì chỉ cần 1 tuần là hết. Còn vết rất to mà mình bị khoảng 4 năm rồi, bôi thuốc không hết thì bây giờ mới hết (sau khi tắm nước muối 5 tháng). Tuy có tác dụng tốt nhưng tắm nước muối chỉ là biện pháp để làm hết các vết vẩy nến đang có. Còn vẫn có thể phát sinh các vết vảy nến mới, đặc biệt khi ốm, thiếu ngủ, mệt mỏi…Tuy nhiên, việc tắm nước muối sẽ giúp các vết mới phát sinh không bị lan to và sẽ hết ngay trong khoảng 1 tuần.

    1. Doanh Phạm says: Trả lời

      Mình cũng bị vẩy nến gần 10 năm rồi không hết, cứ tái đi tái lại hoài. mà mình lại bị ở lòng bàn tay, vùng quanh ngón cái, cứ phải để ý sợ người ta thấy lại gớm. Không biết có thuốc gì trị cho dứt điểm luôn thì hay quá.

      1. Bích Phượng says: Trả lời

        Mình đang thử cho bố đi cắt thuốc ở phòng khám Đông y tận Long Biên, đi hơi xa mà chẳng biết có hiệu quả không đây

        1. Liễu Thanh says: Trả lời

          Ôi phòng khám nào đấy bạn. Mình nghĩ chữa Đông y ngoài nghe mách còn phải xem bác sĩ, thầy thuốc có uy tín ko nữa. Mình đang định ra TT Da liễu Đông y VN khám bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần. Thấy bảo bác sĩ có uy tín, làm việc nhiều năm trong nghề nên nhiều người tìm đến lắm. Hay bạn cho bố qua đây đi

  9. Trần Hương says: Trả lời

    Bệnh này khó dứt lắm các bác. Kiên trì với dầu oliu dưỡng da mỗi ngày và pha với sữa tắm khi tắm nha

    1. Hoàng Công says: Trả lời

      Đi chữa chứ chữa linh tinh k đc đâu. Mẹ đứa bạn bị vẩy nến hơn 20 năm, mà bị vẩy nến toàn thân ấy, hồi bé thấy sợ, lớn lên quen rồi thấy cô ấy cũng bt. Đi chữa khắp nơi luôn, có ng mách cho vào miền nam chữa cũng vào, mà chả khỏi. Kiểu cũng buông rồi. Sau anh trai đi du học về có ng mách cho đi điều trị ở chỗ nào HN ấy, đưa cô ra chữa, điều trị nửa năm thì khỏi hẳn luôn. Da mịn mà chả thấy vết gì nữa, đợt đc nghỉ học về nhà nhìn cô ấy mà sock =)).

      1. Giang Hà says: Trả lời

        Ở bệnh viện Việt Pháp có giới thiệu 1 mũi thuốc tiêm là trị khỏi mà giá >70tr nên người nhà mình chưa dám thử, mới chỉ chiếu tia với gần 30 buổi (người nhà mình bị nặng lắm, tầm 90% cơ thể nên chiếu nhiều hơn) thì khỏi, mấy tháng rồi không thấy lên, tuy nhiên pp này bác sĩ chỉ bảo đc tầm 2-3 năm thôi giá cả liệu trình >10tr(20b chiếu, mỗi buổi chiếu ~300k) và pp này có nguy cơ ung thư da nữa! Hiện tại người nhà mình đang rượu bia thuốc lá không kiêng gì cả thì vẫn thấy nhẵn nhụi lắm, sau 2-3 năm thì m không rõ thế nào!

  10. Hoàng Quốc Bảo says: Trả lời

    Chào cả nhà! Mình bị vẩy nến năm 2012 khi vừa tốt nghiệp kĩ sư.Lúc đầu chỉ bị vài ba hột màu đỏ rồi tróc ra vảy ở bắp đùi.cứ nghĩ là nóng trong người. Rồi mình uống mát gan giải độc của phước an. Sau vài ngày thì lưng mình nổi mụt nhỏ nhỏ đỏ đỏ đầy lưng. ngày càng nhiều ra.Khám ở bv da liễu thì kết luận phát ban mụn trứng cá.Nhưng uống thuốc và bôi hoài không khỏi.Sau đó mình qua bv đại học dược.uống thuốc 2 tuần thì khỏi hoàn toàn phát ban mụn trứng cá.Nhưng cuộc sống đau khổ cũng bắt đầu từ đây.Sau khi hết phát ban một thời gian mình về quê làm luôn thì bắt đầu nổi mấy mục đỏ đỏ ở chân, tay, lưng và tróc da.Đi khám da liễu thì kết luận vảy nến.Cho thuốc uống và bôi kem mỡ.Hết được 1 tuần thì nổi lại.Đi khám thì khi gặp ông bs này cho thuốc này bữa sau thì cho thuốc khác.Chờ thì đông nghẹt.Uống thì càng ngày càng nặng.Mình đã nghĩ tới chuyện sau này chắc nghỉ làm.tương lai chắc không dám gặp ai.không biết sau sống nữa.từ đó mình không uống thuốc tây nữa.Mai mắn có đứa ở gần chỉ xuống Ba Tri có người trị ngoài da.Ông thầy ở Ba Tri đắp thuốc lá.Thầy lấy lưỡi lam cắt vào da rồi lấy lá trầu chà cho máu chảy ra rồi đắp thuốc nam vào.Thầy trị bệnh không lấy tiền.Thầy trị bệnh ngoài da và các bệnh ung thư mà nổi bướu ra ngoài thầy bó thuốc.Như ung thư ngực thầy cũng trị hết.Mình chứng kiến nhiều người vẩy nến thầy trị hết.mình thì thầy trị bớt được 70% nhưng do ở xa và ngày nào cũng phải chạy 40km từ tpben tre xuống nên khi nào nổi nhiều thì mình mới xuống đắp thuốc. Thấy đỡ sống cũng ổn và tin thần lạc quan hơn. Có anh làm chung chỉ qua vĩnh long uống thuốc nam.Mình qua hốt thuốc 10 ngàn đồng / thang thuốc và đem theo 2 lít dầu dừa thầy bỏ thuốc vào dầu dừa đem về. Vừa uống vừa thoa.Mình đã hết bệnh 100% các bạn à.giờ mình uổng rượu bia thoải mái,cởi trần mặc quần cụt đi lung tung không sợ người ta nói nữa.Mình qua hốt thuốc cũng gặp rất nhiều người vẩy nến trị khỏi.Có người ở singapore cũng qua đây trị.

    1. Trà Nguyễn says: Trả lời

      Eo ôi nghe sợ thế ạ. Mà xa vậy những ai ở Hà Nội như mình không tiện đi

    2. Quỳnh Trâm says: Trả lời

      Mình đang khám chữa tại TT Da liễu Đông y VN 123 Hoàng Ngân. Khám nhẹ nhàng, có phác đồ điều trị rõ ràng từng bước, bệnh cũng được cải thiện qua từng giai đoạn.
      Thuốc mình dùng là An Bì Thang, kết hợp cả uống, bôi, rửa mà dùng dạng cao nên tiện lắm. Bạn nào quan tâm có thể tham khảo xem sao chứ nghe bạn trên kể mà hơi nổi da gà

      1. Bùi Nga says: Trả lời

        Bài thuốc An Bì Thang này mình mới đọc được nè, thấy cũng hay đó mọi người.
        https://www.trungtamdalieudongy.com/dieu-tri-benh-vay-nen-an-toan-hieu-qua-voi-bai-thuoc-an-bi-thang.html

  11. Quỳnh Anh says: Trả lời

    Mình nghe nói bài thuốc An Bì Thang của Trung tâm Da liễu Đông y VN dùng trị vảy nến tốt. Mình còn được biết bs Nhuần – Giám đốc TT trực tiếp khám chữa và điều trị cho bệnh nhân. Có bạn nào từng khám rồi cho xin ít thông tin về bác sĩ Nhuần với ạ

    1. Hồng Lam says: Trả lời

      Mẹ mình từng là bệnh nhân của bác sĩ Nhuần từ khi bác còn làm ở BV Y học cổ truyền TW đến bây giờ đấy. Trước bs Nhuần công tác bên BV thì có giữ chức vụ Bác sĩ điều trị khoa nội, phó khoa khám bệnh, trưởng khoa khám bệnh, Phó Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh… Hơn 40 năm theo nghề rồi, tưởng bác sĩ đã nghỉ hưu nhưng ko ngờ bác còn công tác ở Trung tâm Da liễu Đông y VN với vị trí Giám đốc chuyên môn

      1. Dung Lê says: Trả lời

        Mình đã từng chữa khỏi bệnh nhờ BS Nhuần. Thực sự rất thích cách làm việc của bác sĩ. Nhiệt tình, thoải mái, tạo cảm giác như như người thân trong gia đình ấy, nên có thể dễ dàng chia sẻ câu chuyện của bản thân mà ko bị ngại ngùng gì í. Thích bác nhất trong tất cả các bác sĩ mừng từng khám luôn

        1. Phúc Nguyễn says: Trả lời

          Thấy hiếm có bác sĩ nào vừa có tài vừa có tâm như cô lắm, tâm lí cực kì luôn, đợt mình điều trị cô gọi điện hỏi thăm tình trạng bệnh thường xuyên lắm, nhiều lúc cảm giác như 2 cô cháu nc vs nhau chứ kp bác sĩ với bênh nhân nữa í hihi

          1. Quốc Trần says:

            Mình đi khám nhiều nơi, khám qua nhiều bác sĩ, thấy nhiều người họ chỉ chăm chăm bán được thuốc cho bệnh nhân là xog, còn sau đó bn uống thuốc tnao, có gặp vde gì hay ko thì họ ko quan tâm nữa, nghĩ cũng chán. Thế mới nói lương y phải như từ mẫu cũng phải

  12. Uyên Nguyễn says: Trả lời

    Thuốc An Bì Thang này có dễ uống ko chị gì ơi? Em cũng muốn uống thử xem sao nhg sợ uống thuốc đông y lắm, e thì nhạy cảm với mùi ấy, trước cũng có mua thử mấy loại về dùng mà nó đắng đến mức em uống vào toàn buồn nôn rồi nôn ra hết, không thể nào uống được nên cuối cùng phải bỏ thuốc ngang chừng

    1. Oanh Phạm says: Trả lời

      E bị vảy nến lúc đang cho con bú, sinh bé rồi vẫn k dám uống linh tinh. Sau thấy nh người bảo dùng đông y an toàn nên đi khám, khám bác sĩ Nhuần luôn, cô cũng bảo e dùng được, tăng sức đề kháng cho mẹ và bé nên an tâm uống, nó là cái dạng cao chứ kp thuốc nước nên uống cx dễ. Mình dùng 3 tháng là giảm rõ rệt luôn ấy

  13. Hà Hằng says: Trả lời

    Ôi kinh nghiệm của bác sĩ Nhuần hơn 40 năm trong nghề y học cổ truyền, tuổi đời của cháu còn ko bằng tuổi nghề của cô nữa. Chắc chắn kinh nghiệm chuyên môn của cô rất nhiều, đất nước nên có nhiều những lương y vừa có đức vừa có tài như vậy thì mới mong nền y học nước nhà phát triển đc

    1. Thanh Tú says: Trả lời

      Cô giỏi lắm bạn ơi, ai tìm hiểu về đông y cũng biết cô hết

      1. Xuân Nguyễn says: Trả lời

        Công nhận, uống thuốc đông y này mà thầy thuốc sơ sảy là rủi ro bệnh nhân cũng cao, phải có cái tâm yêu nghề, đồng cảm với bệnh nhân mới có thể cứu giúp đc họ. Chứ giờ nhiều bác sĩ khám chữa bệnh vô cảm như máy ấy

        1. Kiên Trịnh says: Trả lời

          Ai biết địa chỉ phòng khám đông y của bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần ko? Mình muốn hỏi để đến khám Da liễu

          1. Minh Tâm says:

            Bác sĩ Nhuần làm việc tại trung tâm da liễu đông y việt nam số 123 Hoàng Ngân – Nhân Chính – Thanh Xuân – HN bạn ạ. Nhưng bạn nhớ đặt lịch trc nhé tại phòng khám này đông lắm. Bạn k đặt lịch trc là đến lại phải xếp hàng chờ khám đấy

  14. Ngọc Anh says: Trả lời

    Ôi e ở xa muốn dùng An Bì Thang chữa vảy nến thì làm thế nào ạ?

    1. Trần Bình says: Trả lời

      Nếu không tiện đến trực tiếp thì bạn gọi hoặc nhắn tin cho bác sĩ Nhuần để cô xem xét tình hình và gửi thuốc cùng liệu trình điều trị cho. Mình cũng ở tận Hải Dương, cũng nhắn cho cô và được cô hướng dẫn điều trị suốt đấy, giờ cũng khỏi rồi, nhưng mình bị viêm da dầu cơ

      1. Ngọc Anh says: Trả lời

        Vâng cảm ơn bác ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *