Vi Khuẩn HP Là Gì ? Điều Trị Như Thế Nào Hiệu Quả ?
Nội dung bài viết
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày và đường ruột. Đây là nhóm vi khuẩn dễ lây lan và có thể tồn tại hàng chục năm trong hệ thống tiêu hóa của con người. Do đó phòng tránh và điều trị sớm ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm khuẩn là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori (HP). Đây là một loại vi khuẩn phát triển trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Chúng là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng cấp và mãn tính, đồng thời vi khuẩn HP cũng có thể phát triển gây viêm hệ polyp đường ruột, ung thư dạ dày và các tuyến chế tiết của dạ dày.
Helicobacter pylori được phát hiện và công bố với thế giới vào năm 1982 bởi hai chuyên gia người Úc là Robin Warren và Barry Marshall. Tỷ lệ nhiễm khuẩn HP trên thế giới có xu hướng tăng dần qua từng năm, trong đó hơn 1/2 dân số thế giới bị nhiễm khuẩn với hơn 1/3 tỷ lệ là người cao tuổi. Những quốc gia đang phát triển có số trường hợp nhiễm khuẩn HP rất cao, trong đó đối với Việt Nam thì tỷ lệ này là 7/10.
Trẻ em cũng là đối tượng dễ dàng bị vi khuẩn HP “xâm lược”, chủ yếu trẻ bị lây nhiễm từ bố mẹ hoặc từ việc sử dụng chung dụng cụ sinh hoạt với nhiều người. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào dạ dày thì phần lớn nó sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể. Hầu như chúng ta đều không nhận ra sự hiện diện của vi khuẩn HP cho đến khi các triệu chứng viêm dạ dày xuất hiện. Thời gian ủ bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có thể lên đến 30 năm.
Theo một nghiên cứu gần đây, tỷ lệ người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP tại Việt Nam lên đến 70%. Trong đó Hà Nội có hơn 1.000 ca và 700 ca nhiễm bệnh vi khuẩn HP. Tại TP Hồ Chí Minh. Tại các Bệnh viện có Chuyên khoa Tiêu hóa, hơn 90% người bị viêm dạ dày đến từ sự tác động của vi khuẩn HP.
Vi khuẩn HP lây nhiễm qua đường nào?
Những bệnh lý về đường tiêu hóa hóa do vi khuẩn HP gây ra không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên bản chất vi khuẩn HP là vi sinh vật nên chúng có thể xâm nhập từ cơ thể người bệnh qua cơ thể khỏe mạnh qua các con đường như đường miệng, phân qua gia đình, cộng đồng,…
Trong đó lây nhiễm qua đường miệng là phổ biến nhất, do người Việt có thói quen ăn uống dùng chung bát, đũa…, Đối với trẻ em bị nhiễm khuẩn HP chủ yếu là do mẹ dùng miệng mớm cơm, thức ăn cho con, từ đó vi khuẩn xâm nhập qua tuyến nước bọt. Vi khuẩn HP còn tồn tại ở môi trường ô nhiễm, vệ sinh kém, chuột, gián, ruồi… Do đó mà nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP trong môi trường thường rất cao. Đặc biệt đối với những gia đình có người bị nhiễm khuẩn HP thì tỷ lệ thành viên mắc bệnh hơn 90%.
Vi khuẩn HP dương tính có nguy hiểm không?
Vi khuẩn HP không gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe nếu như chúng chỉ tồn tại trong cơ thể và không gây ra những cơn đau dạ dày nghiêm trọng. Khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ra một số triệu chứng từ cơn bản đến nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm teo niêm mạc dạ dày. Và nguy hiểm hơn là khả năng phát triển thành ung thư dạ dày từ những tế bào thoái hóa hư hỏng.
Tuy nhiên khi chúng xâm nhập vào cơ thể và được tạo môi trường phát triển tốt (bia rượu, chất kích thích, thuốc lá, thức ăn dầu mỡ, cay nóng,…) từ đó có thể gây ra tình trạng viêm, loét dạ dày và nhiều hệ lụy liên quan. Những biến chứng của việc nhiễm vi khuẩn HP gồm có:
- Xuất huyết dạ dày: Biến chứng nghiêm trọng hơn của chứng viêm loét dạ dày, khi vết loét nghiêm trọng, niêm mạc bị ăn mòn chạm đến các mạch máu bên trong. Xuất huyết dạ dày có biểu hiện chủ yếu là nôn hoặc đại tiện ra máu, diễn biến thường xuyên có thể gây thiếu máu, thiếu hụt sắt trong máu khiến cơ thể suy nhược.
- Hiện tượng tắc nghẽn: Tình trạng này xảy ra khi khuẩn Hp gây viêm và hình thành các khối u khiến thức ăn khó di chuyển từ dạ dày xuống ruột non. Nếu không được điều trị sớm, triệu chứng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và cụ thể là biến chứng tắc ruột rất nguy hiểm.
- Nguy cơ thủng dạ dày: Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày nghiêm trọng nhất là thủng dạ dày. Một khi vết loét ăn quá sâu, nó sẽ khiến dạ dày của bệnh nhân bị thủng. Lúc này bắt buộc bệnh nhân phải được phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn phần dạ dày để tránh viêm loét lan rộng hơn.
- Viêm phúc mạc: Là triệu chứng nhiễm trùng của lớp phúc mạc hoặc niêm mạc bụng. Biểu hiện lâm sàng là cơn đau tiến triển âm ỉ, đầy bụng, khó tiêu,…
- Ung thư dạ dày: Một số nghiên cứu cũng đã khẳng định, việc nhiễm vi khuẩn Hp và căn bệnh ung thư dạ dày mạn tính có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thực tế ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 2 trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên không phải vi khuẩn Hp nào cũng có thể gây ung thư dạ dày, trong đó chỉ vi khuẩn mang gen CagA có độc lực cao thì mới có nguy cơ gây ung thư. Ngoài ra tình trạng viêm loét dạ dày mạn tính cũng có khả năng phát triển thành ung thư cao nếu không được điều trị sớm.
Vi khuẩn HP có chữa khỏi được không?
Như đã đề cập, vi khuẩn HP là loại khuẩn có thể tồn tại nhiều năm mà người bệnh không nhận ra các dấu hiệu của chúng. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn, do đến khi phát hiện thì bệnh lý đã chuyển sang mạn tính, điều trị cần tiến triển lâu dài theo hướng bảo tồn. Thông thường, để kiểm soát sự phát triển của khuẩn HP, bệnh nhân sẽ được kê đơn dùng thuốc kháng sinh trong ít nhất 2 tuần và có thể điều trị duy trì trong 4 – 8 tuần sau đó.
Phương pháp điều trị bằng thuốc giảm axit dạ dày thường được sử dụng để vi khuẩn không có điều kiện thuận lợi để phát triển. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể chữa khỏi hẳn viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, vi khuẩn HP rất dễ kháng thuốc nên việc sử dụng thuốc kháng vi khuẩn HP lâu dài không được khuyến khích.
Việc chữa trị có tiến triển triệt để hay không và thời gian điều trị kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào sự chủ động của người bệnh. Sau khi điều trị theo phác đồ, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục chú ý thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày do thức khuya, stress, hoặc uống bia rượu… sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội bùng phát và tiếp diễn. Vì thế người bệnh có thể yên tâm vì vi khuẩn HP hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu tuân thủ phác đồ và có lối sống lành mạnh.
Chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn HP
Kết quả chẩn đoán vi khuẩn HP dương tính có nghĩa là người bệnh đã nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày. Và ngược lại nếu kết quả âm tính đồng nghĩa không có vi khuẩn trong dạ dày của bạn. Xét nghiệm là yêu cầu cần thiết nếu bạn có các dấu hiệu đau bụng âm ỉ, đột ngột giảm cân không rõ nguyên nhân, thường xuyên bị đầy hơi, buồn nôn.
Phương pháp chẩn đoán nhiễm khuẩn HP
Những phương pháp chẩn đoán chính để kiểm tra nhanh tình trạng dạ dày của bạn là nội soi dạ dày và kiểm tra nồng độ ure, kiểm tra phân, xét nghiệm máu,… Ở mỗi loại xét nghiệm đều đưa ra tiêu chuẩn đánh giá kết quả vi khuẩn HP có độ tin cậy tương đương nhau.
Phương pháp xét nghiệm máu: Sau khi lấy máu, các xét nghiệm sẽ thực hiện để xác định cơ thể có kháng thể chống trả lại vi khuẩn HP hay không. Trường hợp kết quả có kháng thể với vi khuẩn HP trong máu thì bạn đã bị nhiễm vi khuẩn HP.
Xét nghiệm hơi thở (Urea Breath Test): Người bệnh cầm trên tay một thiết bị và thở vào đó. Có 2 dạng test vi khuẩn HP bằng hơi thở là test hơi thở sử dụng bóng và test hơi thở sử dụng thẻ. Sau đó hơi thở được đánh giá trên thiết bị phân tích và xác định người bệnh có dương tính với HP hay không. Test hơi thở cho kết quả rất chính xác và có thể dễ dàng áp dụng cho trẻ em. Thông qua thiết bị đo đặc biệt với thông số DPM chẩn đoán nguy cơ nhiễm khuẩn, cụ thể chỉ số nguy cơ là:
- DPM<50: vi khuẩn HP âm tính
- DPM từ 50- 199: Không xác định được vi khuẩn HP dương tính hay âm tính
- DPM > 200: vi khuẩn HP dương tính
Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP: Xét nghiệm được thực hiện dựa trên phản ứng miễn dịch huỳnh quang để phát hiện vi khuẩn HP trong phân một cách chính xác. Đây cũng là một hình thức xét nghiệm được ưu tiên áp dụng để đưa ra đánh giá nhiễm khuẩn HP gây ra loét dạ dày tá tràng.
Nội soi tìm vi khuẩn HP trong dạ dày: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi nhỏ có gắn camera luồn vào dạ dày qua ống thực quản và xác định vị trí loét. Phương pháp nội soi không chỉ giúp chẩn đoán tình trạng tổn thương dạ dày – tá tràng mà còn giúp đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Tuy nhiên, vi khuẩn HP là vi khuẩn có nhiều đặc điểm khác biệt với nhiều loại vi khuẩn khác. Vi khuẩn HP có tiết ra men urease, và men này có khả năng trung hòa axit, chính nhờ yếu tố này giúp cho HP có thể tồn tại lâu dài trong môi trường axit dạ dày, không bị axit dạ dày tiêu diệt.
Cách điều trị vi khuẩn HP bằng Tây y
Nguyên tắc điều trị nhiễm khuẩn HP là loại trừ các yếu tố gây bệnh hoặc làm bệnh trầm trọng hơn như (Stress, vi khuẩn HP, hạn chế dùng thuốc chống viêm không steroid…). Đồng thời hỗ trợ bình thường hóa chức năng dạ dày và tăng cường các hoạt động tái tạo lớp niêm mạc mới, phòng ngừa các bệnh lý đi kèm.
- Điều trị vi khuẩn HP dạ dày đối với bệnh nhân được chỉ định cho những trường hợp: viêm dạ dày kết hợp với u MALT, người bị loét dạ dày, ung thư dạ dày.
- Điều trị dự phòng ung thư dạ dày đối với người nhiễm vi khuẩn HP nếu như gia đình đã có người mắc bệnh ung thư dạ dày, hoặc có polyp ở dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày.
- Những trường hợp nên cân nhắc điều trị: Người bị thiếu máu do thiếu sắt, tiền sử khó tiêu, lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), xuất huyết giảm tiểu cầu trong thời gian kéo dài.
Điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày thường được áp dụng kết hợp 4 loại thuốc (trong 2 tuần) với tỷ lệ chữa khỏi cho 90% các trường hợp. Do vi khuẩn HP có thể tái phát nên việc điều trị bằng kháng sinh cần kết hợp với những loại thuốc ức chế tiết acid dạ dày trong thời gian dài mới đáp ứng hiệu quả điều trị. Kèm theo đó, bệnh nhân có thể nhận thấy những tác dụng phụ của thuốc như đi tiêu phân đen, kén ăn, rối loạn vị giác (miệng có vị kim loại), tiêu chảy,…
Sau khi điều trị bằng thuốc trong vòng một tháng, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán vi khuẩn HP lại lần nữa bằng xét nghiệm hơi thở để kiểm tra điều trị có hết không. Trong vòng 2 – 4 tuần trước khi làm xét nghiệm, bệnh nhân cần phải dừng tất cả các thuốc ức chế acid dạ dày và nhịn ăn từ buổi tối hôm trước khi thực hiện xét nghiệm.
Chẩn đoán lại lần nữa là việc làm cần thiết để giúp bác sĩ đánh giá tình trạng dạ dày đã loại trừ hoàn toàn vi khuẩn hay chưa sau quá trình điều trị theo phác đồ đầu tiên. Trường hợp tái phát thường là do vi khuẩn kháng các loại thuốc kháng sinh, hoặc do liều dùng chưa đủ mạnh, người bệnh chưa dùng đủ liều thuốc. Nếu trong trường hợp vi khuẩn HP vẫn còn tồn tại, các loại kháng sinh mới sẽ được sử dụng để tránh trường hợp kháng thuốc xảy ra.
Tuy nhiên, việc tăng liều và điều chỉnh lượng thuốc cao dần cho mỗi lần điều trị về sau dễ dẫn đến tình trạng suy nhược, khiến chức năng gan, thận, dạ dày của người bệnh bị ảnh hưởng. Khi đó, cách tốt nhất là chuyển hướng điều trị sang bài thuốc có cơ chế hoàn toàn khác để loại trừ khả năng kháng thuốc của vi khuẩn HP.
Khi bị nhiễm vi khuẩn HP nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Tiêu thụ những thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm cũng mang lại hiệu quả tốt trong quá trình điều trị bệnh. Dinh dưỡng lành mạnh sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân. Những loại thực phẩm có tác dụng tốt trong kiểm soát sự phát triển của loại vi khuẩn này là:
- Thực phẩm giàu chất xơ và nhóm ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm tỷ lệ viêm loét, tổn thương dạ dày.
- Uống trà xanh hoặc trà đen có thể đẩy lùi sự lan rộng của ổ viêm và phòng ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn Hp.
- Sử dụng mật ong, nghệ, tỏi, rau thơm để tạo ra lớp thành bảo vệ niêm mạc dạ dày trước vi khuẩn tốt.
- Một số thực phẩm khác như các loại trái cây tươi, rau lá màu xanh đậm, rau củ có màu đỏ…cung cấp vitamin tăng cường đề kháng phòng bệnh tật.
Các chuyên gia tiêu hóa đã đưa ra khuyến cáo, vi khuẩn HP không thể phát triển trong môi trường kiềm mạnh. Do đó, người bệnh cần hạn chế dùng thực phẩm lên men, đồ chua, cay, hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá… Đồng thời bệnh nhân cũng nên kiêng sử dụng các loại thực phẩm sau:
- Thức uống có cồn và có thành phần kích thích cao như bia rượu, cà phê, trà đen và chocolate, đây là nguyên nhân chính kích thích dạ dày vận động mạnh và bài tiết dịch bao tử.
- Người bệnh cũng nên hạn chế uống nước ngọt hoặc đồ uống có gas vì chúng gây đau bao tử, trào ngược axit và làm tình trạng viêm thêm nặng.
- Hạn chế dùng những loại trái cây chua như chanh, cam, chùm ruột, dứa sẽ làm đau dạ dày và ợ nóng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
- Kiêng thực phẩm cay nóng, như ớt, hạt tiêu, quế, hồi và những gia vị cay như tỏi, ớt, mù tạc,..
- Loại bỏ mỡ và chất béo động vật ra khỏi khẩu phần ăn càng nhiều càng tốt, cụ thể là thịt mỡ, đồ chiên rán và phô mai, sữa béo…
- Không dùng thường xuyên các loại đồ ăn đóng hộp có các chất phụ gia khiến bao tử bị kích thích và tăng tình trạng viêm.
Lưu ý gì khi nhiễm vi khuẩn HP gây bệnh tiêu hóa?
Khi vi khuẩn HP bắt đầu hình thành những triệu chứng lâm sàng như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, nôn khan thì việc điều trị ngay từ lúc này vô cùng quan trọng. Bởi tiêu diệt HP từ sớm sẽ là phương án tốt nhất đề phòng bệnh viêm, loét dạ dày, tá tràng. Từ đó người bệnh có thể phòng tránh được biến chứng xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày. Hầu hết những bệnh nhân được điều trị sớm đều có tỷ lệ khỏi bệnh là 50%, ngược lại nếu không điều trị dứt điểm ngay từ đầu thì sẽ khó chữa khi tái phát bệnh.
Khi điều trị vi khuẩn HP, người bệnh thường lạm dụng thuốc kháng sinh khá phổ biến cũng như không tuân thủ liều lượng, thời gian dùng thuốc. Điều này vô tình dẫn đến tình trạng vi khuẩn HP kháng lại tác dụng của kháng sinh. Tại Việt Nam, tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh trong thời gian điều trị vi khuẩn HP rất thường gặp. Trong đó nhiều loại thuốc dùng điều trị vi khuẩn HP đạt hiệu quả đến 80 – 90% thì ở Việt Nam tỷ lệ thành công chỉ dưới 80%. Điều này chủ yếu đến từ ý thức dùng thuốc của người bệnh trong khi điều trị.
Do vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm cao, do đó nếu người bệnh không chú ý chăm sóc sau điều trị thì vẫn có nguy cơ tái bệnh. Để phòng vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày tái phát bằng những lưu ý sau:
- Thường xuyên vệ sinh nhà ở, vật dụng cá nhân, đảm bảo nguồn nước, thực phẩm luôn được làm sạch,
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh, làm vườn, chơi với thú cưng.
- Duy trì chế độ ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc…
- Xét nghiệm vi khuẩn HP nếu nhận thấy các dấu hiệu tái bệnh để điều trị kịp thời, tránh lây nhiễm ra các thành viên trong gia đình.
- Dùng đũa riêng, vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tránh dùng chung dụng cụ ăn uống để tránh lây nhiễm.
Vi khuẩn HP có thể gây ra những tổn thương cho dạ dày ở mọi lứa tuổi và ngay cả đối với những người đã nhiễm khuẩn lâu năm. Do đó cách tốt nhất để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm ở dạ dày và hệ tiêu hóa, người bệnh cần chủ động điều trị khuẩn HP từ sớm.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vi khuẩn Hp và cách điều trị chúng hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp.
Có thể bạn quan tâm:
Mình bị xuất huyết dạ dày mà còn có HP nữa thì khó trị không mọi người. Mình đã điều trị 2 phác đồ HP bên tây y nhưng chưa khám lại vì muốn test HP phải chờ một tháng, nhưng mình muốn ổn định tình trạng luôn nên đang tìm hiểu một vài phương pháp, nhưng không biết sơ can bình vị tán có điều trị tốt hơn không nhỉ, ai điều trị rồi cho mình ít thông tin với ạ
Bạn bị nặng như vậy luôn ạ, thật sự xuất huyết mà còn có HP rất khó điều trị luôn ạ, mà bệnh này nếu không điều trị tốt thì rất hay tái phát mà không nên để tái phát nặng quá đâu
Mình cũng biết xuất huyết có HP thì dễ bị biến chứng xấu nếu không điều trị tốt nên mình đang định theo đông y đó, mình nghĩ đông y uống tốt cho sức khoẻ hơn, đọc bài này mà ham quá
https://www.tapchidongy.org/chia-se-cua-nguoi-lam-me-co-con-bi-dau-da-day-hp.html
Thật ra điều trị đông y tốt lắm, bà chị mình tái phát nhiều vì có HP nè, mà nhà mình nói hoài không nghe, bà ấy nghe bạn bè giới thiệu thế nào lại đến trung tâm thuốc dân tộc mà đang điều trị 3 tháng thì bà ấy nghỉ 1 tháng đi test HP bác sĩ báo là hết rồi đó
Hay vậy ạ bạn chia sẽ kĩ hơn về quá trình điều trị của chị bạn được không ạ, chắc trong gia đình sẽ biết rõ phải không ạ
Chị mình điều trị ở địa chỉ biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định nè. Mình đưa bà ấy đi không chứ đâu. Chị mình ban đầu cũng đã điều trị tây y 1 tháng và uống diệt HP bên trung tâm khoảng 3-4 tháng gì đó. Vì là HP nên tiến triển tháng đầu chưa nhiều, cũng đỡ đau bụng hơn nhưng mấy tháng sau kết quả rất tốt mà tốt nhất là hết HP đó
Em là sinh viên nhưng có tiền sử đau dạ dày, gần đây tái khám định kì em mới phát hiện bị HP các anh chị ạ. Không biết khám trung tâm thuốc dân tộc tốt không, em đọc các đánh giá thấy tốt lắm https://www.benhduongtieuhoa.com/danh-gia-uu-nhuoc-diem-cua-tung-phuong-phap-dieu-tri-dau-bao-tu-hien-hanh.html
Sinh viên em lo lắng về giá cả hay sao em, HP chịu khó điều trị đi bên trung tâm anh thấy nổi tiếng điều trị những bệnh dạ dày này lắm đó. Vì mấy bà hàng xóm khen mãi mà đi đâu anh cũng nghe tiếng hế
Đúng là em phân vân giá cả lẫn hiệu quả điều trị vì nếu điều trị dài quá thì em lại sợ không lo đủ, tiền mất mà bệnh không chữa được lại khổ
Anh nghe nói giá cả cũng phải chăng lắm. Nghe nói sơ can bình vị HP 500 ngàn thôi à, anh nghĩ em lo được đúng không. Vì mấy bà hàng xóm bị HP là cả nhà bị luôn nên thấy ai điều trị sức khoẻ cũng tốt hết đó. Ai cũng hồng hào lên
Ui chắc em ăn uống ở ngoài không hợp vệ sinh nên bị lây rồi, chắc trong khi điều trị sẽ ăn riêng với người nhà để tránh lây, nhưng thuốc tốt như thế không biết có khó uống không em sợ thuốc đông y khó uống quá
Đây mình cũng là sinh viên và vừa điều trị HP được 3 tháng nè, bạn yên tâm là thuốc tốt nhé, không khó uống đâu dạng cao như kẹo dẻo ấy. Mình chưa dám nói hết HP khi mình hết đau bụng từ khi sử dụng được 3 tuần nhưng mình để ý 2 tháng sau mình ít có cảm giác khó chịu dạ dày hơn, nên mình duy trì đến tháng thứ 3 sau đó đi kiểm tra lại thì không có HP nữa. Tiện đây mình copy địa chỉ của Trung tâm để ai có nhu cầu thì đỡ phải tìm. Hà Nội: Biệt thự B31 Ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – SĐT/Zalo: (024) 7109 6699 | 096 244 8569. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, Phường 2, Q.Phú Nhuận – SĐT/Zalo: (028) 7109 6699 | 0961 825 886. Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT/Zalo: 0972 606 773. Website: https://www.thuocdantoc.org/
Chị gái mình trước cũng từng bị HP nhưng đang muốn mang thai nên muốn điều dưỡng dạ dày chứ nếu đang bầu mà phải chữa HP thì ảnh hưởng đến em bé. Không biết sơ can bình vị tán có ảnh hưởng gì không nhỉ
Mình thấy bên này sử dụng toàn những dược liệu thiên nhiên nên đừng lo lắng quá, không có tác dụng không tốt đâu. Còn nếu chị bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn để mang thai thì mình khuyên nên đến gặp bác sĩ nhé, bạn qua BT 31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội nhé, mình cũng đang chữa ở đây mà, bạn bận thì gọi điện cho bác sĩ tư vấn cho nhé: (024) 7109 6699 | 096 244 8569
Tôi thấy chị bạn có bước chuẩn bị như thế là tốt đó, thật ra thuốc này phải có sự chỉ định của bác sĩ nhưng tôi cũng điều trị và duy trì để ổn định tình trạng nên thấy tốt lắm
Mình đây mình khác bạn là sau khi sinh mình bị HP tái phát đau bụng cực kì, đau kiểu rất khó chịu mà cứ sợ mất sữa hay có hại cho cơ thể nên không đi khám. Nhưng mọi người động viên nên đi khám thử thì điều trị 3 tháng thôi, sau điều trị trộm vía tôi còn nhiều sữa hơn chút á. Mà bác sĩ bảo thuốc tốt không ảnh hưởng gì đâu nên đừng lo
Bạn sinh xong mấy tháng là uống được vậy ạ, thuốc không ảnh hưởng vậy thì mình cũng đỡ lo, thật ra mình muốn uống thuốc vì tìm hiểu thấy có kiện tỳ đó nên nghĩ sẽ tốt cho dạ dày
Bạn tìm hiểu đúng đấy, dạ dày mà không ổn sau này khó ăn uống và giữ gìn dạ dày cũng vất vả, nên điều trị sớm thôi
Em trước hay bị trào ngược lắm mà uống thuốc tây cũng đỡ, giờ sao uống thuốc không thấy tác dụng mấy nữa. Liệu uống đông y có tác dụng tốt không mọi người
Bạn thử áp dụng theo cách của mình xem có đỡ không vì mình tránh thực phẩm cay nóng, tránh đồ uống có cồn có ga và ăn bánh mì thì giảm ợ hơi trào ngược lắm đó