Trẻ sơ sinh bị viêm gan có chữa được không?
Nội dung bài viết
Tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm gan khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng. Đặc biệt, trường hợp trẻ bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ, khả năng biến chứng sang xơ gan là rất cao. Chính vì thế, trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ nên tiến hành các xét nghiệm kiểm tra để sớm nhận biết và có biện pháp bảo vệ thai nhi khi chào đời.
Trẻ sơ sinh bị viêm gan nguy hiểm như thế nào?
Trẻ sơ sinh bị viêm gan là trường hợp phổ biến. Hiện nay, khoa học đã cho biết hiện tượng viêm gan ở trẻ nhũ nhi do nhiều loại virus gây ra, đặc biệt nhất là virus viêm gan B. Loại virus này có thể đi từ cuống rốn vào máu trẻ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ (trường hợp mẹ mắc viêm gan B).
Theo thống kê y tế, nếu người mẹ nhiễm viêm gan B thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là rất cao lên đến 90%. Thông thường, khi trẻ sơ sinh nhiễm phải virus viêm gan B giai đoạn cấp tính sẽ không có nhiều biểu hiện, chỉ dự đoán khi thấy hiện tượng trẻ bị vàng da, khó bú hoặc nước tiểu có màu vàng đậm.
Sau khi thấy các dấu hiệu lạ kể trên, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh lý cho trẻ. Cũng theo các số liệu ghi nhận, trẻ sơ sinh giai đoạn dưới 1 năm tuổi có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan, đặc biệt là viêm gan B là từ 80% – 90%, trẻ dưới 6 tuổi có nguy cơ thấp hơn là từ 30% – 50%. Nguy cơ chuyển biến nặng của căn bệnh này ở trẻ sơ sinh là rất cao.
Ngoài virus viêm gan B, trẻ cũng dễ nhiễm phải một số loại virus khác như virus herpes, virus cytomegalo, virus EB,…dẫn đến tình trạng viêm gan. Tuy nhiên, những loại virus này không có khả năng lây nhiễm như viêm gan B.
Các triệu chứng nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm gan do nhiễm phải virus viêm gan B hay các loại virus khác hầu như đều tương tự như nhau. Đó là, tình trạng da và mắt trẻ chuyển dần sang màu vàng, phần nước tiểu bám vào tã cũng vàng bất thường. Bên cạnh đó, trẻ bú ít hơn, có hiện tượng nôn ói, gan phình to, sút cân,…
Nếu phụ huynh không kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường của con, chứng viêm gan ở trẻ sơ sinh có thể gây hệ lụy nguy hiểm như xuất huyết não, suy gan,…nguy hại đến tính mạng của trẻ nhỏ.
Trẻ sơ sinh bị viêm gan có chữa được không?
Khi thấy trẻ sơ sinh có những biểu hiện đã đề cập bên trên, bạn nên nhanh chóng đưa con đến các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, vấn đề trẻ sơ sinh bị viêm gan hiện nay đã có nhiều biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, tùy vào mức độ và tình trạng bệnh lý của trẻ mà thời gian cải thiện sẽ không giống nhau. Bố mẹ cần đưa con kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo quá trình phát triển của trẻ diễn ra tốt nhất.
Phụ huynh sẽ được chỉ định chăm sóc tại nhà đối với những trường hợp viêm gan nhẹ, bằng cách cho trẻ bổ sung đường gluco, vitamin C,…theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm gan nặng cần phải theo dõi thường xuyên dưới sự giám sát của người có chuyên môn, để kịp thời xử lý những tình huống có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Biện pháp phòng ngừa viêm gan cho trẻ sơ sinh
Viêm gan B gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe của người trưởng thành, và khi trẻ sơ sinh mắc phải căn bệnh này nguy cơ đe dọa tính mạng của trẻ càng cao hơn. Chính vì thế, ngay từ khi có kế hoạch sinh con, cả bố và mẹ nên kiểm tra sức khỏe và dự đoán trước những trường hợp có thể xảy ra để có biện pháp phòng tránh từ đầu.
Dưới đây là những các phòng bệnh viêm gan cho trẻ sơ sinh mà bạn đọc cần hết sức lưu ý:
- Ngay khi em bé chào đời, nếu nghi ngờ trẻ nhiễm phải virus viêm gan, đặc biệt là viêm gan B nên đưa trẻ đi kiểm tra, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh sớm. Lựa chọn cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng để bảo vệ an toàn cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bạn nên lắng nghe hướng dẫn và thực hiện theo chỉ định điều trị của người có chuyên môn.
- Đưa con đi thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ xuyên suốt quá trình điều trị.
- Trường hợp người mẹ không mắc bệnh viêm gan, tình trạng sức khỏe ổn định có thể tiến hành tiêm ngừa vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ khi chào đời. Những mũi tiêm tiếp theo sẽ được sắp xếp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Trường hợp mẹ bị mắc viêm gan B trong thai kỳ phải được điều trị sớm, nhất là thời gian nhiễm bệnh lại rơi vào giai đoạn thai nghén từ tháng thứ 3. Bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ xử lý kịp thời.
- Thai nhi của các thai phụ gặp phải tình trạng này sẽ được tiêm vắc xin 2 liều ngay khi chào đời 12 tiếng theo chỉ định của bác sĩ (gồm 1 mũi HBIG – kháng thể dự phòng và 1 mũi vắc xin ngừa viêm gan thông thường).
- Vợ và chồng nếu chưa tiêm ngừa viêm gan nhưng muốn có con nên tiến hành tiêm ngừa sớm để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi, giảm nguy cơ lây bệnh sang cho con.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp một phần nào thắc mắc: “Trẻ sơ sinh bị viêm gan có chữa được không?” cho bạn đọc. Để tránh tình trạng xấu có thể xảy đến với trẻ nhỏ, phụ huynh nên có biện pháp phòng ngừa từ sớm, đặc biệt là trước khi bước vào giai đoạn mang thai và sinh nở. Việc này sẽ giúp trẻ sơ sinh giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý lây truyền từ mẹ sang con, nhất là bệnh viêm gan nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!