Mẹ bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi?
Nội dung bài viết
Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng, gây tổn thương gan một cách nghiêm trọng và có tính lây lan nhanh chóng. Do đó, nhiều phụ nữ mang thai thắc mắc mẹ bị viêm gan b có ảnh hưởng đến thai nhi không? Người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ bản trong bài viết để có biện pháp sóc sức khỏe phù hợp.
Thông tin cần biết về bệnh viêm gan B
Viêm gan B hay viêm gan siêu vi B là tình trạng sưng (viêm) ở gan do virus viêm gan B gây ra. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua các chất dịch cơ thể, chẳng hạn như máu, tinh dịch và dịch âm đạo.
Hệ thống miễn dịch có thể hoạt động để chống lại virus viêm gan B. Hầu hết người khỏe mạnh có thể chống lại nhiễm trùng viêm gan B trong vài tháng mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, theo thống kê, cứ khoảng 10 người lớn sẽ có một người nhiễm và mang virus viêm gan B, do đó viêm gan B thường là bệnh mãn tính, kéo dài. Nếu không được điều trị phù hợp, viêm gan B mãn tính có thể dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng cho gan, bao gồm xơ gan, suy gan và ung thư gan.
Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm viêm gan B mãn tính, tuy nhiên chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các rủi ro và tránh lây nhiễm cho người khác. Bên cạnh đó, người bệnh viêm gan B cần tránh các tác nhân có thể gây hại cho gan như rượu hoặc thuốc giảm đau acetaminophen. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa viêm gan B hiệu quả.
Mẹ bị viêm gan B có lây sang thai nhi không?
Mẹ bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Cụ thể, theo các chuyên gia, viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gây tổn thương gan nghiêm trọng. Và nếu người bệnh đang mang thai, người bệnh có thể truyền virus viêm gan B cho thai nhi.
Thông thường virus viêm gan B không gây tổn thương cho thai nhi đang phát triển. Tuy nhiên, người mẹ có thể truyền virus sang trẻ sơ sinh trong quá trình sinh nở. Do đó, hầu hết phụ nữ mang thai đều được xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện chẩn đoán viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác để có biện pháp khắc phục phù hợp.
Nếu người mẹ nhiễm viêm gan B trong vòng 6 tháng trở lại, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng viêm gan cấp tính, trẻ sơ sinh có 90% nhiễm viêm gan B từ mẹ. Bên cạnh đó, nếu người mẹ nhiễm viêm gan B lâu hơn, được gọi là viêm gan B mãn tính, nguy cơ lây lan cho thai nhi giảm xuống còn 10 – 20%.
Theo thống kê, viêm gan B mãn tính ảnh hưởng đến 90% trẻ sơ sinh nhiễm bệnh, 30% trẻ dưới 5 tuổi và 2 – 6% người trưởng thành. Do đó, có thể thấy trẻ sơ sinh sinh ra từ người mẹ nhiễm viêm gan B có tỷ lệ nhiễm viêm gan B mãn tính rất cao.
Không giống như ở người trưởng thành, hầu hết trẻ em nhiễm virus viêm gan B từ mẹ đều không thể phát triển miễn dịch đối với virus. Điều này có thể khiến trẻ phát triển một số vấn đề về gan mãn tính và gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tổng thể.
Do đó, bà bầu bị viêm gan B hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh cao, nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Mẹ bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Theo thống kê, trong hầu hết các trường hợp nhiễm virus viêm gan B không phải là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh, sảy thai hoặc thai chết lưu. Tuy nhiên, tỷ lệ người mẹ nhiễm viêm gan B sinh con nhẹ cân và sinh non tương đối cao. Bên cạnh đó, nhiễm trùng viêm gan B khi mang thai có thể dẫn đến một số biến lâu dài như:
1. Tăng nguy cơ sinh non
Nhiễm trùng virus viêm gan B khi mang thai thường không gây tử vong ở mẹ hoặc thai nhi. Tuy nhiên, trong tam cá nguyệt thứ ba, nhiễm trùng viêm gan B cấp tính có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
Ngoài ra, nhiễm trùng viêm gan siêu vi E có thể tăng nguy cơ tử vong ở mẹ và con. Tuy nhiên viêm gan E tương đối hiếm gặp.
2. Các ảnh hưởng sức khỏe lâu dài
Mặc dù hầu hết các trường hợp viêm gan B trong thai kỳ không gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên người bệnh cần chú ý một số ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.
Mẹ bị viêm gan B và viêm gan C có thể truyền virus siêu vi sang thai nhi. Mẹ bị viêm gan B cấp tính có 90% nguy cơ truyền thai nhi, trong khi mẹ bị viêm gan B mãn tính có 10 – 20% khả năng lây nhiễm sang thai nhi. Hầu hết trẻ sơ sinh nhiễm viêm gan B từ mẹ đều phát triển thành các bệnh nhiễm trùng mãn tính, trong đó có 25% trẻ có thể tử vong vì xơ gan trong tương lai.
Do đó, hầu hết phụ nữ mang thai cần được xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện và tầm soát viêm gan B. Ngoài ra trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ viêm gan B nên được tiêm globulin miễn dịch và tiêm phòng viêm gan B trong 12 giờ sau khi sinh để giảm nguy cơ lây nhiễm mãn tính. Bên cạnh đó, tất cả trẻ em đều nên được tiêm phòng viêm gan B, bất kể có được sinh ra từ người mẹ nhiễm viêm gan B hay không.
Biện pháp hạn chế nguy cơ viêm gan B khi mang thai
Viêm gan B là bệnh lý nhiễm trùng gan phổ biến và có thể dẫn đến nhiều rủi ro, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Do đó, tất cả phụ nữ mang thai trong những lần kiểm tra tiền sản đều cần được xét nghiệm kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) ngay cả khi đã được chủng ngừa hoặc xét nghiệm trước đó.
Cụ thể, một số biện pháp phòng ngừa các nguy cơ nhiễm trùng viêm gan B trong thai kỳ bao gồm:
1. Tiêm vaccine viêm gan B cho phụ nữ mang thai
Mang thai không phải là chống chỉ định khi tiêm phòng vaccine viêm gan B cho người lớn. Do đó, phụ nữ mang thai có nguy cơ phơi nhiễm viêm gan B nên trao đổi với bác sĩ về việc tiêm phòng để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.
Việc tiêm chủng ngừa viêm gan B cho người trưởng thành, trên 20 tuổi được tiêm thành 3 liều. Tiêm bắp liều 1 ml ở lần khám đầu tiên, sau đó tiêm mũi thứ hai cách một tháng và mũi thứ ba vào 6 tháng sau đó.
Đối với phụ nữ mang thai, việc tiêm phòng được tiến hành 3 mũi như trên. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định một liều Globulin miễn dịch viêm gan B 0.06 ml / kg, tiêm vào cánh tay đối với phụ nữ mang thai đã tiếp xúc với người bệnh viêm gan B.
2. Đối với trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B
Trẻ sơ sinh mang mầm bệnh viêm gan B phải được chủng ngừa viêm gan B và globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) trong vòng 12 giờ sau khi sinh. Nếu không được điều trị và chăm sóc phù hợp, trẻ sơ sinh nhiễm viêm gan B có tỷ lệ tử vong rất cao do các biến chứng khi nhiễm trùng.
Tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh có thể phòng ngừa 75 – 95% các nguy cơ nhiễm trùng virus từ mẹ sang con. Nếu trẻ sơ sinh cũng được tiêm globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) vào thời điểm tiêm vaccine, nguy cơ nhiễm trùng giảm xuống từ 0.7 – 1.1%.
Do đó, tiêm vaccine cho trẻ sơ sinh là điều quan trọng và cần thiết để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.
Phòng ngừa trước khi sinh đối với phụ nữ bệnh viêm gan B
Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ viêm gan B có kế hoạch mang thai nên lưu ý một số vấn đề như:
- Tiêm phòng vaccine viêm gan A theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
- Kiêng sử dụng rượu.
- Không sử dụng các loại thuốc có thể gây hại cho gan như acetaminophen để tránh khiến các tổn thương gan trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không sử dụng chung các vấn dụng cá nhân có thể dính máu như bàn chải đánh răng, cạo râu.
- Tiến hành sàng lọc xâm lấn trước khi mang thai để tránh các rủi ro lây nhiễm và có biện pháp xử lý phù hợp.
Phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B nên thông báo với bác sĩ, hộ sinh và các nhân viên y tế khác về tình trạng bệnh lý để được hỗ trợ và phòng ngừa lây lan phù hợp. Bên cạnh đó, việc cho con bú sau khi sinh không làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, người bệnh vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và hướng dẫn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!