10 Cách Trị Chảy Máu Chân Răng Tại Nhà – 1 Lần Là Khỏi

Chứng chảy máu chân răng thường không gây đau đớn nhưng nếu kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Một số cách trị chảy máu chân răng tại nhà đơn giản dưới đây có thể giúp khắc phục được tình trạng này.

10 cách trị chảy máu chân răng tại nhà

Chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp khi bị viêm nướu, áp xe răng hoặc thiếu hụt vitamin K, C hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách… Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc điều chỉnh thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày, bạn có thể áp dụng các mẹo tự nhiên dưới đây:

1. Mẹo chữa chảy máu chân răng bằng cây mực

Cây mực còn được người dân các tỉnh miền Bắc gọi là cây phèn đen. Loại cây này thường mọc hoang ở dọc hai bên đường đi nên khá dễ kiếm. Người dân thường thu hái cây đem về rửa sạch, phơi khô để làm thuốc trị chảy máu chân răng và nhiều căn bệnh khác.

Theo y học cổ truyền, cây mực có tác dụng làm se, sát khuẩn, tiêu độc, cầm máu. Chính vì vậy mà thảo dược này thường có mặt trong các bài thuốc chữa chảy máu chân răng. Có thể dùng cây khô hoặc tươi đều được

 cách trị chảy máu chân răng tại nhà bằng cây phèn đen
Cây phèn đen có tác dụng cầm máu, chữa chảy máu chân răng

Cách sử dụng:

  • Dùng 15g cây mực khô ( tương đương khoảng 35g cây tươi) đem rửa cho sạch đất cát
  • Bỏ dược liệu vào nồi, đổ thêm 500 ml nước vào nấu sôi khoảng 10 phút
  • Gạn ra uống 2 – 3 lần trong ngày để cầm máu chân răng.

2. Cách chữa chảy máu chân răng bằng rễ cà gai leo

Rễ cà gai leo cũng là dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Vị thuốc này có tác dụng giải độc, làm máy gan. Thành phần Glycoalcaloid được tìm thấy trong rễ cà gai leo còn có khả năng ức chế hoạt động của virus gây bệnh. Ngoài ra, đây còn là phương thuốc tự nhiên được dân gian tin dùng để trị chảy máu chân răng tại nhà.

Nếu thường xuyên bị chảy máu chân răng, bạn có thể mua rễ cà gai leo đem về phơi khô làm thuốc sắc uống. Vị thuốc này cũng có bán sẵn tại các cửa hàng thuốc bắc.

Cách sử dụng:

  • Dùng 15 – 20 gram rễ cà gai leo dạng khô đem rửa cho sạch bụi bẩn, để ráo nước
  • Đun sôi 1 lít nước rồi tiếp tục bỏ dược liệu vào trong ấm, nấu trên lửa nhỏ khoảng 15 phút nữa
  • Áp dụng một liệu trình dùng thuốc trong khoảng 20 ngày liên tục để tình trạng chảy máu chân răng chấm dứt hoàn toàn.

3. Súc miệng bằng dầu ô liu chữa chảy máu chân răng

Cách trị chảy máu chân răng tại nhà bằng dầu ô liu đã được người dân Ấn Độ áp dụng từ hàng nghìn năm qua. Nhờ chứa nhiều chất béo lành mạnh, dầu ô liu có khả năng chống viêm, sát khuẩn, cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở chân răng, chống chảy máu.

Để trị chảy máu chân răng, dầu ô liu được sử dụng như một loại thuốc ngậm. Kiên trì áp dụng cách này 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng chảy máu chân răng và giảm thiểu nguy cơ mắc phải các vấn đề khác về nha chu.

 cách trị chảy máu chân răng tại nhà bằng dầu ô liu
Dầu ô liu thường được sử dụng làm nước súc miệng chữa chảy máu chân răng

Cách sử dụng:

  • Bỏ 1 thìa dầu ô liu vào trong miệng và ngậm khoảng 20 phút
  • Sau đó, nhỏ hết dầu ra, lấy nước ấm súc miệng vài lần cho sạch
  • Duy trì thực hiện theo cách này 2 – 3 lần trong ngày sẽ giúp chân răng chắc khỏe và bớt chảy máu.

4. Mẹo trị chảy máu chân răng tại nhà bằng cây cải xoong

Hẳn nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng cây cải xoong cũng có nhiều tác dụng trị bệnh. Loại rau này có tính mát, được đông y sử dụng làm thuốc chữa chảy máu chân răng và nhiều căn bệnh khác như đái tháo đường, viêm họng, viêm phế quản.

Để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời của loại rau này, bạn nên thường xuyên thêm cải xoong vào trong bữa ăn bằng cách luộc, xào hay nấu canh ăn. Ngoài ra, rau cải xoong còn được sử dụng để trị chảy máu chân răng theo cách dưới đây:

  • Chuẩn bị 100 – 150 gram rau cải xong
  • Đem rau rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút
  • Vớt ra rổ, để cho thật ráo nước rồi thái nhỏ
  • Bỏ rau vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với một ít nước
  • Cuối cùng, lọc nước cốt rau cải xoong uống 1 – 2 lần trong ngày cho hết.

5. Bài thuốc chữa chảy máu chân răng từ nha đam

Thêm một cách trị chảy máu chân răng tại nhà đơn giản cho bạn lựa chọn đó là dùng nha đam. Gel nha đam có đặc tính sát khuẩn tự nhiên. Nó giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng ở chân răng, giảm viêm nướu, qua đó cải thiện tình trạng chảy máu chân răng.

Ngoài ra, các thành phần vitamin và khoáng chất phong phú trong nha đam còn giúp làm dịu kích ứng ở chân răng và kích thích tái tạo các tế bào mới, giúp tổn thương ở khu vực chảy máu nhanh lành.

 cách trị chảy máu chân răng tại nhà bằng nha đam
Nha đam với đặc tính sát khuẩn, tiêu viêm tự nhiên có thể giúp làm lành tổn thương ở nướu, giảm chảy máu chân răng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi
  • Đem gọt vỏ, lấy gel bên trong thái nhỏ rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố
  • Khi bị chảy máu chân răng, bạn hãy lấy một ít gel nha đam bôi trực tiếp vào khu vực chảy máu. Để khoảng 20 phút hãy súc miệng lại bằng nước ấm cho sạch
  • Lặp lại 2 lần trong ngày cho đến khi tình trạng chảy máu chân răng chấm dứt hẳn

6. Trị chảy máu chân răng bằng trà xanh kết hợp với mật ong

Trà xanh chứa một lượng lớn EGCG và Flour có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, làm nhanh lành tổn thương ở chân răng. Trong khi đó, mật ong với hàm lượng vitamin E dồi dào có thể giúp nhân đôi sức mạnh tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm chân răng. Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu này có thể mang đến cho bạn một hàm răng chắc khỏe hơn, đồng thời ngăn ngừa chảy máu chân răng hiệu quả.

Cách sử dụng:

  • Lấy 2 thìa mật ong pha vào ly nước trà xanh
  • Quậy hỗn hợp cho mật ong tan hoàn toàn trong nước trà
  • Dùng nước này ngậm trong miệng trong miệng khoảng 2 phút rồi nhổ ra
  • Kiên trì áp dụng cách trị chảy máu chân răng tại nhà bằng trà xanh và mật ong mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Sau đó tiến hành đánh răng bình thường.

7. Dùng nước muối

Súc miệng bằng nước muối cũng chính là một cách đơn giản để chống lại tình trạng chảy máu chân răng. Nước muối với khả năng sát khuẩn mạnh có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm, chữa lành tổn thương ở chân răng là nguyên nhân gây chảy máu.

cách trị chảy máu chân răng tại nhà bằng nước muối
Ngậm nước muối là cách đơn giản để trị chảy máu chân răng

Cách sử dụng:

  • Bạn lấy 1/2 thìa muối bỏ vào cốc nước ấm rồi quậy tan
  •  Dùng nước này ngậm và súc miệng 2 – 3 lần trong ngày
  • Thực hiện đều đặn hàng ngày để tình trạng chảy máu chân răng nhanh chóng được cải thiện, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nướu.

8. Mẹo trị chảy máu chân răng bằng túi trà lọc

Trong trà lọc có chứa nhiều tanin, một chất có tác dụng làm se lành tổn thương, qua đó có thể giúp giảm hiện tượng chảy máu ở chân răng. Bạn có thể tận dụng túi trà để trị chảy máu chân răng tại nhà nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cách sử dụng:

  • Trước tiên hãy lấy 1 túi trà lọc nhúng vào trong nước để làm ướt
  • Bỏ túi trà vào trong ngăn đông tủ lạnh vài phút để làm lạnh
  • Sau đó áp trực tiếp túi trà vào trong chỗ chân răng đang bị chảy máu
  • Nhiệt độ lạnh sẽ giúp máu nhanh chóng đông lại, đồng thời làm giảm hiện tượng sưng viêm ở nướu răng.

9. Chữa chảy máu chân răng bằng tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương có nhiều tác dụng quý với sức khỏe như thư giãn thần kinh, sát khuẩn, giảm viêm. Loại tinh dầu này cũng được sử dụng như một phương thuốc điều trị tại chỗ để chống lại tình trạng chảy máu chân răng.

cách trị chảy máu chân răng tại nhà bằng tinh dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương được nhiều người sử dụng để trị chảy máu chân răng tại nhà

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh răng miệng cho sạch sẽ rồi lấy một ít tinh dầu đinh hương thoa vào chân răng nơi bị cháy máu
  • Để yên khoảng 20 – 30 phút sau hãy súc miệng lại
  • Tinh dầu đinh hương khá lành tính nên bạn có thể áp dụng cách trị chảy máu chân răng tại nhà này mỗi ngày 2 lần để tình trạng này nhanh chóng được khắc phục.

10. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, K vào bữa ăn

Thiếu hụt vitamin cũng là một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng, nhất là vitamin C và K. Chính vì vậy, việc bổ sung đầy đủ các vitamin này có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng chảy máu chân răng.

Bạn có thể bổ sung vitamin cho cơ thể bằng cách sử dụng thuốc bổ sung. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tính toán liều lượng cho hợp lý bởi việc thiếu hay thừa vitamin đều không tốt cho sức khỏe. An toàn hơn, bạn có thể cung cấp vitamin C, K cho cơ thể thông qua nguồn thực phẩm sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

– Vitamin C:

Vitamin C đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Nó giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm viêm nướu, ức chế vi khuẩn gây bệnh răng miệng, ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám trên răng. Cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin C không chỉ giúp giảm chảy máu chân răng mà còn đảm bảo cho bạn luôn khỏe mạnh.

Các thực phẩm dồi dào vitamin C nhất bao gồm:

  • Bưởi
  • Chanh
  • Xoài
  • Cam
  • Quýt
  • Bông cải xanh
  • Bắp cải
  • Dâu tây…

– Vitamin K:

Vitamin K có chức năng đẩy nhanh quá trình đông máu. Chính vì vậy, việc thiếu hụt vitamin này có thể là khiến cho tình trạng đông máu diễn ra chậm lại, từ đó dẫn đến chảy máu chân răng.

Bạn có thể bổ sung thêm vitamin K cho cơ thể bằng cách thường xuyên ăn các thực phẩm sau:

  • Rau cần tây
  • Bắp cải
  • Rau cải bó xôi
  • Rau mùi tây
  • Măng tây
  • Dưa chuột
  • Cà rốt

Lưu ý khi trị chảy máu chân răng tại nhà

Những cách trị chảy máu chân răng tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ cầm máu tạm thời, hiệu quả không kéo dài được lâu nếu chưa loại bỏ được nguyên nhân gây chảy máu. Chính vì vậy, trước khi áp dụng bạn nên đi khám bác sĩ nha khoa để tìm hiểu rõ căn nguyên và tìm cách loại bỏ nó để tình trạng chảy máu chân răng không còn tái phát.

Song song với quá trình điều trị bệnh, cần chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách để cải thiện sức khỏe răng miệng, tránh làm tổn thương chân răng thêm nghiêm trọng hơn:

  • Đánh răng đúng cách, sử dụng bàn chải có đầu lông tơ mềm mại để không gây tổn thương cho nướu. Khi đánh răng nên sử dụng lực vừa phải, tránh chải răng quá mạnh tay
  • Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng 1 lần
  • Mỗi ngày bạn nên đánh răng từ 2 – 3 lần, quan trọng nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ
  • Thay thế tăm xỉa răng bằng chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch các mẩu thức ăn trong kẽ răng mà không gây chảy máu.
  • Sử dụng nước súc miệng có chứa thành phần sát khuẩn hàng ngày cũng có thể giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng, giữ cho hơi thở được thơm mát.
  • Lấy cao răng định kỳ sau mỗi 6 tháng kết hợp kiểm tra sức khỏe răng miệng để phát hiện sớm và điều trị triệt để các vấn đề nha chu là nguyên nhân gây chảy máu chân răng.

Có thể bạn chưa biết

1/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *