Bệnh Tổ Đỉa Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa

Bệnh tổ đỉa là một dạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện các mụn nước dày cứng, khó vỡ khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân. Hiện nay, chưa có biện pháp chữa trị bệnh lý này dứt điểm. Mục tiêu chính của việc điều trị là ngăn ngừa bội nhiễm, giảm tổn thương da và cải thiện chất lượng cuộc sống. Bên cạnh thuốc tân dược, các bài thuốc Đông y như An Bì Thang cũng được nhiều bệnh nhân tin dùng.

Bệnh tổ đỉa là gì
Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là một trong những thể lâm sàng của bệnh chàm – eczema. Bệnh lý này chỉ gây biểu hiện lâm sàng khu trú ở lòng bàn tay và bàn chân với tổn thương điển hình là sự xuất hiện các mụn nước sâu trong cấu trúc da, dày cứng, khó vỡ, mọc rải rác hoặc tập trung thành từng cụm. Tương tự các thể chàm khác, chàm tổ đỉa có tính chất dai dẳng, phát triển mãn tính và tái phát nhiều lần.

Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nhưng tổn thương da do bệnh lý này tác động không nhỏ đến khả năng đi lại, hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống. Do xuất hiện khu trú ở tay và chân – các vị trí có tần suất tiếp xúc thường xuyên nên tổn thương da có nguy cơ bội nhiễm cao hơn so với các thể lâm sàng khác.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chàm nói chung và chàm tổ đỉa nói riêng vẫn chưa được xác định. Nhiều giả thuyết cho rằng bệnh khởi phát do yếu tố cơ địa, di truyền, rối loạn chức năng nội tạng dưới tác động của các tác nhân nội giới và ngoại giới.

bệnh tổ đỉa là gì và cách điều trị
Căng thẳng thần kinh là một trong những yếu tố kích thích bệnh tổ đỉa bùng phát

Một số yếu tố được xác định là có vai trò trong cơ chế khởi phát bệnh tổ đỉa, bao gồm:

  • Nhiễm liên cầu khuẩn và vi khuẩn Proteus: Liên cầu khuẩn và vi khuẩn Proteus thường gây nhiễm trùng đường hô hấp và đường ruột ở người. Độc tố từ các loại vi khuẩn này có thể kích thích bệnh tổ đỉa và một số bệnh da liễu mãn tính bùng phát.
  • Nhiễm nấm kẽ chân: Tổn thương do chàm tổ đỉa có thể khởi phát khi vùng da chân bị nhiễm nấm. Theo lý giải từ các nhà khoa học, vi nấm ăn mòn và làm hư hại tế bào sừng của da khiến da suy yếu và dễ bị kích thích khi có ma sát hoặc tiếp xúc với dị nguyên.
  • Dị ứng thuốc và hóa chất: Khi có phản ứng dị ứng, hệ miễn dịch có xu hướng tăng IgE trong huyết tương, hoạt hóa các tế bào tiền viêm, giải phóng chất trung gian vào da và niêm mạc. Các chất trung gian này chính là yếu tố kích thích tổ đỉa bùng phát. Trong trường hợp khởi phát do hóa chất, tổn thương do tổ đỉa có thể đi kèm với viêm da tiếp xúc kích ứng.
  • Các yếu tố khác: Ngoài ra bệnh tổ đỉa còn có thể bùng phát do một số yếu tố khác như tăng tiết mồ hôi ở chân, tay, rối loạn nội tiết, căng thẳng thần kinh, suy giảm miễn dịch, thời tiết nóng ẩm,…

Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của chàm tổ đỉa còn nhiều điểm chưa được làm rõ. Vì vậy ở một số trường hợp, bệnh có thể khởi phát do các yếu tố không được đề cập trong bài viết.

Dấu hiệu nhận biết chàm tổ đỉa ở tay chân

Tổ đỉa là một trong những thể lâm sàng của bệnh chàm – eczema. Bệnh lý này chỉ gây tổn thương khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ ngón, mặt dưới ngón tay,… Một số ít trường hợp có thể xuất hiện biểu hiện ở mu bàn tay và bàn chân. Tuy nhiên tổn thương do tổ đỉa không bao giờ vượt quá cổ tay và cổ chân.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh chàm tổ đỉa ở tay, chân:

  • Da nổi các mụn nước sâu trong cấu trúc, thường chìm khảm dưới da và chỉ có một số mụn nổi cộm trên bề mặt
  • Mụn nước cứng chắc, khó vỡ với đường kính khoảng 1 – 2mm, có thể mọc rải rác hoặc tập trung thành từng cụm
  • Ở một số trường hợp, các mụn nước nhỏ có thể gia tăng kích thước dần theo thời gian
  • Mụn nước do tổ đỉa gây ra thường không tự vỡ và có xu hướng tự tiêu sau khoảng vài tuần
  • Khi mụn nước tiêu để lại vảy tiết màu vàng, sau đó bong vảy và để lộ nền da màu hồng, bóng và viền vằn vèo
  • Tổn thương thực thể đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy dai dẳng, đôi khi gây đau và nóng rát

Trong trường hợp gãi cào và ma sát mạnh vào mụn nước, da có thể xuất hiện tổn thương thứ phát:

  • Nổi các mụn mủ và quầng viêm đỏ
  • Bàn tay, bàn chân sưng tấy, đau rát và phù nề
  • Sưng hạch lân cận kèm sốt cao

Tương tự các thể chàm khác, bệnh tổ đỉa phát triển theo từng đợt. Tổn thương da giảm nhẹ vào mùa thu đông và bùng phát mạnh vào mùa xuân hè. Ngoài ra, mức độ của triệu chứng còn phụ thuộc vào yếu tố khởi phát và tình trạng sức khỏe tổng thể.

Các thể lâm sàng của bệnh tổ đỉa

Dựa vào biểu hiện lâm sàng, chàm tổ đỉa được chia thành 4 thể chính:

  • Thể giản đơn: Là thể bệnh phổ biến và có tổn thương điển hình nhất.
  • Thể nhiễm khuẩn: Thể bệnh này xuất hiện ở các trường hợp vệ sinh kém và gãi cào da thường xuyên. Ngoài tổn thương cơ bản, tổ đỉa thể nhiễm khuẩn còn gây nổi các mụn mủ với quầng viêm đỏ xung quanh.
  • Thể bỏng nước: Tổ đỉa thể bỏng nước thường khởi phát do dị ứng hóa chất. Ở thể bệnh này, các mụn nước có kích thước như hạt ngô và chứa dịch trong suốt.
  • Thể khô: Tổ đỉa thể khô thường xuất hiện ở các trường hợp đã khởi phát bệnh trong nhiều năm. Thể bệnh này tương đối đặc biệt với tổn thương điển hình là tình trạng da đỏ, khô, không nổi mụn nước, bề mặt da tróc vảy và nóng rát.

Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở tay chân theo từng giai đoạn

hình ảnh bệnh tổ đỉa
Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở lòng bàn tay
hình ảnh bệnh chàm tổ đỉa
Hình ảnh bệnh chàm tổ đỉa trong giai đoạn mới phát
hình ảnh bệnh tổ đỉa ở tay
Hình ảnh tổ đỉa ở chân khởi phát do dị ứng hóa chất
hình ảnh bệnh tổ đỉa ở tay
Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở tay có mức độ nặng
hình ảnh của bệnh tổ đỉa
Hình ảnh tổ đỉa bội nhiễm – Tổn thương da có hiện tượng ứ mủ với quầng viêm đỏ bao quanh
hình ảnh của bệnh tổ đỉa
Hình ảnh tổ đỉa sau khi mụn nước tiêu biến, để lại bề mặt khô ráp, bong tróc và nền da đỏ bóng

Bệnh tổ đỉa có lây không? Nguy hiểm không?

Tổ đỉa là bệnh viêm da mãn tính, tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Căn nguyên của bệnh chưa được làm rõ nhưng nhận thấy có mối liên hệ với yếu tố di truyền, chức năng nội tạng và hoạt động quá mức của hệ miễn dịch. Do đó, bệnh lý này không có khả năng lây nhiễm – ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương. Tuy nhiên, tổ đỉa và các thể của bệnh chàm đều có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái.

Hiện nay, chưa có biện pháp tối ưu trong điều trị chàm tổ đỉa. Các loại thuốc được sử dụng chỉ giúp giảm tổn thương da, cải thiện ngứa ngáy và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều tái phát trong suốt cuộc đời và không thể chữa trị dứt điểm. Mặc dù có tính chất cố thủ nhưng bệnh lý này tương đối lành tính, chỉ gây thương tổn ngoài da và không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh tổ đỉa có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Viêm nhiễm: Vùng da tay và da chân có tần suất tiếp xúc cao và hoạt động bài tiết mồ hôi mạnh. Vì vậy tổn thương da ở các vị trí này có nguy cơ nhiễm nấm và nhiễm khuẩn cao hơn so với vùng da khác.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Mặc dù không tác động đến sức khỏe tổng thể nhưng triệu chứng của bệnh tổ đỉa gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, hiệu suất làm việc và học tập. Hơn nữa, bệnh còn gây ngứa ngáy, bứt rứt và khó chịu.

Chẩn đoán bệnh tổ đỉa bằng cách nào?

Tổ đỉa là một trong những thể chàm có triệu chứng điển hình và dễ nhận biết. Do đó, bác sĩ chủ yếu chẩn đoán bệnh thông qua biểu hiện lâm sàng và các triệu chứng cơ năng đi kèm.

Trong trường hợp đã phát sinh tổn thương thứ phát hoặc có triệu chứng không điển hình, bác sĩ có thể yêu cầu chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý sau:

  • Nấm kẽ do Trichophyton rubrum
  • Các thể chàm thông thường ở tay và chân

Các phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa

Điều trị bệnh tổ đỉa chủ yếu là sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát. Nếu điều trị kịp thời và đúng cách, biểu hiện lâm sàng có thể thuyên giảm chỉ sau 3 – 5 tuần.

1. Thuốc bôi trị tổ đỉa

Mục tiêu của điều trị tại chỗ là ngăn ngừa bội nhiễm và giảm mụn nước. Bác sĩ sẽ cân nhắc giai đoạn phát triển, mức độ triệu chứng và khả năng đáp ứng của từng trường hợp để chỉ định loại thuốc tương ứng.

bệnh tổ đỉa có lây không
Các loại thuốc bôi được sử dụng trong điều trị tổ đỉa, bao gồm thuốc tím, bạc nitrat, thuốc corticoid,…

Các loại thuốc bôi thường được sử dụng trong điều trị bệnh tổ đỉa, bao gồm:

  • Dung dịch bạc nitrat 0.5%: Dung dịch bạc nitrat 0.5% có tác dụng làm dịu và sát khuẩn nhẹ. Loại thuốc này được sử dụng khi tổn thương mới phát nhằm giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Dung dịch Milian hoặc tím Methyl 1%: Trong trường hợp có bội nhiễm (da nổi mụn mủ), có thể sử dụng dung dịch tím Methyl 1% hoặc Milian để diệt khuẩn và bảo vệ da.
  • Thuốc bôi corticoid: Các loại thuốc bôi chứa corticoid (Tempovate, Flucinar, Dermovate,…) được sử dụng khi mụn nước tiêu biến. Thuốc có tác dụng chống viêm, kháng dị ứng và giảm ngứa ngáy. Mặc dù đem lại cải thiện lâm sàng rõ rệt nhưng loại thuốc này có thể gây giãn mao mạch, dày sừng nang lông, teo da nên chỉ được dùng tối đa trong 14 – 20 ngày.
  • Thuốc bôi kháng sinh: Nếu có nguy cơ nhiễm trùng cao, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh dùng tại chỗ. Hiện nay, hoạt chất kháng sinh thường được phối hợp với corticoid để giảm tổn thương da và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Thuốc kháng nấm: Thuốc kháng nấm được sử dụng trong trường hợp tổ đỉa có biến chứng nhiễm nấm hoặc khởi phát do nấm kẽ chân. Vi nấm ở chân có nguy cơ tái nhiễm cao nên khi sử dụng, cần tuân thủ liều lượng, tần suất và thời gian được bác sĩ chỉ định.
  • Thuốc bôi chứa acid salicylic: Acid salicylic là dẫn xuất của beta-hydroxy acid, có tác dụng sát trùng nhẹ và bạt sừng. Thuốc được sử dụng nhằm giảm tình trạng da khô, bong tróc và dày sừng. Ngoài ra, acid salicylic còn được sử dụng phối hợp với corticoid để tăng tác dụng thẩm thấu của thuốc.

2. Thuốc uống điều trị tổ đỉa

Thuốc uống được sử dụng trong điều trị tổ đỉa có tác dụng chống ngứa, giảm tổn thương da và điều trị viêm nhiễm. So với thuốc bôi, thuốc uống có rủi ro và nhiều tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng khi cần thiết.

bệnh chàm tổ đỉa có lây không
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với một số loại thuốc uống

Các loại thuốc uống được dùng trong điều trị bệnh tổ đỉa, bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine tổng hợp: Hoạt động giải phóng histamine của hệ miễn dịch có thể khiến tổn thương da ngứa ngáy dai dẳng. Để giảm ngứa, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc kháng histamine tổng hợp như Cetirizin, Clorpheniramin, Loratadin,…
  • Thuốc corticoid: Thuốc corticoid được cân nhắc sử dụng trong 5 – 10 ngày nếu tổn thương da bùng phát mạnh và không có đáp ứng với điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như tăng đường huyết, loãng xương, suy tuyến thượng thận,…
  • Kháng sinh: Trong trường hợp bội nhiễm da nặng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh đường uống. Kháng sinh được dùng trong điều trị tổ đỉa bội nhiễm chủ yếu là nhóm penicillin.
  • Thuốc kháng nấm: Thuốc kháng nấm (Griseofulvin) được sử dụng khi có hiện tượng nhiễm nấm. Tuy nhiên, loại thuốc này ảnh hưởng đến gan, thận và chức năng sinh lý nên cần thận trọng khi sử dụng.

3. Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu mãn tính như tổ đỉa, vảy nến và viêm da cơ địa. Biện pháp này sử dụng tia UV nhân tạo kết hợp với thuốc Psoralene nhằm làm giảm tổn thương da.

Cơ chế của liệu pháp ánh sáng là ức chế tổng hợp ADN, giảm chức năng của các tế bào miễn dịch, ức chế các chất tiền viêm và thành phần trung gian, từ đó giúp giảm viêm và ngứa ngáy.

Hiện nay, liệu pháp này được chỉ định cho các trường hợp đáp ứng kém với thuốc bôi hoặc gặp phải các tác dụng phụ nặng nề do lạm dụng thuốc. Tuy nhiên, liệu pháp ánh sáng có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng sắc tố, nổi phỏng nước, thúc đẩy tốc độ lão hóa da,…

An Bì Thang: Giải pháp “vàng” cho người bệnh tổ đỉa

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, Đông y quan niệm tổ đỉa ở tay là thể nga trưởng phong và ở bàn chân là thấp cước khí. Nguyên nhân chính gây ra tổ đỉa là do nhiệt tà, độc tà, phong và thấp xâm nhập, kết tụ ở dưới biều bì da bàn chân/tay. Điều này khiến da không được nuôi dưỡng, từ đó bị khô và bong tróc.

Nếu phong, thấp và nhiệt kết tụ với nhau, sẽ phát sinh nhiều mụn nước trên da và gây ngứa ngáy. Nhiệt tà trong cơ thể quá mạnh cũng sẽ khiến da bị mưng mủ, viêm sưng và lở loét.

An Bì Thang - Giải pháp trị tổ đỉa an toàn
An Bì Thang – Giải pháp trị tổ đỉa an toàn

Bởi vậy, để chữa được căn bệnh khó chịu này, Đông y thường sử dụng các bài thuốc thanh nhiệt, lợi thấp và khu phong, nhằm điều hòa khí huyết và giảm triệu chứng tổ đỉa trên da“, Bác sĩ Nhuần nhận định, “Khi các yếu tố gây bệnh được triệt tiêu thì bệnh tổ đỉa tự khắc thuyên giảm“.

An Bì Thang – một bài thuốc trị các bệnh viêm da nổi tiếng của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam cũng giúp loại bỏ tổ đỉa dựa theo nguyên tắc đó.

Dưới đây là lời giải đáp cho những thắc mắc thường gặp về bài thuốc độc đáo này:

1. An Bì Thang trị tổ đỉa từ gốc?

Bài thuốc An Bì Thang là thành quả lao động miệt mài của Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần cùng các cộng sự tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam

Bài thuốc bao gồm 3 chế phẩm, tạo nên cơ chế “tác động kép” tương hỗ từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong.

Bao gồm:

  • Thuốc uống dạng cao đóng gói/lọ tiện dụng: Công dụng giải độc cơ thể, tiêu viêm, giảm phù nề và thanh lọc cơ thể. Đồng thời, giúp tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cơ thể. Đặc biệt, bài thuốc có thể gia giảm tùy vào tình trạng bệnh, cơ địa và độ tuổi người dùng. Điều này có thể giải thích vì sao bài thuốc An Bì Thang được đánh giá là an toàn cho mọi đối tượng người dùng.
  • Thuốc bôi ngoài dạng cao bôi dễ sử dụng: Công dụng giảm ngứa, nóng rát, giảm đau, ngăn ngừa tăng kích thước mụn nước, làm lành thương tổn trên da.
  • Thuốc ngâm rửa: Công dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm nhiễm trùng, làm sạch các vảy bị bong sau khi mụn nước tự tiêu.
Một số thành phần thuốc chủ đạo trong bài thuốc An Bì Thang
Một số thành phần thuốc chủ đạo trong bài thuốc An Bì Thang

Kết hợp sử dụng các thành phần này có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng rõ ràng trong từng giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (3 – 4 tuần đầu tiên): Triệu chứng ngứa, nóng rát giảm nhẹ.
  • Giai đoạn 2 (ở tháng thứ 2 sau khi dùng thuốc): Các triệu chứng giảm hẳn, dần biến mất, da mịn màng và khỏe mạnh trở lại.
  • Giai đoạn 3: Tổ đỉa không tái phát. Cơ thể sung mãn hơn nhờ thuốc có thể giúp bồi bổ cơ thể.

2. Tại sao An Bì Thang được nhiều người bệnh tin dùng?

So với thuốc Tây, bài thuốc An Bì Thang không thể mang lại tác dụng ngay lập tức. Tuy nhiên, bài thuốc Đông y này vẫn được giới chuyên gia đánh giá cao hơn bởi các ưu điểm sau:

  • Bài thuốc An Bì Thang an toàn tuyệt đối, vì có nguồn gốc 100% tự nhiên. Thuốc không gây tác dụng phụ phổ biến như thuốc Tây, không chứa hóa chất bảo quản hay hormone và thuốc kháng sinh.
  • Người bệnh có thể dùng thuốc An Bì Thang trong thời gian dài để điều trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh và phòng tránh bệnh tái phát. Kể cả dùng kéo dài, thuốc cũng không gây “nhờn” thuốc hoặc các tác dụng không mong muốn cho sức khỏe. Ngược lại, thuốc còn giúp bồi bổ sức khỏe tổng thể – điều mà thuốc Tây không thể làm được.
  • Sự kết hợp giữa thuốc đường uống và thuốc bôi/ngâm rửa bên ngoài đem lại hiệu quả điều trị tổ đỉa toàn diện.
  • An Bì Thang có thể phù hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ trên 1 tuổi. Dùng thuốc uống trong và bôi ngoài cũng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sữa mẹ khi dùng để điều trị cho các mẹ “bỉm”.
  • Không chỉ điều trị bệnh, bài thuốc còn giúp phục hồi các tổn thương trên da, làm liền sẹo, giúp người bệnh mau chóng lấy lại được sự thoải mái, tự tin với làn da khỏe đẹp.
Các vị thuốc có trong An Bì Thang được chọn lọc từ thiên nhiên nên lành tính, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bệnh
Các vị thuốc có trong An Bì Thang được chọn lọc từ thiên nhiên nên lành tính, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bệnh

 3. Người bệnh đánh giá thế nào sau khi sử dụng bài thuốc An Bì Thang?

Liệu trình sử dụng An Bì Thang cho người bệnh thường kéo dài 2 – 3 tháng. Nếu tình trạng tổ đỉa nặng, bị bội nhiễm, người bệnh có thể phải kéo dài thời gian sử dụng thuốc. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra, bởi nếu thựuc hiện đúng liệu trình, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Bên cạnh đó, bài thuốc An Bì Thang có cơ chế tác động toàn diện, hiệu quả cải thiện triệu chứng có thể dễ dàng ghi nhận ở ngay những tuần sử dụng đầu tiên.

Theo kết quả của một khảo sát dựa trên 500 bệnh nhân, sau khi kiên trì sử dụng hết liệu trình thuốc:

  • 100% bệnh nhân cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn, mụn sau 1 – 2 tuần sử dụng thuốc
  • 85% bệnh nhân chấm dứt được các triệu chứng bệnh sau liệu trình 1 – 3 tháng
  • 13% bệnh nhân ở thể mãn tính thoát khỏi bệnh sau 3 – 5 tháng điều trị
  • 2% bệnh nhân thuyên giảm chậm, nguyên nhân do không thực hiện đúng chế độ ăn uống, sử dụng thuốc không đúng theo phác đồ đã được bác sĩ đưa ra trước đó

Ở 2 – 3 tuần cuối của liệu trình dùng thuốc, khi các triệu chứng ngứa và mụn nước đã giảm hẳn, nhiều người có tâm lý chủ quan, không dùng tiếp thuốc. Điều này là không nên. Bởi lẽ, nếu người bệnh kiên trì đi hết liệu trình dùng thuốc, có thể giúp các tế bào da sản sinh lớp biểu bì mới, hỗ trợ làm lành da tổn thương. Không những vậy, thuốc sẽ tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của người bệnh nhằm ngăn ngừa bệnh tái đi tái lại.

Bởi vậy, bài thuốc đã và đang nhận được không ít phản hồi tích cực từ người bệnh.

Những lời đánh giá "có cánh" từ khách hàng sử dụng bài thuốc An Bì Thang
Những lời đánh giá “có cánh” từ khách hàng sử dụng bài thuốc An Bì Thang

Không chỉ vậy, ngay cả các chuyên gia Đông y hàng đầu cũng có cái nhìn thiện cảm về bài thuốc này.

Tiến sĩ, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện nhận định: “Việc sử dụng cả 3 chế phẩm uống – bôi – rửa của An Bì Thang sẽ mang đến hiệu quả điều trị bệnh toàn diện cho người bệnh. Thay vì chỉ tác động vào triệu chứng, An Bì Thang sẽ tác động vào sâu bên trong, tiêu diệt căn nguyên gây bệnh, song song với đó là khắc phục các triệu chứng bệnh, sớm cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, An Bì Thang còn có thể điều trị hiệu quả nhiều căn bệnh da liễu khác, bao gồm: Vảy nến, á sừng, chàm, viêm da cơ địa… Hiệu quả và độ an toàn của bài thuốc này đã được kiểm chứng qua thực tiễn sử dụng và nhận được nhiều tin yêu từ người bệnh, trong đó có nữ diễn viên hài Thu Huyền.

>>> Khám phá hành trình điều trị viêm da cơ địa thành công của nghệ sĩ Thu Huyền trong VIDEO này:

Chăm sóc và phòng ngừa tổ đỉa tái phát

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị tổ đỉa chỉ giúp giảm nhẹ biểu hiện lâm sàng và ngăn ngừa biến chứng. Hơn nữa lạm dụng các loại thuốc này còn gây ra nhiều tác dụng phụ và tình huống rủi ro.

Vì vậy ngoài điều trị y tế, bạn nên phối hợp với các biện pháp chăm sóc để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, thúc đẩy tốc độ phục hồi của da và hạn chế tần suất bệnh tái phát.

chữa bệnh chàm tổ đỉa
Ăn uống khoa học giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa chàm tổ đỉa

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa chàm tổ đỉa tái phát, bao gồm:

  • Giữ vệ sinh vùng da tay và da chân nhằm hạn chế viêm nhiễm và cải thiện mức độ ngứa ngáy.
  • Không chà xát lên mụn nước và các vùng da viêm đỏ. Tình trạng này có thể khiến da rỉ dịch, lở loét và tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Hạn chế tiếp xúc với xà phòng có độ pH cao và hóa chất. Nên mang bao tay và ủng khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa hoặc dung dịch có tính kiềm và axit.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh và điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt khoa học nhằm cải thiện sức khỏe tổng thể. Trên thực tế, người có hệ miễn dịch khỏe mạnh có tần suất tái phát tổ đỉa thấp hơn so với người có chức năng đề kháng kém.
  • Kiểm soát căng thẳng thần kinh bằng cách giảm thời gian làm việc, ngủ đủ giấc, nghe nhạc, đọc sạch và tập thể dục thường xuyên.
  • Ma sát quá mức có thể khiến da đổ nhiều mồ hôi, tăng nguy cơ nhiễm nấm và kích thích tổ đỉa bùng phát. Vì vậy, bạn nên hạn chế mang giày bít, có chất liệu cứng và thấm hút kém.
  • Chủ động bảo vệ sức khỏe và tránh tiếp xúc với người mắc các bệnh viêm nhiễm. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể tạo độc tố kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng nguyên, giải phóng các chất trung gian và làm bùng phát chàm tổ đỉa.

Bệnh tổ đỉa là tình trạng tổn thương da mãn tính khu trú ở bàn tay và bàn chân. Mặc dù có tính chất dai dẳng và dễ tái phát nhưng nếu tích cực điều trị và chăm sóc đúng cách, bạn có thể kiểm soát tổn thương da và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tốt nhất, để có phác đồ điều trị bệnh tổ đỉa tối ưu nhất, người bệnh nên đi thăm khám sớm. Độc giả có thể liên hệ với địa chỉ sau để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tổ đỉa và bài thuốc An Bì Thang:

Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam

Đừng bỏ lỡ:

2.7/5 - (7 bình chọn)

Nhờ bài thuốc Y học cổ truyền An Bì Thang, cô gái trẻ đã thoát khỏi nỗi ám ảnh vảy nến, tìm lại tự tin trong cuộc sống. Nghe cô gái này chia sẻ về hành trình điều trị.

Bình luận (52)

  1. Đức Kế says: Trả lời

    BẠN NÀO BỊ TỔ ĐỈA NÊN THỬ CHỮA NHƯ MÌNH NHÉ.

    Mình bị tổ đỉa chữa 2 năm, đi chữa khắp nơi đông, tây y mãi không khỏi. Gần đây mình có chữa theo cách dân gian và khỏi dứt điểm nên ai bị bệnh tổ đỉa giống mình thử xem có khỏi không nhé ! Mình nghĩ nếu ai bị 2,3 năm đổ lại như mình , có thể sẽ khỏi vì mình từng bị thấy rất khổ sở vì bệnh này … Cũng tùy thuộc vào cơ địa từng người nữa nhé !
    – Mỗi ngày 20 lá trầu không ( chia đôi sáng tối ) rửa sạch , cho cùng 1 thìa muối biển sạch . Đun sôi để đến khi thấy ấm vừa tay, chân thì vò nát trong nước đó và ngâm 30 ,40 phút … Chủ yếu để chất của lá trầu không ngấm vào da tay, chân
    – Sau đó đổ đi pha 1 chút nước ấm , thả 1 thìa muối sạch hòa tan rửa tráng tay để những vẩn lá trầu không trôi đi . Bởi khi lá trầu khi đun sôi , để qua đêm dính lại trên tay, chân có thể thay đổi chất cũng không tốt cho da lắm đâu nhé . Chủ yếu là ngâm tay, chân thì chất đã ngấm vào trong tay, chân bạn rồi …
    – Trong lúc rửa tay thì bạn có thể gãi những mụn nước ra , nhưng khi bình thường khi sinh hoạt thì không nên gãi , nếu ngứa quá thì bạn chỉ nên xoa để giảm bớt cơn ngứa .
    – Thuốc uống thì bạn ra hiệu thuốc bắc mua vài thang thuốc giải độc mát gan sắc ngày uống 3 lần sáng trưa tối . Nếu bận đi làm thì ngày uống 2 lần sáng và tối … Cũng có thể dùng thuốc tây giải độc gan … Uống sáng tối mỗi bữa 2 viên ( Thuốc uống chỉ dùng 1 loại không dùng kết hợp .Theo mình thì thuốc đông y hiệu quả hơn ) . Nếu đêm bạn ngứa quá dẫn đến khó ngủ thì uống 2 viên Clorpheniramin 4mg mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn giảm ngứa và dễ ngủ hơn .
    => Ăn kiêng tuyệt đối : Thịt gà , cá chép , ba ba , mắm tôm , cà pháo , cá mè , …
    Hạn chế ăn thịt chó và riềng ngan , vịt thì bỏ da nhé các bạn …
    Cơ bản hơn 1 năm trước mình chữa thuốc tây , có khi ngày tiêm 3,4 mũi bại cả mông , chữa theo cả thuốc nam thuốc bắc các kiểu không khỏi , ai mắc bệnh tổ đỉa như mình quá là khổ nên chia sẻ mọi người thôi .
    Cũng có 1 cách khác dùng thuốc đắp và bôi thuốc nhưng vì đa số là các bạn ở xa nên mình cũng không nhắc tới …
    Chúc các bạn sớm khỏi bệnh …

    1. Đông y thực says: Trả lời

      B ơi, tổ đỉa là chữa dế nhất trong các bệnh về da rồi, cách làm của bạn phức tạp quá. Thực tế là nó chỉ giảm thôi chứ chưa chắc đã khỏi hoàn toàn.

      1. Đức Kế says: Trả lời

        Đã là bệnh cơ địa thì sẽ xuất phát từ cơ địa từng người bạn ơi. Viện nào mình cũng đi rồi, thuốc thang tới mức sút mấy cân. Chữa trên dưới 20 thầy thuốc r bạn ơi .Theo mình được biết cái bệnh này cứ giải hết độc tố trong người và ngâm lá trầu 1 tháng là khỏi. Cũng tùy thuộc từng người , có những người hợp thuốc chữa thuốc tây sẽ khỏi , còn không hợp thuốc thì ko biết đến bao giờ , vậy nên mới có những người bị 5,10 năm không khỏi … Nếu mà so với 2,3 năm với 5,10 năm bị bệnh thì có bỏ ra 2 tiếng mỗi ngày để trong 1 tháng khỏi cũng ko nghĩa lý gì cả nên bạn đừng nói là phức tạp.

    2. Mầm Đá says: Trả lời

      bạn uống thuốc đông y gì thế? b khỏi chưa?

  2. Uyên Hào says: Trả lời

    M bị tổ đỉa bôi nhiều loại k khỏi. Đang tìm hiểu an bì thang. Ai dùng r cho e lời khuyên với ak

    1. Hồng Baby says: Trả lời

      Tổ đỉa cũng k khó chữa đâu. Mình đã bị và khỏi hẳn rồi. Mình khám ở trung tâm DL Đông y 123 Hoàng Ngân Hà Nội. Được bs nhuần cắt cho An bì thang. Ngày bôi 2 lần, uống 2 lần, ngâm chân 1 lần, khoảng gần 20 ngày thì nhẵn.

      1. Uyên Hào says: Trả lời

        B khỏi hẳn chưa ạ? Dùng thuốc có 20 ngày thôi ạ????

      2. Hồng Baby says: Trả lời

        Khỏi hẳn r. Nhưng k phải chỉ dùng 20 ngày đâu. 20 ngày đỡ nhưng vẫn dùng tiếp tới hết 3 tháng để ngăn tái lại. Như kiểu thuốc ks í, phải dùng đủ liều mới khỏi hẳn đc.

  3. Tôm Tít says: Trả lời

    Bà nội em có mẹo trị tổ đỉa cực hay. Bà lấy củ ráy gọt sạch bỏ rồi xắt thành từng iếng rồi giã nát. Cho vào đun với nước sôi. Lấy nước này để ngâm tay. Thê mà lại khỏi. Trên fb em có 1 bạn bị tổ đỉa lâu năm thấy em khỏi nên inbox hỏi. Ng ta làm theo cũng khỏi rồi ạ. Tùy cơ địa thôi, e k dám nói là khỏi 100%. Có duyên thì hợp thuốc ạ..

  4. Trần Thị Nhường says: Trả lời

    Sau sinh mổ thằng ku thứ 2 được nửa năm thì e thấy lòng bàn chân có mụn nước nhỏ li ti, rất ngứa. E cũng đã bôi nhiều thuốc, nhưng khỏi rồi lại bị. E tìm hiểu thì biết là bị tổ đỉa, bôi thuốc chỉ giải quyết tạm thời, vẫn phải uống. Rất mong mọi ng chỉ dẫn. Mình ở Hà Nội.

    1. Thị Tấm says: Trả lời

      Cho mấy cái lá bàng vào nôi đun dôi, cho thêm muối, lấy nước ngâm chân mỗi ngày là hết nhé

    2. Thanh Thủy says: Trả lời

      Bạn mến thương, tổ đỉa sẽ rất dễ tái phát theo chu kỳ trở thành mãn tính. Bởi thế, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách dân gian, nhưng phải dùng thêm thuốc hoặc quang trị liệu. Bạn có thể dùng bài thuốc An Bì Thang liệu trình 3 tháng. Vừa uống, bôi và ngâm chân sẽ rất nhanh khỏi. Tuy nhiên, bạn vẫn cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học nhé!
      Chúc bạn thành công!

    3. Thần bài Poker says: Trả lời

      Nếu ở Hà Nội, b đi khám bs Nhuần của Trung tâm Da liễu đông y VN. Đc 123 Hoàng Ngân. Trung tâm làm việc tất cả các ngày trong tuần, sáng từ 8h – 12h, chiều từ 13h30 – 17h30. Có khám ngoài giờ nếu đặt lịch trước.

    4. Tổ lái says: Trả lời

      Thanh lọc cơ thể bằng uống nhiều nước và ăn chay thực dưỡng rất quan trọng. Tổ đủa thì mùa hè nó sẽ bị nhiều, mùa đông tự mất hoặc bị rất ít. Bạn nên chuyển lên đà lạt, bệnh tự biến mất mà ko cần thuốc thang gì

  5. Lã Minh says: Trả lời

    Mọi người ơi ai có cách nào chữa trị tổ điểm dứt điểm mách em với ạ!E cảm ơn nhiều lắm. mấy ac bán thuốc kem trộn trên mạng ko cần comment ạ.vì em mua nhiều rồi mà vẫn ko bớt ạ.cần người có tâm. em đội ơn nhiều ạ..!.. cảm ơn mọi người ạ

    1. Lee Minho says: Trả lời

      Tổ đỉa có thể chữa được nhé, vì bạn đặt niềm tin sai chỗ thôi. Trước hết, bạn đi khám da liễu xem tổ đỉa loại nào. Mỗi loại có cách chữa khác nhau nhé.

    2. Ngô Thùy Chi says: Trả lời

      Bệnh tổ đỉa phải kiên trì đào thải bên trong tăng sức đề kháng .vừa bôi vừa uống mới đc, bạn có thể tìm hiểu bài thuốc an bì thang , bà c mình cho con bú mà vẫn dùng đc phản hồi rất tốt.

    3. Trinh Tây says: Trả lời

      Mình k bán thuốc, cũng là người từng bị tổ đỉa và dùng An Bì Thang. Đây là thuốc thảo dược nên an toàn bạn ạ, không mạnh như mình dùng corticoid hay thuốc chống viêm steriod.
      Uống thuốc này cũng tăng cả đề kháng. Trộm vía, từ ngày uống, ốm vặt cũng ít đi mà tổ đỉa cũng thuyên giảm.

  6. Nhà thuốc Long Châu says: Trả lời

    Để chữa tổ đỉa, bệnh nhân thường được ho dùng dung dịch Jarish, thuốc mỡ Eumovate hoặc Dermovate. Một số ng có thể phải dùng loratadin, citirizin. Những dòng thuốc này tuy chữa mau chóng nhưng lại không bền lâu, có nhiều tác dụng phụ.
    Mình làm dược sĩ nên cũng k bán thuốc bừa bãi cho người bệnh, thường khuyên áp dụng mẹo dân gian.
    Có thể rang ít muối hạt rồi dùng để mát xa lên da. Đun nước trầu không bánh tẻ để ngâm tay hay chân cũng rất tốt.
    Nếu mà mẹo k chữa khỏi thì hẵng nghĩ tới việc dùng thuốc

    1. Minh Đạo says: Trả lời

      Mình bổ sung thêm tí. Kết hợp lá trầu không và rau răm thì tốt hơn. ĐUn lẫn 2 loại này rồi ngầm chân tay vài lần mỗi tuần. Nhah khỏi lắm.

  7. Quốc Toản says: Trả lời

    Ac cho e hỏi, ai đã chữa khỏi bệnh tổ đỉa bằng an bì thang thì thường chữa trong tầm bao lâu khỏi ạ? E đang chữa thấy có lúc đỡ sau lại bị nặng hơn, kiểu đùn từ trong ra, bác sĩ cũng ghi rõ trong tờ hướng dẫn, nhưng giờ được tầm 2 tháng, thấy đỡ nhiều hơn những lần trước, không biết sắp khỏi chưa nên em muốn hỏi mọi người để có thêm động lực dùng thuốc ạ.

    1. Ds Lâm says: Trả lời

      Nếu bạn đang dùng An Bì Thang thì có thể yên tâm. Mỗi một phác đồ điều trị bệnh viêm da sẽ có liệu trình từ 2-3 tháng hoặc lâu hơn một chút. Ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ tiến triển nhất định:
      Giai đoạn đầu: Đây là giai đoạn thuốc hấp thu vào cơ thể và phát huy tính năng giải độc, tiêu viêm, thanh lọc cơ thể. Triệu chứng mẩn ngứa, khô rát, khó chịu sẽ bắt đầu thuyên giảm.
      Giai đoạn hai: Sau khi giải độc, thanh lọc cơ thể, bài thuốc sẽ phục hồi những tổn thương, se khít vùng da viêm, thông thường giai đoạn này sẽ diễn ra ở tháng thuốc thứ hai.
      Giai đoạn ba: Đây là thời gian quan trọng nhất, người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc để giúp các tế bào da phát triển sản sinh lớp biểu bì da mới giúp làn da bị tổn thương trở lại bình thường. Đồng thời, dùng thuốc ở giai đoạn này sẽ tăng cường sức đề kháng của người bệnh, ngăn ngừa tình trạng tái phát sau này.
      Bạn đã dùng được 2/3 quãng đường rồi, hãy cố gắng thêm một chút nữa. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
      Chúc bạn thành công!

    2. lalaland says: Trả lời

      Mình cũng đã dùng an bì thang để trị tổ đỉa bội nhiễm. Bạn nên dùng tiếp nhé, sắp khỏi rồi. Chúc bạn khỏi được giống mình

      1. Kim chi cà pháo says: Trả lời

        Theo tìm hiểu của mình bài thuốc an bì thang là do bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần trước là PGĐ bệnh viện YHCT TW sáng chế. Nên đảm bảo uy tín chất lượng.

    3. Đồng Mạnh Hùng says: Trả lời

      Hầu như bài thuốc nam nào khi mới dùng cũng có hiện tg công thuốc
      đây là điều hoàn toàn bình thg đừng thấy thế mà sợ mà bỏ thuốc
      chẳng qua là thuốc đang đùn hết độc tố ra ngoài
      sau đợt này triệu chứng sẽ giảm rồi khỏi hẳn
      bạn nên kiên trì

  8. Chuyên Thuốc Nam says: Trả lời

    EM CHUYÊN THUỐC NAM GIA TRUYỀN CHUYÊN TRỊ:
    ❌ NGỨA VIÊM DA CƠ ĐỊA
    ❌ NGỨA MỀ ĐAY
    ❌NGỨA DỊ ỨNG THỜI TIẾT
    ❌NGỨA HẬU SẢN SAU SINH
    ❌NGỨA DO NHIỄM HOÁ CHẤT,MỸ PHẨM
    ❌NGỨA DO NẤM, HĂC LÀO, VẨY NẾN
    ??Ps: Nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách sẽ dẫn đến chai lì thuốc, ngứa gây mất ngủ, khó chịu ảnh hưởng kéo dài đến tâm lý và sẹo mất thẩm mỹ.
    Liên hệ em ngay

    1. Giang Cá trê says: Trả lời

      bạn ơi, cho mình sđt hay zalo với

  9. Ds Lâm says: Trả lời

    Nhân đây, tôi cũng chia sẻ về hiện tượng nhiều người thấy bệnh tăng thêm rồi giảm hẳn khi dùng thuốc an bì thang.
    Hiện tượng này gọi là công thuốc. Do quá trình đào thải độc tố cơ thể – nơi hình thành lên bệnh. Độc tố đào thải dần dần ra ngoài, nên nhiều người cảm thấy có ngứa tăng nhẹ hoặc mẩn đỏ.
    Sau đó, cơ thể dần ổn định và hiện tượng công thuốc biến mất. Đây là dấu hiệu bạn điều trị thành công.

    1. Bắc Tiến says: Trả lời

      Có trg hợp nào điều trị bằng an bì thang mà ko bị công thuốc k ạ. k thấy ngứa hơn hay nặng hơn khi mới dùng ạ. e nghe mọi người nói điều trị đông y bị công thuốc mới tốt. cho e hỏi nếu uống mà ko thấy công thuốc thì vẫn thấy bình thường thì thuốc đó có hợp với e ko? e có nên uống tiếp ko. và cho e hỏi tại sao có ng uống vào đau hơn và có ng ko đau hơn

      1. Ds Lâm says: Trả lời

        Nếu dưới vùng da tồn tại quá nhiều độc tố, thuốc sẽ giúp đào thải hết lên nhé. Mỗi bệnh nhân có cơ địa khác nhau, lượng độc tố dưới vùng da khác nhau, nên hiện tượng công thuốc sẽ khác nhau nhé.

  10. kang ha ne says: Trả lời

    Bị tổ đỉa hay các bệnh ngoài da khác chữa bác sỹ nhuần là chuẩn rồi. Trc bác làm ở y học cổ truyền tw nổi tiếng mát tay, có tâm có tầm.

    1. Đặng Lân says: Trả lời

      Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần sinh năm 1953 tại Hà Nội. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo với tấm bằng chính quy tại Đại học Y Hà Nội, bác sĩ Nhuần đã bắt đầu chuỗi ngày “đồng hành” cùng cây thuốc, bệnh nhân.
      Năm 2016, đến tuổi về hưu, người ta những tưởng vị bác sĩ già ấy sẽ dừng lại những tháng ngày “hành thiện cứu người” để an hưởng tuổi già. Nhưng không bác sĩ Nhuần sau khi nhận được nhiều lời mời từ các bên đã chọn về với một nơi mà bà cảm thấy chất lượng, tin tưởng nhất – Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Đông y Việt Nam – Vinacare.
      Tại đây, bà lại tiếp tục được sống và làm công việc mình yêu thích nhất, gắn bó với Y học cổ truyền đến khi nào còn có thể.
      Bác cũng là người làm ra bài thuốc An Bì Thang đấy các bạn!
      Chúc bác khỏe mạnh để tiếp tục cống hiến cho người dân!

  11. Phạm Tú says: Trả lời

    Em bị tổ đỉa nhưng k có mụn nước nhưng da chân lúc nào cũng đỏ, khô cong, tróc vảy và cực kỳ rát như bị bỏng. Cho em hỏi dùng An bì thang có giải quyết đc k ạ? Chân thành cảm ơn.

    1. Koong Hoa says: Trả lời

      Có thể bạn đã bị tổ đỉa thể khô rồi, thể này chứng tỏ bạn đã bị bệnh rất lâu. Triệu chứng thường nặng hơn vào mùa Xuân. Trước tiên, bạn nên bỏ ra chút thời gian đến thăm khám tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam để nắm chắc tình hình. Bài thuốc An Bì Thang có thể xử lý tốt căn bệnh này, nhưng cần phải thực hiện chuẩn chỉ. Trường hợp của bạn có thể phải dùng thuốc tới 2 – 3 tháng, hơi lâu so với thuốc tây nhưng hiệu quả kéo dài và hạn chế tái phát.

    2. Ng. Thu Thảo says: Trả lời

      bệnh về da phần lớn nguyên nhân sâu xa là do gan bài tiết kém dẫn đến không thể thải dc qua đại tiểu tiện nên phải thải qua da dẫn đén các bệnh viêm da.. Bạn dùng thuốc bôi thì chỉ làm. Giảm nhanh triệu chứng của bệnh tại thời điểm đó chứ k trị dc tận gốc bệnh. Vì vậy mà cứ bôi thuốc là hết sau k bôi lại tái nhiễm mà còn nặng hơn lần trc. B có thể kết hợp bài thuốc An Bì Thang uống, bôi và ngâm bên ngoài. Để vừa đào thải độc tố, vừa dưỡng da.

    3. Phạm Tú says: Trả lời

      EM xin cảm ơn mọi ng ạ!

  12. chích bông says: Trả lời

    Tay em bị tổ đỉa có thuốc nào chữa không ạ!

    1. Nhà lá says: Trả lời

      Tổ đĩa dễ bị nhầm với ghẻ nước lắm. tốt nhất e nên đi khám đi.
      k đúng bệnh thì dùng thuốc hoài cũng k khỏi đâu

    2. Vũ Duy Nhật says: Trả lời

      Đúng r. Thuốc thì có nhiều loại chữa lắm.
      Chỉ sợ bạn bôi, uống…phải thuốc ko đúng bệnh ko phải bệnh sẽ trở thành nạn nhân. Lành thành què. Nên tỉnh táo tìm thầy có tâm, thuốc trị này ko đắt mà kiên trì.
      Chúc bạn mau khỏi bệnh.

  13. Hoa Hồng Tím says: Trả lời

    Mình bị viêm da cơ địa, tổ đỉa đang hơi sốt, đau giật lên cả bắp tay. Làm sao đây? Bác sĩ bảo do cơ địa ko chữa được.

    1. Ngọc Hải says: Trả lời

      Viêm da cơ đìa mà bị sốt và bị co giật sao? Khéo khi nhiễm trùng rồi. Nên đi khám ngay, đừng hỏi nhiều nữa.

    2. Hiền Mắn says: Trả lời

      Sốt có thể do nhiễm trùng rồi. Bạn có dùng thuốc hạ sốt chưa? Tốt nhất là đi viện luôn. Bình thg viêm da cơ địa k sốt đâu.

  14. Cẩm Phương says: Trả lời

    Eo ơi, nghe tổ đỉa kinh nhể. Thực ra tổ đỉa cũng là một loại chàm. Do bệnh sần sùi da, kèm các lỗ hút râu rỉ nước vàng như mồm đỉa nên các cụ gọi là tổ đỉa. Tiếng Anh gọi là Pompholyx. Ngay khi chớm bệnh, nếu bôi thuốc steriod mạnh có thể giảm rất nhanh chóng, hạn chế nứt nẻ ngứa ngáy. Còn nếu để lâu, cần các phương pháp kết hợp vừa uống thuốc vừa bôi thuốc.

    1. Cần Xa says: Trả lời

      Đúng r b, tổ đỉa cũng là chàm thôi. chỉ cần dưỡng ẩm tốt, giữ da sạch sẽ, ăn uống bổ dưỡng là đc

  15. Giàng A S says: Trả lời

    Các vị có thể dùng khế chua và muối biển để trị tổ đỉa.thái lát khế r nướng sau đó trộn với muối nướng tiếp vài phút.chờ nguội rồi đắp khế lên da bị tổ đỉa tới khi khế nguôi hẳn thì rửa lại bằng nước mát r lau khô
    làm 3 lần 1 tuần trước khi đi ngủ

    1. Khang Tú says: Trả lời

      Tôi đã dùng, rất hiệu quả. Nhưng hơi sót. nếu da bị nứt và chảy máu thì k nên dùng

  16. Nữ hoàng băng giá says: Trả lời

    Bé nhà em 4 tuổi bị tổ đỉa ở chân. Mong được mọi người chỉ cách chữa. Vì em nghe nói k đc dùng thuốc tây để chữa tổ đỉa cho trẻ dưới 5 tuổi.

    1. Tâm Liên says: Trả lời

      Đối với trường hợp trẻ bị nhẹ, mẹ có thể dùng tinh dầu khuynh diệp, tắm lá chè xanh, đắp lá khế tươi để giảm ngứa ngáy, tiêu bọng nước, cải thiện tình trạng da nóng rát, phù nề.
      Nếu trẻ bị nặng, nên đưa trẻ đi khám. Có thể hỏi bác sĩ xem có dùng được an bì thang không, vì mình thấy nhiều người dùng bảo là rất tốt. C gái mình đang cho có bú cũng dùng được, chắc trẻ con k sao.

  17. Trung Quân says: Trả lời

    Thấy nhiều ng khen bs nhuần lắm mà mình ở Vinh k đi khám đc.

    1. văn Mách says: Trả lời

      cần thì lên HN, cũng k xa Vinh lắm. nếu k thử gọi điện tư vấn xem sao. nếu ok thì ng ta sẽ gửi thuốc về tận nhà cho

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *