Rối Loạn Lo Âu Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị

Bạn luôn có xu hướng lo lắng quá mức với một vấn đề nào đó, bạn thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, có có thể bị ám ảnh hay suy nghĩ một sự kiện đến mất ngủ? Đây có thể chính là những triệu chứng cho thấy bạn đang có dấu hiệu bị rối loạn lo âu. Đây là một trong những vấn đề tâm lý đang ngày càng phổ biến và tiềm ẩn nhiều hệ lụy nguy hiểm nên cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Rối loạn lo âu là gì?

Đứng trước nơi đông người, chuẩn bị vào phỏng vấn hay chuẩn bị đến giờ thi thì lo âu là một trạng thái hết sức bình thường. Bất cứ ai cũng từng có cảm giác lo âu, lo lắng về một vấn đề nào đó trong suốt cuộc đời nhưng thường nỗi lo đó sẽ có nguyên nhân rõ ràng, thường liên quan đến các sự việc có thể xảy ra trong tương lai và có thể dự đoán được. Bên cạnh đó nỗi lo cũng sẽ chấm dứt khi sự kiện đó qua đi hoặc nếu có nhớ lại cảm giác đó cũng chỉ thoáng qua.

Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là trạng thái lo lắng, hoảng sợ quá mức mà không rõ nguyên nhân và cũng không thể kiểm soát được các cảm xúc này

Rối loạn lo âu (anxiety disorder – AD) là một vấn đề tâm lý được biểu hiện bằng trạng thái sợ hãi quá mức, thậm chí là hoảng loạn, mất bình tĩnh và bản thân người đó không thể kiểm soát được. Nỗi lo lắng có liên quan đến AD thường khá mơ hồ, không rõ ràng, không đến mức khiến họ phải lo lắng thái quá. Sự sợ hãi và lo lắng này đã lặp đi lặp lại nhiều lần và mỗi lần sẽ có xu hướng mạnh hơn, có tính khuếch tán, kèm theo rất nhiều triệu chứng thực thể khác.

Điểm khác nhau rõ ràng nhất để phân biệt giữa lo lắng bình thường và rối loạn lo âu chính là mức độ biểu hiện. Một người bình thường nếu quên họ nghĩ rằng họ quên đóng cửa họ sẽ quay trở lại để xác nhận, có thể lo lắng nhưng vẫn giữ được bình tĩnh. Người mắc chứng rối loạn lo âu có thể sẽ luôn ám ảnh rằng họ đã quên đóng cửa, hàng loạt các vấn đề có thể khiến họ liên tưởng đến chẳng hạn như trộm cắp, cháy nhà hay thậm chí là giết người có thể xảy ra trong căn nhà. Họ không chỉ quay lại một lần mà có thể là hàng chục lần bởi họ luôn bị ám ảnh rằng mình chưa khóa cửa và cũng không điều gì có thể khiến họ tin rằng mình đã khóa cửa.

cách trị mất ngủ tại nhà
Bí quyết CHẤM DỨT MẤT NGỦ cho người mất ngủ sau sinh, mất ngủ bệnh lý, mất ngủ do stress, mất ngủ do tuổi già, ... Cam kết AN TOÀN - HIỆU QUẢ!

Rối loạn lo âu thường có biểu hiện khá rõ ràng tuy nhiên một số người có thể cho rằng đó là xu hướng tính cách quá kỹ lưỡng, quá lo xa hay quá cẩn trọng. Do đó bệnh lý này thường được phát hiện khá muộn khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn và cũng khó giải quyết hơn rất nhiều.

Những dạng rối loạn lo âu điển hình thường gặp bao gồm

  • Chứng sợ khoảng rộng (Agoraphobia): trạng thái căng thẳng tột độ khi người bệnh đến những nơi đông người, nơi có không gian rộng chẳng hạn trung tâm thương hại, hầm để xe hay rạp chiếu phim. Người mắc chứng này chỉ có thể tạm yên tâm khi ở trong nhà hoặc trong phòng nơi mà họ quen thuộc.
  • Chứng sợ xã hội (Social Anxiety Disorder – SAD): người mắc chứng này thường lo lắng khi đứng trước đám dông, khi phải thuyết trình, luôn có cảm giác có người đang nhìn hoặc đang chỉ trỏ vào mình. Trong cuộc sống hằng ngày hầu hết họ cũng chỉ làm việc một mình và hạn chế ra ngoài.
  • Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder – GAD): trạng thái lo âu kéo dài dai dẳng trên 6 tháng và có thể xuất hiện ở bất cứ sự kiện tình huống nào. Người bệnh cũng thương rơi vào trạng thái kích động, sợ hãi khó kiểm soát.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-Compulsive Disorder – OCD): đây là một trong những dạng thường gặp nhất. Người mắc chứng OCD thường có những ám ảnh mang tính cưỡng ép, bắt buộc phải thực hiện, có tính nghi thức. Chẳng hạn như lo lắng rằng chưa tắt bếp nên cứ đi ra đi vào kiểm tra, ám ảnh về sự sạch sẽ khiến họ có thể rửa tay hàng trăm lần một ngày..
  • Rối stress sau chấn thương (Posttraumatic Stress Disorder – PSD): nỗi ám ảnh bắt nguồn từ các sự kiện kinh hoàng trong quá khứ kéo dài đến thời điểm hiện tại. Cơn hoảng loạn lo âu có thể xuất hiện khi họ thấy có sự kiện tương tự xuất hiện hoặc theo cả vào giấc ngủ, ám ảnh mọi vấn đề trong đời sống.
  • Chứng sợ chuyên biệt (Specific Phobia): ám ảnh với các vấn đề cụ thể,  chẳng hạn ngất xỉu khi thấy máu, thấy một con vật nào đó.

Dù có nhiều dạng rối loạn lo âu nhưng biểu hiện chung của bệnh lý này vẫn là trạng thái lo âu, sợ hãi quá mức. Hiểu rõ được nguyên nhân, bản chất vấn đề sẽ giúp bạn có hướng giải quyết hiệu quả hơn.

Biểu hiện của chứng rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu thường rất dễ nhận biết bởi được biểu hiện qua cả về hình thái cơ thể, biểu hiện trên khuôn mặt, lời nói, ngữ khí.. Bản chất của chứng bệnh này chính là họ không thể kiểm soát được sự sợ hãi của bản thân, đây cũng là một yếu tố cơ bản giúp bạn nhận diện rối loạn lo âu sớm hơn.

Rối loạn lo âu
Xung quanh bệnh nhân có rất nhiều thứ khiến họ hoảng sợ đến nhạt thở hay thậm chí là ngất xỉu

Cụ thể một số dấu hiệu điển hình của rối loạn lo âu bao gồm

  • Lo lắng thái quá về một vấn đề nào đó không rõ nguyên nhân hoặc có nguyên nhân nhưng rất mơ hồ, không đến mức phải loạn như vậy
  • Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, thường gặp ác mộng trong giấc ngủ
  • Khi gặp các vấn đề kích hoạt rối loạn lo âu sẽ có trạng thái tim đập mạnh, hoảng loạn, toát mồ hôi, buồn nôn, chân tay run rẩy, đứng không vững, khó thở, mặt xanh xao, đau ngực thậm chí có thể ngất xỉu
  • Đa nghi về mọi thứ xung quanh, bao gồm cả chính bản thân mình
  • Dễ mất kiên nhẫn, luôn tưởng tượng quá mức về các tình huống có thể xuất hiện
  • Cầu toàn quá mức, đặc biệt ở bệnh nhân OCD
  • Ngại giao tiếp, thường thích làm việc độc lập
  • Bồn chồn, luôn có mỗi nỗi lo lắng mơ hồ
  • Dễ kích động, khi rơi vào trạng thái này có thể khó kiểm soát cảm xúc
  • Dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, thường xuyên căng cơ
  • Thường có những suy nghĩ tiêu cực
  • Ở những bệnh nhân OCD có xu hướng kiểm tra quá mức về mọi thứ, rửa tay nhiều đến mức tróc da tay vì nghi ngờ tay có nhiều vi khuẩn
  • Thường dễ gặp trở ngại trong việc giao lưu, kết bạn hay đến những môi trường mới

Thường các triệu chứng từ lo lắng, hoảng loạn được xác nhận là rối loạn lo âu khi đã kéo dài trên 8 tháng. Bệnh nhân có thể được yêu cầu làm một số bài test từ bác sĩ tâm lý, tâm thần cũng như trao đổi thêm về tiền sử tâm lý để xác nhận chính xác nhất hình trạng bệnh.

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu

Hiện tại vẫn chưa thể xác định chính xác đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng lo lắng quá mức. Tuy nhiên có thể tạm xác nhận một số yếu tố nguy cơ, trong đó có thể liên quan đến các yếu tố thiếu hụt dưỡng chất trong não bộ, yếu tố di truyền và môi trường tác động hoặc cũng có thể do các bệnh lý trước đó gây ra.

Rối loạn lo âu
Thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh được coi là một trong những nguyên nhân gây rối loạn lo âu

Cụ thể các yếu tố nguy cơ của rối loạn lo âu bao gồm

  • Yếu tố sinh học: một số nghiên cứu đã chỉ ra ở những bệnh nhân rối loạn lo âu khi kiểm tra não bộ thường có chung sự thiếu hụt hoặc rối loạn ở các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonin và norepinephrine. Tuy nhiên vẫn chưa thể xác định tác nhân cụ thể
  • Di truyền: các nghiên cứu tại Mỹ cũng đã chỉ ra nếu cha mẹ hay những người mắc chứng bệnh này hoặc các  dạng rối loạn tâm thần khác thì con cũng có nguy cơ cao bị rối loạn lo âu. Ngoài ra đây cũng có thể là xu hướng tính cách của con được “kế thừa” từ cha mẹ kết hợp các tác nhân từ bên ngoài để hình thành bệnh.
  • Tổn thương tâm lý: đây cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn lo âu ở rất người. Chẳng hạn như tai nạn giao thông thảm khốc, bắt cóc, mất đi người thân đều có thể ám ảnh tâm lý của người đó khiến họ chìm đắm trong bóng đen quá khứ và không thoát ra được. Chẳng hạn một người từng bị cháy nhà sẽ sinh ra các ám ảnh quá mức về vấn đề củi lửa, sợ quá khứ sẽ lặp lại một lần nữa.
  • Bệnh lý: thường gặp ở những người mắc bệnh mãn tính, mắc bệnh nặng, mắc các bệnh phải điều trị trong một thời gian dài. Chẳng hạn một người từng phải tiêm trong thời gian này sẽ nảy sinh nỗi ám ảnh quá mức về kim tiêm.
  • Một số nguyên nhân khác: người bị căng thẳng, stress, mất ngủ trong thời gian dài; người gặp các vấn đề tâm lý trước đó.

Người bị rối loạn lo âu, mất ngủ cũng có xu hướng tìm đến các loại thuốc an thần hay chất kích thích để thay đổi được tâm trạng của họ. Tuy nhiên điều này làm làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn đồng thời dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm khác như nghiện ngập, ngày càng khó kiểm soát tâm trí hơn.

Hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh là một trong số yếu tố quan trọng hàng đầu để có thể điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên quá trình này đòi hỏi phải có sự hợp tác, chia sẻ từ chính bệnh nhân bởi đây là một vấn đề tâm lý, không thể thực hiện các biện pháp xét nghiệm, kiểm tra để xác định nguyên nhân.

Hướng điều trị rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu gây ra rất nhiều hệ lụy xấu về cả sức khỏe và chất lượng đời sống. Do gặp các vấn đề về giao tiếp, họ thường có xu hướng làm việc độc lập, khó khăn trong việc chia sẻ các vấn đề của mình với người khác. Tỷ lệ bệnh nhân từ rối loạn lo âu dẫn tới trầm cảm là rất cao do tâm trí người bệnh bị bó buộc, không thể chia sẻ, không thể thoát ra được.

Bên cạnh đó rối loạn lo âu cũng làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như các bệnh về tim mạch, huyết áp, bệnh về tiêu hóa.. Tình trạng mất ngủ kéo dài thường xuyên do nỗi ám ảnh đi vào cả giấc mơ cũng khiến sức khỏe ngày càng suy kiệt, tinh thần thiếu minh mẫn, kém tập trung khiến chất lượng cuộc sống, trí não, tinh thần ngày càng giảm sút nghiêm trọng.

Điều trị bằng thuốc

Cần hiểu rằng, lo âu là cảm xúc và rối loạn lo âu là một vấn đề tâm lý, không phải là một căn bệnh thực thể như các dạng tổn thương khác. Không thuốc nào có thể khiến những cơ lo lắng biến mất mãi mãi, khiến chúng ta đột ngột quên đi nỗi buồn, có chăng thì là các chất kích cũng chỉ giúp được một phần nào đó và sau đó tinh thần sẽ trì trệ trở lại. Tuy nhiên tuyệt đối không được dùng chất kích thích với bất cứ trường hợp nào.

Rối loạn lo âu
Việc điều trị bằng thuốc chỉ giúp ổn định tạm thời cảm xúc của bệnh nhân

Tùy tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể xem xét chỉ định một số loại thuốc phù hợp. Thường là các loại thuốc an thần như Alprazolam (xanax), chlordiazepoxide (librium) hay lorazepam (ativan).. để ổn định giấc ngủ, tăng cường sự tập trung cho người bệnh hơn vào ban ngày. Ngoài ra các thuốc chống trầm cảm như Fluoxetine (prozac) , imipramine (tofranil), paroxetine (paxil), cũng được chỉ định để giảm trạng thái lo lắng quá mức cho bệnh nhân. Ngoài ra các thuốc nhóm thuốc chống lo âu và thuốc ức chế beta cũng được chỉ định.

Người bệnh có thể phải dùng thuốc trong 6 tháng hoặc 1 năm tùy theo tình trạng bệnh. Nếu thấy trạng thái rối loạn lo âu của bệnh nhân ổn hơn, bác sĩ có thể giảm liều thuốc, thay thuốc liều nhẹ hơn để giảm các tác dụng phụ không tốt. Tuy nhiên người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được lạm dụng các loại thuốc này vì có thể làm bệnh trầm trọng hơn.

Nếu liên quan đến các vấn đề giấc ngủ bạn cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp tăng tuần hoàn máu não, đem đến giấc ngủ sâu để thay thế cho thuốc an thần sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo có sự chấp thuận từ bác sĩ chuyên môn.

Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý được đánh giá là một trong những biện pháp hiệu quả nhất với bệnh nhân bị rối loạn lo âu, đặc biệt với những người mắc bệnh có liên quan đến các vấn đề từ quá khứ. Bản chất của trị liệu chính là giúp bệnh nhân hiểu rõ được vấn đề của bản thân, hiểu rằng nỗi lo đó là vô lý đồng thời giúp bệnh nhân có thể kiểm soát được cảm xúc của mình khi đối diện với nỗi sợ.

Rối loạn lo âu
Tâm lý trị liệu được đánh giá là một trong những biện pháp hiệu quả cho bệnh nhân rối loạn lo âu

Không chỉ đơn giản là trò chuyện, các biện pháp trị liệu tâm lý sẽ hướng bệnh nhân tới đối diện với sự sợ hãi. Bởi chỉ khi dám đối diện thì nỗi sợ hãi đó mức thực sự giảm dần và biến mất. Mỗi chúng ta khi sợ hãi hay lo lắng một điều gì đó bởi luôn muốn né tránh, đối diện với nó. Chính vì vậy khi đã dám đối mặt thì sự lo lắng đó cũng không còn, nỗi ám ảnh cũng dần được buông bỏ.

Chẳng hạn với bệnh nhân mắc chứng sợ xã hội sẽ được sắp xếp các buổi hoạt động nhóm với các bệnh nhân tượng tự để học cách giao tiếp, đứng trước đám đông. Bệnh nhân sợ khoảng rộng sẽ được yêu cầu đi đến rạp chiếu phim, ban đầu có thể đi cùng người thân, sau đó dần tiến triển lên đi một mình. Dần dần bệnh nhân sẽ giảm được nỗi sợ hãi và hòa nhập với xã hội như bao người bình thường khác.

Tùy vào tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị riêng cho từng người. Tuy nhiên quá trình này cũng không hề đơn giản nếu bệnh nhân rối loạn lo âu không thể kết nối, không có sự tin tưởng với các chuyên gia. Có những bệnh nhân vẫn phải gặp gỡ bác sĩ định kỳ, đặc biệt là bệnh nhân OCD hầu hết chỉ có thể giảm được các triệu chứng chứ không thể loại bỏ hoàn toàn tính cưỡng chế trong hành vi của mình.

Thiền và yoga

Thiền và yoga cũng là liệu pháp rất tốt để giúp bệnh nhân rối loạn lo âu có thể lấy lại sự cân bằng từ trong tâm trí, từ đó có thể kiểm soát dần được cơn hoảng loạn, bình tĩnh hơn trước các tình huống có liên quan đến nỗi lo lắng quá mức. Thông qua việc kiểm soát hơi thở, yoga giúp toàn bộ trí não, cơ thể được thư giãn, đem đến giấc ngủ sâu cùng rất nhiều lợi ích khác cho não bộ và sức khỏe.

Rối loạn lo âu
Yoga đem đến giấc ngủ ngon đồng thời có thể kiểm soát cảm xúc bệnh nhân tốt hơn

Chẳng hạn bạn có thể thấy khi lo lắng bạn sẽ bị thở nhanh, đau tức ngực từ đó trở nên mất bình tĩnh, không thể tập trung được suy nghĩ và mất kiểm soát trong các hành vi tiếp theo. Tuy nhiên yoga hoàn toàn có thể giúp bạn cải thiện việc này bằng các bài học kiểm soát nhịp thở của bản thân, điều này có thể giúp bạn bình tĩnh hơn trước mọi tình huống hoặc sẵn sàng đối mặt với nó.

Ngoài ra luyện tập yoga trước khi đi ngủ cũng là biện pháp tuyệt vời để bạn có giấc ngủ sâu và ngon hơn, hạn chế được những cơn ác mộng và tiếp thêm năng lượng vào ngày hôm sau.

Thay đổi lối sống tích cực hằng ngày

Thực tế bản thân chính người bệnh có thể hiểu rằng nỗi sợ của họ là vô lý nhưng lại không có cách nào ngừng nghĩ đến nó được. Chính điều này đã khiến tâm trạng của người bệnh trì trệ hơn, không tìm được lối thoát và ngày càng trở nên một mình.

Rối loạn lo âu
Vận động mỗi ngày, chia sẻ nhiều hơn đều mà những điều cần thiết cho bệnh nhân rối loạn lo âu

Khi bạn sống lành mạnh hơn, vui vẻ hạnh phúc hơn có thể làm tăng các dopamine, serotonin và norepinephrine – những hormone bị thiếu hụt trong bộ não của những người bị rối loạn lo âu, nhờ đó cũng góp phần cải thiện dần được bệnh. Do đó bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây

  • Rèn luyện thói quen đi ngủ sớm hằng ngày
  • Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày cũng giúp tăng cường sản sinh những hormone hạnh phúc cho cơ thể
  • Tránh xa chất kích thích, cafein, thuốc lá, bia rượu
  • Học cách giao tiếp, nói chuyện, chia sẻ với người thân nhiều hơn, xin sự giúp đỡ khi cần thiết, chẳng hạn người sợ khoảng rộng có thể nhờ người thân đi cùng đến siêu thị để giảm cảm giác sợ hãi hơn
  • Học cách thư giãn thông qua việc đọc sách, xem phim hay học những bộ môn mới
  • Học cách đối diện với sự sợ hãi, hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất
  • Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh hơn, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, và các thực phẩm lành mạnh
  • Ghi chép lại những cảm xúc, hành vi và suy nghĩ của bản thân hằng ngày
  • Trao đổi với bác sĩ một cách trung thực để tìm kiếm được hướng giải quyết phù hợp nhất

Rối loạn lo âu là một bệnh tâm lý nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Bất cứ ai cũng có thể bị rối loạn lo âu nếu không tìm được cách giải tỏa những lo lắng, cảm xúc của chính mình. Mỗi người nên dành thời gian để tưới mát cho tâm hồn, yêu thương chính bản thân mình để phòng tránh tối đa nguy cơ gặp các vấn đề về tâm lý như rối loạn lo âu.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (4 bình chọn)

Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung bị mất ngủ kinh niên suốt 7 năm đã tìm được giấc ngủ ngon sau 1 liệu trình sử dụng bài thuốc thảo dược quý. [Tham khảo kinh nghiệm]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *