Đau Vai Gáy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Đau vai gáy có thể liên quan đến áp lực, căng thẳng, bong gân hoặc các chấn thương liên quan đến vai gáy. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một cơn đau tim, đột quỵ hoặc các tình trạng y tế cần được điều trị ngay lập tức.

đau mỏi vai gáy
Đau mỏi vai gáy có thể liên quan đến chấn thương hoặc áp lực lên đốt sống cổ

Nguyên nhân đau vai gáy?

Hầu hết các nguyên nhân đau vai gáy thường liên quan đến chấn thương, áp lực tác động lên khu vực này hoặc do các tư thế xấu gây ra. Các nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến hiện tượng đau vai gáy thường bao gồm:

1. Tư thế xấu

Tư thế xấu khi nằm ngủ hoặc khi giữ cổ ở một vị trí sai trong một thời gian dài có thể gây áp lực, căng thẳng lên các gân và cơ ở cổ. Điều này có thể gây đau mỏi vai gáy và tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.

Các tư thế và hoạt động thường ngày có thể làm tăng nguy cơ đau vai gáy thường bao gồm:

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.
  • Ngủ trên gối quá cao
  • Có thói quen nghiến răng vào ban đêm
  • Ngồi trước máy tính hoặc điện thoại quá lâu khiến cơ cổ bị căng về phía trước hoặc sang hai bên
  • Đột ngột chuyển động cổ khi chơi thể thao hoặc tập thể dục

2. Chấn thương mô mềm

Thuật ngữ mô mềm được sử dụng để phân biệt với các mô cứng liên quan đến xương và sụn. Các mô mềm thường bao gồm cơ, gân và dây chằng. Đau mỏi vai gáy có thể liên quan đến chấn thương các mô mềm ở khu vực này.

Tình trạng này có thể dẫn đến các cơn đau ở vai gáy và các dấu hiệu khác như:

  • Cứng cổ hoặc khu vực vai gáy
  • Đau đầu
  • Co thắt cơ bắp

3. Chấn thương cơ chóp xoay

Cơ chóp xoay (Rotator cuff ) là một nhóm gồm 4 gân giữ cánh tay trên kết nối với xương bả vai. Do đó, bất cứ chấn thương, tổn thương hoặc do các hoạt động lặp lại thường xuyên đều có thể gây đau mỏi vai gáy. Một chấn thương bất ngờ ở cơ chóp xoay sẽ dẫn đến triệu chứng đau vai gáy dữ dội và có thể gây yếu ở cánh tay.

Bên cạnh đó, quá trình thoái hóa khớp tự nhiên cũng có thể góp phần gây tổn thương cơ chóp xoay. Quá trình lão hóa hạn chế lượng máu cung cấp đến cơ chóp xoay, hạn chế các hoạt động và tăng nguy cơ hình thành các gai xương tại khớp. Tình trạng này có thể gây khó khăn cho các hoạt động yêu cầu vươn tay lên cao hoặc phía sau, chẳng hạn như chải tóc.

đau vai gáy
Các áp lực, chấn thương ở cơ chóp xoay có thể gây đau vai gáy

4. Chấn thương cổ do chuyển động đột ngột

Một số chuyển động đột ngột ở cổ có thể gây rách các cơ, gân và dây chằng. Tình trạng này có thể xảy ra sau một tai nạn hoặc va chạm trực tiếp vào cổ.

Các nguyên nhân phổ biến khác có thể bao gồm:

  • Va chạm trong thể thao
  • Té ngã
  • Bị tấn công vào đầu, vai gáy và cổ

Các dấu hiệu chấn thương có thể mất khoảng 24 giờ hoặc lâu hơn để xuất hiện. Dấu hiệu phổ biến thường bao gồm:

  • Cứng khớp và đau cổ
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Tầm nhìn kém
  • Thường xuyên mệt mỏi

Hầu hết các trường hợp đau mỏi vai gáy do chuyển động đột ngột có thể tự cải thiện trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng và gây đau đầu mãn tính trong nhiều năm sau đó.

5. Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là sự hao mòn tự nhiên cấu trúc ở đốt sống cổ bao gồm đĩa đệm, sụn và các xương đốt sống. Đây là một tình trạng rất phổ biến và ảnh hưởng đến khoảng 85% người trên 60 tuổi.

Khi cơ thể lão hóa tự nhiên, các đĩa đệm bị mất nước trở nên cứng hơn. Điều này cũng làm tăng ma sát giữa các đốt sống, kích hoạt niêm mạc khớp dẫn đến đau mỏi vai gáy và một số bệnh viêm khớp khác.

Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ phổ biến thường bao gồm gây đau mỏi ở cổ và cứng khớp. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể chèn ép lên các dây thần kinh và ảnh hưởng đến chức năng vai, gáy của người bệnh.

hiện tượng đau vai gáy
Thoái hóa đốt sống cổ là nguyên nhân phổ biến có thể gây ra hiện tượng đau vai gáy

6. Các dây thần kinh bị chèn ép

Tình trạng chèn ép các dây thần kinh ở cổ có thể gây đau đớn khu vực cổ gáy và lan tỏa đến vai. Tình trạng này thường xuất phát từ các thay đổi ở cột sống cổ do thoái hóa hoặc do chấn thương gây ra.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến có thể bao gồm:

  • Đau mỏi cổ và vai gáy
  • Ngứa ran hoặc tê nhức ở các ngón tay và bàn tay
  • Mất sức lực ở cánh tay và vai

7. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng các đĩa đệm tại các đốt sống cổ mất nước, co lại hoặc rời khỏi vị trí ban đầu. Tình trạng này làm tăng nguy cơ ma sát giữa các đốt sống và có thể khiến nhiều đĩa đệm bị tổn thương cùng một lúc.

Các dấu hiệu nhận biết phổ biến bao gồm:

  • Đau vai gáy và cổ
  • Tê hoặc ngứa ran ở khu vực bị ảnh hưởng
  • Có cảm giác nóng rát ở cổ
đau nhức vai gáy là bệnh gì
Thoát vị đĩa đệm dẫn đến các cơn đau vai gáy và tình trạng cứng cổ

8. Chấn thương đám rối ở cánh tay

Đám rối ở cánh tay là một tổ hợp các dây thần kinh kết nối tủy sống ở cổ và bàn tay. Do đó, một chấn thương hoặc áp lực lên các đám rối này có thể dẫn đến đau đớn ở cổ, vai gáy và cả cánh tay.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này thường bao gồm tai nạn giao thông, va chạm khi chơi thể thao hoặc do lực tác động trực tiếp lên khu vực bị tổn thương.

9. Đau tim

Mặc dù không phổ biến nhưng đôi khi đau vai gáy có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim hoặc các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Các triệu chứng liên quan khác có thể bao gồm đau, tê ở cổ, lưng, thái dương hàm và đau đột ngột ở ngực.

Gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh tim mạch.

10. Đột quỵ

Đau vai gáy đôi khi có thể là dấu hiệu đột quỵ và là dấu hiệu đột quỵ phổ biến nhất ở những người dưới 50 tuổi. Các triệu chứng phổ biến khác thường bao gồm:

  • Tê yếu tay
  • Gặp khó khăn khi nói và nói chậm rãi
  • Có vấn đề về thị lực, mắt mờ
  • Gặp khó khăn khi đi lại

Nếu có dấu hiệu đột quỵ, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức để tránh rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng.

nguyên nhân đau vai gáy
Nguyên nhân đau vai gáy có thể liên quan đến đau tim hoặc đột quỵ

Triệu chứng đau vai gáy

Tình trạng đau vai gáy có thể không giống nhau về cường độ, vị trí và thời gian của cơn đau. Các dấu hiệu nhận biết phổ biến có thể bao gồm:

  • Đau đớn: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương. Tình trạng này có thể gây cứng cổ và hạn chế phạm vi chuyển động của vai.
  • Mất sức mạnh: Đau cổ vai gáy có thể liên quan đến các chấn thương cơ, xương và các dây thần kinh. Điều này có thể dẫn đến suy giảm sức mạnh ở cánh tay và vai.
  • Tê hoặc mất cảm giác: Nếu các dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh có thể bị bầm tím, tê, ngứa ran hoặc mất cảm giác ở cánh tay, bàn tay.
  • Sưng: Các chấn thương như trật khớp hoặc viêm khớp vai có thể dẫn đến sưng đau, vai gáy và cả cánh tay.
  • Thay đổi màu sắc da: Tình trạng da chuyển sang màu xanh hoặc trắng có thể là dấu hiệu động mạch hoặc tĩnh mạch bị tổn thương. Điều này có thể liên quan đến bệnh viêm khớp vai hoặc các tổn thương đến cấu trúc vai.

Chẩn đoán hiện tượng đau vai gáy

Để chẩn đoán tình trạng đau cổ vai gáy bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng, tiền sử bệnh lý và các chấn thương liên quan. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung như:

  • X – quang: Hình ảnh thông qua X – quang có thể phản ánh không gian bên trong các đốt sống, xương, khối u, tình trạng nứt vỡ, tổn thương và mất ổn định ở cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là một thủ tục không xâm lấn, có thể giúp bác sĩ quan sát các yếu tố thần kinh, gân và dây chằng.
  • CT scan: Xét nghiệm này đôi khi có thể được chỉ định để thay thế MRI.
  • Nghiên cứu điện sinh lý: Điện cơ (EMG) và tốc độ dẫn truyền thần kinh (NCV) đôi khi có thể được sử dụng để chẩn đoán đau cổ vai gáy và đau, tê, ngứa cánh tay.

Biện pháp điều trị đau vai gáy

Hầu hết các trường hợp, tình trạng đau mỏi vai gáy có thể tự cải thiện trong vài ngày. Tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bao gồm:

đau cổ vai gáy
Thực hiện các tư thế đúng có thể cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Việc nghỉ ngơi trong 1 – 2 ngày có thể hỗ trợ chữa lành các mô bị tổn thương. Điều này có thể hạn chế tình trạng cứng khớp và co thắt cơ bắp. Tuy nhiên, người bệnh không nên dành thời gian nghỉ ngơi liên tục trong nhiều ngày. Bởi vì không hoạt động quá nhiều có thể gây suy yếu các cơ bắp, gây cứng khớp và ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường.
  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Liệu pháp chườm lạnh có thể hạn chế viêm và giảm đau. Người bệnh có thể chườm đá trong 24 – 48 giờ sau khi cảm thấy các cơn đau để ngăn ngừa các cơn đau. Bên cạnh đó chườm nóng có thể thúc đẩy lượng máu lưu thông và giúp cột sống cổ thư giãn.
  • Kéo giãn cổ: Thực hiện các động tác kéo dài, giãn cổ có thể hạn chế tình trạng đau mỏi và giúp khôi phục sự linh hoạt ở các đốt sống cổ.
  • Sử dụng thuốc không theo toa: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen và Naproxen có tác dụng giảm viêm và hỗ trợ cải thiện các cơn đau vai gáy.

Tuy nhiên, đôi khi các biện pháp khắc phục tại nhà có thể không mang lại hiệu quả giảm đau vai gáy. Một số trường hợp người bệnh có thể cần điều trị y tế để cải thiện các cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng.

Các phương pháp điều trị y tế phụ thuộc vào nguyên nhân và bệnh lý dẫn đến các cơn đau. Bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp như:

  • Sử dụng thuốc giãn cơ
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Tiêm thuốc trực tiếp vào cổ
  • Vật lý trị liệu
  • Phẫu thuật

Phòng ngừa tình trạng đau mỏi vai gáy

Để ngăn ngừa tình trạng đau cổ vai gáy người bệnh cần kiểm tra các yếu tố nguy cơ để có biện pháp điều trị phù hợp. Luyện tập thể dục thể thao đúng phương pháp để tránh các chấn thương ở vai gáy.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể lưu ý một số lời khuyên phòng ngừa đau vai gáy bao gồm:

  • Thực hiện các tư thế tốt để ngăn ngừa đau nhức và các áp lực có thể tác động lên vai, cổ, gáy.
  • Không thực hiện các thao tác, hoạt động không có kỹ năng hoặc có nguy cơ chấn thương cao.
  • Sử dụng dây an toàn hoặc các thiết bị an toàn phù hợp khi chơi thể thao.
  • Luyện tập các bài tập tăng cường sự linh hoạt ở cơ và các đốt sống cổ để ngăn ngừa co thắt, cứng cổ hoặc đau mỏi vai gáy. Đôi khi thực hiện một số bài tập cũng có thể điều trị các cơn đau.
  • Thay đổi thói quen làm việc và các hoạt động hàng ngày để tránh các căng thẳng, áp lực tác động lên đốt sống cổ. Dành thời gian để các đốt sống cổ nghỉ ngơi và hoạt động sau mỗi 1 giờ đồng hồ để tăng tính linh hoạt ở các khớp.

Đau vai gáy thường liên quan đến áp lực, lạm dụng và tổn thương đến cơ hoặc các đốt sống cổ. Tình trạng này có thể được cải thiện khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc thực hiện các bài tập tăng cường cổ. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến các nguyên nhân y tế và cần điều trị phù hợp để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

5/5 - (2 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *