Viêm lợi là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nội dung bài viết
Viêm lợi là một vấn đề về nha khoa không quá nguy hiểm nhưng nếu thường xuyên tái phát sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống và có thể khiến chân răng bị yếu, thậm chí rụng răng. Để điều trị tình trạng này triệt để, cần kết hợp loại bỏ nguyên nhân và dùng thuốc kháng sinh hay các loại thuốc bôi trong trường hợp bị viêm lợi nặng.
Viêm lợi là gì?
Viêm lợi là tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng ở vùng bao bọc quanh chân răng. Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng hoặc do thay đổi hormone, hút thuốc lá nhiều…
Hầu hết các trường hợp bị viêm lợi thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan bởi nếu tình trạng này kéo dài có thể gây áp xe nướu, rụng răng.
Các loại viêm lợi
Bệnh viêm lợi được chia thành 2 dạng chính gồm:
- Viêm lợi cục bộ: Tổn thương không gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân nhưng lại dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi
- Viêm cận răng: Chứng viêm này ảnh hưởng đến cấu trúc bảo vệ răng. Tổn thương ăn sâu và lan rộng khiến lợi bị đau nhức khó chịu. Tuy nhiên sau khi được chữa khỏi thì khả năng tái phát không cao.
Nguyên nhân gây viêm lợi
Bạn có thể bị viêm lợi vì những nguyên nhân dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Răng miệng không được chú trọng vệ sinh sạch sẽ, đánh răng không đúng cách có thể khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong khoang miệng. Chúng phá hủy các mô và gây nhiễm trùng lợi.
- Hút thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại. Chúng có thể gây kích ứng cho lợi và làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm lợi.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Lạm dụng bia rượu, ăn nhiều đồ ngọt, thường xuyên uống nước đá lạnh, sử dụng thức ăn khi còn quá nóng, ăn cay… Tất cả những thói quen không tốt trong ăn uống này đều có thể gây ra nhiều vấn đề về răng miệng, trong đó có viêm lợi.
- Thay đổi hormone: Phụ nữ mang thai, người trong độ tuổi mãn kinh có sự thay đổi lớn về hormone. Điều này có thể khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật có hại trong khoang miệng phát triển mạnh làm tổn thương đến lợi.
- Tụt lợi: Chứng viêm lợi có thể xảy ra thường xuyên ở những người bị tụt lợi. Nguyên nhân là do lợi và răng không khít khiến cho thức ăn bám vào chân răng gây hình thành mảng bám và nuôi dưỡng vi khuẩn phát triển. Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho lợi bị viêm.
- Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chống trầm cảm kéo dài có thể gây giảm tiết nước bọt. Từ đó dẫn đến khô miệng, hình thành mảng bám trên răng và kích thích vi khuẩn tấn công vào lợi.
- Thường xuyên dùng thức ăn mềm: Thói quen sử dụng các thức ăn quá mềm sẽ khiến cho răng hàm ít hoạt động. Điều này khiến cho cấu trúc bảo vệ răng dần yếu đi và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, trong đó có viêm lợi.
Dấu hiệu viêm lợi
Chứng viêm lợi thường phát triển âm thầm và gây ra một số triệu chứng sau:
- Ban đầu người bệnh có thể thấy miệng có mùi hôi khó chịu mặc dù đã đánh răng sạch sẽ
- Vùng lợi bị viêm có biểu hiện sưng to, đỏ nhẹ hoặc đỏ sậm
- Đau khi chải răng
- Có thể bị chảy máu khi đánh răng hoặc có tác động mạnh
- Núm lợi bị viêm sưng to, không bám sát vào cổ răng
Trường hợp bị viêm lợi nặng kéo dài có thể tiến triển thành viêm quanh răng và khiến lợi bị tụt nhiều. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như viêm quanh răng, áp xe lợi, tiêu xương ổ răng khiến răng bị lung lay hoặc bị rụng.
Cách điều trị viêm lợi
Để chữa viêm lợi, bạn có thể áp dụng các mẹo tự nhiên hoặc dùng thuốc theo đơn bác sĩ trong trường hợp bị viêm lợi nghiêm trọng. Dưới đây là những cách trị bệnh đang được áp dụng:
1. Mẹo trị viêm lợi từ dân gian
Trong dân gian có nhiều mẹo chữa viêm lợi tại nhà hay đang được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng. Những cách này thích hợp cho những người bị viêm lợi nhẹ. Chúng khá an toàn nhưng lại cho tác dụng chậm. Vì vậy, khi thực hiện bạn nên kiên trì áp dụng trong vài ngày liên tục.
– Bài thuốc trị viêm lợi từ gừng:
Gừng sở hữu đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên. Các thành phần gingerol hay shogaol được tìm thấy trong loại gia vị này có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm hay virus gây viêm lợi, đồng thời giảm hiện tượng sưng viêm, làm nhanh lành tổn thương.
Ngoài ra, các hoạt chất trong gừng còn giúp giảm đau nhức lợi và kích thích lưu thông máu qua khu vực bị viêm, ngăn ngừa phát sinh mùi hôi khó chịu ở miệng khi bị viêm lợi.
Cách sử dụng:
- Bạn lấy 1 nhánh gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch, bằm nhuyễn
- Đun sôi 300ml nước rồi bỏ gừng vào nấu trong khoảng 10 phút
- Cuối cùng, thêm vào vài hạt muối ăn, quậy tan rồi tắt bếp
- Lọc lấy nước gừng để nguội bớt rồi ngậm trong miệng 1 – 2 phút trước khi nuốt.
– Súc miệng bằng tinh dầu xả
Tinh dầu xả được sử dụng thay thế cho nước súc miệng giúp chống lại tình trạng viêm lợi một cách tự nhiên. Loại tinh dầu này chứa các hoạt chất có khả năng chống viêm , tiêu diệt vi khuẩn trú ẩn trong khoang miệng và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám.
Sử dụng tinh dầu sả súc miệng thường xuyên không chỉ giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm lợi mà còn giúp hơi thở thơm mát hơn, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho răng miệng.
Cách sử dụng:
- Lấy 3 giọt tinh dầu sả pha loãng với 225ml nước lọc, dùng thìa khuấy lên cho đều
- Sử dụng hỗn hợp này ngậm và súc miệng vài phút
- Sau cùng lấy nước sạch súc miệng lại
- Thực hiện cách này mỗi ngày 2 – 3 lần để lại bớt sưng viêm, đau nhức.
– Trị viêm lợi bằng búp ổi non
Sử dụng búp ổi non cũng là một cách chữa viêm lợi tại nhà đơn giản. Nguyên liệu này chứa nhiều tanin có tác dụng kháng viêm, làm se khô bề mặt nướu bị tổn thương, ngăn chặn sự hình thành của vết loét.
Để chữa viêm lợi, bạn có thể lấy búp ổi non nhai trực tiếp rồi nuốt nước hoặc dùng nguyên liệu này nấu nước súc miệng. Ngoài ra, có thể dùng búp ổi làm thuốc đắp ngoài theo hướng dẫn dưới đây:
- Hái 2 – 3 búp ổi non, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng để diệt khuẩn
- Bỏ búp ổi vào cối giã nát chung với vài hạt muối ăn
- Dùng hỗn hợp vừa giã đắp trực tiếp vào vùng lợi bị viêm mỗi ngày 2 lần
- Kiên trì áp dụng vài ngày sẽ thấy tình trạng sưng viêm lợi được cải thiện đáng kể
– Điều trị viêm lợi bằng mật ong
Với thành phần vitamin E và chất chống oxy hóa dồi dào, mật ong hoạt động như một phương thuốc kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên. Nó giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn trong khoang miệng, đồng thời xoa dịu kích ứng ở lợi.
Bên cạnh đó, các dưỡng chất có trong mật ong còn giúp nâng cao sức đề kháng và kích thích tái tạo tế bào mới để thay thế cho các mô bị tổn thương, làm nhanh lành vết loét ở lợi.
Cách sử dụng:
- Trước tiên, bạn hãy đánh răng hoặc súc miệng cho sạch sẽ
- Lấy một ít mật ong nguyên chất thoa trực tiếp vào vùng lợi bị viêm
- Cố gắng giữ trong ít nhất 15 phút hãy súc miệng lại với nước ấm
- Làm như vậy 2 – 3 lần trong ngày để tổn thương viêm ở lợi nhanh được chữa lành.
– Ngậm nước muối chữa viêm lợi
Ngậm nước muối là mẹo trị viêm lợi dân gian đã được áp dụng từ lâu đời. Nước muối có khả năng sát khuẩn cực mạnh. Nó giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm, làm se bề mặt vùng nướu bị tổn thương. Thường xuyên ngậm nước muối pha loãng cũng là một thói quen tốt giúp bạn ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nha chu.
Cách sử dụng:
- Lấy 2 thìa cà phê muối hòa với 1 ly nước ấm
- Ngậm một ngụm nước muối trong miệng súc nhẹ rồi nhổ ra
- Tiếp tục súc miệng với nước muối thêm 2 – 3 lần nữa
- Cuối cùng bạn nên lấy nước sạch súc lại
- Lặp lại động tác trên vài lần trong ngày, khu vực lợi bị viêm sẽ bớt đau nhức đáng kể
2. Sử dụng thuốc chữa viêm lợi
Trường hợp bị viêm lợi nặng, nếu chỉ áp dụng các mẹo tự nhiên thì sẽ rất khó chữa khỏi. Bạn nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị để nhanh hết bệnh, tránh để kéo dài gây áp xe lợi, làm ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm lợi có thể là thuốc bôi hoặc thuốc uống. Cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng một trong các thuốc dưới đây:
– Thuốc kháng sinh:
Các thuốc kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp bị viêm lợi cho vi khuẩn. Thuốc không có tác dụng tiêu diệt virus.
Khi sử dụng, thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi. Các thuốc được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:
- Ciprofloxacin: Mỗi lần uống 500 – 700 mg x 2 lần/ngày. Bệnh nhân có thể uống thuốc sau khi ăn khoảng 2 giờ với liệu trình điều trị kéo dài từ 7 – 14 ngày
- Erythromycin: Liều dùng được khuyến nghị từ 250 – 500mg x 3 – 4 lần/ngày
- Amoxicillin: Mỗi lần uống 250 – 500mg x 3 lần/ngày. Thời gian điều trị từ 7 – 10 ngày
- Azithromycin: Mỗi ngày uống 500mg x 3 ngày liên tục
- Cefixim: Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
– Thuốc bôi
Một số loại thuốc bôi được sử dụng để điều trị tại chỗ cho người bị viêm lợi ở mức độ nhẹ đến trung bình. Các thuốc này thường có chứa chất sát trùng, giảm đau, đẩy nhanh tốc độ hồi phục của tổn thương. Chúng được bôi trực tiếp bên ngoài khu vực nướu bị viêm nên ít gây tác dụng phụ cho sức khỏe.
Dưới đây là một số loại thuốc trị viêm lợi dạng bôi thường được bác sĩ chỉ định:
- PerioKin
- Metrogyl Denta
- Dentosmin P
- Emofluor Gel…
– Dung dụng súc miệng
Bên cạnh các thuốc trị viêm lợi ở trên, bác sĩ nha khoa có thể chỉ định cho bạn dùng thêm các loại nước súc miệng chứa thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn như Zin Gluconat hay Chlorhexidin… Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch mảng bám và góp phần đẩy nhanh hiệu quả cho thuốc điều trị.
3. Các phương pháp điều trị viêm lợi khác
Một số trường hợp có thể được điều trị viêm lợi bằng các phương pháp khác như sử dụng công nghệ laser, lấy vôi răng hay thực hiện tiểu phẫu để lấy bỏ ổ mủ. Tùy theo mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một phương pháp điều trị phù hợp.
Thông thường với các trường hợp bị viêm lợi nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng bằng cách sử dụng công nghệ sóng siêu âm. Phương pháp này giúp loại bỏ sạch mảng bám trên răng cũng như dưới nướu. Cùng với đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định các thuốc kê toa kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà phù hợp để nhanh khỏi viêm lợi.
Trong trường hợp bị viêm lợi nặng gây chảy máu, xuất hiện ổ mủ hoặc nướu bị sưng to thì người bệnh có thể được chỉ định tiểu phẫu để loại bỏ ổ mủ kết hợp chiếu ánh sáng laser để làm săn chắc khu vực nướu răng bị bệnh và tiêu diệt vi khuẩn.
Cách ngăn ngừa viêm lợi
Để giảm thiểu nguy cơ bị viêm lợi, bạn có thể thực hiện các giải pháp dưới đây:
- Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần, đặc biệt là sau khi ăn. Lựa chọn loại kem đánh răng chứa flour, không có chất tạo màu, tạo mùi.
- Sử dụng bàn chảy đánh răng có đầu mềm mại với thiết kế có thể len lỏi sâu vào trong các kẽ răng để lấy đi các mẩu thức ăn thừa mà không gây tổn thương cho lợi.
- Định kỳ đến các phòng khám nha khoa lấy cao răng mỗi năm ít nhất 1 lần
- Kiêng hút thuốc lá và hạn chế sử dụng các thức uống có cồn
- Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C trong thực đơn để cải thiện sức đề kháng, giúp lợi khỏe mạnh hơn
- Khám răng lợi định kỳ sau mỗi 6 tháng để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về nhà khoa, tránh để ảnh hưởng đến lợi
- Tránh sử dụng các loại thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. Chúng có thể gây kích ứng, tổn thương dẫn đến viêm lợi.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt
Bạn nên tham khảo thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!