7 cây thuốc nam mát gan bổ thận tốt nhất quanh nhà
Nội dung bài viết
Các cây thuốc Nam quanh nhà được sử dụng khá phổ biến trong các mẹo dân gian để điều trị bệnh, ngoài ra chúng còn có khả năng làm mát gan bổ thận và cải thiện sức khỏe. Thành phần dược tính tìm thấy trong các loại dược liệu này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về gan thận và mang lại hiệu quả tích cực. Bài viết dưới đây là thông tin về 7 cây thuốc nam mát gan bổ thận tốt nhất quanh nhà bạn có thể tham khảo.
7 cây thuốc nam mát gan bổ thận tốt quanh nhà
Gan thận là hai cơ quan nội tạng có vai trò rất quan trọng đối với con người với chức năng chính là đào thải độc tố bên trong cơ thể. Nếu hoạt động của hai cơ quan này bị suy giảm sẽ khiến sức khỏe của toàn cơ thể bị ảnh hưởng. Ngoài việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp mát gan bổ thận trong Tây y, bạn cũng có thể tận dụng các loại thảo dược lành tính quanh nhà sau đây:
Mát gan bổ thận bằng cây diệp hạ châu
Diệp hạ châu còn được gọi với cái tên quan thuộc là chó đẻ hoặc răng cưa. Theo Đông y, đây là dược liệu có vị đắng và tính hàn, thường được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị các bệnh lý về gan và cải thiện chức năng gan thận. Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra, cây diệp hạ châu có chứa rất nhiều thành phần dược tính như hypophyllanthin, isobubialin, flavonoid, phyllathin, acid ascorbic,…
Các thành phần trên khi đi vào cơ thể chúng sẽ có tác dụng ức chế sự phát triển của các loại virus gây ra bệnh viêm gan, hỗ trợ làm hạ men gan và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Đối với những người bị sỏi thận, nếu uống nước sắc cây diệp hạ châu sẽ có tác dụng ức chế quá trình hình thành nên calcium và làm thu nhỏ viên sỏi, từ đó mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh.
+ Cách thực hiện:
- Cây diệp hạ châu thu hái cả thân và rễ, đem về rửa sạch hết toàn bộ đất cát bám quanh rồi phơi khô.
- Mỗi ngày lấy khoảng 20 gram diệp hạ châu khô cho vào nồi đun cùng với 1 lít nước. Đun khoảng 1 phút để thành phần dược tính trong dược liệu hòa tan vào nước thì tắt bếp.
- Sử dụng nước sắc thu được sử dụng để uống thay thế cho nước chè, chú ý uống hết trong ngày và không được để qua đêm.
- Sử dụng bài thuốc này đều đặn trong thời gian dài bạn sẽ thấy chức năng gan thận được cải thiện đáng kể.
Cây nhọ nồi – Cây thuốc nam mát gan bổ thận
Cây nhọ nồi còn được biết đến với nhiều cái tên khác là cỏ mực, mặc hán liên, hạn liên thảo,…
Ghi chép Tài liệu Y học cổ truyền cho biết, cỏ mực được xếp vào nhóm dược liệu có tính hàn và vị ngọt chua, khi đi vào cơ thể sẽ tác động tích cực đến các kinh tỳ vị và mang lại hiệu quả mát gan bổ thận lành tính. Việc duy trì thói quen uống nước cỏ mực mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ điều trị chứng gan nóng, tâm thận nóng, thận yếu.
Cách 1: Uống nước sắc cỏ mực
- Chuẩn bị 1 nắm cỏ mực tươi, đem đi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn tạp chất.
- Sau đó cho dược liệu vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ, bắc lên bếp đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 15 phút là được.
- Chắt lấy lượng nước sắc thu được và bỏ bã, chia lượng nước trên thành nhiều phần và sử dụng để uống hết trong ngày.
- Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong thời gian dài bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
Cách 2: Kết hợp bột cỏ mực với nước cơm
- Cỏ mực chuẩn bị với số lượng lớn, đem về rửa sạch đất cát và bụi bẩn bám xung quanh, sau đó vớt ra để cho ráo nước.
- Đem dược liệu đi phơi khô dưới bóng râm, sau đó tán thành bột mịn. Cho bột cỏ mực vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần.
- Mỗi ngày lấy khoảng 10 gram bột cỏ mực hòa với nước cơm, chia thành 2 phần sử dụng để uống hết trong ngày.
- Thực hiện cách này đều đặn từ 10 – 15 ngày mới mang lại hiệu quả tích cực.
Cải thiện chức năng gan thận bằng cỏ tranh
Cỏ tranh là một loại cỏ sống lâu năm, chúng có bộ rễ lan dài và ăn sâu bên dưới mặt đất, chính vì thế loại cỏ này sinh trưởng rất tốt ở các vùng đất hoang dại. Nhiều người thường tận dụng loại cỏ này để lợp mái nhà, ngoài ra chúng còn có khả năng điều trị bệnh và làm mát gan bổ thận rất tốt.
Trong Tài liệu y học cổ truyền, cỏ tranh có vị ngọt và tính hàn. Khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, lợi tiểu,… Chính vì thế chúng thường được sử dụng để cải thiện các bệnh lý như sỏi thận, viêm thận, chảy máu cam, phế hư,…
Y học hiện đại cũng cho biết, cỏ tranh chứa rất nhiều thành phần dược tính có khả năng điều trị bệnh như Potassium, Cylindrin, Oxalic acid, Glucose, Fructose, Tartatric,…
Cách 1: Uống nước sắc cỏ tranh
- Chuẩn bị khoảng 500 gram cỏ tránh đem đi rửa sạch, sau đó cho vào nồi đun sôi cùng với 500ml.
- Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun cho đến khi nước cạn còn 100ml thì tắt bếp.
- Chia lượng nước sắc thu được thành 2 – 3 phần và sử dụng để uống hết trong ngày.
- Kiên trì thực hiện đều đặn trong khoảng 1 tháng là bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại
Cách 2: Dùng kết hợp với các loại dược liệu khác
- Chuẩn bị 10 gram cỏ tranh, 10 gram mã đề, 10 gram kim anh tử, 10 gram hoàng đằng, 10 gram cỏ mần trầu, 10 gram kim ngân hoa, 10 gram đậu đen, 10 gram cam thảo nam, 10 gram kinh giới.
- Đem tất cả dược liệu trên đi rửa sạch bụi bẩn, sau đó cho vào ấm sắc cùng với 3 bát nước. Sắc trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 1 bát là được.
- Chắt lấy lượng nước thu được, chia thành nhiều phần sử dụng để uống sau bữa ăn. Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong khoảng nửa tháng bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
Cây thuốc nam mát gan bổ thận – Khổ qua
Trong khổ qua chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như chất xơ, chất đạm, đường, chất béo, vitamin và nhiều loại khoáng chất khác. Theo Đông y, khổ qua là dược liệu có tính mát, vị đắng và không chứa độc tố. Nếu tăng cường bổ sung thực phẩm này cho cơ thể sẽ giúp cải thiện các bệnh lý về gan thận rất tốt.
Tất cả các bộ phận của cây khổ qua đều chứa dược tính, bạn có thể tận dụng để điều trị bệnh.
Cách 1: Ăn canh khổ qua
- Chuẩn bị 1 – 2 trái khổ qua tươi đem gọt bỏ hạt, rửa sạch để cho ráo nước rồi dùng dao cắt nhỏ.
- Sau đó, đem khổ qua đi nấu thành canh và sử dụng để ăn hết trong bữa ăn hàng ngày.
- Thực hiện cách này đều đặn trong thời gian dài sẽ mang lại hiệu quả mát gan bổ thận
Cách 2: Uống nước sắc hạt khổ qua
- Lấy khoảng 3 gram hạt khổ qua đem đi rửa sạch sẽ rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Cho hạt khổ qua vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ, sau đó bắc lên bếp sắc khoảng 30 phút thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước sắc thu được, chia thành nhiều phần sử dụng để uống hết trong ngày.
- Kiên trì áp dụng bài thuốc này đều đặn trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả tích cực.
Tăng cường chức năng gan thận bằng cây bồ công anh
Bồ công anh cũng là một trong những loại dược liệu có tác dụng mát gan bổ thận được cha ông ta sử dụng từ lâu đời. Loại cây này mọc phổ biến tại những vùng ẩm thấp như các tình miền núi phía Bắc, trong vườn nhà, bãi sông,…
Ghi chép Tài liệu y học cổ truyền cho biết, bồ công anh là dược liệu có vị hơi đắng và tính bình, khi đi vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả thanh nhiệt giải độc. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể mang lại hiệu quả điều trị bệnh như lá, rễ,… Nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chỉ ra, bồ công anh có thành phần dược tính khá cao và mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt như Pectin, Choline, Inulin, Taraxasterol,…
Đây là cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tại gan thận rất tốt với khả năng kiểm soát lượng mỡ trong máu, giảm nóng và giải độc gan, chống ung thư,…
+ Cách thực hiện:
- Chuẩn bị bồ công anh với số lượng lớn, bạn có thể thu hái cả lá cây lẫn rễ. Sau đó đem dược liệu đi rửa sạch với nước rồi phơi khô dưới trời nắng to. Cho bồ công anh khô vào bọc ni long sạch cột kín lại bảo quản dùng dần.
- Mỗi ngày lấy khoảng 10 gram dược liệu cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ. Sắc thuốc trên lửa nhỏ khoảng 20 phút thì tắt bếp, chắt lấy lượng nước sắc thu được sử dụng để uống hết trong ngày.
- Sử dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày bạn sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả mang lại.
Cây cà gai leo – Cây thuốc nam bổ thận mát gan
Cà gai leo là loại cây mọc hoang dã ở khắp nơi trong tự nhiên, bạn dễ dàng tìm thấy chúng tại các sườn đồi vùng núi phía Bắc Trung Nam. Đây cũng là một trong những loại dược liệu có khả năng làm mát gan bổ thận. Theo Đông y, cà gai leo là dược liệu tính ấm và có vị hơi the, khi đi vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả thanh lọc cơ thể, tiêu độc, giảm đau,…
Y học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong cây cà gai leo có chứa một số hoạt chất có khả năng ức chế hoạt động của virus gây ra bệnh gan và giúp bảo vệ lá gan như Glycoalkaloid, Alkaloid, Flavonoid, Saponin, Steroid,… Đồng thời, dược liệu này còn có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan và làm hạ men gan rất tốt.
Nếu bạn có thói quen uống rượu bia hoặc dùng thực phẩm cay nóng thì nên sử dụng cà gai leo làm trà để uống. Thành phần dưỡng chất trong dược liệu này sẽ giúp thanh lọc cơ thể và mát gan bổ thận.
+ Cách thực hiện:
- Cà gai leo thu hái cả rễ, dây, lá và cành. Đem về rửa sạch bụi bẩn rồi sấy khô bảo quản dùng dần.
- Mỗi ngày lấy khoảng 20 gram cà gai leo sắc với nước sử dụng để uống thay thế cho nước trà.
- Sử dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày để mang lại hiệu quả mát gan bổ thận. Tuyệt đối không lạm dụng cà gai leo vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Uống nước cây mã đề làm mát gan bổ thận
Trong YHCT, mã đề là dược liệu có vị ngọt và tính hàn, chúng được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc dân gian để điều trị các bệnh lý về gan thận như sỏi thận, viêm cầu thận, giải độc, làm mát gan,…
Theo YHHĐ, trong dược liệu này có rất nhiều thành phần dược tính như Carotin, Aucubin, Aucubozit, Canxi, Vitamin C,… Nếu tăng cường bổ sung cho cơ thể sẽ giúp xương chắc khỏe, giảm căng thẳng, cải thiện chức năng của mạch máu,…
+ Cách thực hiện:
- Mã đề chuẩn bị với số lượng lớn, đem rửa sạch sẽ phơi khô rồi bảo quản dùng dần.
- Mỗi ngày lấy khoảng 30 gram mã đề khô cho vào chảo sao nóng, sau đó đem đi sắc cùng với 500ml nước trên lửa nhỏ.
- Sắc cho đến khi nước cạn còn khoảng 1 chén thì tắt bếp, chia lượng nước sắc thu được thành 2 phần để sử dụng hết trong ngày.
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả mát gan bổ thận và hỗ trợ điều trị bệnh.
Lưu ý khi dùng thuốc nam quanh nhà làm mát gan bổ thận
Dùng các cây thuốc nam quanh nhà để làm mát gan bổ thận có độ an toàn cao lại tiết kiệm chi phí nên được rất nhiều người ưu tiên áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bạn cũng cần phải lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Cây thuốc nam có chứa thành phần dược tính thấp nên hiệu quả mang lại rất chậm, vì thế bạn cần phải kiên trì áp dụng đều đặn trong thời gian dài để có thể mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Dựa vào tình trạng sức khỏe của bản thân mà bạn hãy chọn và sử dụng các loại cây thuốc nam làm mát gan bổ thận sao cho phù hợp. Ví dụ không dùng cây cà gai leo và diệp hạ châu cho người bị loãng máu.
- Chỉ nên sử dụng cây thuốc nam làm mát gan bổ thận với liều lượng vừa đủ. Tuyệt đối không lạm dụng gây phản tác dụng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Bên cạnh việc dùng thuốc Nam, bạn cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân. Hãy xây dụng thực đơn ăn khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Nên ưu tiên các loại rau quả xanh và trái cây tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất.
- Tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gia tăng áp lực lên gan thận như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng chứa nhiều gia vị, thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
- Hình thành cho bản thân thói quen sinh hoạt tích cực, hãy tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể. Hạn chế thức khuya và căng thẳng quá độ, hãy đi ngủ đúng giờ và đủ giấc, có các biện pháp giải tỏa căng thẳng,…
Trên đây là 7 cây thuốc Nam có công dụng làm bổ thận mát gan tốt nhất quanh nhà bạn có thể tham khảo. Tốt nhất, trước khi sử dụng bạn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để được hướng dẫn về liều lượng cũng như cách sử dụng. Thuốc Nam mặc dù an toàn nhưng chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ để tránh gây hại cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!