Trồng Răng Là Gì? Nên Làm Khi Nào? Có Mấy Phương Pháp?

Trồng răng là phương pháp thay thế 1 hoặc nhiều chiếc răng đã mất trên cung hàm bằng răng giả được làm từ chất liệu sứ, kim loại, nhựa… Có rất nhiều kỹ thuật trồng răng như làm cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp hoặc cắm Implant… Tùy theo nhu cầu mong muốn và điều kiện tài chính để chọn lựa phương pháp trồng răng phù hợp. 

Trồng răng
Trồng răng là kỹ thuật thay thế chiếc răng đã mất trên cung hàm bằng răng giả với đa dạng các loại chất liệu

Trồng răng là gì?

Trồng răng hay trồng răng giả là thuật ngữ rất phổ biến trong nha khoa phục hình. Cụm từ này dùng để chỉ việc thay thế những chiếc răng đã mất hoặc do tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi bằng răng giả với chất liệu nhân tạo nhằm mục đích phục hồi chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho răng.

Răng giả được trồng lên tại vị trí răng đã mất giúp lấp đầy khoảng trống ban đầu và thực hiện thay thế các chức năng của răng ngay tại vị trí đó. Trồng răng không chỉ thực hiện tốt chức năng ăn nhai, đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn góp phần duy trì chức năng ngôn ngữ. Nhờ đó giúp bạn duy trì sự tự tin, thoải mái trong ăn uống và giao tiếp hàng ngày.

Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp trồng răng

Trồng răng giả là phương pháp cần được thực hiện càng sớm càng tốt khi mất răng. Vì răng là một trong những bộ phận quan trọng hàng đầu trong hệ tiêu hóa với khả năng nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Dưới đây là những trường hợp nên và không nên trồng răng:

Chỉ định trồng răng

  • Mất 1 răng, vài răng hoặc toàn bộ răng trên cung hàm;
  • Răng mọc thưa, khoảng cách giữa 2 răng xa nhau tạo kẽ hở rộng gây khó khăn trong việc ăn nhai;
  • Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ nặng;
  • Răng nhiễm màu nghiêm trọng;
  • Sâu răng nặng không thể phục hồi bằng các kỹ thuật nha khoa bảo tồn khác;
  • Người mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu… với điều kiện phải điều trị dứt điểm bệnh trước khi trồng răng;

Chống chỉ định trồng răng

  • Phụ nữ mang thai;
  • Trẻ em dưới 16 tuổi;
  • Người bị dị dạng xương hàm nghiêm trọng;
  • Người mắc các bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp…;
  • Người mắc chứng rối loạn tâm thần, nghiện rượu nặng…;

Các kỹ thuật trồng răng được áp dụng phổ biến

Sự phát triển của y học hiện đại đã phát triển rất nhiều kỹ thuật trồng răng khác nhau. Hiện nay, có 3 phương pháp trồng răng phổ biến gồm: hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Mỗi kỹ thuật trồng răng sẽ có những ưu nhược điểm riêng, tùy theo từng trường hợp cụ thể để chọn lựa phương pháp phù hợp.

1. Hàm giả tháo lắp

Kỹ thuật hàm giả tháo lắp thường được áp dụng cho các trường hợp mất một hoặc nhiều răng, thậm chí mất toàn bộ hàm răng. Đây là phương pháp truyền thống giúp lấp đầy những khoảng trống trên cung hàm bằng những chiếc răng giả được chế tác từ nhựa hoặc kim loại cho nền hàm và sứ hoặc nhựa cho phần răng.

Trồng răng
Hàm giả tháo lắp là phương pháp trồng răng truyền thống, dễ dàng tháo ra lắp vào và có chi phí tương đối rẻ

Làm hàm giả tháo lắp có các ưu và nhược điểm sau:

  • Ưu điểm: Chi phí thấp, dễ dàng tháo lắp khi cần thực hiện chức năng ăn nhai, đảm bảo an toàn cho cơ thể.
  • Nhược điểm:
    • Kỹ thuật này không thể thay thế cho phần chân răng đã mất. Nếu sử dụng hàm giả tháo lắp lâu dài có thể dẫn đến tụt nướu, tiêu xương hàm, gương mặt lão hóa sớm…;
    • Lực nhai của hàm răng tháo lắp khá yếu, không nhai được thức ăn cứng, dai;
    • Tuổi thọ răng thấp, độ bền không cao chỉ dùng được trong khoảng 3 – 5 năm;
    • Vì có khả năng tháo ra lắp vào nên rất lỏng lẻo, gây cộm cấn, vướng víu trong miệng;
    • Lắp nền hàm không khít có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng, phát sinh các bệnh lý răng miệng;
    • Sử dụng khá bất tiện vì phải tháo ra vệ sinh sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ;

2. Làm trụ đỡ cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp thay thế các răng đã mất bằng các trồng răng giả cố định. Để thực hiện, bác sĩ sẽ mài nhỏ 2 răng kề cận với vị trí răng đã mất nhằm tạo trụ đỡ cho mãi sứ. Chẳng hạn nếu mất 1 răng sẽ mài 2 răng bên cạnh, còn mất 2 răng liên tiếp sẽ mài 3 răng.

Đây là phương pháp phục hình phần răng đã mất bằng chất liệu sứ hoặc kim loại. Loại răng này được thiết kế và chế tác dính liền với nhau, có các trụ nằm ở 2 bên, sau đó gắn chặt vào vị trí răng thật đã mài. Đây là phương pháp trồng răng cố định và không thể tháo ra lắp vào giống như hàm giả tháo lắp.

Trồng răng
Trồng răng bằng cách làm cầu răng sứ 2 bên vị trí răng đã mất và chụp mão sứ lên để phục hình chức năng và tính thẩm mỹ răng
  • Ưu điểm: Cầu răng sứ có tính thẩm mỹ cao, thực hiện chức năng ăn nhai tốt hơn hàm giả tháo lắp. Đặc biệt sử dụng chất liệu an toàn, không gây kích ứng các mô nướu, niêm mạc miệng.
  • Nhược điểm:
    • Chi phí trồng răng cầu răng sứ cao;
    • Không thể khắc phục tình trạng tụt nướu, tiêu xương hàm;
    • Tăng nguy cơ hôi miệng, viêm nướu, khiến răng ê buốt, tổn thương tủy răng gây đau nhức cho 2 răng bên cạnh;
    • Kỹ thuật này chỉ có thể áp dụng được cho những 1 hoặc vài răng bị mất, chủ yếu là nhóm răng cửa;
    • Tuổi thọ trung bình từ 7 – 10 năm và phải làm lại răng nhiều lần;

3. Trồng răng Implant

Trồng răng Implant là kỹ thuật phục hình răng thẩm mỹ hiện đại bậc nhất hiện nay khi vừa phục hình cả chân và thân răng. Sự ra đời của kỹ thuật này giúp khắc phục các mặt hạn chế của phương pháp làm hàm giả tháo lắp và làm cầu sứ. Thông thường, 1 răng Implant được chế tác bao gồm 3 phần gồm: trụ Implant làm bằng chất liệu Titanium, mão răng sứ và khớp nối Abutment.

Trồng răng
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ hiện đại bậc nhất hiện nay
  • Ưu điểm:
    • Có tính thẩm mỹ gần như tuyệt đối và phục hồi chức năng ăn nhai;
    • Tương thích an toàn với cơ thể;
    • Thay thế tốt cho chân răng thật, ngăn chặn tình trạng mất răng, tụt nướu, viêm nướu, tiêu xương hàm, hôi miệng, làm xô lệch các răng kế bên…;
    • Áp dụng được cho hầu hết các trường hợp mất răng;
    • Bảo tồn các răng kề cận, giảm nguy cơ mất thêm răng;
    • Tuổi thọ cao trên 20 nằm hoặc có những trường hợp sử dụng vĩnh viễn chỉ cần làm 1 lần duy nhất trong đời.
  • Nhược điểm:
    • Cấy ghép Implant có chi phí đắt đỏ không phải ai cũng áp dụng được;
    • Để cấy Implant phải đảm bảo mô nướu khỏe mạnh, xương hàm phải đủ khỏe để nâng đỡ trụ Implant.
    • Thời gian điều trị Implant kéo dài lâu hơn so với các biện pháp truyền thống;

Đây là những kỹ thuật trồng răng giả phổ biến với những ưu và nhược điểm riêng biệt. Trong đó, dùng hàm giả tháo lắp thường được sử dụng cho người già, mất nhiều răng cùng lúc. Còn với phương pháp trồng cầu răng sứ và cấy ghép Implant tùy theo nhu cầu mong muốn, điều kiện tài chính và chỉ định của chuyên gia để thực hiện kỹ thuật phù hợp.

Chọn phương pháp trồng răng nào tốt nhất?

Có thể thấy, mỗi kỹ thuật trồng răng đều có những ưu và nhược điểm khác nhau để tạo nên thế mạnh riêng. Vậy làm sao để biết nên chọn phương pháp nào trong từng trường hợp cụ thể? Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giúp bạn dễ dàng đưa ra nhận định chính xác:

Hàm giả tháo lắp Cầu răng sứ Trồng răng Implant
Cấu tạo Nền hàm làm bằng nhựa và răng làm từ sứ hoặc nhựa Dùng chất liệu mão sứ bọc lên răng giả và cả 2 răng bên cạnh Cấu tạo gồm 3 phần: trụ Implant chất liệu Titan, mão sứ và khớp nối Abutment
Ưu điểm
  • Tháo ra lắp vào dễ dàng;
  • Duy trì chức năng ăn nhai cơ bản;
  • An toàn, lành tính với cơ thể;
  • Có tính thẩm mỹ cao;
  • Thực hiện tốt chức năng ăn nhai;
  • Tương đối an toàn;
  • Răng giả sau khi hoàn thiện có tính thẩm mỹ cao;
  • Thực hiện tốt chức năng ăn nhai;
  • Có khả năng tương thích tốt với cơ thể;
    • Áp dụng cho các trường hợp mất răng với bất kỳ lý do gì;
Tính thẩm mỹ Thấp Trung bình Cao, chân thực tự nhiên khó phát hiện là răng giả.
Độ tuổi thực hiện  

10 – 14 tuổi hoặc người già

Từ 14 – 18 tuổi trở lên Từ 18 tuổi trở lên
Thời gian thực hiện Từ 2 – 3 ngày Từ 3 – 4 ngày Ít nhất 3 – 6 tháng
Tuổi thọ Thấp từ 3 – 5 năm Trung bình từ 7 – 10 năm Cao từ 20 năm trở lên. Thậm chí tồn tại vĩnh viễn.
Khả năng vệ sinh Gây bất tiện trong việc sử dụng do phải thường xuyên tháo ra vệ sinh. Vệ sinh răng khó khăn Dễ dàng vệ sinh với các bước thông thường

Lưu ý: Bảng so sánh trên chỉ mang tính tham khảo. Tùy theo từng trường hợp cụ thể bác sỉ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp phù hợp nhất.

Quy trình trồng răng giả chuẩn nha khoa

Trồng răng giả là kỹ thuật nha khoa phức tạp, đòi hỏi quy trình thực hiện đúng các bước theo tiêu chuẩn y tế (tùy theo từng phương pháp trồng răng cụ thể):

Bước 1: Thăm khám tổng quát và tư vấn

Ở bước này, nha sĩ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, đánh giá các mô mềm xung quanh răng đã mất, tình trạng xương hàm, xương ổ răng thông qua kỹ thuật chụp X – quang. Sau bước thăm khám, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn các kỹ thuật trồng răng phù hợp, nêu rõ các ưu nhược điểm và chi phí để bệnh nhân dễ dàng chọn lựa.

Bước 2: Trồng răng

Tùy theo từng phương pháp cụ thể mà bước tiếp theo trong quy trình sẽ khác nhau như:

1. Mài cùi răng đối với phương pháp làm cầu răng sứ

Trước khi can thiệp sâu vào mô răng để trồng răng, bác sĩ sẽ vệ sinh làm sạch môi trường trong khoang miệng để loại bỏ vi khuẩn phát sinh viêm nhiễm. Đồng thời, những người có cơ địa nhạy cảm, không chịu được cảm giác ê buốt, đau nhức sẽ được gây tê tại chỗ.

Tiếp theo là công đoạn mài cùi răng bằng dụng cụ khoan chuyên dụng, loại bỏ lớp men răng sao cho thân răng nhỏ lại với kích thước vừa phải. Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua, tùy theo từng trường hợp mà nha sĩ đảm bảo không xâm lấn quá nhiều đến các mô răng.

Sau đó là bước lấy dấu răng và chọn lựa màu sắc để mang đi chế tác. Trong quá trình chờ đợi cầu răng hoàn thành, bạn sẽ được gắn mão răng tạm thời để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như vẫn thực hiện tốt chức năng ăn nhai, sinh hoạt hàng ngày.

3. Cấy ghép Implant đối với kỹ thuật trồng răng Implant

Cấy ghép Implant là bước đặt trụ Implant vào trong xương hàm. Sau thời gian trồng Implant 1 tuần, tại vị trí xung quanh cấy Implant sẽ dần lành lại, đồng nhất với xương hàm. Lúc này, bệnh nhân quay trở lại nha khoa để tiến hành các bước lấy mẫu dấu hàm và chế tác răng sứ. Cuối cùng là bước gắn cố định răng sứ vào hàm răng Implant.

Trồng răng
Cắm trụ Implant là một trong những bước quan trọng đòi hỏi kỹ thuật thực hiện chuẩn xác đối với phương pháp trồng răng Implant

2. Lấy mẫu dấu hàm đối với phương pháp làm hàm giả tháo lắp

Để đảm bảo hàm giả tháo lắp đúng kích cỡ, hình dạng và số lượng răng trên cung hàm, nha sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dấu hàm và đo đạc kích thước phù hợp. Đồng thời, ở bước này nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn chọn lựa màu sắc răng phù hợp.

Sau đó, dấu hàm này được gửi đến phòng Labo để chế tác hàm giả tháo lắp phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Cuối cùng là hẹn lịch quay trở lại phòng khám để được gắn thử và hướng dẫn sử dụng hàm giả tháo lắp đúng kỹ thuật.

Bước 3: Kiểm tra và hẹn lịch tái khám

Khi đã hoàn tất các bước trồng răng tiêu chuẩn, nha sĩ sẽ kiểm tra tổng thể tình trạng răng, độ chắc chắn và điều chỉnh lại khi cần thiết. Sau cùng là vệ sinh khoang miệng, hướng dẫn cách vệ sinh chăm sóc răng khi về nhà và hẹn lịch tái khám để kiểm tra răng, phát hiện sớm các bất thường gây ảnh hưởng đến chất lượng răng.

Chi phí trồng răng giả bao nhiêu?

Trồng răng giá bao nhiêu là mối quan tâm của rất nhiều người. Mỗi phương pháp trồng răng có những điểm nổi bật và mặt hạn chế khác nhau. Đây là một trong những yếu tố quyết định chi phí trồng răng giả. Cụ thể như sau:

  • Giá làm hàm răng tháo lắp: Dao động từ 8.000.000 – 12.000.000đ/ hàm;
  • Giá trồng răng bằng cầu răng sứ: Khoảng 2.500.000 –  7.000.000đ/ răng tùy theo từng loại chất liệu;
  • Giá trồng răng Implant: Dao động trung bình từ 16.000.000/ răng trở lên tùy theo từng dòng chất liệu mão sứ và kỹ thuật thực hiện. Thậm chí có những kỹ thuật trồng răng Implant có giá từ vài chục triệu cho đến hàng trăm triệu.

Sự chênh lệch về mức giá trồng răng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

Trồng răng
Có nhiều mức giá khác nhau để phục hình 1 hoặc nhiều răng đã mất bằng các kỹ thuật trồng răng hiện đại
  • Kỹ thuật trồng răng: Sự khác biệt về phương pháp thực hiện với các ưu và nhược điểm riêng biệt chính là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trồng răng. Trong đó, hàm giả tháo lắp là kỹ thuật đơn giản nhất nên chi phí tương đối rẻ, tiếp theo là cầu răng sứ với quy trình thực hiện phức tạp hơn nên giá cũng đắt hơn. Và cuối cùng là trồng răng Implant với cấu trúc hoàn chỉnh, quy trình phức tạp, răng giả giống với răng thật và vật liệu được sử dụng cụng cao cấp hơn nên chi phí cũng cao hơn.
  • Tình trạng răng miệng: Sức khỏe răng miệng tốt, khỏe mạnh là điều kiện quan trọng trước khi quyết định trồng răng. Những trường hợp có vấn đề về sức khỏe răng miệng như sâu răng, nhiễm trùng, viêm nha chu… cần được chữa trị dứt điểm để trước khi trồng răng. Chi phí này được cộng dồn vào tổng chi phí trồng răng giả khiến bạn phải chi một số tiền nhiều hơn so với dự kiến.
  • Số lượng răng cần trồng: Số lượng răng cần phục hình nhiều thì số tiền bạn cần phải chi trả càng cao. Lúc này, bạn cần cân đối với điều kiện tài chính để đưa ra sự chọn lựa phù hợp.
  • Cơ sở thực hiện: Chọn lựa nơi trồng răng uy tín, đáng tin cậy với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao, trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại… có thể đẩy mức chi phí trồng răng cao hơn một chút so với những cơ sở nhỏ lẻ, không an toàn.

Các lưu ý cần biết khi thực hiện trồng răng

Trồng răng là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ, lấy lại chức năng răng đã mất tốt nhất. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả như mong muốn và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Trồng răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp duy trì độ bền đẹp và tuổi thọ của hàm răng giả
  • Chọn lựa cơ sở nha khoa trồng răng uy tín và đáng tin cậy. Nơi này phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ y bác sĩ, giá cả phải chăng…;
  • Đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định trước khi thực hiện trồng răng và chống chỉ định thực hiện với một số trường hợp cụ thể (phụ nữ mang thai, tiểu đường, ung thư, rối loạn đông máu…);
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, vừa đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể vừa không làm ảnh hưởng đến răng giả. Trong vài ngày đầu sau khi trồng răng nên ưu tiên các loại thực phẩm dạng lỏng, mềm như cháo súp, nước ép trái cây, sữa,… Đồng thời tăng bổ sung đa dạng các loại rau xanh, củ quả, thịt cá, trứng… giàu vitamin, khoáng chất. Tránh tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, chứa chất kích thích, thực phẩm sẫm màu…;
  • Sau khi trồng răng nếu bị ê buốt, đau nhức có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng ít nhất 2 lần/ ngày. Sử dụng bàn chải có đầu lông mềm để tránh làm tổn thương mô nướu. Kết hợp dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng chuyên dụng để tăng hiệu quả làm sạch, duy trì độ bền đẹp và tuổi thọ của răng giả.;
  • Thăm khám định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần để sớm phát hiện các vấn đề bất thường về sức khỏe răng miệng. Kết hợp cạo vôi răng để làm sạch răng nướu, hạn chế nguy cơ phát sinh viêm nhiễm;

Trồng răng là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất hiện nay và được ứng dụng phổ biến. Sự đa dạng về các kỹ thuật trồng răng với các ưu và nhược điểm khác nhau nhằm đa dạng hóa sự chọn lựa cho khách hàng. Hy vọng những kiến thức trong bài viết trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc, tuy nhiên tốt hơn hết vẫn phải ưu tiên thăm khám trực tiếp tại nha khoa để có những tư vấn và chỉ định chuyên môn phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (2 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA