10+ Cách Chữa Viêm Lợi Tại Nhà Nhanh Nhất – Mẹo Dân Gian
Nội dung bài viết
Có thể áp dụng các cách chữa viêm lợi tại nhà với trường hợp bệnh còn nhẹ. Đây là giải pháp đơn giản giúp khắc phục triệu chứng và thúc đẩy tổn thương chóng lành. Tuy nhiên với các trường hợp bệnh nặng thì cần điều trị y tế để tránh các biến chứng phát sinh.
Chữa bệnh viêm lợi tại nhà được không?
Viêm lợi là một trong những bệnh răng miệng rất phổ biến hiện nay. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại lớp mô mềm bao phủ quanh răng. Nguyên nhân thường do vi khuẩn trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng.
Số liệu thống kê cho thấy, có tới khoảng 80% dân số mắc bệnh viêm lợi, chỉ khác nhau ở mức độ nặng hay nhẹ. Viêm lợi được cho là giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chu. Các dấu hiệu thường gặp là nướu răng bị sưng đỏ, dễ chảy máu khi bị các tác động mạnh.
Với các trường hợp bệnh còn nhẹ thì có thể điều trị bằng các mẹo tự nhiên tại nhà. Đây là giải pháp đơn giản, có thể mang lại hiệu quả tốt. Đồng thời tránh được tình trạng quá lạm dụng vào thuốc tây.
Tuy nhiên các giải pháp tại nhà chỉ có thể đáp ứng khi bệnh còn nhé. Với các trường hợp bệnh tiến triển nặng thì bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ và nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn. Lạm dụng điều trị tại nhà lúc này có thể khiến cho vấn đề nghiêm trọng thêm.
Chia sẻ 10+ cách chữa viêm lợi tại nhà hiệu quả nhanh
Có nhiều cách chữa viêm lợi tại nhà được lưu truyền phổ biến trong phạm vi nhân dân. Ngoài việc chăm sóc răng miệng đúng cách thì có thể tận dụng nhiều loại nguyên liệu tự nhiên. Điển hình như gừng, bạc hà, tinh dầu tràm trà, mật ong, lá ổi, lá trầu không…
Dưới đây là 13 cách chữa viêm lợi tại nhà được áp dụng phổ biến:
1. Cách dùng nước muối chữa viêm lợi tại nhà
Nước muối là dung dịch có khả năng sát trùng mạnh mẽ. Nó có tác dụng ức chế hoạt động và tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Đồng thời còn giúp làm giảm tình trạng sưng viêm ở nướu răng.
Dùng nước muối để chữa viêm lợi là giải pháp tại nhà đơn giản và rất dễ áp dụng. Cách này giúp bạn cảm thấy bớt đau sưng. Đồng thời còn ngăn ngừa mùi hôi khó chịu phát sinh ở khoang miệng.
Trường hợp không bị viêm lợi thì bạn cũng nên duy trì thói quen dùng nước muối sinh lý để súc miệng mỗi ngày. Mẹo nhỏ này giúp làm sạch khoang miệng và còn hữu ích với việc ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Hướng dẫn thực hiện:
- Hòa tan khoảng 2.5g muối vào trong 1 cốc nước ấm
- Ngậm 1 ít nước muối pha loãng trong miệng
- Súc khoảng vài ba giây rồi nhổ ra để loại bỏ bớt mảng bám thức ăn và vi khuẩn
- Sau đó nhấp thêm 1 ngụm nước muối loãng và ngậm khoảng 1 phút
- Nhổ ra và dùng nước sạch để súc miệng lại
- Với mẹo này, bạn có thể áp dụng đều đặn 3 lần/ ngày
Cần lưu ý rằng, tuyệt đối không pha nước muối quá đậm đặc. Bởi niêm mạc miệng khá mỏng nên nếu ngậm nước muối đặc thì sẽ rất dễ bị kích ứng và bỏng rát khó chịu. Không nên lạm dụng ngậm và súc miệng quá nhiều lần trong ngày với nước muối.
2. Chữa viêm lợi bằng gừng tươi
Gừng tươi không chỉ được dùng làm gia vị trong ẩm thực mà còn có thể tận dụng để chữa các vấn đề sức khỏe thường gặp. Dùng gừng chữa viêm lợi là giải pháp tại nhà được áp dụng rất phổ biến.
Gừng tươi còn được gọi là sinh khương – dược liệu có vị cay và tính ấm. Ngoài giúp làm tiêu viêm, diệt khuẩn thì còn có tác dụng làm ấm nướu răng. Một số thành phần hoạt chất như gingerol, shogaol, panadol… có trong gừng còn giúp giảm viêm đau rất tốt. Từ đó có thể đáp ứng với các triệu chứng mà bệnh viêm lợi gây ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nhánh nhỏ gừng tươi và 1 chút muối hạt
- Gừng đem rửa sạch rồi dùng dao thái lát, chỉ lấy dùng khoảng vài ba lát
- Cho gừng vào nồi đun sôi cùng 300ml đến khi nước rút còn phân nửa
- Thêm muối hạt vào khuấy đều lên rồi uống khi còn ấm
- Trước khi nuốt nên ngậm nước gừng trong miệng 1 vài phút
3. Hướng dẫn cách dùng tinh dầu tràm trà chữa viêm lợi
Súc miệng bằng tinh dầu tràm trà có khả năng khắc phục đáng kể tình trạng sưng viêm ở lợi. Hiệu quả này là nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm tự nhiên của tinh dầu cây trà.
Ngoài ra, tinh dầu tràm trà còn có mùi thơm rất đặc trưng. Nhờ đó mà có thể hỗ trợ khắc phục tình trạng hôi miệng do thức ăn và mảng bám tích tụ kết hợp với viêm nhiễm kích hoạt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 ly nước ấm khoảng 200ml
- Thêm vào 3 giọt tinh dầu tràm trà rồi khuấy đều lên
- Ngậm 1 ít nước tinh dầu tràm trà pha loãng rồi súc miệng khoảng 30 giây
- Nhổ ra rồi thực hiện thêm 1 lần nữa
- Với cách này nên thực hiện 3 – 4 lần/ ngày
4. Mật ong có tác dụng chữa viêm lợi
Chữa viêm lợi bằng mật ong cũng là một giải pháp đơn giản có thể áp dụng ngay tại nhà. Mật ong là nguyên liệu có chứa hàm lượng dưỡng chất rất dồi dào. Bao gồm vitamin C, E, các acid amin và nhiều nguyên tố khoáng.
Dùng mật ong theo đường uống giúp bồi bổ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng. Từ đó hỗ trợ tốt cho quá trình cải thiện tình trạng viêm từ bên trong.
Ngoài ra còn có thể dùng mật ong như một loại thuốc điều trị bệnh viêm lợi tại chỗ. Bên cạnh cách thoa trực tiếp mật ong lên vị trí sưng viêm thì còn có thể pha mật ong làm nước súc miệng.
– Thoa mật ong nguyên chất:
- Dùng tăm bông thấm vào 1 ít mật ong nguyên chất
- Bôi trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng rồi để nguyên 20 phút
- Sau đó dùng nước lọc súc miệng lại cho sạch
- Với cách này nên áp dụng 3 lần/ ngày sau khi vừa đánh răng xong
– Làm nước súc miệng từ mật ong:
- Chuẩn bị 1 thìa mật ong nguyên chất
- Đem pha với 50ml nước ấm và vài ba giọt nước cốt chanh
- Sử dụng hỗn hợp này ngậm rồi súc miệng khoảng 3 phút rồi nhổ ra
- Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày cho tới khi lợi hết bị viêm
5. Tìm hiểu cách chữa viêm lợi tại nhà bằng lá ổi
Lá ổi là thảo dược quen thuộc thường có sẵn trong vườn nhà. Đặc biệt có thể tận dụng thảo dược này để chữa bệnh viêm lợi theo nhiều cách khác nhau. Điển hình như nhai lá ổi non, súc miệng với nước lá ổi, đắp lá ổi…
Chữa viêm lợi bằng lá ổi sẽ giúp làm giảm sưng đau lợi, chống viêm. Ngoài ra còn có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám. Đồng thời bảo vệ khoang miệng khỏi sự tấn công của các hại khuẩn và tác nhân khác.
– Nhai lá ổi non:
- Chuẩn bị vài lá ổi non đem rửa sạch rồi ngâm nước muối 5 phút
- Cho 1 ít muối vào lá ổi bọc lại rồi nhai kỹ
- Ngậm bã trong miệng khoảng 10 phút, nuốt hết nước rồi nhổ ra
- Cuối cùng súc miệng lại cho sạch với nước lọc
– Súc miệng bằng nước sắc lá ổi:
- Chuẩn bị 15 lá ổi non đem rửa sạch rồi cho vào ấm
- Thêm vào 1 lít nước đun trên lửa nhỏ để thu lấy khoảng 300ml
- Loại bỏ bã, để nước nguội rồi dùng súc miệng và ngậm trong 10 phút
- Thực hiện đều đặn 3 lần/ ngày, nước sắc chỉ nên dùng
– Đắp lá ổi:
- Chuẩn bị 1 ít lá ổi non đem rửa sạch rồi cho vào cối giã nát
- Sau đó đắp trực tiếp lên vị trí bị tổn thương
- Để 15 phút rồi mới bỏ ra, thực hiện đều đặn 3 lần/ ngày
- Cách này nên thực hiện ngay sau khi vừa đánh răng xong
6. Bổ sung vitamin C giúp hỗ trợ điều trị viêm lợi
Vitamin C là dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng. Đồng thời còn có tác dụng bảo vệ răng miệng khỏi sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn. Thực tế cho thấy, thiếu vitamin C chính là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị viêm lợi.
Chính vì vậy để hỗ trợ điều trị bệnh viêm lợi thì việc bổ sung vitamin C là rất cần thiết. Trái cây có múi, kiwi, dâu tây… là những loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin C cao mà bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
7. Chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng đúng cách là vấn đề luôn được khuyến cáo dù bạn có bị viêm lợi hay không. Đặc biệt khi bị viêm lợi và các bệnh nha chu khá thì cần chú ý đến vấn đề này nhiều hơn.
Duy trì việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp loại bỏ hết các mảng bám và vi khuẩn tích tụ gây viêm lợi. Chú ý đến một số vấn đề sau:
- Lựa chọn bàn chải có đầu nhỏ và lông mềm
- Chỉ nên chải răng khoảng 2 phút
- Chải cả mặt trước và mặt trong của răng theo chuyển động tròn
- Nên dùng bàn chải có mặt chải lưỡi để làm sạch bề mặt lưỡi khi đánh răng
8. Cách dùng hoa cúc chữa viêm lợi tại nhà
Hoa cúc cũng là một nguyên liệu quen thuộc có thể tận dụng để chữa bệnh viêm lợi tại nhà. Dược liệu hoa cúc được nhiều người biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm và tiêu thũng.
Ngoài ra, một số nghiên cứu dược lý hiện đại còn tìm thấy nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao trong hoa cúc. Phải kể đến như adenin, cholin, acid amin và vitamin A, B1… Đây đều là các thành phần có tác dụng làm giảm đau. Hơn nữa còn chăm sóc tốt cho chất lượng giấc ngủ. Tránh triệu chứng bệnh viêm lợi khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
– Dùng hoa cúc súc miệng:
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm hoa cúc tươi
- Đem nguyên liệu đi rửa sạch rồi cho vào cối giã nát
- Vắt lấy phần nước cốt rồi thêm 1 ít nước lọc vào khuấy đều
- Dùng nước hoa cúc để súc miệng mỗi ngày
– Sử dụng trà hoa cúc:
- Chuẩn bị khoảng 5 – 7 bông cúc khô rửa qua rồi cho vào ấm giữ nhiệt
- Thêm vào 1 ít nước sôi tráng qua ấm rồi đổ đi
- Tiếp tục thêm khoảng nửa lít nước sôi già hãm trong 30 phút
- Dùng trà hoa cúc để uống trong ngày, khi uống nên ngậm trà trong miệng 1 lúc rồi mới nuốt
9. Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng lá bạc hà
Nếu đang bị viêm lợi thì bạn có thể tham khảo và áp dụng cách chữa trị tại nhà bằng lá bạc hà. Đây là giải pháp đơn giản rất dễ thực hiện và có thể mang lại kết quả khả quan.
Bạc hà là thảo dược tự nhiên có chứa hàm lượng tinh dầu dồi dào với nhiều thành phần có đặc tính sát trùng, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Đặc biệt hàm lượng menthol trong lá bạc hà còn có khả năng khử mùi hôi. Nhờ đó mà mang lại cảm giác thơm mạng cho khoang miệng, tránh tình trạng hôi miệng do bệnh viêm lợi gây ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 20 – 25g lá bạc hà ở dạng tươi
- Ngâm rửa thảo dược với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo
- Cho vào ấm sắc đun sôi cùng nửa lít nước trong 7 – 10 phút
- Sử dụng nước này để uống thay cho nước trà hằng ngày
- Khi uống ngậm nước sắc bạc hà trong miệng 1 lúc rồi mới nuốt từ từ
10. Hướng dẫn dùng nha đam chữa bệnh viêm lợi
Dùng nha đam chữa viêm lợi là giải pháp tại nhà được rất nhiều người tin tưởng áp dụng. Bởi nhiều thành phần trong nha đam có khả năng đáp ứng tốt với các triệu chứng bệnh viêm lợi.
Hoạt chất chlorhexidine trong nha đam có tác dụng làm giảm sưng viêm và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám ở trong khoang miệng. Ngoài ra trong nha đam còn chứa lượng lớn nước, vitamin C, E và nhiều khoáng chất có tác dụng làm dịu sưng đau. Ngoài ra còn giúp kích thích tái tạo các tế bào mới để thay thế các tế bào bị tổn thương do viêm.
– Thoa gel nha đam nguyên chất:
- Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi đem rửa sạch và gọt bỏ phần vỏ
- Cạo lấy phần gel trong để sử dụng
- Dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên vị trí bị tổn thương
- Cần thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày
– Dùng nha đam nấu nước súc miệng:
- Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ
- Phần ruột ở trong đem thái nhỏ rồi nấu lấy nước đặc
- Ngậm nước sắc nha đam trong miệng súc khoảng 30 giây rồi mới nhổ ra
- Với cách này nên áp dụng đều đặn vài lần/ ngày để nhận được kết quả tốt
11. Chữa bệnh viêm lợi bằng lá đinh hương
Lá đinh hương cũng là nguyên liệu rất quen thuộc được dùng phổ biến trong làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Thảo dược này còn giúp hỗ trợ điều trị một số vấn đề răng miệng thường gặp như viêm lợi, sưng đau chân răng, viêm nha chu…
Nhờ có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn và cách chất chống oxy hóa mà đinh hương có thể giúp ức chế hoạt động của hại khuẩn. Đồng thời có tác dụng làm giảm viêm và bảo vệ các mô khỏe mạnh khỏi tổn thương.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 1 ít lá đinh hương đem rửa sạch và phơi khô
- Sau đó tán thành bột mịn và bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy
- Mỗi lần dùng lấy 1 ít bột thuốc rắc trực tiếp lên vùng bị tổn thương
- Để khoảng vài ba phút rồi dùng nước lọc súc miệng lại cho sạch
12. Chia sẻ cách chữa viêm lợi tại nhà bằng cam thảo
Cam thảo là một trong những vị thuốc mà bạn có thể tận dụng để chữa bệnh viêm nha chu tại nhà. Vị thuốc này có chứa rất nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao. Ví dụ như Liquiritin, Isoliquiritin, Glycyrrhizin, Neo-liquiritin, Isoliquiritigenin…
Đặc biệt, hàm lượng acid glucuronic dồi dào trong cam thảo được ghi nhận là có khả năng ức chế được rất nhiều chủng vi khuẩn gây viêm. Hơn nữa mùi thơm đặc trưng của cam thảo còn có tác dụng loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng do bệnh viêm lợi gây ra.
– Dùng cam thảo để ngậm:
- Chuẩn bị vài ba lát cam thảo tươi
- Ngậm vị thuốc trong miệng sau đó nhai từ từ
- Nuốt phần nước và nhổ phần bã ra ngoài
– Uống nước sắc cam thảo:
- Chuẩn bị khoảng từ 3 – 5g cam thảo khô
- Rửa sơ qua dược liệu rồi cho vào nồi sắc với nửa lít nước trong 5 – 7 phút
- Loại bỏ phần bã, chia nước sắc làm nhiều lần uống trong ngày
- Nên ngậm 1 lúc rồi mới nuốt để nhận được kết quả tốt
13. Dùng thuốc không kê đơn
Bệnh viêm lợi có thể gây ra tình trạng đau nhức và sưng đỏ nhiều. Ngoài cảm giác khó chịu thì còn ảnh hưởng đến ăn uống. Lúc này bạn có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc không kê đơn. Lựa chọn có thể là Ibuprofen, Paracetamol hay Aspirin.
Các thuốc này có tác dụng làm giảm sưng đau nhanh nhưng có thể tiềm ẩn các tác dụng phụ. Bạn nên uống thuốc sau khi ăn no để tránh những tác hại cho đường tiêu hóa. Mặc dù là thuốc không kê toa nhưng tốt nhất bạn hãy tham khảo bác sĩ trước khi dùng.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Trong một số trường hợp, các giải pháp tại nhà sẽ không thể giúp điều trị bệnh viêm lợi. Lúc này cần chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị chuyên sâu.
Khi gặp phải các vấn đề sau cần chủ động tìm đến bác sĩ:
- Bệnh viêm lợi gây đau nhức dữ dội
- Có dấu hiệu xuất hiện mủ trong ổ viêm
- Triệu chứng bệnh ảnh hưởng nhiều đến ăn uống thường ngày
- Điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả
Bài viết đã chia sẻ hơn 10 cách chữa bệnh viêm lợi tại nhà được áp dụng phổ biến. Đây đều là những mẹo dễ áp dụng nhưng chỉ có thể đáp ứng tốt với trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bệnh tiến triển nặng thì nên chú ý thăm khám và nghiêm túc điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!