Viêm Gan Siêu Vi B Là Gì? Có Phải Viêm Gan B?
Nội dung bài viết
Viêm gan siêu vi B là bệnh lý nhiễm trùng gan có thể lây nhiễm và liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như xơ gan hoặc ung thư gan. Hiện tại viêm gan siêu vi B có thể phòng ngừa bằng vaccine có sẵn, an toàn và hiệu quả cao.
Viêm gan siêu vi B là gì? Có phải viêm gan B không?
Viêm gan siêu vi B, gọi tắt là viêm gan B, hay nói cách khác, viêm gan siêu vi B chính là viêm gan B.
Viêm gan siêu vi B là một bệnh lý nhiễm trùng gan được gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Tình trạng này có thể là cấp tính có thời gian khởi phát nhanh hoặc ở dạng mãn tính và dẫn đến nhiễu rủi ro không mong muốn, bao gồm tử vong.
Nhiều người bệnh nhiễm trùng viêm gan siêu vi B không có dấu hiệu và triệu chứng trong giai đoạn đầu. Trong trường hợp nhiễm trùng cấp tính, đôi khi người bệnh có thể khởi phát bệnh nhanh chóng với biểu hiện như nôn mửa, da vàng , mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu và đau bụng. Các dấu hiệu này thường kéo dài trong vài tuần, tự cải thiện và hiếm khi dẫn đến các rủi ro gây ảnh hưởng đến tính mạng. Đôi khi có thể mất khoảng 30 đến 180 ngày để các triệu chứng viêm gan siêu vi B bắt đầu xuất hiện.
Ở trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B, có đến 90% các trường hợp phát triển thành mãn tính. Hầu hết người bệnh viêm gan B mãn tính không có dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên, tình trạng này thường phát triển thành xơ gan và ung thư gan nếu không được điều trị phù hợp. Có khoảng 25% các trường hợp viêm gan B mãn tính phát triển các triệu chứng xơ gan và ung thư gan.
Virus siêu vi gây viêm gan B lây truyền khi tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể nhiễm trùng. Lây nhiễm ở trẻ sơ sinh khi được sinh ra từ người mẹ nhiễm viêm gan B, những người sử dụng chung kim tiêm và quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm làm việc trong lĩnh vực y tế – chăm sóc sức khỏe, truyền máu, lọc máu, sống với người nhiễm bệnh. Ngoài ra, virus siêu vi B không lây truyền thông qua việc nắm tay, sử dụng chung dụng cụ ăn uống, hôn, ôm, ho, hắt hơi hoặc cho con bú.
Nhiễm trùng viêm gan B có thể được chẩn đoán từ 30 – 60 ngày sau khi tiếp xúc. Chẩn đoán thường được xác nhận bằng cách xét nghiệm máu để xác định các kháng thể kháng virus.
Hiện tại viêm gan siêu vi B có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm chủng. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo trẻ sơ sinh nên tiêm phòng chủng ngừa trong ngày đầu tiên sau khi sinh nếu có thể. Sau đó, tiêm thêm 2 – 3 liều để mang lại hiệu quả bảo vệ đầy đủ.
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết viêm gan siêu vi B
Viêm gan siêu vi B có thể là ngắn hạn (cấp tính) và có thể không dẫn đến các triệu chứng lâm sàng. Thông thường, các triệu chứng ở trẻ em dưới 5 tuổi thường không rõ ràng và hiếm khi dẫn đến các bất thường.
Nếu có các triệu chứng, có thể bao gồm:
- Vàng da hoặc vàng trắng của mắt
- Nước tiểu chuyển sang màu vàng, nâu hoặc cam
- Phân có màu sáng
- Sốt
- Mệt mỏi kéo dài nhiều tuần hàng nhiều tháng
- Có các vấn đề dạ dày như đau dạ dày, chán ăn, buồn nôn và nôn
- Đau bụng
- Đau khớp
Các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi nhiễm trùng được 1 – 6 tháng. Khoảng 1/3 người nhiễm bệnh viêm gan B không nhận ra các dấu hiệu bệnh cho đến khi được xét nghiệm máu.
Các triệu chứng viêm gan B mãn tính đôi khi có thể không được biểu hiện. Tuy nhiên các triệu chứng tương tự như nhiễm trùng cấp tính.
Nguyên nhân gây viêm gan siêu vi B
Viêm gan siêu vi B do virus siêu vi B gây ra và có thể lây lan từ người này sang người khác bằng nhiều cách khác nhau. Người bệnh có thể đã nhiễm virus viêm gan B ngay cả khi không nhận thấy các triệu chứng bệnh.
Các cách thức phổ biến có thể dẫn đến lây nhiễm viêm gan siêu vi B bao gồm:
- Tình dục: Người bệnh có thể nhiễm viêm gan B nếu quan hệ tình dục không an toàn với người mang virus. Bên cạnh đó, tiếp xúc máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc các chất dịch cơ thể khác có thể làm tăng nguy cơ viêm gan B.
- Sử dụng chung kim tiêm: Virus siêu vi B có thể lây lan dễ dàng thông qua kim tiêm, ống tiêm có dính máu nhiễm bệnh.
- Tiếp xúc với kim tiêm nhiễm bệnh: Nhân viên y tế hoặc bất cứ ai khác đều có thể vô tình tiếp xúc với kim tiêm có chứa máu nhiễm bệnh và lây truyền bệnh một cách vô tình.
- Từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai bị viêm gan siêu vi B có thể truyền sang con trong quá trình sinh. Tuy nhiên, hiện tại có vaccine phòng ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh để ngăn ngừa nhiễm bệnh với hiệu quả tương đối cao.
Ngoài ra, viêm gan siêu vi B không lây lan thông qua việc hôn, ăn uống chung, sử dụng chung đồ dùng, ho, hắt hơi và các tiếp xúc thông thường.
Viêm gan siêu B có nguy hiểm không?
Viêm gan siêu vi B có thể phát triển nhiều vấn đề khác về gan. Tuy nhiên tình trạng này thường ảnh hưởng đến những người nhiễm trùng mãn tính và không được điều trị phù hợp.
Các rủi ro và biến chứng liên quan đến nhiễm trùng viêm gan B bao gồm:
1. Xơ gan
Xơ gan là tình trạng hình thành và phát triển sẹo gan, có thể gây ảnh hưởng đến khoảng 1/5 số người nhiễm viêm gan B mãn tính và thường phát triển sau nhiều năm nhiễm trùng virus viêm gan siêu vi B lần đầu.
Xơ gan thường không dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể nào cho đến khi nhiễm trùng lan rộng. Trong giai đoạn này, bệnh có thể dẫn đến một số dấu hiệu đặc trưng như:
- Mệt mỏi và suy nhược cơ thể
- Ăn mất ngon
- Giảm cân mà không rõ nguyên nhân
- Ngứa da
- Đau hoặc sưng ở bụng
- Sưng mắt cá chân
Hiện tại xơ gan không có biện pháp điều trị, mặc dù người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh theo nhiều cách khác nhau.
Trong trường hợp gan tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể cần ghép gan để duy trì sự sống.
2. Ung thư gan
Những người đã bị xơ gan do viêm gan B có khoảng 1/20 nguy cơ phát triển ung thư gan. Các triệu chứng của ung thư gan bao gồm:
- Giảm cân mà không rõ lý do
- Ăn mất ngon
- Cảm thấy no ngay sau khi ăn, dù chỉ tiêu thụ một lượng thức ăn rất nhỏ
- Mệt mỏi mãn tính
- Vàng da hoặc vàng tròng mắt
Các biện pháp điều trị ung thư gan có thể bao gồm phẫu thuật cắt bỏ phần gan bị tổn thương, áp dụng các thủ thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ghép gan khi cần thiết.
3. Suy gan
Suy gan xảy ra khi gan không có năng thực hiện các chức năng cơ bản. Tình trạng này xảy ra trong những trường hợp viêm gan siêu vi B nghiêm trọng.
Suy gan là một tình trạng đe dọa tính mạng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Thông thường, suy gan xảy ra dần dần, trong nhiều năm và là giai đoạn cuối của nhiều bệnh gan, bao gồm viêm gan B.
Các triệu chứng và dấu hiệu suy gan liên quan đến viêm gan B bao gồm:
- Buồn nôn ăn mất ngon
- Mệt mỏi
- Đau bụng tiêu chảy
Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng, chẳng hạn như:
- Vàng da
- Chảy máu thông qua các vết xước rất nhỏ
- Sưng bụng, hay còn gọi là trướng bụng
- Bệnh não gan, là tình trạng lú lẫn, mất ý thức liên quan đến bệnh gan
- Buồn ngủ liên tục
Hiện tại suy gan có thể được điều trị bằng một số loại thuốc, cải thiện các triệu chứng viêm gan siêu vi B hoặc ghép gan khi cần thiết.
4. Bệnh thận
Các nhà nghiên cứu cho biết, những người bệnh viêm gan siêu vi B có thể phát triển một số loại bệnh thận khác nhau.
Thận là một cơ quan linh hoạt, dễ thích nghi. Do đó, khi xảy ra các vấn đề, thận có thể tự điều tiết để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, trong trường hợp các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, các triệu chứng có thể xuất hiện theo thời gian.
Các triệu chứng bệnh thận có thể bao gồm:
- Huyết áp cao
- Buồn nôn và nôn mửa
- Ăn mất ngon
- Có vị kim loại trong miệng
- Mệt mỏi
- Gặp các vấn đề về giấc ngủ
- Co giật và chuột rút
- Sưng ở bàn chân và mắt cá chân
- Ngứa da không được cải thiện
- Đau ngực
- Khó thở
Một số dạng bệnh thận có thể điều trị để cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng và giảm thiểu tối đa các biến chứng. Do đó, những người bệnh viêm gan B, đặc biệt là viêm gan B nghiêm trọng, nên đến bệnh viện kiểm tra chức năng gan và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.
5. Viêm gan siêu vi B giai đoạn cuối
Có khoảng 1/100 trường hợp viêm gan siêu vi B cấp tính có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về gan, được gọi là viêm gan tối cấp. Đây là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công gan và dẫn đến nhiều tổn thương trên diện rộng.
Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết có thể bao gồm:
- Mất ý thức
- Sưng bụng do tích tụ các chất lỏng
- Vàng da nghiêm trọng
- Suy nhược cơ thể nghiêm trọng
Viêm gan siêu vi B giai đoạn cuối có thể khiến gan ngừng hoạt động bình thường và dẫn đến tử vong. Do đó, người bệnh có dấu hiệu nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.
Điều trị viêm gan siêu vi B
Các biện pháp điều trị viêm gan siêu vi B phụ thuộc vào thời gian nhiễm bệnh. Cụ thể như sau:
- Viêm gan siêu vi B cấp tính (ngắn hạn) thường không cần điều trị cụ thể, nhưng người bệnh có thể tham khảo các biện pháp tự chăm sóc để cải thiện các triệu chứng.
- Viêm gan B mãn tính (dài hạn) thường được điều trị bằng thuốc kháng virus để kiểm soát các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
- Điều trị khẩn cấp cũng có thể được chỉ định ngay khi người bệnh tiếp xúc với virus viêm gan B để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng.
Thông tin thêm: Các loại trái cây tốt cho người bị viêm gan B
1. Điều trị viêm gan B khẩn cấp
Những người nghi ngờ nhiễm virus viêm gan B hoặc tiếp xúc với virus viêm gan B nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng, bác sĩ có thể:
- Tiêm Immunoglobulin viêm gan B. Đây là một chế phẩm của các kháng thể hoạt động chống lại virus viêm gan B và có tác dụng bảo vệ ngay lập tức. Tuy nhiên Immunoglobulin không có tác dụng lâu dài, do đó người bệnh cần tiêm vaccine viêm gan B bổ sung sau khi thực hiện các xét nghiệm liên quan.
- Tiêm phòng vaccine viêm gan B để bảo vệ tái nhiễm trong tương lai.
Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị viêm gan B khẩn cấp chỉ có tác dụng trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc với nhiễm trùng. Do đó, người bệnh nghi ngờ nhiễm bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.
2. Điều trị viêm gan siêu vi B cấp tính
Viêm gan B cấp tính không có dấu hiệu nhận biết có thể được điều trị tại nhà. Các biện pháp hỗ trợ bao gồm:
- Dành thời gian nghỉ ngơi
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen, để cải thiện các cơn đau bụng
- Tạo môi trường sống mát mẻ, thông thoáng, mặc quần áo rộng rãi và tránh tắm nước nóng để ngăn ngừa tình trạng ngứa da
- Sử dụng thuốc, chẳng hạn như metoclopramide, để ngăn cơn buồn nôn và chlorphenamine để giảm ngứa
Hầu hết các trường hợp viêm gan B cấp tính hồi phục hoàn toàn trong vài tháng, tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể được đề nghị thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng.
3. Điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính
Nếu xét nghiệm máu cho thấy nhiễm trùng viêm gan siêu vi B sau 6 tháng, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc để giảm nguy cơ biến chứng của viêm gan B và xét nghiệm thường xuyên để đánh giá sức khỏe của gan.
Các biện pháp điều trị viêm gan B mạn tính thường được đề nghị nếu:
- Hệ thống miễn dịch không thể tự kiểm soát viêm gan B
- Có dấu hiệu tổn thương gan
Thuốc điều trị viêm gan B có thể giúp kiểm soát virus và ngăn chặn các rủi ro gây tổn thương cho gan. Tuy nhiên đôi khi thuốc có thể không thể chữa khỏi nhiễm trùng và một số người bệnh cần điều trị suốt đời.
Các loại thuốc chính cho bệnh viêm gan B mãn tính bao gồm:
- Thuốc kháng virus có thể chống lại virus viêm gan B và làm chậm các tổn thương gan
- Thuốc tiêm interferon là một phiên bản nhân tạo của các chất do cơ thể sản xuất để chống lại nhiễm trùng. Thuốc được sử dụng cho những người viêm gan B trẻ tuổi không muốn điều trị lâu dài và phụ nữ mong muốn mang thai trong vài năm tới. Interferon không được sử dụng trong thời kỳ mang thai. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, nôn, khó thở và trầm cảm.
- Ghép gan đối với trường hợp gan tổn thương nghiêm trọng, không thể phục hồi. Ghép gan là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro.
Phòng ngừa lây nhiễm viêm gan siêu vi B
Tiêm phòng vaccine viêm gan B cho người lớn, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan B. Hiện tại vaccine có sẵn, hiệu quả cao, chi phí phải chăng và được khuyến khích thực hiện tại nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người nên tiêm phòng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.
Ngoài ra, để ngăn ngừa nhiễm trùng viêm gan B lây lan, người bệnh có thể:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Mang găng tay khi dọn dẹp, đặc biệt là khi cần chạm vào băng vệ sinh, tampon, khăn trải giường hoặc các vật dụng có thể chứa máu và chất dịch cơ thể
- Che tất cả các vết thương hở hoặc các vết cắt trên da
- Không sử dụng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ chăm sóc móng tay hoặc khuyên tai với người khác, kể cả người thân trong gia đình
- Không sử dụng chung kim tiêm, kim xăm hoặc kim để xỏ khuyên tai
- Làm sạch vết máu bằng thuốc tẩy gia dụng
- Không nhai cơm và thức ăn trước khi cho bé ăn
- Tránh uống rượu, điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng về gan
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe tổng thể
Viêm gan siêu vi B, hay còn gọi là viêm gan B là một bệnh lý nhiễm trùng gan có thể trở thành mãn tính và làm tăng nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó người bệnh có dấu hiệu hoặc tiếp xúc (nghi ngờ tiếp xúc) với virus viêm gan B, nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Vaccine có thể ngăn ngừa viêm gan siêu vi B hiệu quả. Do đó, tiêm phòng vaccine để bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!