Viêm Phế Quản Là Gì? Triệu Chứng, Cách Điều Trị & Phòng Ngừa

Viêm phế quản thuộc dạng bệnh đường hô hấp xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị sớm người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: ho ra máu, hen suyễn hay viêm phổi, apxe phổi, ung thư phổi… Bài viết sau sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin chi tiết và đầy đủ về bệnh và cách điều trị.

Vậy viêm phế quản là gì? Các thể bệnh thường gặp

Phế quản là bộ phận quan trọng của hệ hô hấp dưới có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi. Phế quản có vị trí ở ngang đốt sống ngực 4, 5 sau đó phân chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong phổi tạo thành cây phế quản.

Viêm phế quản (bệnh tiếng Anh có tên là bronchitis) là tình trạng các ống phế quản trong phổi bị viêm nhiễm dẫn tới đường ống khí bị thu hẹp và tiết ra dịch nhầy, dịch mủ gây cản trở đường khí lưu thông. Bất kỳ ai cũng đều có thể gặp bệnh này ít nhất một lần trong đời. Tùy theo thời gian phát triển của bệnh mà bác sĩ có thể chia thành các thể bệnh như sau:

Viêm phế quản
Viêm phế quản là gì?
  • Thể cấp tính: Bệnh xuất hiện trong thời gian ngắn, các triệu chứng có thể diễn tiến, kéo dài vài tuần. 
  • Thể mãn tính: Sau thể cấp, thời gian kéo dài dai dẳng vài tháng hoặc từ năm này tới năm khác. 
  • Viêm phế quản phổi: Viêm phế quản phổi gây mệt mỏi, khó thở do chất dịch trong phế nang bị ứ đọng.
  • Viêm phế quản co thắt: Khi cơ trơn phế quản bị viêm nhiễm nặng sẽ tạm thời thu hẹp lòng phế quản, chất nhầy ngày một tăng cản trở ho khạc đờm khiến người bệnh thở khò khè, buồn nôn kèm sốt cao. 
  • Viêm phế quản bội nhiễm: Khi phế quản bị virus, vi khuẩn xâm nhập mà không phát hiện và chữa kịp thời sẽ xuất hiện thêm một nhiễm trùng mới gây nhiễm trùng đường hô hấp. Tình trạng này kéo dài dai dẳng sẽ dẫn tới hiện tượng bội nhiễm rất khó chữa.
  • Viêm phế quản dạng hen: Thống kê cho biết có khoảng 30% bệnh nhân bị bội nhiễm lâu ngày sẽ bị hen phế quản.

Viêm phế quản có lây không, có nguy hiểm không?

Các bác sĩ khoa hô hấp tại bệnh viện Tai – Mũi – Họng TW cho biết, viêm phế quản không phải là bệnh truyền nhiễm. Nhưng trên thực tế, ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng như ho, khạc nhổ đờm có thể phát tán tác nhân bệnh là virus, vi khuẩn. Người khỏe mạnh hít phải giọt bắn này có thể bị lây nhiễm bệnh. 

Do đó tốt nhất nếu trong gia đình có người bị bệnh các thành viên cần tự bảo vệ và phòng tránh lây nhiễm. Bạn nên giữ khoảng cách nói chuyện tối thiểu 2m, không dùng chung cốc uống nước hay đồ dùng cá nhân để tránh lây bệnh. 

Viêm phế quản nếu kiêng khem và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị có thể khỏi sau 1 – 2 tuần. Trường hợp nặng hơn có thể biến chứng sang thể mãn kéo dài từ năm này sang năm khác. Thậm chí nếu nặng hơn người bệnh sẽ phải đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm khác như: 

Nhiều biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản
Nhiều biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản
  • Suy hô hấp: Khi bệnh chuyển sang thể nặng chứng ho, khó thở diễn ra liên tục gây ra tình trạng suy hô hấp, ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh, đặc biệt trẻ nhỏ. 
  • Xẹp phổi, tràn khí màng phổi: Khi viêm nhiễm lây lan rộng và không được kiểm soát sẽ gây xẹp phổi. Tuy nhiên tình trạng bệnh này cũng hiếm gặp hơn. 
  • Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn gây viêm phế quản phổi khi xâm nhập được vào màu sẽ có khả năng gây nhiễm trùng huyết với những biểu hiện điển hình: Ớn lạnh, tim đập nhanh, đau dạ dày, tiêu chảy, nôn ói,…
  • Tràn dịch màng phổi: Tràn dịch phổi là biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm phế quản phổi không chữa kịp thời. Một số triệu chứng người bệnh sẽ gặp: sốt cao có thể co giật, đau ngực dữ dội, bạch cầu tăng,…
  • Áp xe phổi: Nhu mô phổi bị nhiễm trùng, xuất hiện ổ mụ bên trong phế nang gây ho dài ngày, khó thở. Áp xe phổi nếu không kiểm soát tốt có thể gây nhiễm trùng lan rộng ảnh hưởng tới tính mạng người mắc. 
  • Ung thư phổi: Theo các chuyên gia bị bệnh kéo dài dai dẳng có khả năng tăng nguy cơ bị ung thư phổi. Lúc này người bệnh sẽ phải đối mặt với những biểu hiện như: Ho ra máu, sụt cân, đau ngực, khó thở,…
  • Tử vong: Người mắc viêm phế quản bội nhiễm dẫn tới giảm chức năng của tim, phổi và diễn biến bệnh phức tạp sẽ dẫn đến tử vong. Tỉ lệ tử vong khá cao khoảng 79% tuy nhiên thông thường sẽ chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. 

Chính vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, bạn cần chủ động đi thăm khám để được điều trị, tránh hậu quả khôn lường về sau.

Triệu chứng viêm phế quản

Những người bị viêm phế quản sẽ gặp triệu chứng gần giống như bệnh cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, người bệnh không được chủ quan mà cần theo dõi để thăm khám và điều trị kịp thời. Trong đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng bệnh và chủ động điều trị là cách tốt nhất để tránh những nguy hiểm mà bệnh gây ra. Dưới đây là 1 số triệu chứng bệnh gặp phải ở người lớn và trẻ nhỏ:

Viêm phế quản ở người lớn 

Thời gian đầu, người bệnh sẽ gặp chứng đau rát ở cổ họng đặc biệt sau khi ngủ dậy. Vài ngày sau tình trạng này càng nặng và kèm theo những cơn ho có đờm liên tục. Chất đờm có màu vàng sẫm, cơ thể đau nhức, sốt nhẹ. 

Viêm phế quản
Viêm phế quản ở người lớn

Khi bệnh kéo dài và dần chuyển sang thể mãn, những dấu hiệu của bệnh sẽ rõ ràng hơn như:

  • Đờm đặc, nhiều: Những cơn ho kéo dài liên tục, khi khạc nhổ đờm thấy màu vàng đậm hơn.
  • Khó thở: Bệnh nhân luôn cảm thấy bức bách trong lồng ngừng, không thể thở bình thường mà thở rít, khò khè.
  • Tức ngực: Những cơn tức ngực ngày càng thấy rõ, đặc biệt khi cử động mạnh.
  • Sốt nhẹ: Sốt nhẹ khoảng 37,5 – 38 độ C kèm theo cảm giác ớn lạnh.
  • Người mệt mỏi: Khi người đau nhức, mệt mỏi tức tình trạng bệnh đã khá nặng và vi khuẩn đã tác động vào xương cũng như dây thần kinh. 

Viêm phế quản ở trẻ em

Viêm nhiễm phế quản là căn bệnh dễ gặp phải ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần lưu ý tới những biểu hiện của con dưới đây để sớm phát hiện tình trạng viêm nhiễm phế quản ở trẻ nhỏ:

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ nhiễm bệnh
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc viêm phế quản
  • Ho, mất tiếng, khản giọng
  • Sốt từ 38 – 39 độ C
  • Con thường xuyên quấy khóc, đặc biệt vào ban đêm
  • Thở khò khè, thở rít trong thanh quản
  • Bỏ ăn hoặc ăn ít
  • Mắt đỏ, xuất hiện nước mắt nước mũi, ngạt mũi
  • Sưng hạch bạch huyết. 
  • Nôn, trớ trước và sau ăn

Nguyên nhân gây viêm phế quản 

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, viêm phế quản chủ yếu do cơ thể bị xâm nhập bởi vi khuẩn và virus. Lâu dần nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang thể mãn với những biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến các nguyên nhân gây bệnh phổ biến sau:

Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp tính 

Đây là giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Do virus: Hầu hết bệnh nhân bị cảm cúm hoặc cảm lạnh do virus gây ra sẽ bị viêm nhiễm tại phế quản với những triệu chứng ban đầu là ho, khó thở. 
  • Do vi khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Phế cầu khuẩn, H.influenzae, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… là những bội nhiễm vi khuẩn chủ yếu gây viêm phế quản. 
  • Do bệnh lý: Khi thường xuyên bị trào ngược dạ dày, cổ họng sẽ rất dễ bị kích thích cũng là một nguyên nhân gây bệnh. 

Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính 

Bệnh kéo dài, tái phát dai dẳng nhiều lần và khó chữa trị hơn giai đoạn cấp tính. Nguyên nhân là do:

  • Điều trị bệnh giai đoạn cấp không triệt để: Bệnh có thể khỏi sau 1 – 2 tuần điều trị và giữ gìn đúng cách. Tuy nhiên nếu bệnh nhân chủ quan và không có phương pháp “đúng người – đúng bệnh”, các triệu chứng có thể kéo dài sang thể mãn rất khó chữa. 
Viêm phế quản
Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh
  • Do hút thuốc lá: Có tới 65% bệnh nhân bị viêm phế quản thể mãn với nguyên nhân do hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc quá nhiều. 
  • Môi trường: Người làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất gây kích ứng phổi dễ mắc bệnh.
  • Ngoài ra, trẻ nhỏ, người già, những người có sức đề kháng yếu là đối tượng có nguy cơ mắc cao.

Chẩn đoán bệnh viêm phế quản 

Khi tới thăm khám tại các cơ sở y tế, tùy theo biểu hiện người bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chẩn đoán cụ thể để biết chính xác bệnh đang ở giai đoạn nào. Một số cách chẩn đoán bệnh gồm:

Dựa trên triệu chứng lâm sàng: Dựa theo những triệu chứng lâm sàng như: ho khan, ho có đờm kéo dài dai dẳng, tức ngực, khó thở, thở rít, sốt, âm thanh phát ra khi thở… có thể chẩn đoán được những bất thường trong phổi. 

Chụp X quang viêm phế quản: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định chụp x quang khi tình trạng ho có đờm kéo dài kèm thêm một trong những trường hợp sau: 

  • Là người cao tuổi, lớn hơn 75 tuổi
  • Mạch đập lớn hơn 100 lần / phút
  • Nhịp thở liên tục lớn hơn 24 lần/phút
  • Thân nhiệt lớn hơn 38 độ C
  • Khi khám phổi thấy xuất hiện hội chứng đông đặc, rale ẩm, nổ. 

Dựa theo phim X – quang bác sĩ có thể phân biệt được bệnh nhân bị mắc viêm phế quản cấp hay các bệnh nhiễm trùng phổi khác. 

Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán viêm phế quản

Xét nghiệm tìm nguồn gốc bệnh: Việc xét nghiệm tìm nguồn gốc bệnh sẽ được chỉ định trong trường hợp: Xác định đặc điểm vi sinh gây bệnh viêm phế quản ở địa phương, bệnh nhân được chỉ định sử dụng kháng sinh để điều trị viêm phế quản trước đó nhưng không hiệu quả

Phương pháp điều trị viêm phế quản 

Bệnh viêm phế quản hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Hiện nay có nhiều phương pháp để loại bỏ tình trạng này. Tùy theo thể trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, các phương pháp phổ biến gồm:

Mẹo chữa ho viêm phế quản tại nhà 

Người bệnh gặp chứng ho do viêm phế quản có thể thử áp dụng những mẹo sau đây để giảm triệu chứng ngay tại nhà.

  • Gừng: Gừng có tính cay, nóng, chống viêm phế quản rất tốt. 1/2 thìa cà phê gừng + 1/2 thìa cà phê bột + 1/2 thìa đinh hương hòa đều cùng một cốc nước ấm. Khuấy đều cho hỗn hợp tan vào nhau, chia đều uống trong vài ngày sẽ thấy giảm đau rát họng. 
  • Dầu bạch đàn: Người bệnh có nhiều đờm khó chịu có thể sử dụng dầu bạch đàn để làm loãng đờm, đồng thời kháng khuẩn hiệu quả. Bạn chỉ cần thêm vài giọt tinh dầu bạch đàn vào nước sôi. Sau đó cúi xuống chậu xông, hít hà hơi vài lần đờm sẽ được thông. 
Dầu bạch đàn xông họng
Dầu bạch đàn có tác dụng thông đờm, mát họng
  • Mật ong: Trong mật ong có tính kháng khuẩn, diệt virus tốt. Bạn có thể uống trà mật ong bằng cách cho một thìa mật ong nguyên chất vào tách trà nóng. Hoặc uống hỗn hợp chanh mật ong ấm để tiêu đờm, giảm viêm phế quản. 
  • Tỏi: Tỏi cũng là loại nguyên liệu có tính kháng khuẩn rất tốt trong điều trị viêm phế quản. Chuẩn bị 3 nhánh tỏi, bóc vỏ, băm nhỏ rồi cho vào cốc sữa ấm. Khuấy đều và sử dụng trước khi đi ngủ. 
  • Nghệ: Chuẩn bị một cốc sữa nóng, cho thêm một thìa bột nghệ, khuấy đều cho tan, chia nhỏ uống mỗi ngày từ 2 – 3 lần. 

Những mẹo chữa ho viêm phế quản theo dân gian thường rất dễ thực hiện. Tuy nhiên nó chỉ có tác dụng tạm thời trong điều trị viêm phế quản ở thể cấp khi các triệu chứng ở mức độ nhẹ. Trường hợp bệnh nặng hơn thì phương pháp này ít hoặc không có tác dụng điều trị. Do vậy người bệnh cần xem xét trước khi lựa chọn. 

Dùng thuốc điều trị viêm phế quản

Khi điều trị theo Tây y, các bác sĩ sẽ đưa ra những loại thuốc để loại bỏ triệu chứng của bệnh. Cụ thể như: 

  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp bệnh khởi phát do bị vi khuẩn xâm nhập vào đường thở. Một số loại thuốc như: Amoxicillin, Clavulanate, Erythromycin, Azithromycin, Tetracycline,…
  • Thuốc cắt cơn ho: Những cơn ho kéo dài khiến phế quản bị tổn thương gây đau rát. Do đó sử dụng thuốc Dextromethorphan hoặc guaifenesin để cắt cơn ho. Nếu ho kéo dài liên tục sử dụng thuốc Codein/guaifenesin. 
  • Thuốc thư giãn phế quản: Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng thuốc thư giãn phế quản còn có khả năng giảm triệu chứng tốt hơn thuốc kháng sinh. Ipratropium là loại thuốc Tây giúp kiểm soát tốt triệu chứng ở thể mãn. 
  • Thuốc chống viêm: Liệu trình điều trị viêm phế quản mãn tính bằng Corticosteroid toàn thân đã được chứng minh tính hiệu quả. Ngoài ra, nếu bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm có thể được chỉ định sử dụng Corticosteroid dạng hít như: Beclomethasone, Budesonide để giảm tác dụng phụ. 
Thuốc chữa bệnh
Điều trị viêm phế quản bằng thuốc Tây cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Thuốc chống virus: Trường hợp viêm phế quản do virus gây ra, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Tây gồm có: Zanamivir (Relenza) để loại bỏ virus cúm A và B; Rimantadine (Flumadine) có khả năng ức chế sự phát triển của virus.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Bác sĩ sẽ kê thêm thuốc Ibuprofen để giảm đau, sốt; Tylenol, Panadol, Anacin không chứa Aspirin sử dụng cho những người bị mắc bệnh về đường tiêu hóa.
  • Thuốc long đờm: Đờm dày và đặc gây khó thở do vậy một số loại thuốc như natri benzoat, terpin hydrat giúp giảm đờm, thông thoáng phế quản.

Thuốc Tây có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng, tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ gây kích ứng. Do đó, cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

  • Với những trẻ dưới 6 tuổi khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ không được tùy tiện cho bé uống siro.
  • Không tự ý thêm, giảm liều lượng thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau để tránh ảnh hưởng gan, thận.
  • Bệnh nhân có vấn đề về phổi, gan, thận không được dùng bất kỳ thuốc NSAID nào.

Thuốc Đông y trị bệnh v

Ngoài Tây y thì Đông y cũng được đánh giá là cách điều trị viêm phế quản mang lại hiệu quả cao. Đông y cho rằng viêm phế quản xảy ra là do cơ thể bị mất cân bằng âm dương tạo điều kiện cho phong hàn, nhiệt hàn xâm nhập. Do vậy để điều trị cần sử dụng bài thuốc có khả năng thanh trừ tà khí, phù trợ chính khí. Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc: 

  • Bài thuốc chữa bệnh do phong hàn: Hạnh nhân, tiền hồ mỗi thứ 12g; tô diệp, cát cánh mỗi thứ 10g;  trần bì, chỉ xác, hạ chế, bán hạ chế mỗi thứ 8g; cam thảo 4g; sinh khương 3 lát; phục linh 16g. Sắc nhỏ lửa cùng 1500ml tới khi còn 120ml chia nhỏ uống đều đặn mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc chữa bệnh do phong nhiệt: Hạnh nhân, cúc hoa, tang diệp, tiền hồ, ngưu bàng tử mỗi thứ 12g; liên kiều 16g; bạch hà, cam thảo mỗi thứ 6g; lô căn 8g. Thêm 1500ml nước sắc nhỏ lửa tới khi còn 250ml thì tắt bếp. Chia đều ra lọ uống mỗi ngày 1 thang sáng và chiều. 
bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản
bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản
  • Bài thuốc thể khí táo: Chuẩn bị đậu xị, tiền hồ, hạnh nhân, tang diệp, sa sâm mỗi thứ 12g; xuyên bối mẫu, cam thảo mỗi thứ 6g; chi tử 8g. Đem sắc nhỏ lửa, mỗi ngày uống 1 thang chia đều sáng và chiều. 

Ưu điểm của bài thuốc Đông y trong điều trị viêm phế quản đó là tính lành và mát, có thể điều trị từ căn nguyên nguồn bệnh. Đặc biệt khi đã chữa khỏi rồi thì bệnh sẽ khó tái phát. Tuy nhiên bản thân người bệnh cần tỉnh táo lựa chọn địa điểm bốc thuốc uy tín kẻo “tiền mất tật mang”.

Viêm phế quản nên ăn uống gì, kiêng gì nhanh khỏi bệnh? 

Ngoài việc tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ để đẩy lùi triệu chứng, bản thân người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng, đồng thời phát huy thuốc chữa bệnh một cách hiệu quả. 

Thực phẩm nên bổ sung

  • Rau xanh: Trong rau xanh chứa nhiều chất xơ và vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh. Thêm vào đó, ăn nhiều rau xanh còn hỗ trợ làm thuyên giảm những triệu chứng đau rát cổ họng. 
  • Trái cây:  Một số loại trái cây như kiwi, đu đủ, táo chứa nhiều vitamin A, E, C có tác dụng thanh mát cơ thể, loại bỏ độc tố.
  • Thực phẩm giàu Protein: Bạn nên bổ sung trong bữa ăn của mình thêm những loại thực phẩm như thịt gà, trứng, đậu phộng giúp cơ thể kháng lại bệnh tật. Tuy nhiên cần chú ý hạn chế ăn quá nhiều chất béo kẻo hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. 
  • Uống nhiều nước: Mỗi ngày nên cung cấp đủ 2 lít nước vào cơ thể để cổ họng không bị khô. 
Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh
Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh

Viêm phế quản kiêng gì? 

  • Đường: Nếu người bệnh ăn quá nhiều đường sẽ khiến triệu chứng khó thở ngày càng nặng hơn, đồng thời sức đề kháng cũng giảm. 
  • Thức ăn nhanh, chiên, xào: Một số loại thực phẩm chế biến sẵn như gà nướng, xúc xích chiên, kim chi,… sẽ khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn, dịch đờm ngày càng dày hơn gây bít tắc khó thở. 
  • Đồ ăn, uống lạnh: Khi bị viêm phế quản tốt nhất hãy nói không với đồ lạnh bởi nó sẽ chỉ tăng thêm triệu chứng đau, rát cổ họng:
  • Đồ uống có cồn, ga: Người bệnh cần hạn chế tối đã những đồ uống này. Nếu lạm dụng có thể làm tê liệt trung khu hô hấp, dễ gây loạn nhịp tim hoặc nặng hơn là ngừng thở. 

Chăm sóc và phòng tránh viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Bệnh lý này xảy ra thường xuyên ở trẻ nhỏ và gây ra nhiều biến chứng khó lường. Vì thế cha mẹ cần hết sức lưu ý kiêng khem, giữ gìn cho con bằng cách: 

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản đúng cách
Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản đúng cách
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường vui chơi của bé, đặc biệt là đồ chơi bé hay cầm nắm. 
  • Không cho bé tiếp xúc với người hút thuốc lá hoặc những nơi có khói thuốc.
  • Chú ý môi trường học tập, vui chơi của con phải trong lành, nhà có trẻ nên mua máy lọc không khí. 
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con, không nên lạm dụng chất béo, kết hợp rau xanh trong bữa ăn của trẻ. 
  • Theo dõi sự thay đổi của thời tiết, giữ ấm cơ thể cho bé, chú ý với những bé có mồ hôi trộm cần thường xuyên lau khô cho con. 
  • Khi thấy con có những biểu hiện bất thường như sốt, môi, mũi, các chi khô có màu xanh xám, thở nhanh, mệt mỏi, nôn, kém ăn cần phải đưa bé đi khám ngay để được điều trị kịp thời. 

Viêm phế quản là bệnh lý liên quan tới đường hô hấp khá phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Bệnh thường kéo dài sau 1-  3 tuần điều trị. Trường hợp để lâu hoặc chọn sai cách chữa bệnh có thể chuyển sang thể mãn kéo dài từ năm này qua năm khác ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Hy vọng với bài viết này chúng tôi có thể cung cấp tới bạn đọc những thông tin hữu ích trong phòng tránh viêm phế quản, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. 

5/5 - (1 bình chọn)

“Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *