Trễ kinh siêu âm không thấy thai do đâu?
Nội dung bài viết
Trễ kinh siêu âm không thấy thai có thể là do bạn thử thai không đúng thời điểm. Nếu bạn không có thai, trễ kinh có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
Trễ kinh siêu âm không thấy thai nguyên nhân do đâu?
Hiện tượng trễ kinh nhưng xét nghiệm không thấy thai có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân bao gồm:
1. Siêu âm thai quá sớm
Trễ kinh siêu âm không thấy thai có thể là do bạn thử thai quá sớm, khi các hormone thai kỳ tích tụ chưa đủ.
Đôi khi một que thử thai có thể cho kết quả âm tính giả kể cả khi bạn đang mang thai. Điều này phổ biến ở những phụ nữ thực hiện kiểm tra thai quá sớm.
Theo chuyên gia, sau khi được thụ tinh bào thai cần khoảng 2 tuần đến bám vào thành tử cung và khiến các hormone thai kỳ tích tụ đầy đủ. Do đó, để có kết quả thử thai chính xác, bạn nên chờ khoảng 2 tuần kể từ lúc quan hệ tình dục để tiến hành thử thai.
Tương tự như vậy, trễ kinh siêu âm không thấy thai có thể liên quan đến nồng độ hCG trong tử cung chưa đủ cao. Thông thường chu kỳ thai bình mất khoảng 40 tuần, tính từ ngày thụ thai. Bào thai mất khoảng 2 tuần để tạo thành hợp tử và di chuyển vào tử cung. Do đó, nếu thai dưới 2 tuần tuổi khi siêu âm sẽ không thấy thai.
Thai dưới 2 tuần tuổi thường có kích thước rất nhỏ. Do đó, dù là siêu âm thông thường hay siêu âm đầu dò, có thể đều không thấy thai hoặc cho kết quả không rõ ràng. Các bác sĩ khuyến cáo, bạn nên đi xét nghiệm thai nếu nhận thấy hiện tượng trễ kinh sau 3 tuần và có các dấu hiệu mang thai, như ốm nghén, khó ngủ, đau bụng.
2. Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung có thể là nguyên nhân dẫn đến việc siêu âm không thấy thai, đặc biệt là khi bạn đã thử thai bằng que cho kết quả dương tính. Ngoài ra, mặc dù điều này không phổ biến nhưng có 3% phụ nữ mang thai ngoài tử cung có kết quả âm tính với que thử thai.
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng được thụ tinh không di chuyển vào tử cung. Thay vào đó, hợp tử có thể được hình thành, bám vào ống dẫn trứng, khoang bụng hoặc cổ tử cung. Nguyên nhân cụ thể thường không rõ ràng, tuy nhiên các điều kiện như viêm âm đạo, sẹo ống dẫn trứng, thiếu nội tiết tố nữ, dị tật bẩm sinh hoặc có các điều kiện y tế về ống dẫn trứng và cơ quan sinh sản nói chung đều có thể gây thai ngoài tử cung.
Bên cạnh đó, một số đối tượng dễ mang thai ngoài tử cung có thể bao gồm:
- Thai phụ trên 35 tuổi
- Có tiền sử phẫu thuật vùng chậu, phẫu thuật bụng hoặc phá thai nhiều lần
- Có tiền sử viêm vùng chậu
- Tiền sử lạc nội mạc tử cung
- Thụ thai khi thắt ống dẫn trứng hoặc các công cụ tránh thai khác
- Thụ thai nhờ sử dụng thuốc hoặc các thủ tục sinh sản không an toàn
- Phụ nữ nghiện thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên
- Có tiền sử mắc các bệnh lý lây lan qua đường tình dục chẳng hạn như chlamydia hoặc lậu
Buồn nôn và đau đầu ngực là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung phổ biến nhất. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Đau dữ dội nghiêm trọng ở bụng, xương chậu, vai hoặc cổ
- Đau dữ dội ở một bên bụng
- Có đốm máu ở âm đạo
- Chóng mặt, ngất xỉu
- Có áp lực ở trực tràng
Mang thai ngoài tử cung có thể là một tình trạng nghiêm trọng cần điều trị cấp cứu để tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó, đến bệnh viện nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy dấu hiệu thai ngoài tử cung.
3. Sẩy thai ngoài ý muốn
Sẩy thai là tình trạng mất thai xảy ra tự nhiên trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Có khoảng 10 – 20% các trường hợp các trường hợp thai kỳ được kết thúc bằng việc sẩy thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên trên thực tế, tỷ lệ sẩy thai có thể sớm hơn bởi vì một số phụ nữ có thể bị sẩy thai quá sớm ngay cả khi chưa nhận ra mình đã mang thai. Điều này dẫn đến tình trạng trễ kinh siêu âm không thấy thai.
Các dấu hiệu và triệu chứng sẩy thai phổ biến có thể bao gồm:
- Chảy máu âm đạo bất thường hoặc xuất hiện đốm máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt
- Đau, chuột rút ở bụng hoặc lưng dưới
- Có chất lỏng, chất nhầy hoặc mô đi ra từ âm đạo
Đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu ngay nếu nhận thấy các triệu chứng sẩy thai. Trong một số trường hợp, sẩy thai có thể gây xuất huyết âm đạo hoặc nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các nguyên nhân khác có thể gây trễ kinh nhưng không mang thai
Bên cạnh việc mang thai có rất nhiều lý do có thể gây trễ kinh hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt. Các nguyên nhân và điều kiện y tế có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:
1. Căng thẳng
Căng thẳng nghiêm trọng có thể dẫn đến thay đổi việc sản xuất gonadotropin, một loại hormone có thể ngăn cản quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Cụ thể, căng thẳng quá mức có thể gây ảnh hưởng đến vùng dưới đồi. Điều này khiến buồng trứng, tử cung hoạt động không bình thường và dẫn đến tình trạng trễ kinh.
Nếu bạn trải qua cảm giác căng thẳng quá mức hoặc kéo dài, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ quay trở lại bình thường sau khi bạn cải thiện tình trạng căng thẳng.
2. Giảm cân đột ngột
Khi bạn giảm cân đột ngột, cơ thể bạn có thể căng thẳng quá mức và gây ảnh hưởng đến các chức năng sinh sản. Điều này khiến bạn bị trễ kinh hoặc kinh nguyệt không đều.
Một phụ nữ khỏe mạnh trưởng thành cần nặng khoảng 45 kg. Đây là số cân nặng tối thiểu và cần thiết cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và đảm bảo quá trình mang thai diễn ra thuận lợi. Do đó, nếu bạn sụt cân một cách đột ngột, hãy đến bệnh viện để được tư vấn cụ thể. Bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung calo và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện chu kỳ kinh nguyệt.
3. Trong lượng cơ thể quá mức
Tương tự như tình trạng giảm cân đột ngột, tăng cân quá mức cũng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Estrogen là hormone giúp bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Khi bạn thừa cân, hormone này tích tụ trong các lớp mỡ dày, dẫn đến mất chu kỳ kinh nguyệt.
Do đó, nếu bạn thừa cân hoặc có chỉ số cơ thể lớn, hãy cố gắng giảm cân để phục hồi chu kỳ kinh nguyệt.
4. Căng thẳng về thể chất
Nếu bạn căng thẳng về thể chất do tập thể dục quá nhiều, cũng có thể dẫn đến tình trạng trễ hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt.
Mặc dù thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tương đối tối cho sức khỏe những việc luyện tập cần phù hợp. Khi luyện tập quá mức, cơ thể phụ nữ có thể bị suy yếu, gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và gây trễ kinh.
5. Các thói quen không lành mạnh
Các hóa chất gây hại như thuốc lá, rượu, bia, ma túy và các chất kích thích khác có thể gây hại đến chu kỳ kinh nguyệt, kế hoạch thụ thai, việc sinh con và sức khỏe của thai nhi. Do đó, nếu có các thói quen không lành mạnh, bạn nên thay đổi các thói quen này để cải thiện tình trạng trễ kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.
6. Thay đổi thói quen ngủ
Thay đổi lịch làm việc, đồng hồ sinh học và thói quen ngủ có thể khiến cơ thể mệt mỏi và gây ảnh hưởng đến các chức năng sinh sản. Nếu bạn là người làm việc theo ca và có ca làm việc không ổn định, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể không đều hoặc mất kinh trong vài tháng.
Chu kỳ kinh nguyệt sẽ được cải thiện khi bạn điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
7. Hội chứng buồng trứng đa nang
Những người bệnh Hội chứng buồng trứng đa nang có thể bị mất cân bằng nội tiết tố. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ngoại hình tổng thể, trễ kinh nguyệt và tăng nguy cơ gây ra u nang buồng trứng.
Có khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có dấu hiệu Hội chứng buồng trứng đa nang. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:
- Kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt
- Chảy máu kinh rất nhẹ hoặc không thể dự đoán được lịch rụng trứng
- Có tình trạng da chẳng hạn như mụn trứng cá hoặc có các mảng da tối màu
- Thừa cân, béo phì
- Tóc mỏng
- Có hội chứng ngưng thở khi ngủ
- Khó mang thai
- Lông mặt phát triển rậm
8. Có vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến sản xuất hormone kiểm soát sự trao đổi chất trong cơ thể. Các tình trạng liên quan đến tuyến giáp như suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) đều có thể gây ảnh hưởng đến các hormone trong cơ thể, bao gồm hormone sinh dục nữ.
Các vấn đề về tuyến giáp các thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến người bệnh bị trễ kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, các dấu hiệu khác có thể bao gồm:
- Mệt mỏi trong thời gian dài
- Rụng tóc
- Tăng hoặc giảm cân không lý do
- Luôn cảm thấy lạnh hoặc ấm áp
9. Tiền mãn kinh
Một số phụ nữ có thể bước vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh sớm. Độ tuổi trung bình thường là 51, tuy nhiên một số người có thể tiền mãn kinh ở độ tuổi 40.
Các triệu chứng và dấu hiệu của tiền mãn kinh có thể bao gồm:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều
- Thời kỳ kinh nguyệt nặng hoặc nhẹ hơn bình thường
- Khó ngủ
- Xuất hiện các cơn bốc hỏa
- Thay đổi tâm trạng, dễ nổi giận
- Khô âm đạo
- Không có hứng thú với các hoạt động tình dục
Trễ kinh siêu âm không thấy thai cần làm gì?
Nếu bạn bị trễ kinh nhưng siêu âm không thấy thai, bạn cũng không cần quá lo lắng. Như đã nói trên, điều này có thể là do bạn thực hiện xét nghiệm quá sớm, khi phôi thai chưa di chuyển vào tử cung. Để đảm bảo tính chính xác, bạn nên thực hiện xét nghiệm thai với xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu sau khi trễ kinh hoặc quan hệ tình dục khoảng 2 – 3 tuần.
Bên cạnh đó, bạn có thể đến bệnh viện siêu âm thai khi thai được 5 tuần tuổi. Lúc này thai nhi đã tương đối bám vào thành tử cung và đạt một kích thước nhất định có thể được nhìn thấy qua siêu âm.
Bạn cũng nên chú ý các dấu hiệu bất thường của cơ thể, đặc biệt là vùng bụng, âm đạo để có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu tiết dịch âm đạo bất thường hoặc xuất hiện đốm máu, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán phù hợp.
Ngoài ra, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bị mất chu kỳ kinh nguyệt trong 3 tháng liên tục, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Đôi khi tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng và tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn nếu không được điều trị phù hợp.
Các biện pháp phòng ngừa trễ kinh
Để điều trị tình trạng trễ kinh, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, để cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như:
- Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp, tăng cường vitamin, khoáng chất từ trái cây, rau xanh và loại bỏ các chất béo dư thừa. Điều này có thể cải thiện các triệu chứng trễ kinh và hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp để phục hồi cân nặng nếu bạn thiếu cân. Điều này có thể cải thiện chu kỳ kinh nguyệt.
- Tránh thực hiện các bài tập nặng và luyện tập quá thường xuyên. Điều này có thể cải thiện chu kỳ kinh nguyệt và các tình trạng y tế liên quan khác.
- Áp dụng biện pháp kiểm soát sinh sản phù hợp. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và tránh các rủi ro không mong muốn.
Tình trạng trễ kinh siêu âm không thấy thai có thể là do thời điểm thực hiện xét nghiệm không phù hợp. Tuy nhiên đôi khi điều này có thể là dấu hiệu của các biến chứng thai kỳ như mang thai ngoài tử hoặc sẩy thai sớm. Ngoài ra, trễ kinh đôi khi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!