Trễ Kinh: Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết Chuẩn Xác

Hiện tượng trễ kinh (chậm kinh) xảy ra phổ biến nhưng ít được quan tâm, phòng ngừa và khắc phục đúng cách. Trên thực tế, những vấn đề về kinh nguyệt kể cả chậm kinh đều có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng sức khỏe của toàn bộ cơ thể, trong đó có cơ quan sinh sản. Để phòng ngừa và cải thiện bệnh lý, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết chuẩn xác của bệnh.

Trễ kinh: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết chuẩn xác
Tìm hiểu trễ kinh là gì, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết chuẩn xác, cách phòng ngừa và điều trị

Hiện tượng trễ kinh là gì?

Trễ kinh hay chậm kinh là dấu hiệu cho thấy những bất thường của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ,  là tình trạng chưa xuất hiện kinh nguyệt khi đến kỳ hành kinh.

Thông thường, nếu một người phụ nữ vượt quá 35 ngày kể từ ngày hành kinh mà kinh nguyệt vẫn chưa trở lại thì bất thường này được gọi là chậm kinh. Ngoài ra nếu có ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp không xuất hiện thì được gọi là vô kinh.

Thực tế cho thấy, hiện tượng chậm kinh nguyệt xảy ra phổ biến đối với đa số các chị em phụ nữ. Tuy nhiên hiện tượng này ít được quan tâm, tìm hiểu, phòng ngừa và khắc phục đúng cách. Điều này làm gia tăng những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe tổng thể của người phụ nữ.

Tuổi trẻ nông nổi, khi mới chỉ là chú ngựa non học đòi người lớn tôi đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng. Mới thì tuần 1, 2 lần rồi đâm ra nghiện, có khi tuần 4, 5 lần ....

Nguyên nhân gây trễ kinh

Không phải tất cả trường hợp trễ kinh đều mang thai. Có thể thấy hiện tượng kinh nguyệt cùng những biểu hiện đi kèm là một trong những yếu tố giúp phản ánh phần nào tinh thần và tình trạng sức khỏe của người phụ nữ. Điều này đồng nghĩa với việc những vấn đề về kinh nguyệt kể cả chậm kinh đều có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng sức khỏe của toàn bộ cơ thể, trong đó có cơ quan sinh sản.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây chậm kinh gồm:

1. Chậm kinh là dấu hiệu mang thai

Mang thai là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng trễ kinh. Trong một vòng kinh nguyệt bình thường, lớp niêm mạc tồn tại bên trong tử cung sẽ dần dày lên với mục đích chuẩn bị cho trứng thụ tinh ở phụ nữ vào làm tổ.

Theo những sinh lý diễn ra bình thường của người phụ nữ, nếu tinh trùng và trứng không thể gặp nhau, quá trình phụ thai không diễn ra, cơ thể sẽ nhanh chóng loại bỏ lớp niêm mạc này. Từ đó dẫn đến hiện tượng hành kinh (ra máu). Lúc này, vòng kinh nguyệt xảy ra, một chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu.

Từ những điều trên có thể thấy nếu chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện tức là chị em phụ nữ không mang thai.

Ngược lại, nếu tinh trùng gặp trứng, quá trình thụ thai diễn ra, trứng được thụ tinh, được bảo vệ và làm tổ bên trong tử cung, lớp niêm mạc sẽ không bong ra. Thay vào đó lớp niêm mạc sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng để chuẩn bị kỹ càng hơn cho quá trình phát triển của thai nhi.

Chính vì thế, chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xuất hiện trong suốt thời gian người phụ nữ mang thai. Như vậy ở trường hợp này, hiệu tượng trễ kinh có khả năng cao là dấu hiệu mang thai sớm.

Tuy nhiên để xác định chính xác nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt có phải là do quá trình thụ tinh và mang thai hay không, người phụ nữ có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra.

Chậm kinh là dấu hiệu mang thai
Trễ kinh là dấu hiệu mang thai

2. Giảm cân quá mức

Người phụ nữ có thể bị trễ kinh nguyệt hoặc mất kinh nếu đang trong quá trình áp dụng các biện pháp giảm cân. Chỉ số khối cơ thể (BMI) đạt dưới 19 là con số rất lý tưởng với nhiều chị em. Tuy nhiên nếu cân nặng của bạn giảm xuống một cách quá đột ngột, cơ thể cũng sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái “lỡ nhịp”. Khi đó hiện tượng chậm kinh nguyệt có thể xảy ra.

Nguyên nhân là do trong một chu kỳ kinh nguyệt, estrogen cần được cơ thể sản xuất đủ lượng tạo dựng và phát triển lớp niêm mạc tử cung. Nếu giảm cân quá mức, calo không được bổ sung đủ sẽ tác động và làm ảnh hưởng đến vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi là một cơ quan quan trọng do chịu trách nhiệm điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và nhiều quá trình khác nhau diễn ra trong cơ thể.

Chính vì những điều trên khi giảm bổ sung calo, estrogen sẽ không được cơ thể sản xuất đủ để đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường. Từ đó gây ra hiện tượng chậm kinh. Đối với những trường hợp nặng, áp dụng chế độ giảm cân cấp tốc, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện.

Do đó, để phòng ngừa chậm kinh, bạn cần áp dụng một chế độ giảm cân khoa học và an toàn. Tránh sử dụng thực phẩm, sản phẩm giảm cân không rõ nguồn gốc và tránh áp dụng các biện pháp giảm cân cấp tốc.

3, Tăng cân đột ngột

Chậm kinh ở phụ nữ có thể xảy ra do tăng cân quá nhanh. Tăng cân nhanh làm thúc đẩy quá trình sản sinh estrogen quá mức dẫn đến dư thừa. Từ đó khiến lớp nội mạc tử cung phát triển bất thường và không ổn định. Để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường, bạn nên giảm đi một vài cân.

4. Vận động quá sức

Việc vận động, tập luyện liên tục và quá sức sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh hiện tượng chậm kinh. Tăng cường vận động và luyện tập thể dục giúp bạn có một vóc dáng cân đối, thon gọn và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên điều này không có nghĩa bạn cần vận động quá sức.

Phần lớn những người phụ nữ bị mất kinh là vũ công ba lê, vận động viên chạy marathon, người thường xuyên luyện tập thể hình hoặc tham gia vào một số bộ môn khác. Nếu không bổ sung đủ lượng calo cần thiết trong quá trình tập luyện, estrogen sẽ không được sản sinh đủ duy trì chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Vận động, tập luyện liên tục và quá sức
Vận động, tập luyện liên tục và quá sức là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng trễ kinh

5. Stress, căng thẳng

Vùng dưới đồi (cơ quan liên quan đến quá trình sản sinh estrogen) bị tác động và chịu nhiều ảnh hưởng bới những hormone gây căng thẳng, stress, cụ thể như cortisol và adrenaline. Những yếu tố gây căng thẳng như áp lực công việc, học tập, mối quan hệ tan vỡ… đều có khả năng gây rối loạn kinh nguyệt.

Chức năng của cơ thể sẽ trở lại bình thường khi sự căng thẳng giảm đi hoặc kết thúc. Để hạn chế căng thẳng, stress bạn cần suy nghĩ tích cực, có tinh thần lạc quan, vui vẻ, luyện tập lối sống thanh thản.

6. Tác dụng phụ của thuốc

Chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng khi thay đổi liều dùng của những thuốc đang sử dụng hoặc dùng một loại thuốc mới. Ngoài ra nguy cơ chậm kinh sẽ tăng cao khi bạn sử dụng thuốc tránh thai, thuốc nội tiết tố, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc dùng trong hóa trị và corticosteroids.

7. Sử dụng chất kích thích

Hormone sinh sản sẽ bị ảnh hưởng nếu uống quá nhiều rượu. Từ đó gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, hiện tượng trễ kinh cũng xảy ra khi bạn duy trì thói quen hút thuốc lá. Nguyên nhân là do khói thuốc lá và chất nicotine có khả năng tác động và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với các cơ quan vùng chậu. Đồng thời cản trở quá trình phân phối oxy đến xương chậu và ảnh hưởng tiêu cực đến lớp nội mạc tử cung.

Hút thuốc lâu ngày khiến các ống dẫn trứng gặp vấn đề, rối loạn, làm giảm số lượng và chất lượng trứng dẫn đến vô sinh.

Hormone sinh sản sẽ bị ảnh hưởng, gây rối loạn và chậm kinh nếu uống quá nhiều rượu
Hormone sinh sản sẽ bị ảnh hưởng, gây rối loạn và chậm kinh nếu uống quá nhiều rượu

8. Mãn kinh sớm

Giai đoạn tiền mãn kinh ở người phụ nữ xảy ra khoảng sau 42 tuổi. Thời điểm này, cơ thể sản sinh estrogen hơn. Từ đó làm ảnh hưởng xấu đến chu kỳ kinh nguyệt. Mãn kinh sớm xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt không còn xảy ra ở độ tuổi trước 40. Giai đoạn mãn kinh sẽ nhanh đến hơn ở những người áp dụng áp thủ thuật y học như xạ trị, hóa trị, phẫu thuật ở xương chậu hoặc vùng bụng.

9. Các bệnh phụ khoa

Một số bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến tử cung, u xơ tử cung, viêm buồng trứng, suy buồng trứng… cũng là nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ chậm kinh. Để sớm phát hiện bệnh lý, bạn cần quan sát, theo dõi chặt chẽ chu kỳ kinh nguyệt của mình. Đặc biệt là khi có những biểu hiện bất thường gồm máu kinh có màu sắc lạ, có mùi khó chịu, bị vón cục.

Ngoài ra bạn cũng cân theo dõi một số dấu hiệu liên quan như tiết dịch âm đạo có màu sắc bất thường, đau bụng dưới âm ỉ, vùng kín có mùi hôi… Sau đó tìm đến bác sĩ chuyên khoa để trao đổi thông tin và tiến hành điều trị.

10. Buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang có thể là nguyên nhân gây trễ kinh. Bệnh lý này hình thành và phát triển bởi sự rối loạn nội tiết tố ở người phụ nữ xảy ra trong độ tuổi sinh đẻ, khiến buồng trứng gặp vấn đề, xuất nhiều nang nhỏ. Đồng thời ngăn cản quá trình rụng trứng xảy ra.

Hội chứng buồng trứng đa nang tác động và làm ảnh hưởng tiêu cực đến những hormone giải phóng trứng, làm suy giảm khả năng sinh sản của phụ nữ. Nếu không được điều trị, sức khỏe tổng thể sẽ suy giảm, mất cân bằng hormone và làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm bệnh tim mạch, đái tháo đường và rối loạn sinh sản.

Buồng trứng đa nang có thể là nguyên nhân gây trễ kinh
Buồng trứng đa nang có thể làm tăng nguy cơ trễ kinh kéo dài

11. Những vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp giúp điều chỉnh sự trao đổi chất, kiểm soát hormone và tương tác với rất nhiều hệ thống khác tồn tại trong cơ thể để đảm bảo các hoạt động đều diễn ra đúng theo nhịp và cân bằng.

Nếu tuyến giáp gặp vấn đề như nhược giáp, suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) hoặc cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) đều tác động và phát sinh ra những thay đổi, vấn đề trong chu kỳ kinh nguyệt.

12. Rối loạn nội tiết

Kinh nguyệt đều đặn khi nội tiết cân bằng. Trong trường hợp có bất thường xảy ra khiến buồng trứng, tuyến yên và vùng dưới đồi hoạt động sai lệch, mất cân bằng hệ nội tiết tố dẫn đến những rối loạn về chu kỳ kinh nguyệt.

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng trễ kinh

Nếu kinh nguyệt không xảy ra mặc dù đã đến ngày dự đoán hành kinh, có thể bạn đang mang thai hoặc cơ thể bị rối loạn, phát sinh nhiều vấn đề khác. Để nhận biết hiện tượng trễ kinh, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu cơ bản sau:

  • Chảy máu: Cho đến ngày hành kinh đầu tiên, phụ nữ sẽ không thể ra máu. Khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, lượng máu có thể tăng dần và chu kỳ kéo dài từ 3 – 7 ngày. Ở những người bị trễ kinh, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện trước và trong ngày dự đoán hành kinh.
  • Chuột rút: Trước ngày hành kinh từ 1 – 2 ngày, bạn gái có thể bị chuột rút. Đồng thời phát sinh cảm giác khó chịu và đau âm ỉ tại vùng bụng dưới.
  • Đau ngực: Dấu hiệu đau ngực có thể xuất hiện vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, thuyên giảm và mất dần khi chu kỳ mới bắt đầu. Dấu hiệu này ngày càng rõ nét và rõ nét nhất ngay trước ngày hành kinh. Dấu hiệu đau ngực thuyên giảm và mất dần vào ngày đèn đỏ do nồng độ progesterone giảm. Đau ngực nặng hơn ở phụ nữ đang cho con bú. Bên cạnh đó, những mô ngực trở nên dày cộm và tạo cảm giác đau tức âm ỉ.
  • Thèm ăn: Phụ nữ thường có dấu hiệu thèm ăn trước ngày hành kinh, đặc biệt là đồ uống có ga, thức ăn ngọt, nhiều đường, chocolate. Tuy nhiên tình trạng này chỉ phát sinh trong vài ngày và nhanh chóng biến mất.
Dấu hiệu nhận biết hiện tượng trễ kinh
Đối với những người bị trễ kinh, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện trước và trong ngày dự đoán hành kinh

Cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng trễ kinh

Đa số những người phụ nữ có kinh nguyệt không đều, trễ kinh đều chủ quan và cho rằng đây là vấn đề bình thường. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát và khắc phục, chậm kinh lâu ngày sẽ phát sinh ra một số vấn đề không tốt cho sức khỏe tổng thể, sinh lý và sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.

Vì thế, khi có dấu hiệu trễ kinh kéo dài (trên 7 ngày) hoặc trễ kinh ở mỗi chu kỳ (trên 3 kỳ), người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế, hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và điều trị. Ngoài ra bạn có thể phòng ngừa và cải thiện bệnh lý bằng một số biện pháp đơn giản sau:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Việc duy trì những thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt và dẫn đến những rối loạn. Vì thế để phòng ngừa và cải thiện tình trạng chậm kinh, bạn cần xây dựng và duy trì những thói quen sinh hoạt hợp lý. Cụ thể như tránh thức khuya, không làm việc quá sức, không để công việc, đời sống tình cảm tạo áp lực dẫn đến stress, căng thẳng. Bạn cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày, kiểm soát căng thẳng bằng cách nghe nhạc, vui chơi với gia đình, bạn bè, ngồi thuyền, suy nghĩ tích cực.
  • Xây dựng thói quen ăn uống khoa học: Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, không lạm dụng rượu bia, không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác. Bạn cần uống nhiều nước, tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin, chất sắt và khoáng chất có trong các loại củ, rau xanh, trái cây tươi, thịt bò, các loại cá béo… Ngoài ra bạn nên tăng cường ăn những loại thực phẩm tốt cho quá trình điều kinh như rau diếp cá, ngải cứu, gừng, nha đam, đinh lăng, vừng, mè…
  • Nghỉ ngơi: Bạn cần cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Tránh tập luyện, lao động và làm việc quá sức dẫn đến stress, căng thẳng kéo dài. Ngoài ra bạn cần suy nghĩ tích cực, lạc quan để phòng ngừa và điều trị chậm kinh.
  • Tập luyện thể dục: Việc dành thời gian luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày bằng những bài tập nhẹ nhàng, yoga, chạy bộ hoặc thường xuyên tham gia vào các hoạt động sinh hoạt ngoài trời sẽ giúp đầu óc thoải mái, thư giãn cơ thể và hỗ trợ quá trình điều hòa kinh nguyệt.
  • Thay đổi thuốc điều trị: Nếu chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt là tác dụng phụ của loại thuốc đang điều trị, bạn ngưng dùng thuốc. Đồng thời thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và xem xét về việc thay đổi một loại thuốc điều trị thích hợp hơn.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc phòng ngừa và cải thiện tình trạng chậm kinh. Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm những biểu hiện liên quan đến tình trạng rối loạn kinh huyệt, viêm nhiễm bộ phận sinh dục và nhiều bệnh phụ khoa khác. Từ đó áp dụng các biện pháp chữa bệnh kịp thời, phòng ngừa phát sinh những rủi ro không mong muốn.
Xây dựng thói quen ăn uống khoa học
Xây dựng thói quen ăn uống khoa học giúp phòng ngừa và khắc phục tình trạng trễ kinh

Trễ kinh là tình trạng xảy ra phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để phòng ngừa và cải thiện bệnh lý, chị em phụ nữ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, tăng cường tập luyện thể dục…

Tuy nhiên nếu chậm kinh trên 7 ngày, xảy ra liên tục trên 3 chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để để được thăm khám, chẩn đoán xác định. Cuối cùng áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, tránh gây nguy hiểm.

Bài viết liên quan:

5/5 - (11 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

>>> Chuyên gia sản phụ khoa hơn 40 năm kinh nghiệm >>> Hội tụ TÂM - TÂM - TÀI >>> Phương pháp điều trị AN TOÀN - HIỆU QUẢ - KHÔNG TÁI PHÁT >>> Bảo mật thông tin >>> Luôn luôn LẮNG NGHE, luôn luôn CHIA SẺ, THẤU HIỂU

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *