10+ Cách Chữa Rối Loạn Kinh Nguyệt Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh
Nội dung bài viết
Những cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà từ gừng, ngải cứu hay cây ích mẫu được nhiều chị em lựa chọn để khắc phục bệnh. Chúng khá an toàn cho sức khỏe nhưng cần thực hiện đúng cách và kiên trì để thấy được kết quả rõ ràng.
Cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà
Rối loạn kinh nguyệt là căn bệnh không còn quá xa lạ với chị em phụ nữ. Căn bệnh này thường xảy ra ở các bạn gái trong độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ trung niên tuổi tiền mãn kinh do thay đổi nội tiết. Trong một số trường hợp, rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa như viêm vùng chậu, đa nang buồng trứng, suy buồng trứng sớm hoặc ung thư tử cung…
Khi bị rối loạn kinh nguyệt, chị em có thể nhận thấy các biểu hiện bất thường như: Rong kinh ( kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày), vô kinh , cường kinh ( kinh nguyệt ra nhiều), thiểu kinh ( máu kinh ra rất ít trong ngắn ngày), trễ kinh hay thống kinh ( đau bụng kinh khi tới ngày “đèn đỏ”).
Bệnh rối loạn kinh nguyệt kéo dài không chỉ gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho chị em mà nó còn ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Chính vì vậy, phái đẹp không nên chủ quan khi mắc căn bệnh này. Cần chủ động thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân và tiến hành điều trị triệt ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân.
1. Bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt từ gừng
Gừng có tính ấm, giúp hoạt huyết, thông mạch, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, với đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên, gừng còn giúp giảm đau bụng trong những ngày hành kinh và chống lại tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục – một trong những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Trong một nghiên cứu được thực hiện trên 92 phụ nữ bị chảy nhiều máu kinh trong ngày “đèn đỏ” cho thấy, việc sử dụng gừng hàng ngày có thể giúp giảm thiểu được lượng máu kinh chảy ra. Cũng trong một nghiên cứu khác, phụ nữ dùng khoảng 750 – 2.000mg gừng dưới dạng bột trong 3 – 4 ngày đầu tiên của kỳ hành kinh để giảm đáng kể được cơn đau ở vùng bụng dưới.
Dân gian còn có các bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà bằng gừng như sau:
- Cách 1: Lấy 1 nhánh gừng tươi đập dập, đem nấu với 100ml nước. Thêm vào vài hạt muối ăn và 2 thìa mật ong. Uống trà gừng vào mỗi tối trước khi đi ngủ trong 3 đêm liên tục. Sau đó nghỉ uống 7 ngày rồi lại tiếp tục chuyển sang liệu trình mới.
- Cách 2: Lấy gừng tươi giã nát, đem rang với muối hột chườm vào vùng bụng dưới. Mẹo này giúp kích thích lưu thông máu, tạo điều kiện cho máu kinh được đào thải hết ra ngoài, qua đó làm giảm hiện tượng đau tức ở vùng bụng dưới.
- Cách 3: Thêm một ít nước cốt gừng hoặc tinh dầu gừng vào trong bồn nước ấm rồi ngâm mình vào khoảng 10 phút sẽ cải thiện được các triệu chứng như đau bụng kinh, buồn nôn, tắc khi do bị rối loạn kinh nguyệt.
2. Điều trị rối loạn kinh nguyệt tại nhà bằng ngải cứu
Ngải cứu là phương thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt nổi tiếng trong dân gian. Thảo dược này có tác dụng kích thích lưu thông máu, điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, sử dụng ngải cứu đúng cách còn giúp giảm đau bụng khi đến kỳ hành kinh.
Để chữa rối loạn kinh nguyệt, ngải cứu chủ yếu được sử dụng theo hình thức sắc uống. Tùy theo từng biểu hiện củ thể mà y học cổ truyền có những bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt bằng ngải cứu như sau:
Bài 1: Trị kinh nguyệt không đều
Dùng 6 – 12g ngải cứu ở dạng khô đem nấu với 500ml nước trong 10 phút. Gạn uống 2 – 3 lần trong ngày. Sử dụng bài thuốc này trong vòng 1 tuần trước kì “đèn đỏ” từ 3 – 5 ngày.
Bài 2: Trị ra nhiều máu kinh, băng huyết
Kết hợp 1 nắm lá ngải cứu khô với 4 g gừng. Cả hai đem sắc với 2 bát nước lọc trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút. Sau đó thêm vào 50g cacao dừa loại đã qua sao vàng, tán nhỏ. Gạn nước uống có tác dụng cầm máu kinh.
Sau khi máu kinh không còn xuất ra ồ ạt thì giảm lượng cacao xuống còn 20g. Kiên trì áp dụng cách chữa rối loạn kinh nguyệt này trong 7 ngày liên tục để thấy được hiệu quả.
Bài 3: Chữa rong kinh, kinh nguyệt kéo dài trong nhiều ngày, lượng máu kinh ra nhiều
Cây ngải cứu phơi khô. Mỗi ngày lấy 20g đem sắc với 200ml nước đến khi cạn còn 100ml. Gạn lấy thuốc sắc, thêm vào một chút đường, quậy tan rồi chia làm 2 lần uống trong ngày khi còn ấm.
Chị em nên sử dụng bài thuốc này trước kỳ hành kinh từ 7 – 10 ngày để kinh nguyệt ra đúng ngày và lượng máu kinh ra ổn định hơn.
3. Cách trị rối loạn kinh nguyệt bằng quế
Quế là vị thuốc được y học cổ truyền sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, tắc kinh. Phái đẹp có thể sử dụng nguyên liệu này để ổn định chu kỳ kinh nguyệt theo những cách sau:
- Cách 1: Lấy 1,5 thìa bột quế pha với 1 ly sữa ấm uống hàng ngày
- Cách 2: Dùng vài thanh quế nhỏ cho vào ấm hãm với nước sôi. Sau 15 phút gạn uống thay trà.
- Cách 3: Sử dụng quế làm gia vị tẩm ướp trong món ăn
Quế mặc dù tốt nhưng mỗi ngày bạn không được dùng quá 2,5g. Việc sử dụng quế quá nhiều có thể gây tăng huyết áp, suy gan, rối loạn nhịp tim.
4. Bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt tại nhà từ cây ích mẫu
Cây ích mẫu trong dân gian còn được biết đến với những tên gọi khác như cây chói đèn, sung úy… Y học cổ truyền ghi nhận, thảo dược này có vị cay, hơi đắng, tính hàn, có khả năng quy vào các kinh Can, Tâm bào. Nó có tác dụng trừ ứ, kích thích lưu thông máu, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau, sinh huyết mới.
Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi cây ích mẫu được sử dụng để trị rối loạn kinh nguyệt và nhiều vấn đề về phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ như thống kinh, bế kinh, đau bụng kinh.
- Cách 1:
Mỗi ngày lấy 10 – 30g cây ích mẫu đem sắc lấy nước đặc uống
- Cách 2:
Dùng 30g ích mẫu thảo đem bọc vào trong một miếng vải sô. Bỏ vào nồi hầm chung với 30g đậu đen đến khi đậu chín nhừ. Cuối cùng gạn lấy nước, thêm vào 30g đường đỏ và 30ml rượu, khuấy lên cho đều. Sử dụng bài thuốc này uống đầu đặn hàng ngày có tác dụng trị mất kinh, bế kinh.
5. Mẹo chữa rối loạn kinh nguyệt bằng rau diếp cá
Rau diếp cá là thực phẩm khá quen thuộc nhưng không phải chị em nào cũng biết được rằng đây còn là vị thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt trong dân gian. Có tính mát và chứa nhiều chất xơ, vitamin C, rutin cùng nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, rau diếp cá có tác dụng giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, làm mạnh gân cốt.
Ngoài ra, rau diếp cá còn có tác dụng làm thông kinh mạch, chống lại hiện tượng tắc kinh, xoa dịu cơn đau bụng kinh. Tinh dầu rau diếp cá cũng bổ sung hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn, chống nấm, giảm viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục.
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thể tận dụng nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà này để chữa rối loạn kinh nguyệt theo những cách dưới đây:
- Cách 1:
Lấy 1 nắm rau diếp cá đem xay chung với vài hạt muối ăn. Gạn nước uống mỗi ngày 1 ly.
- Cách 2:
Kết hợp rau diếp cá với lá ngải cứu mỗi thứ 1 nắm đem xay tươi lấy nước cốt uống trong một thời gian.
- Cách 3:
Ăn sống rau diếp cá hoặc dùng kèm với các món ăn trong bữa cơm hàng ngày.
6. Tập yoga chữa rối loạn kinh nguyệt
Tập yoga là một trong những cách trị rối loạn kinh nguyệt tại nhà đang được nhiều chị em lựa chọn. Nghiên cứu cho thấy, yoga không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng ức chế sản xuất một loại hormone gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Một số người có thể bị rối loạn kinh nguyệt do thường xuyên bị căng thẳng. Tập yoga chính là một cách để thư giãn thần kinh, giải tỏa tâm lý hiệu quả. Từ đó góp phần vào việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ.
Nếu chưa từng tập yoga, bạn có thể tham gia một khóa học chuyên sâu có giáo viên hướng dẫn. Sau khi đã thực hành thuần thục thì có thể tự mình luyện tập tại nhà. Duy trì các bài tập yoga không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn kinh nguyệt mà còn giúp nâng cao sức khỏe, giúp phái đẹp duy trì vóc dáng và kéo dài tuổi thọ.
Ngoài yoga, chị em cũng có thể tham gia một số bộ môn thể thao khác cũng có tác dụng tích cực trong việc điều hòa kinh nguyệt, tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể như: Đi bộ, bơi lội, tập eorobic…
7. Cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà bằng nghệ
Nghệ vàng thường được sử dụng để tạo màu và làm tăng hương vị cho các món ăn hàng ngày. Ngoài ra, đây còn là một vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh quý, bao gồm cả bệnh rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Tính ấm của nghệ vàng có thể giúp khí huyết lưu thông, chống ứ trệ kinh nguyệt, giảm đau bụng khi tới tháng. Các trường hợp có biểu hiện chậm kinh, rong kinh hay bế kinh cũng có thể được cải thiện nếu sử dụng nghệ đúng cách.
Trong dân gian hiện đang lưu truyền 3 bài thuốc trị rối loạn kinh nguyệt từ nghệ như sau:
Bài 1: Kết hợp nghệ với ngải cứu và ích mẫu
Lấy 1 củ nghệ khô cắt lát mỏng, bỏ vào chảo nóng sao qua. Sau đó đem sắc với ngải cứu và ích mẫu mỗi thứ 1 nắm. Đổ vào ấm 500ml nước sắc cho cạn còn 200ml. Chia uống làm 2 lần trong ngày trước khi ăn 2 tiếng.
Áp dụng bài thuốc này trước kì hành kinh khoảng 1 tuần và uống 3 – 5 ngày liên tục rồi ngưng. Không áp dụng cho các trường hợp có cơ thể gầy yếu.
Bài 2: Dùng cho đối tượng có biểu hiện đau bụng kinh, bế kinh
Lấy 15g uất kim với 10g sài hồ đem chích giấm. Sắc lấy nước đặc chia làm 3 phạn đều nhau uống trước các bữa ăn chính. Dùng liền 2 – 3 tuần để bệnh tình có sự cải thiện rõ ràng.
8. Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thì là
Ít ai nghĩ rằng thì là lại có tác dụng chữa rối loạn kinh nguyệt. Theo đông y, cây thì là có mùi hăng, đắng nhẹ, tính ấm giúp cải thiện chức năng thận, mạnh tỳ, kích thích tiêu hóa, giảm đau và tiêu chứng ở bụng, đồng thời giúp kinh nguyệt ra đều và ổn định.
Sử dụng bài thuốc từ cây thì là đặc biệt tốt cho những trường hợp có biểu hiện bị bế kinh do cơ thể bị thiếu máu hoặc do nhiễm cảm lạnh. Để trị bệnh, chị em có thể sử dụng hạt hay lá thì là đều được.
Cách 1: Dùng lá thì là
Dùng lá thì là tươi xay nhuyễn. Lọc lấy 60ml nước cốt đem trộn đều cùng 15ml nước ép từ cây rau cần tây. Chia làm 3 phần uống vào buổi sáng, trưa, tối.
Cách 2: Dùng hạt thì là
Lấy 1 – 2 thìa hạt thì là bỏ vào ấm hãm với nước sôi trong 20 phút tương tự như pha trà. Duy trì uống mỗi ngày cho đến khi tình trạng rối loạn kinh nguyệt được cải thiện.
9. Dùng cây dâm bụt chữa rối loạn kinh nguyệt
Thêm một cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà chị em có thể tham khảo đó là dùng cây dâm bụt. Ở các vùng nông thôn, loại cây này rất dễ kiếm vì hoa dâm bụt thường được trồng làm cảnh hoặc làm hàng rào trong các hộ gia đình.
Trong y học cổ truyền, cây dâm bụt là thuốc thuốc có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm sưng, tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể. Chủ trị bệnh quai bị, đau nhức xương khớp, kiết lỵ, mất ngủ, mụn nhọt, ra nhiều khí hư và cả bệnh rối loạn kinh nguyệt.
Cách 1: Dùng thuốc sắc từ rễ cây dâm bụt
Mỗi ngày lấy 30g vỏ rễ khô của cây dâm bụt đem sắc lấy 300ml nước chia làm 2 lần uống. Sử dụng thuốc trong 5 ngày liên tục trước khi có kinh 10 ngày.
Cách 2: Kết hợp rễ dâm bụt với các thảo dược khác
Lấy vỏ rễ dâm bụt kết hợp với rau má, cây ích mẫu và cây hương phụ mỗi vị 25g. Tất cả sắc chung với nhau uống đều đặn mỗi ngày 1 thang.
10. Bài thuốc dân gian trị rối loạn kinh nguyệt từ cây rau mùi tây
Rau mùi tây là một nguyên liệu dễ kiếm, thường được sử dụng như một loại rau gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Dân gian còn sử dụng thực phẩm này để làm thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt, giúp khắc phục tình trạng rong kinh, ít kinh, ra máu kinh màu đen hoặc kinh nguyệt ra ồ ạt quá nhiều.
Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng được. Ngoài việc thường xuyên sử dụng rau mùi tây trong các bữa ăn, chị em có thể áp dụng một số cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà từ loại rau này theo hướng dẫn dưới đây:
Cách 1: Uống trà hạt rau mùi
Lấy 6g hạt rau mùi đem đun sôi với 600ml nước. Khi thấy nước trong ấm cạn còn 300ml thì ngưng. Để trà hạt rau mùi nguội bớt gạn uống 3 lần trong ngày. Dùng liên tục 5 – 7 ngày trước khi có kinh để chu kỳ đèn đỏ ra đều đặn hơn và giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong những ngày hành kinh.
Cách 2: Sử dụng lá mùi
Hái một nắm lá rau mùi tươi rửa sạch với nước muối. Bỏ vào máy sinh tố xay nhuyễn với 75ml nước. Dùng lây lọc nước cốt rau mùi uống trong 3 – 4 ngày trước mỗi kỳ kinh.
11. Bổ sung các vitamin thiết yếu
Vitamin D:
Một số nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, việc thiếu hụt vitamin D có liên quan đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở một số trường hợp. Bổ sung vitamin D với liều lượng hợp lý có thể giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Tắm nắng chính là cách hữu hiệu để bổ sung một lượng lớn nhu cầu vitamin D hàng ngày của cơ thể. Tuy nhiên chị em chỉ nên tắm nắng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối khi trời có nắng nhẹ. Tránh tắm nắng lúc mặt trời đang gay gắt có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da.
Ngoài ra, phái đẹp cũng có thể bổ sung vitamin D thông qua viên uống hoặc thông qua các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D dồi dào như:
- Sữa
- Ngũ cốc
- Nước cam ép
- Cá hồi
- Hàu
- Tôm
- Nấm…
Vitamin B
Ngoài vitamin D, bổ sung vitamin B cũng có thể hữu ích cho những người đang bị rối loạn kinh nguyệt. Loại vitamin này có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh, giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ.
Loại vitamin này có thể được bổ sung qua thuốc. Ngoài ra, bạn nên tăng cường sử dụng các thực phẩm sau trong thực đơn để cung cấp đầy đủ nhu cầu vitamin B của cơ thể:
- Thịt
- Súp lơ
- Dâu
- Bắp
- Đậu
- Bánh mì nguyên hạt…
12. Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng cách điều chỉnh các thói quen sinh hoạt hàng ngày
Xây dựng một lối sống lành mạnh với những thói quen tích cực trong cuộc sống hàng ngày có thể giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn kinh nguyệt. Để chu kỳ kinh được ổn định, chị em cần chú ý:
- Ăn uống đầy đủ, có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tăng lượng nước tiêu thụ trong ngày, đồng thời bổ sung thêm hoa quả tươi, rau xanh vào trong thực đơn.
- Hạn chế ăn nhiều đồ béo, thức ăn chứa gia vị cay nóng hoặc đồ ăn chế biến sẵn.
- Tránh uống bia rượu và các thức uống có cồn
- Tập thể dục mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh, đảm bảo cho máu được lưu thông tốt đến cơ quan sinh dục, đồng thời duy trì chức năng sinh lý tự nhiên của cơ thể.
- Giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo bằng cách vệ sinh “cô bé” mỗi ngày ít nhất 2 – 3 lần. Kết hợp tắm rửa, thay quần áo thường xuyên, đặc biệt là quần lót. Mặc quần rộng rãi, chất liệu thoáng mát để không gây tổn thương, bí bách cho vùng kín.
- Trong những ngày hành kinh, nên dùng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để rửa vùng kín và thay băng sau mỗi 3 – 4 tiếng tùy theo lượng máu kinh nhiều hay ít
- Thăm khám phụ khoa định kỳ mỗi 3 – 6 tháng để sớm phát hiện và điều trị triệt để các bệnh lý phụ khoa, không làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Những cách chữa rối loạn kinh nguyệt ở trên cho tác dụng chậm và cần áp dụng kiên trì để thấy được hiệu quả. Nếu trong quá trình áp dụng, tình trạng bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp hơn thì chị em nên tìm đến bệnh viện nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ. Tránh để bệnh tình kéo dài làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Bạn nên tham khảo thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!