Màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường – bất thường?

Màu máu của chu kỳ kinh nguyệt là sự chuyển tiếp giữa các chu kỳ và có thể là thông tin sức khỏe quan trọng. Do đó, tìm hiểu màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường và bất thường để có biện pháp xử lý, khắc phục phù hợp.

màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường
Tìm hiểu màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường để có biện pháp xử lý phù hợp

Tại sao máu kinh nguyệt đổi màu?

Hầu hết phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt từ 12 – 13 tuổi. Một chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 21 – 35 ngày với số ngày chảy máu từ 2 – 7 ngày.

Máu kinh nguyệt có nguồn gốc từ sự bong ra bình thường của niêm mạc tử cung trong thời kỳ kinh nguyệt và là dấu hiệu của chu kỳ rụng trứng bình thường. Thành phần chính của máu kinh bao gồm:

  • Máu là thành phần chính của kinh nguyệt. Khi nội mạc tử cung bị phá vỡ, các mạch máu nhỏ dẫn máu đến nội mạc tử cung bị lộ ra dẫn đến chảy máu.
  • Nội mạc tử cung là một phần bình thường của kinh nguyệt. Nội mạc tử cung chủ yếu là các tế bào và không phải là máu. Nội mạc tử cung có thể được nhìn thấy như những mô hoặc cục máu đông bên trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Trứng không được thụ tinh là thành phần không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trứng là khối lượng không đáng kể so với máu và nội mạc tử cung.

Máu kinh nguyệt có thể được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề sức khỏe. Bất cứ các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt bao gồm độ dài của chu kỳ, màu máu và kết cấu của máu đều có thể chỉ ra các vấn đề quan trọng về sức khỏe.

Ban có thể nhìn thấy máu kinh nguyệt có màu đỏ tươi, đỏ sáng, nâu, cam hoặc đen. Mặc dù hầu hết các màu sắc được cho là bình thường và khỏe mạnh, tuy nhiên đôi khi một số màu sắc có thể là dấu hiệu của các bệnh lý trong cơ thể.

Điều quan trọng là bạn cần nắm rõ thông màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường, bất thường để có biện pháp xử lý, chăm sóc phù hợp.

Đặc điểm bình thường của máu kinh nguyệt

Về khối lượng dòng chảy kinh nguyệt, thông thường máu kinh nguyệt có thể tích bình thường từ 10 – 80, trung bình một phụ nữ có thể chảy 35 ml máu trong mỗi chu kỳ.

Về màu máu, máu có thể thay đổi nhiều màu sắc khác nhau, từ đỏ tươi, nâu, đen, cam hoặc xám. Máu thường có màu đỏ vào đầu chu kỳ và có màu nâu, đen vào cuối chu kỳ.

Về tính nhất quán, máu kinh nguyệt thường có một độ nhớt nhất định hoặc có thể chứa nước và các chất lỏng khác.

Về mùi, máu kinh nguyệt thường không có mùi khó chịu. Do đó, các mùi gây khó chịu có thể là dấu hiệu nhiễm trùng bộ phận sinh dịc hoặc máu tích tụ trong âm đạo liên tục trong 6 – 8 giờ gây mùi hôi. Do đó, giữ vệ sinh là điều cần thiết và quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt.

Màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường?

Máu kinh nguyệt chảy qua lỗ nhỏ ở tử cung và đi ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Mặc dù được chảy ra từ âm đạo nhưng máu kinh nguyệt được hình thành từ tử cung, đi qua âm đạo để ra khỏi cơ thể.

Thông thường màu kinh có màu đỏ tươi hoặc đỏ sáng hoặc màu nâu sẫm. Đôi khi, vào đầu hoặc cuối chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh nguyệt có thể đổi màu. Điều này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe cần được điều trị phù hợp.

Cụ thể, các màu sắc của máu kinh được cho là bình thường bao gồm:

1. Máu màu đỏ tươi

Máu kinh nguyệt có màu đỏ tươi là máu được cơ thể sản xuất trong thời gian gân đây. Điều này có nghĩa là máu được hình thành từ lớp khỏi niêm mạc tử cung vừa bong và thoát ra khỏi âm đạo.

Máu kinh nguyệt màu đỏ
Màu đỏ tươi hoặc đỏ sáng được xem là màu máu kinh nguyệt bình thường

Bạn có thể thấy máu có màu đỏ tươi hơn màu đỏ sáng hơn nếu bạn có dòng chảy kinh nguyệt nhẹ và thường xuyên. Máu màu đỏ cũng phổ biến ở những ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, máu màu đỏ tươi chảy ra từ âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của tình trạng mất cân bằng nội tiết, rụng trứng hoặc là dấu hiệu mang thai.

Ngoài ra, máu dạng đốm hoặc bất thường giữa các chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của các bệnh lây lan qua đường tình dục, chẳng hạn như chlamydia hoặc lậu. Ngoài ra, sự tăng trưởng bên trong niêm mạc tử cung như u xơ hoặc polyp cũng có thể gây chảy máu âm đạo màu đỏ sáng với số lượng lớn bất thường.

Hiếm khi, chảy máu màu đỏ tươi âm đạo là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán nếu xuất hiện các dấu hiệu khác như:

  • Rong kinh
  • Máu kinh ra nhiều hơn bình thường
  • Xuất huyết âm đạo sau khi quan hệ tình dục
  • Dịch tiết âm đạo có mùi hôi
  • Đau ở lưng dưới, xương chậu hoặc chân
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Giảm cân không rõ lý do

2. Máu màu đỏ sẫm hoặc nâu

Máu màu tối (đỏ sẫm hoặc nâu) là dấu hiệu máu cũ, có thể xuất hiện vào đầu hoặc cuối chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có nghĩa là máu được tích trữ lâu bên trong tử cung, các tế bào máu có thời gian để phá vỡ, bắt đầu đông lại bên trong ống âm đạo hoặc tiếp xúc với không khí và gây đổi màu.

Máu kinh nguyệt màu nâu
Máu kinh nguyệt màu nâu hoặc đỏ sẫm là máu được tích trữ lâu bên trong tử cung

Máu màu đỏ sẫm và màu nâu được xem là màu máu kinh nguyệt bình thường. Màu máu này thường phổ biến vào buổi sáng và có thể bị vón cục hoặc xuất hiện như một cục máu đông.

Tuy nhiên, đôi khi máu màu nâu có thể là dấu hiệu mang thai sớm. Dịch màu nâu trong thai kỳ có thể là dấu hiệu sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung, là tình trạng khi trứng được thụ tinh làm tổ vào ống dẫn trứng thay vì tử cung.

Ngoài ra, dịch tiết âm đạo màu nâu sau khi sinh có thể là dấu hiệu cơ thể đào thải máu và các mô dư thừa ra khỏi tử cung. Điều này hoàn toàn bình thường và không phải là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, những phụ nữ bị chảy máu nặng sau khi sinh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

3. Máu màu đen

Máu kinh nguyệt màu đen được xem là bình thường. Máu màu đen thường xuất hiện vào đầu hoặc cuối chu kỳ và là dấu hiệu của máu cũ hoặc máu mất nhiều thời gian để rời khỏi tử cung. Điều này khiến máu có thời gian oxy hóa, chuyển từ màu đỏ tươi sang màu đỏ sẫm, nâu và cuối cùng trở thành màu đen.

Máu kinh nguyệt màu đen
Máu kinh nguyệt màu đen là máu cũ đã qua oxy hóa bên trong âm đạo

Ngoài ra máu kinh nguyệt màu đen có thể là lượng máu bị kẹt trong các nếp gấp ở thành tử cung. Thông thường máu kinh nguyệt màu đen thường có lưu lượng thấp, máu chảy rất nhẹ và có thể xuất hiện như một cục máu đông.

Đôi khi máu màu đen có thể là dấu hiệu sự tắc nghẽn máu bên trong âm đạo. Các triệu chứng tắc nghẽn có thể bao gồm:

  • Dịch tiết âm đạo có mùi hôi
  • Sốt
  • Khó tiểu
  • Ngứa hoặc sưng bên trong hoặc xung quanh âm đạo

4. Máu kinh nguyệt màu hồng

Máu kinh nguyệt màu hồng có thể xảy ra khi máu kết hợp với dịch ở cổ tử cung. Máu màu hồng thường có dòng chảy nhẹ, phổ biến ở đầu và cuối chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, máu màu hồng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cơ thể có nồng độ estrogen thấp.

Máu kinh nguyệt màu hồng
Máu kinh nguyệt màu hồng có thể là dấu hiệu nồng độ estrogen thấp

Sử dụng các biện pháp kiểm soát sinh sản nội tiết tố có thể làm nồng độ estrogen trong cơ thể thấp hơn bình thường. Điều này dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt với dòng chảy nhẹ với máu máu màu hồng nhạt trong suốt chu kỳ.

Bên cạnh đó, một số hoạt động tình dục có thể tạo ra dịch tiết bên trong âm đạo hoặc cổ tử cung. Máu kinh nguyệt có thể trộn lẫn với dịch âm đạo và có màu hồng.

Các nguyên nhân khác có thể khiến máu kinh nguyệt có màu hồng bao gồm:

  • Giảm một số lượng cân lớn
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Thiếu máu

Ngoài ra, khi mang thai dịch tiết âm đạo màu hồng xảy ra kèm các cơn chuột rút ở bụng dưới có thể là dấu hiệu sẩy thai. Do đó, điều quan trọng là bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

5. Máu kinh nguyệt màu vàng

Máu kinh nguyệt màu vàng có thể không phải là máu. Đây là dịch tiết màu vàng từ cổ tử cung hoặc dịch tiết đã tiếp xúc với không khí. Tiết dịch cổ tử cung màu vàng thường phổ biến trong thai kỳ và không phải là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng.

Tuy nhiên, đôi khi dịch tiết màu vàng có thể là dấu hiệu estrogen cao.

Màu máu kinh nguyệt thế nào là bất thường?

Hầu hết các màu sắc máu kinh nguyệt đều được cho là bình thường, tuy nhiên đôi khi một số màu sắc có thể phản ánh các bệnh lý trong cơ thể. Cụ thể, các màu máu kinh nguyệt bất thường bao gồm:

1. Màu cam

Đôi khi máu kinh nguyệt có thể trộn lẫn với các chất lỏng từ cổ tử cung, điều này khiến màu gần như có màu cam hoặc xuất hiện như những vệt đỏ như gỉ sắt.

Máu kinh nguyệt màu cam hoặc hồng có thể là dấu hiệu hình thành bào thai, thường bắt đầu sau 10 – 14 ngày kể từ lúc thụ thai. Do đó, nếu xuất hiện máu màu cam hoặc hồng và đã có quan hệ tình dục gần đây, bạn nên tiến hành thử thai.

Ngoài ra, máu kinh nguyệt có màu cam được xem là màu sắc bất thường. Máu màu cam thường là dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng trichomonas. Các triệu chứng khác có thể bao gồm khó chịu, rong kinh, ngứa âm đạo và tiết dịch có mùi hôi.

Mặc dù máu kinh nguyệt màu cam không phải lúc nào cũng là dấu hiệu nhiễm trùng, tuy nhiên bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Máu kinh nguyệt màu cam
Máu kinh nguyệt màu cam có thể là dấu hiệu nhiễm trùng âm đạo

2. Máu kinh nguyệt màu xám

Nếu máu kinh nguyệt hoặc dịch tiết âm đạo có màu xám, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Điều này có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc sẩy thai (đối với phụ nữ mang thai).

Đôi khi một số phụ nữ thậm chí còn không biết bản thân đã mang thai. Việc xuất huyết âm đạo màu xám hoặc tiết dịch dưới dạng mảng máu đông có thể là dấu hiệu sẩy thai. Do đó, đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được hướng dẫn các biện pháp xử lý cụ thể.

Kinh nguyệt màu xám có thể là dấu hiệu nhiễm vi khuẩn âm đạo gây mất sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại ở âm đạo. Các dấu hiệu và triệu chứng viêm âm đạo khác có thể bao gồm:

  • Ngứa xung quanh và bên trong âm đạo
  • Có mùi hôi bên trong âm đạo
  • Đi tiểu đau hoặc rát

Những người có triệu chứng viêm âm đạo do nhiễm vi khuẩn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn.

Đặc trưng của máu kinh nguyệt bất thường

Có một số bất thường phổ biến về máu kinh nguyệt mà phụ nữ thường gặp bao gồm:

  • Có cục máu đông: Hầu hết phụ nữ đều có cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt. Các cục máu đông bình thường có kích thước nhỏ, số lượng ít và không xuất hiện thường xuyên trong các chu kỳ. Bên cạnh đó, các cục máu đông có kích thước lớn, số lượng nhiều và liên quan đến tình trạng rong kinh, đau vùng xương chậu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý cần được điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Mùi bất thường: Kinh nguyệt không nên có mùi bất thường. Các nguyên nhân gây mùi bất thường có thể là do nhiễm trùng âm đạo, máu kinh nguyệt ứ đọng trong tử cung và tắc nghẽn âm đạo do tampon hoặc các dị vật khác trong âm đạo. Các tình trạng này cần được tư vấn y tế kịp thời để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Màu sắc bất thường: Như đã nói trên, máu kinh nguyệt có thể có nhiều màu khác nhau. Tuy nhiên, máu màu cam hoặc xám có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng và các tình trạng liên quan. Bên cạnh đó, nếu máu kinh nguyệt có các màu sắc bất thường như xanh lá cây, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Khối lượng bất thường: Kinh nguyệt với lượng máu lớn hoặc kéo dài bất thường cần được đánh giá y tế để xác định các nguyên nhân nghiêm trọng và tránh tình trạng thiếu máu.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Tìm hiểu thông tin màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường và bất thường là điều cần thiết để biết khi nào cần đến bệnh viện. Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm tra các sắc thái, kết cấu và thời gian của chu kỳ để xác định các vấn đề liên quan. Nếu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày hoặc thấm đầy một miếng băng vệ sinh hoặc tampon sau 1 – 2 giờ, bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ.

Kinh nguyệt ra cục máu đông lớn
Đến bệnh viện nếu kinh nguyệt kéo dài với số lượng máu lớn

Ngoài ra, đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Kinh nguyệt không đều với màu sắc, kết cấu máu và thời gian thay đổi thường xuyên
  • Chu kỳ ngắn hơn 21 hoặc kéo dài hơn 38 ngày
  • Không có kinh nguyệt liên tục trong 3 tháng
  • Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt
  • Chảy máu âm đạo sau khi đã mãn kinh
  • Dịch tiết âm đạo có mùi hôi
  • Dịch tiết âm đạo có màu xám, dày
  • Ngứa bên trong hoặc xung quanh âm đạo
  • Sốt

Bên cạnh đó, nếu bạn đang mang thai và chảy máu âm đạo, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Điều này có thể là dấu hiệu sẩy thai, nhiễm trùng. Do đó, điều trị càng sớm càng tốt để tránh các rủi ro không mong muốn.

Nói chung, màu sắc và tính nhất quán của máu kinh nguyệt có thể cung cấp các thông tin quan trọng về sức khỏe tổng thể ở một người phụ nữ. Máu chu kỳ khỏe mạnh thường thay đổi từ đỏ tươi đến nâu sẫm hoặc đen. Máu màu cam hoặc xám có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Do đó, nếu máu kinh nguyệt có màu sặc kỳ lạ hoặc thay đổi theo các chu kỳ, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *