Dấu Hiệu Có Kinh Nguyệt Ở Tuổi Dậy Thì Và Điều Cần Biết

Kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi vì đây là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi cô gái. Việc tìm hiểu những dấu hiệu có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì sẽ giúp bạn gái không phải bỡ ngỡ trước những thay đổi lớn của cơ thể.

Kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là gì?

Kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu hàng tháng ở nữ giới thông qua việc bong lớp niêm mạc trong tử cung có chu kỳ. Đây là một trong những đặc tính của phái nữ và ai cũng phải trải qua trong đời.

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà thời gian xuất hiện kinh nguyệt không giống nhau. Có trẻ đến sớm, có trẻ đến chậm. Độ tuổi trung bình theo thống kê từ 8 – 16 tuổi là giai đoạn bé gái bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt.

Một vòng chu kỳ kinh nguyệt sẽ rơi vào 21 – 32 ngày và thời gian hành kinh sẽ từ 3 – 7 ngày tùy theo thể trạng. Cùng với đó, mỗi tháng nữ giới phải mất đi từ 30ml – 80ml máu cho việc hành kinh.

Thu Phương (Quốc Oai, Hà Nội) mỗi khi đến tháng cô bé không thể làm nổi việc gì do đau bụng kinh, số ngày kinh kéo dài, thường xuyên phải nghỉ học. Tuy nhiên, sau những liệu trình điều trị với bài thuốc thảo dược giờ đây cô bé đã có vòng kinh ổn định, là mẹ của một nhóc tì xinh xắn và có cuộc sống hạnh phúc.

Những dấu hiệu có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Việc xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và cơ địa của mỗi người. Bên cạnh đó, những trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ có sự phát triển thể chất nhanh hơn những trẻ thiếu ăn hay ăn không đủ chất.

Tuy nhiên, dấu hiệu có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì tương đối giống nhau. Có thể dự đoán thông qua những dấu hiệu sau đây:

Ngực bắt đầu phát triển

Ngực sẽ không phát triển hoàn toàn trong thời gian ngắn mà phải mất vài năm mới hoàn thiện dần. Nhưng khi bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, ngực sẽ có sự phát triển vượt bậc hơn.

Dấu hiệu có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Ngực bắt đầu phát triển báo hiệu bé gái bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì và có kinh nguyệt

Lúc này bạn có thể quan sát cơ thể và dự đoán mình sắp xuất hiện kinh nguyệt hay chưa thông qua sự phát triển của mô vú. Một bên vú sẽ to hơn bên còn lại, đầu vú có phần lớn và mềm hơn so với bình thường. Khi thấy những biểu hiện này, hầu hết bé gái sau 2 đến 2,5 sẽ bắt đầu có kinh nguyệt.

Lông mu phát triển

Lông vùng kín bắt đầu mọc ở khu vực giữa hai chân (hay còn gọi là mu) kể từ khi ngực phát triển. Sau một khoảng thời gian lông sẽ mọc rậm và dài hơn, từ 1 đến 2 năm “mùa dâu” đầu tiên sẽ xuất hiện.

Song song đó, một số bé gái còn có hiện tượng phát triển lông vùng nách, mép,…cùng lúc với lông mu.

Dịch âm đạo xuất hiện

Âm đạo bắt đầu tiết ra dịch màu trắng hoặc trắng nhạt, khi thấy dấu hiệu này ở quần lót, có nghĩa là giai đoạn dậy thì bắt đầu đến gần. Âm đạo đã có sự thay đổi, chuẩn bị cho chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở bé gái.

Thay đổi chiều cao, cân nặng

Hầu hết bé gái sau khi phát tướng một thời gian sẽ bước vào giai đoạn hành kinh. Chính vì thế, nếu thấy chiều cao thay đổi, cao lên vài cm thì có nghĩa bạn đang bắt đầu dậy thì và chuẩn bị có kinh nguyệt. 

Lúc này, cân nặng, vòng eo cũng thay phát triển theo, tuy nhiên đừng quá lo lắng. Đây là dấu hiệu bình thường mà các bạn gái phải trải qua.

Mụn trứng cá xuất hiện

Tuy mụn trứng cá có thể mọc bất cứ lúc nào, không thể xem là dấu hiệu chính xác để nhận biết có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Nhưng nếu như trong một giai đoạn, mụn nổi nhiều hơn so với bình thường, rất có thể kinh nguyệt sẽ đến sau vài ngày khi mụn xuất hiện.

Dấu hiệu có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Mụn trứng cá xuất hiện báo hiệu sắp có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Đau bụng, đau lưng

Bạn sẽ cảm thấy bị co thắt bụng dưới, tức vùng lưng vài ngày trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Đây là dấu hiệu thường gặp ở nhiều người. 

Tuy nhiên, nếu cơn co thắt nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống hàng ngày. Bạn gái có thể uống thuốc giảm đau hoặc chườm nóng để giảm cơn đau. Nhưng không nên tự ý sử dụng mà phải có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

Căng thẳng, khó chịu

Cảm xúc thay đổi bất thường, có thể không vì nguyên do gì cũng khiến bạn gái nổi giận là một dấu hiệu báo rằng bạn gái sắp đến kỳ hành kinh. Hiện tượng này sẽ khác nhau đối với mỗi người. Nhưng hầu như đều rất dễ nóng giận, buồn,…những cảm xúc này sẽ biến mất vài ngày sau đó.

Những vấn đề về kinh nguyệt tuổi dậy thì nên biết

Để chuẩn bị cho kỳ kinh nguyệt đầu tiên, bạn gái nên chuẩn bị cho mình kiến thức về kinh nguyệt tuổi dậy thì cơ bản sau đây:

Thời gian hành kinh bình thường

Thời gian mỗi tháng máu kinh xuất hiện sẽ từ 3 – 7 ngày. Máu kinh trong những chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên thường có màu nâu đỏ. Dựa vào cơ địa mà ngày hành kinh sẽ không giống nhau.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Thông thường, vòng kinh của nữ giới sẽ kéo dài trong khoảng 21 – 32 ngày. Giai đoạn mới dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều. Tuy nhiên kinh nguyệt sau 2 – 3 năm sẽ dần ổn định.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Bạn gái nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình để có thể dự đoán được khi nào đến ngày hành kinh tiếp theo. Hiện nay có nhiều app trên điện thoại thông minh giúp bạn kiểm soát quá trình này một cách dễ dàng.

Các sản phẩm chăm sóc cá nhân

Tùy theo nhu cầu của mỗi người mà bạn gái có thể lựa chọn sản phẩm chăm sóc trong thời gian hành kinh như băng vệ sinh, tampon, hay cốc nguyệt san.

  • Băng vệ sinh: Miếng dán vào quần lót giúp thấm hút máu kinh, có nhiều kích thường và độ dày khác nhau cho nhu cầu của mỗi người. Tuy nhiên, nên lưu ý thay băng cách 4 – 5 tiếng để giữ vệ sinh vùng kín, tránh viêm nhiễm.
  • Tampon: Có công dụng thấm hút máu kinh tương tự băng vệ sinh. Những sản phẩm này phải được nhét vào bên trong âm đạo. Để tránh hội chứng shock nhiễm độc âm đạo, bạn gái cũng nên thay tampon 4 tiếng một lần. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến người lớn trước khi sử dụng sản phẩm này vì quá trình cho tampon vào âm đạo có thể khiến bạn gái mất trinh hoặc tổn thương nếu làm sai cách.
  • Cốc nguyệt san: Chất liệu bằng nhựa hoặc cao su mềm. Cốc không thấm hút mà hứng trọn lượng máu kinh khi được đưa vào âm đạo. Vệ sinh cốc sau 8 – 12 tiếng. Loại này cũng cần được hướng dẫn trước khi sử dụng vì quá trình sử dụng có thể làm bạn gái bị rách màng tranh hoặc tổn thương.

    Những vấn đề về kinh nguyệt tuổi dậy thì nên biết
    Những vấn đề về kinh nguyệt tuổi dậy thì nên biết

Những bất thường về kinh nguyệt tuổi dậy thì

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng thường gặp ở tuổi dậy thì do giai đoạn này cơ quan sinh sản chưa phát triển toàn diện. Tình trạng này nếu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý sẽ tự ổn định sau 2 – 3 năm kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên.

Một số trường hợp về bất thường về kinh nguyệt ở tuổi dậy thì bạn nên tìm hiểu như:

  • Vô kinh: Đây là tình trạng thường gặp ở tuổi dậy thì. Kinh nguyệt có thể rơi vào trạng thái 2 – 3 tháng mới hành kinh một lần, thậm chí có thể lên đến 5 – 6 tháng và trường hợp trẻ sau 18 tuổi vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt.
  • Rong kinh: Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài trên 7 ngày, khiến lượng máu mất đi mỗi tháng vượt mức 80ml.
  • Kinh thưa: Vòng kinh thay đổi và kéo dài hơn 35 ngày.
  • Kinh mau: Vòng kinh ngắn hơn 21 ngày.
  • Băng kinh: Máu kinh chảy nhiều, thậm chí có thể lên đến 150ml khiến cơ thể mất máu, hay chóng mặt, mệt mỏi, trường hợp nặng còn khiến bé gái ngất xỉu.
  • Rong huyết: Máu ra bất thường giữa hai kỳ kinh.
  • Thống kinh: Đau bụng kinh dữ dội, khiến trẻ mệt mỏi, học tập, sinh hoạt bị ảnh hưởng.
  • Kinh sớm: Những trẻ trước 10 tuổi xuất hiện kinh nguyệt là hiện tượng kinh sớm ở tuổi dậy thì.

Kinh nguyệt có thể bất thường trong giai đoạn đầu dậy thì.Tuy nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản, phụ huynh nên đưa con đi kiểm tra y tế để có hướng điều chỉnh phù hợp, tránh nguy cơ dẫn đến những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

Nên làm gì khi bắt đầu có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì?

Nhiều bé gái cảm thấy hoang mang khi bắt đầu có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Lúc này, phụ huynh cần hướng dẫn cho con những vấn đề cơ bản để giúp con vượt qua giai đoạn cực kỳ nhạy cảm. 

Đặc biệt, khi có những chuyển biến về thể chất và tinh thần, bé gái sẽ có những tò mò và nhu cầu về giới tính nhiều hơn. Bố, mẹ không nên chủ quan, bỏ mặc con trẻ tự vượt qua tuổi dậy thì, điều này rất dễ khiến trẻ rơi vào trầm cảm.

Một số việc nên làm khi bé gái bắt đầu có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì:

Chăm sóc vùng kín đúng cách

Bộ phận sinh dục lúc này khá nhạy cảm và rất dễ bị viêm nhiễm nếu bạn gái không biết chăm sóc đúng cách. Nguyệt san không phải là một chất bẩn, phụ huynh nên giải thích cho con cái biết về điều này. Các bạn nữ hãy tự chăm sóc vùng kín của mình thông qua việc:

  • Vệ sinh “cô bé” hàng ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh không chứa chất tẩy mạnh. Đặc biệt vào những ngày hành kinh.
  • Không nên thụt rửa sâu vào trong âm đạo, mọi chuyển động chỉ nên nhẹ nhàng, tránh là vùng kín bị tổn thương.
  • Băng vệ sinh, tampon dùng cho kỳ kinh cần được thay 4 – 5 tiếng một lần để đảm bảo vi khuẩn không tích tụ gây viêm nhiễm phụ khoa.
  • Bé gái nên mặc quần lót hàng ngày, đồng thời phải giặt sạch, phơi dưới nắng để diệt vi trùng. Định kỳ 3 tháng nên thay mới quần lót hoàn toàn để đảm bảo an toàn cho vùng kín.

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp

Để tránh tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì, trẻ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Bên cạnh đó, trường hợp bạn gái bị chảy máu kinh quá nhiều trong tháng, cần được cung cấp thêm sắt qua các thực phẩm như thịt đỏ, cá,…

Bên cạnh đó, bạn gái trong giai đoạn dậy thì nên có thời gian nghỉ ngơi, học tập hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress,…ảnh hưởng đến nội tiết tố khiến kinh nguyệt thất thường.

Nên làm gì khi có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì?
Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần cải thiện kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Luyện tập thể dục thể thao

Vận động thể thao nhẹ nhàng giúp quá trình trao đổi chất tốt hơn. Đồng thời, việc tập luyện sẽ giúp cơ thể dẻo dai, hạn chế được tình trạng đau bụng kinh, mỏi thắt lưng khi đến kỳ hành kinh.

Lắng nghe và giáo dục giới tính

Bên cạnh đó, bố mẹ nên quan tâm và lắng nghe những nhu cầu của con để cùng con giải quyết những khó khăn. Đặc biệt, khi trẻ bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt, có nghĩa cơ thể đã có khả năng mang thai. Do đó, phụ huynh nên giáo dục giới tính cho con, dạy con những việc nên làm để tự bảo vệ bản thân.

Trên đây là những thông tin về kinh nguyệt ở tuổi dậy thì bạn nên quan tâm. Tuổi dậy thì là giai đoạn có nhiều thay đổi bất thường về cơ thể. Tuy các tình trạng này có thể ổn đinh sau một thời gian, nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Nếu thấy cơ thể bé gái có những biểu hiện bất thường, nghi ngờ do bệnh lý, cần đưa trẻ đến khám  bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

4.9/5 - (68 bình chọn)

Trước khi tìm ra giải pháp chữa đau bụng kinh vĩnh viễn từ Y học cổ truyền, Phạm Trần Hà Vi (26 tuổi, Hà Nội) cứ mỗi khi đến tháng là đều phải chịu cơn đau bụng kinh đến nỗi "chết đi sống lại".

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *