Tại Sao Tới Tháng Đau Bụng Kinh Nhưng Không Ra Máu?

Rất nhiều phụ nữ tới tháng đau bụng kinh nhưng không ra máu. Tình trạng này có thể là dấu hiệu mang thai sớm, táo bón, u nang, thậm chí là ung thư.

tới tháng đau bụng nhưng không có kinh
Đau bụng kinh nhưng không ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý trong cơ thể

Tại sao đau bụng kinh nhưng không ra máu?

Tới tháng đau bụng kinh là một vấn đề phổ biến. Tuy nhiên, kinh nguyệt không phải là nguyên nhân duy nhất có thể dẫn đến đau bụng kinh dữ dội. Trong một số trường hợp, phụ nữ có thể gặp tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Các nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng này thường bao gồm:

1. Quá trình rụng trứng

Một phụ nữ chưa mãn kinh và không thực hiện cắt bỏ buồng trứng có thể gặp tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra máu vào giữa chu kỳ, khoảng 10 – 14 ngày trước khi có kinh. Điều này xảy ra khi buồng trứng giải phóng một quả trứng để chuẩn bị cho việc mang thai. Cơn đau này thường vô hại.

Quá trình rụng trứng có thể dẫn đến một cơn đau ở bụng dưới và có thể kéo dài vài phút đến một vài giờ. Cơn đau có thể đến một cách đột ngột hoặc âm ỉ.

Bên cạnh đó, cơn đau phụ thuộc vào buồng trứng giải phóng trứng. Do đó, mỗi tháng cơn đau có thể thay đổi vị trí hoặc không.

2. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột có thể bao gồm bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng. Tình trạng này dẫn đến sưng và kích thích mãn tính ở các thành phần khác nhau của hệ thống tiêu hóa.

Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu
Bệnh viêm ruột có thể dẫn đến các cơn đau bụng tương tự như đau bụng kinh

Viêm ruột xảy ra khi có kích thích tác động lên hệ thống miễn dịch. Bệnh Crohn có thể gây ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong hệ thống tiêu hóa (bao gồm thực quản và miệng). Viêm loét đại trạng chỉ ảnh hưởng đến đến đại tràng (ruột già).

Tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm ruột. Bệnh Crohn thường dẫn đến các cơn đau thắt ở phần dưới hoặc giữa bụng. Cơn đau có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nếu người bệnh bị viêm loét đại tràng, cơn đau có thể xuất hiện ở bụng dưới, bên trái của dạ dày.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Thay đổi nhu động ruột nghiêm trọng như táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài
  • Cảm thấy ruột không trống hoàn toàn sau khi đi đại tiện
  • Có máu trong phân
  • Giảm cân mà không rõ lý do
  • Sốt
  • Mệt mỏi mãn tính

3. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích có thể gây ra các cơn đau bụng kinh nhưng không ra máu ở phụ nữ, đặc biệt là những người dưới 50 tuổi.

Kinh nguyệt không ra được
Hội chứng ruột kích thích có thể dẫn đến các cơn đau ở vùng bụng dưới rốn 

Cơn đau do Hội chứng ruột kích thích thường phổ biến ở xung quanh xương chậu và dạ dày. Hiện tại không có cách điều trị tình trạng này những người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Táo bón
  • Cảm thấy đại tiện không hết
  • Tiêu chảy
  • Tiêu chảy và táo bón xen lẫn
  • Có chất nhầy trong phân
  • Đầy bụng hoặc sưng to bụng
  • Khó chịu ở vùng bụng trên
  • Cảm thấy khó chịu hoặc buồn nôn sau khi ăn

4. Bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục nữ. Tình trạng này có thể là biến chứng của một số bệnh lý lây lan qua đường tình dục, chẳng hạn như lậu hoặc chlamydia. Tuy nhiên, đôi khi viêm vùng chậu cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus khác.

Bệnh viêm vùng chậu có thể ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, tử cung, buồng trứng, âm đạo và cổ tử cung. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm gây đau bụng dưới và lưng dưới. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong tháng. Do đó, nhiều phụ nữ gặp tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh có thể là dấu hiệu viêm vùng chậu.

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác bao gồm:

  • Tiết dịch âm đạo bất thường hoặc xuất hiện dịch âm đạo dưới dạng vón cục
  • Đau hoặc nóng rát khi quan hệ tình dục
  • Đau khi đi tiểu
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, rong kinh hoặc lượng máu nhiều hơn
  • Buồn nôn và nôn
  • Sốt

Viêm vùng chậu là bệnh lý phụ khoa cần được đánh giá và điều trị bởi bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

5. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một tình trạng mãn tính xảy ra khi các mô nội mạc tử cung phát triển ở vị trí khác (ngoài tử cung) trong cơ thể. Các mô này phản ứng với các kích thích tố, phá vỡ và gây chảy máu (tương tự như chu kỳ kinh nguyệt) như các mô bên trong tử cung. Tuy nhiên, các mô này không thể thoát ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo như kinh nguyệt. Do đó, các mô nội mạc tử cung hình thành các tổn thương ở ổ bụng, gây sưng và đau bụng.

Đau bụng đau lưng nhưng không có kinh
Đau bụng nhưng không có kinh có thể là dấu hiệu lạc nội mạc tử cung 

Đau bụng kinh nhưng không ra máu là một trong những dấu hiệu lạc nội mạc tử cung phổ biến. Người bệnh cũng thường xuyên gặp các cơn đau bụng kinh dữ dội, nhưng các cơn đau này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong tháng.

Các triệu chứng nhận biết khác bao gồm:

  • Đau ở vùng thắt lưng và đau phần dưới dưới rốn
  • Quan hệ tình dục âm đạo có thể gây đau, đặc biệt là các tư thế quan hệ sâu
  • Đau đớn dữ dội khi có nhu động ruột
  • Khó mang thai

6. Rối loạn chức năng cơ sàn chậu

Rối loạn chức năng cơ sàn chậu có thể dẫn đến các cơn co thắt nghiêm trọng ở các cơ hỗ trợ bàng quang, tử cung, âm đạo và trực tràng. Tình trạng này có thể xảy ra ra sau các chấn thương, sinh thường hoặc các tai nạn như tai nạn giao thông.

Rối loạn chức năng cơ sàn chậu thường dẫn đến một cơn đau nghiêm trọng, tương tự như đau bụng kinh. Người bệnh cũng có thể gặp các cơn đau liên tục ở háng và lưng.

Chậm kinh bụng to ra
Rối loạn chức năng sàn chậu dẫn đến các cơn đau ở vùng bụng dưới

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Cảm thấy nóng rát ở âm đạo
  • Rối loạn nhu động ruột
  • Nóng rát đi khi tiêu hoặc có một cảm giác cần đi tiểu khẩn cấp

Các dấu hiệu này cũng có thể liên quan đến tình trạng nhiễm trùng bàng quang hoặc viêm đường tiết niệu. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng này, người bệnh nên đến bệnh viện, thực hiện xét nghiệm và điều trị phù hợp.

7. Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ có thể dẫn đến các cơn đau đớn mãn tính ở khu vực vùng chậu, bàng quang.

Cơn đau thường được cảm nhận ở vùng bụng dưới (xương chậu) và bộ phận sinh dục. Đôi khi tình trạng này khiến phụ nữ cảm thấy tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Bên cạnh đó, cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn trong trường hợp bàng quang đầy hoặc gần đến chu kỳ kinh nguyệt.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Có xu hướng đi tiểu khẩn cấp
  • Số lần đi tiểu nhiều nhưng số lượng nước tiểu ít
  • Quan hệ tình dục gây đau đớn

8. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một túi chứa chất lỏng hình thành bên trên buồng trứng. U nang thường lành tính, có thể tự vỡ và chữa lành.

Tuy nhiên nếu u nang không tự vỡ, một khối u nang khác có thể hình thành, dẫn đến một khối u nang có kích thước lớn. Điều này có thể gây đau đớn, khó chịu và tăng nguy cơ vỡ khối u nang lớn.

Một khối u nang buồng trứng kích thước lớn khi vỡ có thể dẫn đến một cơn đau nghiêm trọng. Cơn đau thường được mô tả như cơn đau bụng kinh nhưng không có máu. Cơn đau có thể đến đột ngột, nghiêm trọng ở khu vực bụng bên dưới rốn. Vị trí cơn đau thường phụ thuộc vào buồng trứng mang khối u nang.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm tiết dịch âm đạo vón cục. Trước khi khối u nang vỡ, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn, khó chịu, áp lực ở đùi, bụng dưới và lưng dưới.

9. Dấu hiệu mang thai

Trong một số trường hợp, tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh có thể là dấu hiệu mang thai. Khi bào thai phát triển gắn vào niêm mạc tử cung có thể dẫn đến các cơn đau hoặc khó chịu nhẹ ở vùng bụng dưới.

Ngoài ra, một số người có thể bị đau nhẹ hoặc đau tương tự như đau bụng kinh trong 4 tuần trước khi có thai. Do đó, nếu có quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra cụ thể.

10. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung có thể dẫn đến các cơn đau bụng kinh nhưng không ra máu. Bạn có thể cảm thấy chuột rút nhẹ sau đó là các cơn đau bụng kinh dữ dội, đột ngột tác động vào một bên bụng dưới. Đôi khi cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức cảm nhận được cơn đau ở vai và lưng dưới.

Trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ
Mang thai ngoài tử cung dẫn đến các cơn đau bụng kinh dữ dội

Mang thai ngoài tử cung có thể xảy ra ở một trong hai ống dẫn trứng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng và khả năng sinh sản sau này của thai phụ. Do đó đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

Các triệu chứng khác bao gồm có các dấu hiệu mang thai như buồn nôn, nôn hoặc đau ngực. Tuy nhiên một số phụ nữ thậm chí không có dấu hiệu mang thai đặc trưng nào.

11. Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là tình trạng hình thành các tế bào ung thư bên trong buồng trứng. Các triệu chứng ung thư buồng trứng thường mơ hồ, không rõ ràng cho đến khi bệnh đã nghiêm trọng.

Tuy nhiên, một số người bệnh có thể cảm nhận được các cơn đau như cơn đau bụng kinh nhưng không có máu, táo bón hoặc đầy hơi. Tuy nhiên, các cơn đau do ung thư buồng trứng thường dai dẳng và không tự biến mất.

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng khác có thể bao gồm:

  • Bụng sưng to đến mức bạn cảm thấy khó khăn khi đóng nút quần
  • Cảm thấy no sau khi tiêu thụ một lượng thức ăn nhỏ
  • Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên

Ung thư buồng trứng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tính mạng của người bệnh. Do đó, đến bệnh viện nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn hai tuần.

Đau bụng kinh nhưng không ra máu có cần đến bệnh viện không?

Những người thường xuyên đau bụng kinh nhưng không ra máu nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm là điều cần thiết để tránh các rối loạn lâu dài ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng.

Chậm kinh đau bụng không có máu
Đến bệnh viện nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần

Đến bệnh viện nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần hoặc nếu gặp các triệu chứng như:

  • Phân có màu đen hoặc hắc ín
  • Nôn ra máu
  • Khó nuốt hoặc nuốt đau
  • Nôn thường xuyên
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Đau ở ngực, hàm, cổ, vai hoặc cánh tay
  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi
  • Vàng tròng mắt hoặc vàng da

Đau bụng kinh hoặc đau vùng xương chậu nhưng không có kinh có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, bao gồm ung thư buồng trứng. Do đó, đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.

5/5 - (5 bình chọn)

Hành trình của một cô gái khi bước vào đời cần rất nhiều thứ, đó có thể là tri thức của 12 năm đèn sách, sự tự tin, hoặc những kỹ năng sống cực kỳ hữu dụng được chia sẻ từ cha mẹ, từ các bậc tiền bối. Đối với Tuệ Lâm, một món quà quý giá mà mẹ đã dành cho bạn chính là sự đồng hành, thấu hiểu và giúp đỡ cùng đi qua những năm tháng mệt mỏi vì rối loạn kinh nguyệt.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *