Chỉ số AST (sgot) là gì? Xét nghiệm đo hoạt độ AST

Xét nghiệm AST là một loại xét nghiệm máu được sử dụng để đánh giá các tổn thương ở tế bào gan. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm này để xác định các bệnh về gan và theo dõi hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Xét nghiệm AST
Xét nghiệm AST được thực hiện để kiểm tra một số rối loạn về gan

Chỉ số AST (sgot) là gì?

AST (Aminotransferase) hay còn được gọi là SGOT (glutamic-oxaloacetic transaminase), là một loại enzyme có trong các mô khác nhau của cơ thể người. Emzym này là một loại protein có thể kích hoạt các phản ứng hóa học cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường.

Thông thường AST được tìm thấy với nồng độ cao nhất ở gan, cơ, tim, thận, não và hồng cầu. Một lượng nhỏ AST có thể được tìm thấy ở tế bào máu. Do đó, khi nồng độ AST trong máu cao hơn bình thường, có thể là dấu hiệu của một số vấn để sức khỏe, phổ biến thường là các chấn thương ở gan.

Nồng độ AST tăng cao có thể gây tổn thương các mô, tế bào ở khu vực tìm thấy AST. Nồng độ AST có thể tăng cao chỉ sau 6 giờ khi các mô bị tổn thương. Do đó, xét nghiệm đo hoạt độ AST thường được sử dụng để xác định các tổn thương ở các mô của cơ thể.

Mục đích của xét nghiệm AST

Các bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm AST để kiểm tra tình trạng gan, chẳng hạn như viêm gan. Xét nghiệm AST thường được chỉ định kèm với xét nghiệm ALT. Theo các chuyên gia, bất thường về ALT thường có liên quan đến các bệnh gan cao hơn khi so với AST.

Trên thực tế, nồng độ AST bất thường và ALT bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc các vấn đề cơ bắp, không liên quan đến các vấn đề về gan. Trong một số trường hợp, tỷ lệ chênh lệch giữa ALT và AST có thể là dấu hiệu của các bệnh về gan.

Cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm AST với một số mục đích như:

1. Xác định các bệnh về gan

Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm AST khi người bệnh có dấu hiệu tổn thương gan, chẳng hạn như:

Chỉ số AST (sgot) là gì
Xét nghiệm AST được chỉ định thực hiện khi người bệnh có các dấu hiệu bệnh gan
  • Vàng da hoặc vàng tròng mắt
  • Mệt mỏi
  • Bụng sưng
  • Đau bụng
  • Ăn mất ngon
  • Ngứa da
  • Nước tiểu có màu sẫm
  • Phân màu nhạt
  • Sưng ở chân và mắt cá chân
  • Xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể

2. Tầm soát nguy cơ bệnh gan

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nồng độ AST ở các bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh về gan.

Gan là cơ quan lớn và đóng nhiều vai trò trong cơ thể, bao gồm sản xuất protein và loại bỏ các độc tố. Một số tổn thương nhẹ ở gan thường không có dấu hiệu nhận biết đặc trưng nào. Tuy nhiên, nồng độ AST trong máu dao động có thể là dấu hiệu của bệnh gan.

Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra nồng độ AST ở những đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh về gan cao như:

  • Đã tiếp xúc với virus viêm gan
  • Uống nhiều rượu
  • Sử dụng ma túy
  • Sử dụng các loại thuốc có thể gây tổn thương gan
  • Tiền sử gia đình có bệnh gan
  • Béo phì
  • Bệnh tiểu đường hoặc rối loạn chuyển hóa
  • Gan nhiễm mỡ không do rượu

3. Theo dõi hiệu quả của các phương pháp điều trị

Đối với bệnh nhân bệnh gan, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm AST để kiểm tra các rối loạn gan đã biết và xác định các phương pháp điều trị có hiệu quả hay không.

Nếu xét nghiệm hoạt độ AST được sử dụng để kiểm tra các loại bệnh về gan đã biết, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn trong suốt quá trình điều trị. Điều này có thể giúp bác sĩ xác định hiệu quả của phương pháp điều trị và có biện pháp xử lý phù hợp.

xét nghiệm gan để làm gì
Xét nghiệm AST cũng được thực hiện để xác định hiệu quả của các phương pháp điều trị

4. Kiểm tra các loại thuốc gây hại cho gan

Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra nồng độ AST ở người thường xuyên sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc có thể gây hại cho gan. Nếu kết quả xét nghiệm AST cho thấy các tổn thương gan, bác sĩ có thể thay đổi loại thuốc hoặc thay đổi liều lượng để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

5. Xác định các tình trạng sức khỏe khác

Thay đổi nồng độ AST có thể là dấu hiệu bệnh gan. Tuy nhiên, đôi khi nồng độ AST bất thường có thể là dấu hiệu của một số tình trạng sức khỏe khác như:

  • Suy thận
  • Viêm tụy
  • Rối loạn hấp thụ sắt, là tình trạng thừa sắt ở các mô
  • Một số bệnh nhiễm trùng như bệnh bạch cầu đơn nhân
  • Bệnh lý về túi mật
  • Ung thư hệ thống máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch
  • Bệnh amyloidosis, là một tình trạng lắng đọng ngoại bào của các chất giống như tinh bột

Xét nghiệm đo hoạt độ AST được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm đo hoạt độ AST được thực hiện thông qua một mẫu máu. Bác sĩ thường lấy máu ở các tĩnh mạch tay hoặc bàn tay thông qua một kim nhỏ. Máu sẽ được lưu trữ trong một ống nghiệm và được phân tích ở phòng thí nghiệm.

ast được xét nghiệm như thế nào
Xét nghiệm đo hoạt độ AST được thực hiện thông qua xét nghiệm máu

Các bước thực hiện xét nghiệm AST có thể bao gồm:

  • Bác sĩ tiến hành làm sạch da ở khu vực lấy máu bằng dung dịch sát khuẩn y tế
  • Đặt một dây thun (tourniquet) phía trên khu vực lấy máu để làm cho các tĩnh mạch phồng lên và chứa đầy máu
  • Chèn một kim tiêm vào tĩnh mạch (thường là ở cánh tay, khuỷu tay hoặc bàn tay)
  • Lấy máu vào ống tiêm
  • Tháo dây thun và rút kim ra khỏi tĩnh mạch

Mặc dù không có yêu cầu đặc biệt nào khi tiến hành kiểm tra AST, tuy nhiên người bệnh nên tránh ăn uống trong vòng 4 – 6 giờ trước khi lấy máu. Ngoài ra, trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm bổ sinh khác đang sử dụng.

Rủi ro khi thực hiện xét nghiệm AST

Mặc dù xét nghiệm AST thường không dẫn đến các rủi ro, tuy nhiên một số người có thể gặp khó khăn khi lấy máu. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị đau ở vị trí tiêm trong và sau khi thực hiện xét nghiệm.

Bên cạnh đó, một số rủi ro tiềm ẩn khác có thể bao gồm:

  • Khó xác định mạch máu, dẫn đến tình trạng đâm kim tiêm nhiều lần
  • Chảy máu quá nhiều tại vị trí tiêm
  • Tích tụ máu dưới da hoặc gây khối máu tụ dẫn đến bầm tím tại vị trí tiêm
  • Nhiễm trùng tại vị trí tiêm

Cách đọc kết quả xét nghiệm AST

Phạm vi bình thường của nồng độ AST phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính của người bệnh. Nồng độ AST được tính theo đơn vị trên lít (đơn vị / L). Phạm vi bình thường là:

  • Nam giới: 10 – 40 đơn vị / L
  • Nữ giới: 9 – 32 đơn vị / L
cách đọc xét nghiệm AST
Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và giải thích các chỉ số AST
  • Nồng độ AST cao hơn bình thường có thể liên quan đến một số vấn đề như:
  • Viêm gan mạn tính (đang tiến triển)
  • Xơ gan (tổn thương gan kéo dài và hình thành sẹo gan)
  • Tắc nghẽn các ống mật mang dịch mật (chất lỏng hỗ trợ tiêu hóa) từ gan đến túi mật và ruột
  • Ung thư gan

Nồng độ AST cao đột biến có thể liên quan đến các vấn đề như:

  • Viêm gan siêu vi cấp tính
  • Tổn thương gan liên quan đến một số loại thuốc hoặc chất độc
  • Tắc nghẽn lưu lượng máu đến gan

Bác sĩ cũng có thể đề nghị kiểm tra ALT và so sánh nồng độ AST – ALT để hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về gan.

Bên cạnh đó, một số điều kiện y tế không liên quan đến gan có thể dẫn đến tăng nồng độ AST có thể bao gồm:

  • Đau tim
  • Có các hoạt động thể lực hoặc vận động cơ thể vất vả
  • Hội chứng cháy sạch (burnout syndrome)
  • Sử dụng thuốc tiêm vào cơ bắp
  • Bệnh Celiac
  • Rối loạn cơ hoặc chấn thương cơ bắp
  • Phá hủy các tế bào hồng cầu một cách bất thường
  • Viêm tụy
  • Thai kỳ
  • Vừa trải qua phẫu thuật

Một số loại thuốc và bệnh lý có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm nồng độ AST cao bất thường. Điều này có nghĩa là người bệnh có thể có kết quả nồng độ AST cao nhưng không có các tổn thương về gan. Một số nguyên nhân và bệnh lý có thể dẫn đến nồng độ AST cao giả bao gồm:

  • Ketoacidosis tiểu đường là tình trạng cơ thể tạo không đủ insulin, khiến lượng đường trong các tế bào thấp
  • Sử dụng một số loại kháng sinh, như erythromycin estolate hoặc axit para-aminosalicylic (Paser)

Phụ thuộc vào lý do thực hiện xét nghiệm và kết quả, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung. Nếu xét nghiệm AST được thực hiện để kiểm tra các rối loạn gan, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện kiểm tra nồng độ ALT.

Trên thực tế sự thay đổi nồng độ ALT thường đại diện cho các tổn thương gan khi so sánh với nồng độ AST. Bên cạnh đó, các xét nghiệm xác định nồng độ phosphatase kiềm, albumin và bilirubin cũng có thể được chỉ định để kiểm tra các tổn thương gan. Bác sĩ cũng có thể chỉ định siêu âm, CT gan hoặc các xét nghiệm liên quan khác để xác định tình trạng sức khỏe.

Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

4.7/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *