Đau bụng: Chẩn đoán nguyên nhân qua vị trí đau & điều trị

Đau bụng là thuật ngữ miêu tả cơn đau xuất hiện ở giữa vùng ngực và vùng chậu. Cơn đau có thể là đau nhẹ, âm ỉ, chuột rút hoặc đau đớn nghiêm trọng.

Đau bụng
Đau bụng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân gây đau bụng

Đau bụng có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân và điều kiện y tế. Tuy nhiên, các nguyên nhân chính thường liên quan đến nhiễm trùng, tăng trưởng bất thường, viêm, tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa hoặc rối loạn đường ruột.

Viêm cấp tính hoặc các bệnh lý ảnh hưởng đến các cơ quan ở ổ bụng có thể dẫn đến cơn đau ở bụng. Các cơ quan chính có thể liên quan đến trình trạng đau bụng có thể bao gồm:

  • Ruột (bao gồm ruột non và ruột già)
  • Thận
  • Ruột thừa (một phần của ruột già)
  • Lá lách
  • Dạ dày
  • Túi mật
  • Gan
  • Tuyến tụy

Ngoài ra, một số nguyên nhân phổ biến khác có thể dẫn đến các cơn đau bụng bao gồm:

  • Táo bón
  • Bệnh tiêu chảy
  • Viêm dạ dày ruột
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Bệnh Crohn
  • Không dung nạp đường sữa
  • Bên cạnh đó, các nguyên nhân gây đau bụng dữ dội và cần điều trị y tế khẩn cấp có thể bao gồm:
  • Vỡ nội tạng hoặc tổn thương nội tạng nghiêm trọng (như vỡ ruột thừa hoặc viêm ruột thừa)
  • Sỏi túi mật
  • Sỏi thận
  • Nhiễm trùng thận

Nguyên nhân đau bụng theo từng vị trí

Đau bụng có thể là cơn đau cục bộ, giống như chuột rút hoặc đau dữ dội.

Đau cục bộ là các cơn đau giới hạn ở bụng, cơn đau này thường liên quan đến một số cơ quan cụ thể. Nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến cơn đau cục bộ là viêm loét dạ dày. Cơn đau giống như chuột rút có thể liên quan đến các bệnh lý như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu chức năng. Ở phụ nữ cơn đau có thể liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, sẩy thai hoặc các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản nữ. Các cơn đau có thể xuất hiện và tự cải thiện ngay sau đó mà không cần điều trị.

Cơn đau ở đại tràng thường liên quan đến các tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như sỏi mật hoặc sỏi thận. Các cơn đau có thể xảy ra đột ngột và có thể dẫn đến các cơn co thắt nghiêm trọng. Ngoài ra, vị trí của các cơn đau bụng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể nguyên nhân thường bao gồm:

1. Đau khái quát khắp bụng

Các cơn đau khái quát khắp ổ bụng có thể liên quan đến một số bệnh lý như:

– Viêm loét dạ dày:

Viêm loét dạ dày là tình trạng viêm, loét ở niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non (tá tràng). Nguyên nhân phổ biến thường là do nhiễm vi khuẩn Hp, lạm dụng một số loại thuốc, thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc nghiện rượu. Các dấu hiệu viêm loét dạ dày phổ biến có thể bao gồm:

  • Đau xung quanh khu vực bụng, đặc biệt là khu vực thượng vị (dưới ức)
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đầy bụng, khó tiêu
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Có thể bị tiêu chảy
  • Mệt mỏi kéo dài

Các biện pháp điều trị viêm loét dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Thông thường bệnh được điều trị bằng thuốc kháng axit, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc ức chế bài tiết axit tiêu hóa hoặc kháng sinh cho trường hợp nhiễm khuẩn Hp. Ngoài ra, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Cách chữa đau bụng trên rốn
Đau bụng có thể là dấu hiệu bệnh viêm dạ dày hoặc Hội chứng ruột kích thích

– Hội chứng ruột kích thích:

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt, viêm đại tràng kích thích hay viêm niêm mạc đại tràng. Đây là một nhóm các triệu chứng đường ruột thường xảy ra cùng nhau, kéo dài ít nhất 3 tháng và ít nhất 3 lần mỗi tháng.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của Hội chứng ruột kích thích bao gồm:

  • Đau bụng
  • Chuột rút
  • Đầy hơi chướng bụng
  • Táo bón
  • Tiêu chảy

Ở phụ nữ, các triệu chứng có thể xuất hiện thường xuyên hoặc nghiêm trọng ở thời kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ mãn kinh thường có ít triệu chứng hơn và các triệu chứng thường tăng lên ở thai kỳ.

Hiện tại không có cách điều trị Hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp nhằm cải thiện các triệu chứng bao gồm thay đổi lối sống và sử dụng thuốc.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu:

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu, thường là nhiễm vi khuẩn, tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể do virus gây ra.

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Tăng tần suất đi tiểu với số lượng nước tiểu ít
  • Có nhu cầu tiểu gấp
  • Có máu lẫn trong nước tiểu
  • Nước tiểu đục
  • Nước tiểu trong giống như màu trà đặc hoặc màu cola
  • Nước tiểu có mùi mạnh
  • Đau bụng, thường là vùng chậu ở nữ giới và vùng đại trực tràng ở nam giới

Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến thận và có thể đe dọa đến tính mạng nếu vi khuẩn di chuyển từ thận vào máu. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Đau ở hoặc đau khái quát khu vực lưng – bụng
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Nôn

Nhiễm trùng đường tiết niệu được điều trị bằng thuốc kháng sinh và các biện pháp điều trị tại nhà như uống nước ép việt quất. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị phù hợp, nhiễm trùng có thể lan rộng, gây nhiễm trùng huyết và tăng nguy cơ tử vong.

– Bệnh Crohn:

Bệnh Crohn là bệnh viêm ruột có thể dẫn đến đau bụng và tiêu chảy nghiêm trọng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp tình trạng mệt mỏi kéo dài, giảm cân và suy dinh dưỡng. Trong một số trường hợp, bệnh Crohn có thể gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng và dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng.

Hiện tại không có cách điều trị bệnh Crohn, tuy nhiên người bệnh có thể thực hiện nhiều biện pháp cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa rủi ro liên quan. Các biện pháp điều trị thường bao gồm thuốc chống viêm, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, kháng sinh và các loại thuốc khác như thuốc giảm đau, thuốc chống tiêu chảy. Đôi khi người bệnh có thể cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

2. Đau ở vùng bụng dưới

Các cơn đau bụng tập trung ở vùng bụng dưới có thể liên quan đến các bệnh lý như:

– Viêm ruột thừa:

Viêm ruột thừa xảy ra khi ruột thừa bị viêm. Tình trạng này có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Cơn đau ruột thừa có thể xuất hiện xung quanh ổ bụng hoặc đau nhẹ ở phần dưới bên phải của bụng. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu như:

  • Ăn mất ngon
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn và nôn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Táo bón
  • Sưng bụng
  • Sốt nhẹ
  • Mất khả năng truyền khí

Đau ruột thừa thường bắt đầu như một cơn co thắt nhẹ ở bụng và có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Nếu không được điều trị phù hợp, người bệnh có thể bị vỡ ruột thừa, dẫn đến nhiễm trùng và ảnh hưởng đến tính mạng.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị như phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, dẫn lưu áp xe, kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc đề nghị chế độ ăn uống phù hợp. Trong một số ít trường hợp, viêm ruột thừa có thể khỏi mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, người bệnh cần phẫu thuật để tránh các rủi ro và biến chứng.

Đau ở vùng bụng dưới
Đau ở vùng bụng dưới có thể là dấu hiệu viêm ruột thừa

– Tắc nghẽn ruột:

Tắc ruột là tình trạng nghiêm trọng xuất hiện khi ruột bị chặn hoặc tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn có thể là một phần hoặc toàn bộ ruột và có thể xảy ra tại nhiều vị trí khác nhau. Cả ruột non, ruột già, đại tràng và trực tràng đều có thể bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân dẫn đến tắc ruột có thể liên quan đến thức ăn, đồ uống không thể đi qua hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, các mô sẹo ở bụng, xoắn ruột hoặc có các đồ vật lạ trong ruột cũng có thể dẫn đến tắc nghẽn.

Các triệu chứng tắc nghẽn ruột phổ biến bao gồm:

  • Đau bụng nghiêm trọng
  • Chuột rút
  • Đầu hơi
  • Buồn nôn và nôn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Táo bón hoặc không có khả năng đi đại tiện
  • Không có khả năng truyền khí
  • Có âm thanh phát ra từ bụng
  • Hơi thở hôi

Các biện pháp điều trị phục thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của tắc nghẽn. Trong các trường hợp nghiêm trọng, tắc nghẽn ruột có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc rối loạn hệ thống thần kinh. Đây là một tình trạng khẩn cấp và cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn, bao gồm tử vong.

– Mang thai ngoài tử cung:

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng được thụ tinh không thể bám vào thành tử cung. Thay vào đó, trứng sẽ gắn vào ống dẫn trứng, khoang bụng hoặc cổ tử cung và phát triển.

Thai ngoài tử cung là một tình trạng y tế cần cấp cứu khẩn cấp để tránh các rủi ro và biến chứng trong tương lai.

Các dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung bao gồm:

  • Đau dữ dội ở bụng dưới, xương chậu, vai hoặc cổ
  • Đau dữ dội xảy ra bên trong ổ bụng
  • Xuất hiện nhiều dịch âm đạo hoặc huyết trắng dạng đốm
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Có áp lực lên trực tràng

Thai ngoài tử cung không an toàn cho người mẹ và phôi thai không thể phát triển bình thường được. Do đó, loại bỏ thai là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và khả năng sinh sản lâu dài của người mẹ. Các biện pháp điều trị khác phụ thuộc vào vị trí của thai và sự phát triển của thai nhi.

3. Đau ở vùng bụng trên

Các nguyên nhân và bệnh lý có thể gây đau ở vùng bụng trên thường bao gồm:

– Sỏi mật:

Sỏi mật là tình trạng hình thành và tích lũy các tinh thể cứng bên trong túi mật. Túi mật là cơ quả nhỏ hình quả lê ở bên phải bụng và ngay bên dưới gan. Túi mật chứa chất lỏng tiêu hoá, được gọi là dịch mật và được tiết ra từ ruột non.

Sỏi mật có thể dẫn đến các cơn đai bên trong ống mật và dẫn đến tắc nghẽn. Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau đột ngột và tăng nhanh ở phần trên bên phải của bụng
  • Cơn đau xuất hiện đột ngột và diễn biến nhanh chóng ở khu vực xương ức
  • Đau lưng và đau xương bả vai
  • Đau ở bả vai bên phải
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Cơn đau có thể kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ.

Hầu hết các trường hợp sỏi mật không dẫn đến triệu chứng không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc làm tan sỏi mật hoặc phẫu thuật cắt bỏ túi mật để ngăn ngừa các rủi ro.

Nằm đau bụng ngồi không đau
Đau ở vùng bụng trên có thể là dấu hiệu sỏi mật hoặc đau tim

– Đau tim:

Một cơn đau tim thường xuất hiện khi nguồn cung cấp máu cho tim bị cắt đứt và gây tổn thương các cơ tim. Một cơn đau tim có thể là một tình trạng cấp cứu nghiêm trọng và cần chăm sóc y tế ngay lập tức để tránh các triệu chứng và rủi ro không mong muốn.

Các dấu hiệu của một cơn đau tim thường bao gồm:

  • Đau ngực hoặc đau bụng ở khu vực ngay dưới xương ức
  • Buồn nôn
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Đầu óc quay cuồng hoặc chóng mặt nghiêm trọng
  • Mệt mỏi

Các biện pháp điều trị đau tim thường phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản. Bác sĩ có thể yêu cầu đặt ống thông tim, tạo hình mở động mạch bị chặn, phẫu thuật kiểm tra các mạch máu, thay thế van tim hoặc sử dụng máy tạo nhịp tim. Ngoài ra, trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị ghép tim để cải thiện các triệu chứng.

– Viêm gan:

Viêm gan là tình trạng viêm các tế bào, mô ở gan do nhiễm virus, vi khuẩn. Ngoài ra, viêm gan có thể liên quan đến một số bệnh lý tự miễn, phản ứng thứ cấp của thuốc, độc tố hoặc do rượu. Ngoài ra, viêm gan tự miễn có thể xảy ra khi cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại các mô gan.

Có nhiều loại viêm gan khác nhau và có thể các triệu chứng thường không xuất hiện ngay từ đầu. Dấu hiệu nhận biết có thể không xuất hiện cho đến khi tổn thương các chức năng ở gan.

Dấu hiệu và triệu chứng viêm gan thường bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Đau bụng
  • Có triệu chứng giống như cảm cúm
  • Nước tiểu có màu đậm
  • Phân có màu nhạt
  • Ăn mất ngon
  • Giảm cân mà không rõ lý do

Biện pháp điều trị viêm gan phụ thuộc vào loại viêm gan. Cụ thể bao gồm:

  • Viêm gan A thường không cần điều trị. Các triệu chứng có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể tiêm phòng viêm gan A để phòng ngừa nhiễm bệnh.
  • Viêm gan B cấp tính có thể không cần điều trị. Viêm gan B mãn tính được điều trị bằng thuốc kháng virus liên tục trong nhiều năm. Bên cạnh đó, viêm gan B cũng có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng.
  • Viêm gan C cấp và mãn tính được điều trị bằng thuốc kháng virus và các biện pháp ngăn ngừa các mô sẹo (xơ gan). Ngoài ra, hiện tại không có vắc xin phòng ngừa viêm gan C.
  • Viêm gan D hiện tại không có cách điều trị cũng như thuốc kháng virus cụ thể. Tuy nhiên, một loại thuốc là alpha interferon được cho là có thể điều trị viêm gan D, nhưng thuốc chỉ có tác dụng ở 25 – 30% các trường hợp. Ngoài ra, viêm gan D có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin viêm gan B. Bởi vì nhiễm viêm gan B là điều cần thiết để phát triển viêm gan D.
  • Viêm gan E cấp tính có thể tự khỏi bằng cách nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, phụ nữ nhiễm viêm gan E nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Viêm gan tự miễn được điều trị bằng Corticosteroid và các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.

– Viêm phổi:

Viêm phổi là bệnh lý gây nhiễm trùng ở một hoặc cả hai bên phổi. Vi khuẩn, virus và nấm có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết có thể bao gồm:

  • Đau ngực hoặc đau khu vực bụng ngay phía dưới xương ức
  • Ho hoặc ho ra chất nhầy
  • Sốt
  • Đổ mồ hôi và ớn lạnh
  • Khó thở
  • Có cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng
  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Đau đầu

Điều trị viêm phổi phụ thuộc vào loại viêm phổi, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe chung của người bệnh. Biện pháp điều trị có thể bao gồm thuốc hoặc nhập viện điều trị cho các trường hợp nghiêm trọng.

Đau bụng khi nào cần đến bệnh viện?

Đau bụng nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các cơn đau nghiêm trọng hoặc kéo dài có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và có thể cần điều trị y tế.

khi nào cần đến bệnh viện
Đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Người bệnh nên đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu nếu xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đi ngoài ra máu
  • Sốt cao
  • Nôn ra máu
  • Buồn nôn hoặc nôn kéo dài
  • Vàng da hoặc mắt
  • Sưng hoặc đau bụng nghiêm trọng
  • Khó thở
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 5 ngày
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Chảy máu trực tràng
  • Chảy máu âm đạo
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Giảm cân mà không rõ lý do

Biện pháp chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng

Nguyên nhân gây đau bụng có thể được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm cụ thể. Tuy nhiên, trước khi xét nghiệm bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra thể chất bằng cách nhẹ nhàng ấn vào các khu vực khác nhau của ổ bụng để xác nhận tình trạng sưng và đau.

Các xét nghiệm cụ thể thường bao gồm kiểm tra hình ảnh, siêu âm, tia X để kiểm tra chi tiết các mô, cơ quan và cấu trúc bên trong ổ bụng. Các xét nghiệm này có thể hỗ trợ chẩn đoán các khối u, tổn thương ở vùng bụng và tình trạng viêm.

Đau bụng âm i
Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất và chỉ định các xét nghiệm để xác định nguyên nhân đau bụng

Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:

  • Nội soi đại tràng để phát hiện các tổn thương, bệnh lý ở đại tràng và ruột
  • Nội soi dạ dày để xác định viêm hoặc các tổn thương ở thực quản, dạ dày và ruột
  • Chụp X – quang hệ thống tiêu hóa có sử dụng thuốc cản quang để kiểm tra các tăng trưởng bất thường, viêm, loét hoặc tắc nghẽn bất thường bên trong dạ dày.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra nước tiểu, mẫu máu để xác định tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.

Các biện pháp phòng ngừa đau bụng

Không phải tất cả các nguyên nhân gây đau bụng đều có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, người bệnh có thể giảm thiểu các nguy cơ đau bụng bằng một số biện pháp như:

  • Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường các chất xơ, vitamin và khoáng chất
  • Uống đủ lượng nước cần thiết
  • Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn
  • Ăn các bữa ăn nhỏ thay vì bữa ăn lớn

Nếu người bệnh bị rối loạn đường ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn, hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các khó chịu và rủi ro không mong muốn. Nếu bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh không nên ăn trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ để hạn chế các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, không nên nằm xuống sau khi ăn để tránh ợ nóng và đau bụng.

Đau bụng là một tình trạng phổ biến và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *