Các loại bệnh về gan thường gặp và cách nhận biết
Nội dung bài viết
Bệnh gan là thuật ngữ mô tả các tình trạng gây ảnh hưởng đến gan, có thể gây tổn thương và gây rối loạn chức năng gan. Tìm hiểu các loại bệnh về gan để có biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của gan.
Tổng quát về gan
Gan là một cơ quan có kích thước lớn, nằm ở phía dưới lồng xương sườn bên phải của bụng. Trong cơ thể, gan đóng nhiều vai trò quan trọng, cụ thể bao gồm:
- Chuyên hóa các chất dinh dưỡng thành hóa chất mà cơ thể cần
- Lọc các chất độc trong máu
- Chuyển thức ăn thành năng lượng và lưu trữ năng lượng đến khi cơ thể cần
- Tiết ra dịch mật để hỗ trợ hệ thống tiêu hóa
Hoạt động của gan có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng của cơ thể. Do đó, khi mắc các bệnh về gan, các hoạt động của cơ thể có thể bị ảnh hưởng.
Bệnh gan có thể là do di truyền, nhiễm trùng hoặc do các yếu tố gây hại cho gan, chẳng hạn như sử dụng rượu hoặc béo phì. Theo thời gian, các bệnh về gan có thể dẫn đến xơ gan hoặc suy gan và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh gan không phải lúc nào cũng dẫn đến các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết. Tuy nhiên nếu xảy ra, các dấu hiệu phổ biến có thể bao gồm:
- Gây vàng da hoặc mắt
- Nước tiểu có màu đậm
- Phân nhạt màu, có máu hoặc có màu đen
- Sưng mắt cá chân hoặc bụng
- Buồn nôn và nôn
- Giảm sự thèm ăn
- Mệt mỏi
- Ngứa da
- Dễ bầm tím
Các loại bệnh về gan thường gặp và dấu hiệu nhận biết
Nhiều nguyên nhân, yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến chức năng gan và dẫn đến một số bệnh lý về gan như:
1. Viêm gan nhiễm trùng
Viêm gan virus hay còn gọi là viêm gan siêu vi là tình trạng nhiễm trùng, gây viêm và tổn thương các mô gan. Tình trạng này có thể dẫn đến sưng, tổn thương gan và hạn chế các hoạt động bình thường của gan.
Tất cả các loại viêm gan do virus đều dễ lây lan, tuy nhiên người bệnh có thể giảm thiểu các nguy cơ bằng cách tiêm phòng cho viêm gan A và B. Ngoài ra thực hiện các biện pháp phòng ngừa như quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung kim tiêm và không sử dụng nguồn nước, thực phẩm nhiễm bẩn có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh viêm gan.
Có 5 loại viêm gan do virus, bao gồm:
- Viêm gan A thường liên quan đến nguồn nước và thực phẩm bị ô nhiễm. Hầu hết viêm gan A không dẫn đến các dấu hiệu cụ thể và không cần điều trị y tế. Thông thường, viêm gan A có thể tự cải thiện trong vòng 6 tháng mà không dẫn đến các rủi ro lâu dài.
- Viêm gan B thường lây lan thông qua máu và các chất dịch cơ thể. Viêm gan B có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm gan B cấp có thể tự cải thiện trong 6 tháng, trong khi viêm gan B mãn tính có thể dẫn đến ung thư gan. Điều trị sớm và đúng phương pháp là cách tốt nhất để tránh các biến chứng không mong muốn.
- Viêm gan C có thể là cấp tính hoặc mãn tính và thường lây lan thông qua máu nhiễm virus. Hầu hết các trường hợp viêm gan C không gây ra các dấu hiệu trong giai đoạn đầu nhưng có thể dẫn đến các tổn thương vĩnh viễn ở giai đoạn sau.
- Viêm gan D là tình trạng hiếm gặp và chỉ xuất hiện ở người bệnh viêm gan B. Viêm gan D không thể tự mắc phải, bởi vì virus viêm gan dựa vào virus viêm gan B để nhân lên và phát triển. Nhiễm trùng kép viêm gan B và viêm gan D có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
- Viêm gan E thường liên quan đến nguồn nước ô nhiễm. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp viêm gan E có thể tự cải thiện trong vài tuần mà không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Trong hầu hết các trường hợp viêm gan do virus thường không dẫn đến các triệu chứng trong giai đoạn đầu. Các dấu hiệu có thể xuất hiện khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. Cụ thể các dấu hiệu viêm gan virus thường bao gồm:
- Mệt mỏi
- Có các dấu hiệu như cảm cúm
- Nước tiểu có màu đậm
- Phân màu nhạt
- Đau bụng
- Mất cảm giác ngon miệng
- Giảm cân mà không rõ lý do
- Vàng da và mắt
Viêm gan mạn tính thường phát triển chậm, do đó một số người bệnh có thể không nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào.
2. Bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là một trong các loại bệnh về gan thường gặp, xảy ra khi các chất béo tích tụ bên trong gan. Có hai loại bệnh gan nhiễm mỡ phổ biến bao gồm:
- Gan nhiễm mỡ do rượu, là tình trạng người bệnh nghiện rượu và dẫn đến tổn thương các mô gan
- Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, là tình trạng tích tụ mỡ trong gan không rõ nguyên nhân
Một số yếu tố rủi ro có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ thường bao gồm:
- Béo phì
- Đường huyết cao
- Kháng insulin
- Hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là chất béo trung tính trong máu
Trong nhiều trường hợp, bệnh gan nhiễm mỡ không dẫn đến các triệu chứng hoặc dấu hiệu đặc trưng nào. Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu ở vùng bụng trên bên phải.
Một số người bệnh gan nhiễm mỡ có thể phát triển các biến chứng như sẹo gan. Các dấu hiệu nhận biết có thể bao gồm:
- Ăn mất ngon
- Giảm cân
- Cảm thấy mệt mỏi
- Chảy máu cam
- Ngứa da
- Da và mắt chuyển sang màu vàng
- Các cụm mạch máu dưới da có hình dạng như mạng nhện
- Đau bụng
- Sưng bụng hoặc trướng bụng
- Sưng chân
- Phát triển ngực ở nam giới
- Nhận thức kém
Hiện tại không có cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, thay đổi lối sống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh.
3. Bệnh gan tự miễn
Đôi khi các bệnh về gan có thể liên quan đến rối loạn hệ thống miễn dịch. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các tế bào và mô gan.
Một số bệnh lý tự miễn có thể gây ảnh hưởng đến các tế bào gan thương bao gồm:
- Viêm gan tự miễn là tình trạng xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công gan, dẫn đến viêm và sưng. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến xơ gan và suy gan.
- Rối loạn đường mật tiên phát có thể gây ảnh hưởng đến các ống nhỏ trong gan, hay còn gọi là ống mật. Ống mật có nhiệm vụ mang theo dịch mật và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Do đó, rối loạn ở đường mật có thể dẫn đến các bệnh về gan và gây sẹo gan. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới.
- Viêm đường mật nguyên phát có thể dẫn đến sẹo ống mật và ngăn chặn dòng chảy của mật ra khỏi gan. Điều này khiến dịch mất tích tụ trong gan và gây ảnh hưởng đến các hoạt động của gan. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến ung thư gan và người bệnh có thể cần ghép gan để điều trị. Tình trạng này thường nghiêm trọng ở nam giới hơn nữ giới.
4. Các loại bệnh về gan di truyền
Một số rối loạn gan có thể là do di truyền từ cha hoặc mẹ. Cụ thể các bệnh gan có liên quan đến rối loạn di truyền bao gồm:
- Rối loạn hấp thụ sắt (Hemochromatosis) là tình trạng xảy ra khi cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt hơn nhu cầu và dẫn đến tình trạng thừa sắt. Điều này khiến chất sắt tích tự trong các cơ quan, bao gồm cả gan. Tình trạng này có thể dẫn đến các rủi ro liên quan đến bệnh gan, bệnh tim, tiểu đường và có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý phù hợp. Các dấu hiệu phổ biến thường bao gồm mệt mỏi, ham muốn tình dục thấp, bất lực, đau bụng hoặc đau khớp.
- Bệnh Wilson là tình trạng xảy ra khi gan hấp thụ đồng thay vì giải phóng đồng vào ống dẫn mật. Điều này có thể gây tổn thương gan do lưu trữ quá nhiều đồng, bên cạnh đó đồng có thể nhiễm vào máu và làm tổn thương nhiều bộ phận khác trong cơ thể, bao gồm cả não. Tình trạng này có thể gây mệt mỏi, ăn mất ngon, giảm cân, vàng da hoặc sưng chân và bụng.
- Tăng oxalate niệu (Hyperoxaluria) xảy ra khi nước tiểu chứa quá nhiều oxalate. Oxalate là một thành phần tự nhiên trong cơ thể và gan tạo ra một hóa chất khác để kiểm soát oxalate. Nếu gan sản xuất ít chất kiểm soát có thể dẫn đến tích tụ oxalate, điều này dẫn đến suy thận và sỏi thận.
- Thiếu hụt alpha-1 antitrypsin là tình trạng xảy ra khi gan không thể sản xuất đủ số lượng alpha-1 antitrypsin, một loại protein có thể ngăn ngừa sự phá hủy protein trên khắp cơ thể. Tình trạng thiếu hụt alpha-1 antitrypsin có thể dẫn đến bệnh phổi và các bệnh về gan. Tình trạng này có thể dẫn đến cảm giác khó thở khi tập thể dục hoặc các triệu chứng liên quan đến phổi như cảm thấy mệt mỏi, tim đập nhanh, giảm cân, vàng da và mắt.
5. Ung thư và khối u
Nếu tế bào ung thư xuất hiện trong gan, nguyên nhân có thể xuất phát từ các bộ phận khác trong cơ thể như phổi, ruột kết hoặc ngực (vú). Tuy nhiên, đôi khi một số bệnh ung thư có thể xuất hiện ở gan.
Có nhiều loại ung thư gan phổ biến, tuy nhiên phổ biến bao gồm:
- Ung thư biểu mô tế bào gan thường có xu hướng phổ biến ở những người bệnh viêm gan hoặc uống quá nhiều rượu. Tình trạng này thường phổ biến ở phụ nữ ở nam giới.
- Ung thư ống mật là tình trạng tế bào ung thư tấn công các ống chạy từ gan đến ruột non. Các ống này mang mật, một chất lỏng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn đến hệ thống tiêu hóa. Loại ung thư này thường không phổ biến và chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi.
- Adenoma tế bào gan là một khối u lành tính, không ung thư, tuy nhiên một số trường hợp nhỏ tình trạng này có thể gây ung thư.
Nhiều người bệnh không gặp bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư gan nguyên phát. Khi các triệu chứng xuất hiện, người bệnh có thể cảm thấy:
- Đau bụng hoặc đau nhức khắp cơ thể
- Phân nhạt màu
- Buồn nôn
- Nôn
- Dễ bầm tím hoặc chảy máu
- Mệt mỏi
- Mất sức mạnh
6. Xơ gan
Xơ gan là tình trạng hình thành sẹo ở gan, thường có liên quan đến các loại bệnh về gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc rối loạn gan do sử dụng rượu. Ngoài ra, xơ nang và bệnh giang mai cũng có thể dẫn đến tổn thương gan và gây xơ gan.
Khi bị tổn thương, gan có thể tự tái tạo để tự làm lành. Tuy nhiên quá trình này có thể dẫn đến sự phát triển của các mô sẹo ở gan. Càng nhiều mô sẹo có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan và khiến hoạt động của gan bất thường.
Các triệu chứng của bệnh xơ gan thường là do gan không thể thanh lọc máu, phân hủy độc tố, hạn chế sản xuất protein đông máu và giảm hấp thụ chất béo, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Thông thường các triệu chứng sẽ không biểu hiện cho đến khi rối loạn gan đã phát triển, các dấu hiệu có thể bao gồm:
- Giảm sự thèm ăn
- Chảy máu mũi
- Vàng da (đổi màu da nhẹ)
- Xuất hiện động mạch hình mạng nhện dưới da
- Giảm cân không rõ lý do
- Sưng bụng
- Sưng chân
- Bất lực
Trong giai đoạn đầu, xơ gan có thể điều trị bằng cách cải thiện các nguyên nhân cơ bản. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp, xơ gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
7. Suy gan
Suy gan thường xảy ra như một biến chứng của các tổn thương gan nghiêm trọng, trong thời gian dài mà không được điều trị. Thông thường, suy gan có liên quan đến bệnh gan và xơ gan tiến triển chậm. Người bệnh có thể không nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào trong giai đoạn đầu, tuy nhiên ở giai đoạn sau, suy gan có thể dẫn đến các dấu hiệu nghiêm trọng như:
- Vàng da
- Đau bụng tiêu chảy
- Nhận thức kém
- Mệt mỏi và mất sức mạnh
- Buồn nôn
- Suy gan là tình trạng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị phù hợp.
Ai có nguy cơ mắc các bệnh về gan?
Một người có nhiều nguy cơ mắc bệnh gan hơn nếu sử dụng quá nhiều rượu. Theo các chuyên gia, lượng rượu phù hợp với phụ nữ là 8 ly mỗi tuần và nam giới là 15 ly mỗi tuần.
Bên cạnh đó, một số yếu tố rủi ro khác có thể tăng nguy cơ mắc các loại bệnh về gan bao gồm:
- Sử dụng chung kim tiêm
- Xăm hình hoặc xỏ khuyên bằng kim không vô trùng
- Tính chất công việc tiếp xúc với máu, chất dịch cơ thể của người khác
- Quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh viêm gan, quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn hoặc có nhiều bạn tình
- Bệnh nhân tiểu đường hoặc cholesterol cao
- Có tiền sử gia đình bệnh gan
- Thừa cân béo phì
- Tiếp xúc với nhiều chất độc tố hoặc thuốc trừ sâu
- Sử dụng các chất bổ sung hoặc thảo dược bổ sung với một số lượng lớn
- Sử dụng một số loại thuốc nhiều hơn liều lượng khuyến cáo
Biện pháp phòng ngừa các bệnh về gan
Nhiều bệnh lý về gan là bệnh lý mãn tính, kéo dài trong nhiều năm và có thể không thể điều trị được. Do đó, bên cạnh các biện pháp điều trị người bệnh cần thay đổi lối sống để hạn chế mức độ của các triệu chứng.
Ngoài ra, đối với người khỏe mạnh để phòng ngừa các bệnh về gan, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như:
- Uống rượu với số lượng phù hợp, tối đa 1 ly một ngày đối với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày đối với nam giới. Uống nhiều hơn 8 ly một tuần đối với phụ nữ và hơn 15 ly mỗi tuần đối với nam giới có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan.
- Tránh hành vi rủi ro như sử dụng bao cao su khi quan hệ, nếu bạn chọn để có hình xăm hoặc khuyên trên cơ thể, hãy chọn cơ sở an toàn sử dụng kim được vô trùng cẩn thận.
- Không sử dụng chung kim tiêm với người khác. Nếu bạn đã sử dụng kim tiêm không được vô trùng, hãy đến bệnh viện trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
- Tiêm phòng viêm gan A và B có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm gan siêu vi A, B.
- Sử dụng thuốc theo toa và không kê toa khi cần thiết và với liều lượng khuyến cáo. Không sử dụng thuốc quá liều lượng, không uống rượu kèm thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại rượu thuốc thảo dược.
- Tránh tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của người khác. Virus viêm gan có thể lây lan qua kim tiêm, máu hoặc dịch cơ thể nếu vô tình tiếp xúc.
- Sử dụng nguồn thực phẩm và nguồn nước hợp vệ sinh.
- Rửa tay trước khi ăn, chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh.
- Nếu đi du lịch đến các quốc gia có nguy cơ viêm gan cao, bạn cần tiêm phòng viêm gan và không sử dụng nguồn nước hoặc thực phẩm không đảm bảo.
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc diệt côn trùng. Sử dụng sản phẩm ở nơi thông thoáng, đeo khẩu trang, sử dụng găng tay và đồ bảo hộ
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm cân nếu bạn thừa cân. Béo phì có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Một số bệnh lý về gan có thể kiểm soát nếu được phát hiện và điều trị sớm. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi. Do đó, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của các loại bệnh về gan, người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm và điều trị theo hướng dẫn của sĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!