Phụ nữ bao nhiêu tuổi tiền mãn kinh rồi mãn kinh?
Nội dung bài viết
Tiền mãn kinh và mãn kinh diễn ra một cách tự nhiên theo tuổi tác, khi cơ thể đã lão hóa. Tuy nhiên, phụ nữ bao nhiêu tuổi mãn kinh và cần chuẩn bị như thế nào? Người đọc quan tâm có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Mãn kinh là gì?
Khi phụ nữ lão hóa, cơ thể trải qua một quá trình chuyển đổi. Buồng trứng sản xuất ít hormone estrogen và progesterone hơn. Khi không có các hormone này, chu kỳ kinh nguyệt trở nên thất thường và sẽ dừng lại hoàn toàn.
Một người phụ nữ không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tục được xem là chính thức mãn kinh.
Thời kỳ mãn kinh diễn ra tự nhiên theo tuổi tác. Nhưng đôi khi tình trạng này có thể xuất phát từ việc phẫu thuật, các phương pháp điều trị bệnh hoặc liên quan đến một bệnh lý nhất định. Trong những trường này, mãn kinh được gọi là mãn kinh do nguyên nhân, mãn kinh do phẫu thuật hoặc suy buồng trứng nguyên phát, tùy thuộc vào nguyên nhân.
Hầu hết các trường hợp, mãn kinh trải qua 3 giai đoạn phổ biến như:
- Tiền mãn kinh: Chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường, nhưng vẫn không dừng lại hoàn toàn. Mặc dù bạn có thể xuất hiện các triệu chứng nóng bừng, bốc hỏa, nhưng bạn vẫn có khả năng thụ thai và sinh con.
- Thời kỳ mãn kinh: Đây là lúc kinh nguyệt bắt đầu dừng hoàn toàn. Phụ nữ sau 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt được xem là mãn kinh chính thức. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong giai đoạn này bao gồm nóng bừng, khô âm đạo, khó ngủ và một số dấu hiệu khác.
- Thời kỳ hậu mãn kinh: Giai đoạn hậu mãn kinh bắt đầu sau 1 năm kể từ lúc mãn kinh chính thức. Khi giai đoạn này xảy ra, một phụ được xem là mãn kinh hoàn toàn trong suốt phần đời còn lại. Do đó, bất cứ trường hợp chảy máu âm đạo nào cũng là bất thường và cần được chẩn đoán, điều trị phù hợp.
Khi mãn kinh bắt đầu từ nhiên, dấu hiệu đầu tiên thường là chu kỳ kinh nguyệt không đều. Nếu quá trình này xảy ra theo kế hoạch, kinh nguyệt sẽ ngừng hẳn trong 4 năm. Các triệu chứng và dấu hiệu mãn kinh phổ biến bao gồm:
- Thay đổi tâm trạng
- Ham muốn tình dục thấp
- Nóng bừng
- Đổ mồ hôi
- Nhịp tim đập nhanh
- Đau đầu
- Khô và đau âm đạo
- Quan hệ tình dục đau đớn
- Khó ngủ
Phụ nữ bao nhiêu tuổi tiền mãn kinh rồi mãn kinh?
Tiền mãn kinh hoặc chuyển tiếp mãn kinh là tình trạng bắt đầu trước khi mãn kinh vài năm. Đây là thời điểm buồng trứng bắt đầu tại ra ít estrogen hơn. Thông thường, tiền mãn kinh bắt đầu khi phụ nữ đạt 40 tuổi, nhưng có thể bắt đầu ở độ tuổi 30, thậm chí là sớm hơn.
Tiền mãn kinh sẽ kéo dài cho đến khi quá trình mãn kinh bắt đầu, khi buồng trứng ngừng giải phóng trứng. Thời gian trung bình của thời kỳ tiền mãn kinh là 4 năm, nhưng đối với một số phụ nữ, giai đoạn này có thể chỉ kéo dài vài tháng hoặc tiếp tục trong 10 năm. Trong 1 đến 2 năm cuối của thời kỳ tiền mãn kinh, sự sụt giảm estrogen sẽ tăng nhanh. Ở giai đoạn này, một số phụ nữ bắt đầu có các triệu chứng mãn kinh.
Một phụ nữ không có kinh nguyệt trong suốt 12 tháng được xem là chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh.
Thông thường độ tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh là 51 tuổi. Tuy nhiên thời kỳ này có thể phụ thuộc vào thể chất, tình trạng sức khỏe và các điều kiện liên quan. Các thay đổi về thể chất có thể xuất hiện sớm nhất ở độ tuổi 40 và bắt đầu mãn kinh ở độ tuổi 50.
Hầu hết phụ nữ bắt đầu mãn kinh ở tuổi 47 và kéo dài trong 4 năm, sau đó mãn kinh ở độ tuổi 51. Tuy nhiên không có biện pháp chính xác để xác định độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ. Tuy nhiên, bạn có thể hỏi mẹ về độ tuổi mãn kinh. Thông thường, một phụ nữ có thể mãn kinh gần bằng độ tuổi của mẹ hoặc các chị gái.
Cụ thể, theo các chuyên gia, một phụ nữ có thể bắt đầu tiền mãn kinh trong những năm 40 tuổi và mãn kinh vào khoảng 51 tuổi. Tuy nhiên một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ tuổi mãn kinh và dẫn đến mãn kinh sớm hơn dự định. Các tác nhân phổ biến bao gồm:
- Thuốc lá: Hút thuốc lá và khói thuốc lá được xem là yếu tố phổ biến nhất có thể gây tác động xấu đến buồng trứng. Do đó, nếu bạn là một phụ nữ hút thuốc, bạn có thể mãn kinh sớm hơn độ tuổi trung bình.
- Hóa trị liệu: Hầu hết các hình thức hóa trị được sử dụng ở phụ nữ trẻ tuổi ít khi gây hại đến buồng trứng. Tuy nhiên một số phụ nữ có thể trải qua thời gian mãn kinh tạm thời khi đang hóa trị. Các chu kỳ có thể trở lại sau quá trình điều trị, tuy nhiên đôi khi chu kỳ kinh nguyệt có thể không trở lại.
- Giải phẫu buồng trứng: Phụ nữ phẫu thuật buồng trứng, chẳng hạn như điều trị lạc nội mạc tử cung có thể mãn kinh sớm hơn độ tuổi trung bình.
Các giai đoạn mãn kinh qua độ tuổi
Tiền mãn kinh có thể xảy ra sớm nhất vào độ tuổi 40 và muộn nhất vào độ tuổi 60 – 65, tuy nhiên độ tuổi mãn kinh trung bình được xem là 51 tuổi. Mãn kinh là một giai đoạn phức tạp, do đó phụ nữ có thể nên tìm hiểu về các dấu hiệu và độ tuổi cụ thể để có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Cụ thể, thời kỳ mãn kinh quá các độ tuổi như sau:
1. Độ tuổi từ 40 – 45
Phụ nữ trong độ tuổi 40 – 45 có thể mất hoặc trễ kinh một vài lần. Điều này có thể là dấu hiệu của thai kỳ hoặc các dấu hiệu mãn kinh. Có khoảng 5% phụ nữ mãn kinh sớm ở độ tuổi 40 – 45 và khoảng 1% phụ nữ mãn kinh sớm trước 40 tuổi.
Thời kỳ mãn kinh sớm có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc liên quan đến các phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị hoặc một số bệnh lý tự miễn dịch.
Các dấu hiệu bạn đang trong thời kỳ mãn kinh sớm bao gồm:
- Mất ba chu kỳ kinh nguyệt liên tục
- Chu kỳ nặng hoặc nhẹ hơn bình thường
- Khó ngủ
- Tăng cân
- Xuất hiện các cơn bốc hỏa
- Khô âm đạo
Tuy nhiên các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu thai kỳ hoặc các tình trạng bệnh lý khác. Do đó, nếu bạn từ 40 – 45 tuổi và xuất hiện các triệu chứng như trên, hãy đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
2. Độ tuổi 45 – 50
Một số phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh ở giai đoạn cuối của tuổi 40. Tiền mãn kinh là giai đoạn bắt đầu quá trình mãn kinh. Ở giai đoạn này, quá trình sản xuất estrogen và progesterone bắt đầu chậm lại và cơ thể chuyển dần sang giai đoạn mãn kinh.
Tiền mãn kinh có thể kéo dài khoảng 8 – 10 năm. Trong giai đoạn này, người phụ nữ vẫn có kinh nguyệt bình thường, nhưng chu kỳ trở nên thất thường, không đều hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt. Trong 1 – 2 năm cuối của chu kỳ tiền mãn kinh, một số phụ nữ có thể bắt đầu mất chu kỳ kinh nguyệt. Kinh nguyệt cũng có thể nặng hoặc nhẹ hơn bình thường.
Các triệu chứng tiền mãn kinh do lượng estrogen suy giảm trong giai đoạn này bao gồm:
- Xuất hiện các cơn nóng bừng
- Tâm trạng thay đổi
- Đổ mồ hôi đêm
- Khô âm đạo
- Khó ngủ
- Thay đổi ham muốn tình dục
- Rụng tóc
- Nhịp tim nhanh
- Có vấn đề về hệ thống tiết niệu
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường khó mang thai, tuy nhiên điều này vẫn có thể xảy ra. Nếu không muốn thụ thai trong thời gian này, bạn nên có biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục.
3. Độ tuổi 50 – 55
Trong những năm đầu của độ tuổi 50, hầu hết phụ nữ bước vào giai đoạn cuối cùng của thời kỳ tiền mãn kinh. Tại thời điểm này, buồng trứng không giải phóng trứng và bắt đầu không tạo ra nhiều estrogen.
Sự chuyển đổi từ tiền mãn kinh và mãn kinh có thể mất 1 – 3 năm. Trong thời gian này, các triệu chứng chẳng hạn như cơn bốc hỏa tiền mãn kinh, khô âm đạo, khó ngủ có thể tiếp tục xảy ra nhưng không thường xuyên. Do đó nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các liệu pháp hormone và các phương pháp điều trị để cải thiện.
4. Độ tuổi 55 – 60
Đến 55 tuổi hầu hết phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh, sau một năm không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Trong thời gian này phụ nữ vẫn có thể xuất hiện một số triệu chứng xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh, chẳng hạn như:
- Nóng ran
- Đổ mồ hôi đêm
- Thay đổi tâm trạng
- Khô âm đạo
- Khó ngủ
- Dễ nổi giận hoặc có những thay đổi khác trong tâm trạng
- Có vấn đề về hệ thống tiết niệu
Trong giai đoạn này phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh loãng xương. Trao đổi với bác sĩ về các biện pháp chăm sóc sức khỏe và tránh các triệu chứng nghiêm trọng.
5. Độ tuổi từ 60 – 65
Một tỷ lệ nhỏ phụ nữ có thể mãn kinh muộn, bắt đầu khoảng 60 tuổi. Điều này không thường xảy ra nhưng không hẳn là một vấn đề sức khỏe.
Theo một số nghiên cứu, mãn kinh muộn có nguy cơ mắc các bệnh tim, đau tim, đột quỵ và loãng xương thấp hơn những phụ nữ mãn kinh sớm. Mãn kinh muộn cũng có thể kéo dài tuổi thọ. Các nhà nghiên cứu cho biết, việc cơ thể tạo ra estrogen trong giai đoạn lão hóa có thể hỗ trợ bảo vệ xương và tim mạch.
Trong giai đoạn này, một số phụ nữ vẫn có thể xuất hiện các triệu chứng như bốc hỏa hoặc mất ngủ. Tuy nhiên các triệu chứng này thường không nghiêm trọng và không đến mức gây khó chịu. Do đó, nếu thường xuyên gặp các cơn bốc hỏa hoặc các triệu chứng khác trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Một số lưu ý trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh
Quá trình tiền mãn kinh và mãn kinh ở nhiều phụ nữ có thể bắt đầu và kết thúc ở các thời điểm khác nhau, phụ thuộc vào mỗi phụ nữ. Tuy nhiên, các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo,… có thể được cải thiện bằng một số biện pháp chung như:
Thay đổi lối sống:
Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và chương trình tập luyện thường có thể kiểm soát các triệu chứng, tăng cường sức khỏe ở phụ nữ mãn kinh. Từ bỏ các thói quen không tốt, chẳng hạn như hút thuốc lá hoặc uống nhiều rượu để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, tránh các loại thức ăn cay và chất kích thích như caffeine để cải thiện nhu cầu tình dục và bảo vệ niêm mạc âm đạo.
Sử dụng thuốc kê đơn để cải thiện các cơn bốc hỏa:
Nếu bạn vẫn còn tử cung, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng estrogen và progesterone. Đây được gọi là liệu pháp hormone kết hợp có thể giúp giảm các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm, và ngăn ngừa loãng xương. Liệu pháp hormone có thể không phù hợp với một số đối tượng, chẳng hạn như bệnh nhân có tiền sử ung thu vú, ung thư tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung, bệnh gan hoặc đột quỵ. Bên cạnh đó, không sử dụng liệu pháp hormone nếu bạn bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
Nếu bạn không muốn dùng liệu pháp hormone, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc cải thiện các triệu chứng. Các loại thuốc bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc huyết áp để cải thiện các cơn bốc hỏa và thay đổi tâm trạng ở phụ nữ mãn kinh.
Thuốc cải thiện vấn đề âm đạo và giấc ngủ:
Phụ nữ bị khô âm đạo có thể sử dụng thuốc hỗ trợ có chứa estrogen, chất bôi trơn và thuốc không chứa estrogen để điều trị chứng khô âm đạo và ngăn ngừa tình trạng đau khi quan hệ tình dục. Phụ nữ khó ngủ, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ có thể sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn.
Thực hiện các kỹ thuật thư giãn:
Một số phương pháp có thể thực hiện để thư giãn và cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh như châm cứu, bấm huyệt, thiền định hoặc thư giãn. Các biện pháp này có thể cải thiện căng thẳng trong thời kỳ mãn kinh và nâng cao chất lượng cuộc sống ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.
Thông thường độ tuổi mãn kinh bắt đầu vào khoảng 51 tuổi khi diễn ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên độ tuổi này có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Nếu bạn nghĩa mình đang trải qua giai đoạn mãn kinh hoặc tiền mãn kinh, hãy đến bệnh viện để được hướng dẫn và tư vấn dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Tham khảo thêm: Sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh và cách hết mệt mỏi
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!