Bị vô kinh có mang thai được không? Điều cần biết
Nội dung bài viết
Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Tuy nhiên, một vài trường hợp mất kinh nguyệt hay còn gọi là vô kinh xảy ra không rõ nguyên nhân khiến chị em trăn trở, lo lắng. Liệu vô kinh có mang thai được không? Vô kinh có con được không? Làm thế nào khi không may mắc vô kinh?
Vô kinh có mang thai được không?
Trước khi muốn nhận định mắc vô kinh liệu có mang thai được hay không, chị em cần xác định được mình đang thuộc dạng vô kinh nào.
- Vô kinh nguyên phát: Hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt mặc dù đã bước qua tuổi dậy thì. Những trường hợp này chủ yếu là do những vấn đề liên quan đến chức năng của hệ thần kinh trung ương, tuyến yên; do những khiếm khuyết ở buồng trứng và cơ quan sinh dục.
- Vô kinh thứ phát: Hiện tượng mất kinh nguyệt khoảng 3 – 6 tháng không rõ nguyên nhân. Dạng vô kinh này do nhiều nguyên nhân gây nên, cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể tác động.
Đối với dạng vô kinh nguyên phát, khả năng buồng trứng khiếm khuyết hoặc bị rối loạn các chức năng cơ bản là rất lớn. Điều này ảnh hưởng đến quá trình phóng noãn, người bệnh dễ bị hiếm muộn, nặng hơn là vô sinh.
Đối với trường hợp vô kinh thứ phát khả năng có thai sẽ cao hơn vì người bệnh đã từng có kinh nguyệt, chỉ là do một vài nguyên nhân khiến việc rụng trứng bị ảnh hưởng tức thời; khiến khả năng thụ thai giảm sút.
Trường hợp này chỉ cần xác định đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách sẽ giúp cơ thể nhanh chóng điều hòa trở lại.
Dù là vô kinh dạng nào thì cũng có ảnh hưởng đến khả năng mang thai ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, chị em hoàn toàn có thể điều trị bệnh để phục hồi sức khỏe và mang thai bình thường.
Kinh nguyệt là hiện tượng hiển nhiên nên khi có dấu hiệu bất thường chị em rất dễ dàng nhận ra. Lúc này, nên đến gặp bác sĩ sớm để không để bệnh có cơ hội biến chứng.
Điều trị vô kinh như thế nào?
Điều trị vô kinh phụ thuộc nhiều vào căn nguyên gây bệnh. Những phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
Điều trị nội khoa
Những trường hợp bệnh vô kinh do rối loạn nội tiết tố gây ra được chỉ định dùng thuốc trong điều trị. Bệnh nhân sử dụng thuốc thay thế estrogen nhằm giảm thiểu các triệu chứng bệnh do thiếu hụt estrogen.
Thay thế estrogen còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, ung thư phổi, ung thư đại tràng,…
- Thuốc dạng uống: estradiol, ethinyl estradiol
- Thuốc dạng miếng dán: estradiol
- Thuốc dạng tiêm: estradiol cypionate, estradiol valerate
Lưu ý, dùng thuốc điều trị sẽ gây ra những tác dụng phụ nhất định. Một số loại thuốc còn có phản ứng ngược với những thành phần thuốc khác. Do đó, nếu bệnh nhân đang dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần khai báo với bác sĩ điều trị.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa tức có can thiệp đến phẫu thuật trong một số trường hợp tử cung, buồng trứng bị khiếm khuyết. Chủ yếu những trường hợp này thuộc dạng vô kinh nguyên phát.
Phương pháp ngoại khoa có thể cải thiện được những tình trạng bệnh không có hiệu quả với thuốc. Tuy nhiên, khả năng mang thai của những bệnh nhân đã qua phẫu thuật sẽ không được chắc chắn. Những tiên lượng về khả năng sinh sản sẽ được các bác sĩ trao đổi cụ thể với từng bệnh nhân.
Ngoài 2 biện pháp điều trị kể trên, những trường hợp bệnh nhân bị vô kinh do sự thay đổi môi trường, do lối sống thay đổi,… có thể được điều trị ngay tại nhà bằng những thói quen tốt như:
- Ăn uống đủ chất, đủ lượng. Nếu cơ thể bị thừa cân hoặc hoặc thiếu cân cần ngay lập tức có chế độ ăn uống để ổn định lại cân nặng.
- Duy trì tập luyện mỗi ngày với cường độ vừa phải, không tập luyện quá sức.
- Cân bằng công việc và nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần luôn trong trạng thái thoải mái nhất.
Kết luận cho thắc mắc “Bị vô kinh có mang thai được không?” Câu trả lời là CÓ NHƯNG THẤP HƠN BÌNH THƯỜNG. Do vậy, chị em mắc vô kinh không nên quá căng thẳng, hãy cố gắng điều dưỡng cơ thể theo chỉ định bác sĩ để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Trường hợp, thời gian vô kinh quá lâu, chị em nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách, phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!