Cơn Bốc Hỏa Tiền Mãn Kinh Và Cách Kiểm Soát

Cơn bốc hỏa tiền mãn kinh là tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến 4/5 phụ nữ tuổi trung niên. Mặc dù thường không dẫn đến các rủi ro nguy hiểm nhưng các cơn nóng đột ngột có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

cơn bốc hỏa tiền mãn kinh
Cơn bốc hỏa là một triệu chứng phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh

Cơn bốc hỏa tiền mãn kinh là gì?

Cơn bốc hỏa là triệu chứng phổ biến nhất của thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến hơn 2/3 phụ nữ ở độ tuổi trung niên. Bên cạnh đó những phụ nữ bắt đầu mãn kinh sau khi cắt buồng trứng hoặc hóa trị cũng có thể gặp các cơn bốc hỏa.

Cơn bốc hỏa tiền mãn kinh được mô tả là một cảm giác nóng đột ngột ở phần thân trên cơ thể, thường là mặt, cổ và ngực. Đôi khi tình trạng này có thể gây đỏ ửng khuôn mặt và đổ nhiều mồ hôi.

Các chuyên gia không biết nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này, nhưng các vấn đề lưu thông máu và thay đổi nội tiết tố có thể gây ra các cơn bốc hỏa. Các cơn nóng bừng khiến các mạch máu ở gần bề mặt da bắt đầu mở rộng để làm mát và khiến bạn đổ mồ hôi. Một số phụ nữ có thể gặp tình trạng nhịp tim nhanh hoặc ớn lạnh.

Rong kinh, bế kinh, đau bụng kinh,… đã trở thành nỗi ám ảnh khi đến kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và đặc biệt là cảnh báo vấn đề sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Sau 40 năm làm việc, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã đưa đến cho chúng ta một giải pháp an toàn, hiệu quả. TÌM HIỂU NGAY!!

Nếu xảy ra trong lúc ngủ, cơn nóng bừng có thể dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi đêm. Điều này có thể gây mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.

Mặc dù một số tình trạng y tế và điều kiện sức khỏe có thể dẫn đến các cơn bốc hỏa, nhưng thông thường tình trạng này thường không phải là dấu hiệu nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết cơn bốc hỏa tiền mãn kinh

Cơn bốc hỏa tiền mãn kinh và mãn kinh có thể dẫn đến các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết như:

  • Xuất hiện cảm giác nóng bừng bất chợt lan tỏa khắp ngực, cổ và khuôn mặt
  • Da đỏ ưng hoặc nhợt nhạt
  • Tim đập loạn nhịp
  • Đổ mồ hôi, chủ yếu là ở phần thân trên cơ thể
  • Có cảm giác ớn lạnh khi cơn nóng bừng xuất hiện
  • Thường xuyên lo lắng không rõ nguyên nhân
cơn bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh
Cơn bốc hỏa thường gây nóng ở phần trên cơ thể bao gồm ngực, cổ và khuôn mặt

Tần suất và cường độ của các cơn bốc hỏa khác nhau ở từng phụ nữ. Nóng bừng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Bên cạnh đó, cơn bốc hỏa có thể xuất hiện vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây mất ngủ mãn tính.

Mức độ thường xuyên của các cơn bốc hỏa thường khác nhau ở phụ nữ. Tuy nhiên hầu hết phụ nữ cho biết cơn bốc hỏa gần như xuất hiện mỗi ngày. Trung bình các triệu chứng bốc hỏa kéo dài hơn 7 năm, một số phụ nữ có thể kéo dài hơn 10 năm.

Nếu các cơn bốc hỏa nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến các hoạt động trong ngày hoặc gây rối loạn giấc ngủ, bạn nên cân nhắc đến bệnh viện để được hướng dẫn các biện pháp xử lý phù hợp.

Nguyên nhân dẫn đến các cơn bốc hỏa

Các cơn nóng bừng thường được gây ra bởi sự thay đổi nồng độ hormone trước, trong và sau thời kỳ mãn kinh.

Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng hầu hết các nghiên cứu cho biết cơn bốc hỏa thường xảy ra khi nồng độ estrogen giảm. Điều này khiến bộ phận điều hòa nhiệt độ trong cơ thể (vùng dưới đồi) trở nên nhạy cảm hơn và thay đổi nhiệt độ cơ thể. Khi vùng dưới đồi cho rằng cơ thể quá ấm, bộ phận này sẽ bắt đầu một loạt các thay đổi để làm mát, bao gồm đổ nhiều mồ hôi.

Điều trị bốc hỏa tiền mãn kinh
Thay đổi nội tiết tố được cho là nguyên nhân dẫn đếm các cơn bốc hỏa

Quá trình chuyển đổi giữa kinh nguyệt và mãn kinh thường bắt đầu từ 45 – 55 tuổi. Tuy nhiên, một số người có thể mãn kinh ở tuổi 30 và một số người khác là ở tuổi 50, thậm chí là 60. Hiếm khi cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm ở phụ nữ trung niên liên quan đến các tình trạng khác ngoài mãn kinh.

Tuy nhiên, những người ở tuổi 20 hoặc 30 gặp các cơn bốc hỏa thường là dấu hiệu của một số bệnh lý, tình trạng y tế chẳng hạn như sốt, nhiễm trùng hoặc viêm. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của một số loại thuốc, các vấn đề tuyến giáp và tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư cũng có thể gây ra các cơn bốc hỏa.

Không phải tất cả phụ nữ tiền mãn kinh đều trải qua các cơn bốc hỏa. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể có nguy cơ hơn nếu thuộc các đối tượng như:

  • Hút thuốc, khói thuốc lá có thể dẫn đến các cơn bốc hỏa
  • Béo phì, chỉ số cơ thể cao (BMI) có thể tăng tần suất xuất hiện các cơn bốc hỏa
  • Chủng tộc, phụ nữ da đen thường có nguy cơ xuất hiện các cơn bốc hỏa cao hơn

Cách kiểm soát cơn bốc hỏa tiền mãn kinh

Để cải thiện các triệu chứng và kiểm soát các cơn bốc hỏa, cách hiệu quả nhất là sử dụng estrogen bổ sung, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh và các phương pháp cải thiện tại nhà. Trao đổi với bác sĩ về các lợi ích và rủi ro trước khi áp dụng các phương pháp điều trị.

1. Liệu pháp hormone

Liệu pháp bổ sung estrogen là phương pháp chính được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của cơn bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Nếu liệu pháp estrogen hiệu quả và bạn bắt đầu sử dụng estrogen trong vòng 10 năm kể từ lúc kết thúc kỳ kinh nguyệt cuối cùng hoặc sử dụng trước 60 tuổi, hiệu quả có thể cao hơn rủi ro.

Thuốc cho phụ nữ mãn kinh hay mất ngủ bốc hỏa
Liệu pháp thay thế hormone estrogen được cho là biện pháp hiệu quả nhất để cải thiện chứng bốc hỏa

Hầu hết các phụ nữ đã cắt bỏ tử cung có thể chỉ cần sử dụng estrogen. Tuy nhiên đối với phụ nữ còn tử cung, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên kết hợp estrogen và progesterone để chống lại ung thư niêm mạc tử cung (ung thư nội mạc tử cung).

Việc bổ sung estrogen và progesterone cần được điều chỉnh phù hợp với tình trạng và nhu cầu của từng cá nhân. Thời gian sử dụng phương pháp phụ thuộc và sự cân bằng giữa rủi ro và lợi ích của các loại hormone. Do đó, trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể về liều dùng và thời gian sử dụng.

Bên cạnh đó, một số phụ nữ kết hợp estrogen và progesterone có thể gặp một số tác dụng phụ liên quan đến progesterone. Một số người có thể không dung nạp progesterone thông qua đường uống. Trong trường hợp này bác sĩ có thể chỉ định thuốc kết hợp bazedoxifene với estrogen để cải thiện các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh. Tương tự như progesterone, kết hợp bazedoxifene với estrogen cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư nội mạc tử cung và bảo vệ hệ thống xương khớp.

Nếu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, bệnh tim, đột quỵ, hoặc xuất hiện cục máu đông, hãy trao đổi với bác sĩ về các liệu pháp hormone trước khi sử dụng.

2. Thuốc chống trầm cảm

Một số loại thuốc chống trầm cảm paroxetine liều thấp có thể được chỉ định để cải thiện các cơn bốc hỏa. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Paroxetine
  • Escitalopram
  • Venlafaxine
  • Citalopram

Các loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng kém hơn liệu pháp hormone đối với các cơn bốc hỏa nghiêm trọng. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường mang lại hiệu quả cao đối với những phụ nữ không thể sử dụng hormone.

Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như buồn nôn, khó ngủ, buồn ngủ thường xuyên, tăng cân, khô miệng hoặc rối loạn chức năng tình dục.

3. Các loại thuốc theo toa khác

Một số loại thuốc theo toa khác có thể được chỉ định để cải thiện các triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh như:

Triệu chứng tiền mãn kinh
Một số loại thuốc chống động kinh cũng có thể cải thiện các cơn bốc hỏa
  • Pregabalin là một loại thuốc chống động kinh có thể cải thiện các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh. Tác dụng phụ bao gồm chóng mặt, khó tập trung, buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi.
  • Clonidine được bào chế dưới dạng viên nén và miếng dán, thường được sử dụng để cải thiện tình trạng huyết áp cao hoặc cải thiện các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh. Tác dụng phụ bao gồm gây buồn ngủ, chóng mặt, táo bón và khô miệng.
  • Gabapentin là thuốc chống động kinh, mang lại hiệu quả cải thiện các cơn bốc hỏa trung bình. Tác dụng phụ phổ biến bao gồm gây buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, tích nước ở tay, chân (gây phù nề).
  • Oxybutynin được sử dụng để cải thiện các vấn đề liên quan đến bàng quang, tiết niệu hoạt động quá mức. Ngoài ra, thuốc có thể cải thiện các cơn nóng bừng ở phụ nữ tiền mãn kinh. Tác dụng phụ thường bao gồm khô miệng, khô mắt, táo bón, chóng mặt, buồn nôn.

4. Phương pháp thay thế

Một số phụ nữ có thể cải thiện các cơn bốc hỏa bằng kỹ thuật thay đổi nhận thức về tâm trí và cơ thể. Cụ thể các liệu pháp bao gồm:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức: Đây là phương pháp tư vấn cá nhân được sử dụng rộng rãi để cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh. Liệu pháp có thể không làm giảm tần suất các cơn bốc hỏa nhưng có thể giảm mức độ tác động của các triệu chứng.
  • Thiền định: Thiền tập trung vào những gì đang xảy ra từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác. Mặc dù thiền không thể cắt giảm các cơn bốc hỏa nhưng có thể hạn chế tác động của các triệu chứng.
  • Thôi miên: Thôi miên có thể được sử dụng như một liệu pháp điều trị các cơn bốc hỏa. Nhiều nghiên cứu cho biết, liệu pháp này có thể làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa.
  • Châm cứu: Một số nghiên cứu cho biết châm cứu có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa.

5. Thay đổi lối sống

Trong các trường hợp cơn bốc hỏa không nghiêm trọng, bạn có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách thay đổi lối sống tại nhà. Cụ thể các biện pháp bao gồm:

người nóng bừng thời kỳ mãn kinh
Thực hành các kỹ thuật thư giãn có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa
  • Làm mát cơ thể: Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ cũng có thể kích thích các cơn nóng và gây đổ nhiều mồ hôi. Do đó, mặc quần áo thoải mái và mặc nhiều lớp quần áo để bạn có thể cởi bỏ khi xuất hiện các cơn bốc hỏa. Mở cửa sổ, sử dụng điều hòa không khí, hạ nhiệt độ phòng hoặc uống đồ uống lạnh nếu cảm thấy xuất hiện các cơn bốc hỏa.
  • Kiểm tra chế độ ăn uống: Các loại thực phẩm cay, nóng, đồ uống chứa nhiều caffeine và rượu có thể kích thích các cơn bốc hỏa. Do đó, kiểm tra các loại thực phẩm sử dụng để tránh gây kích ứng và khiến các cơn bốc hỏa trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Dành thời gian thư giãn: Một số phụ nữ cho biết thực hiện các kỹ năng như thiền định, hít thở sâu hoặc các kỹ thuật giảm căng thẳng khác có thể cải thiện các triệu chứng của cơn bốc hỏa. Ngoài ra, ngay cả khi không thể cải thiện các cơn bốc hỏa, các kỹ thuật thư giãn cũng mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.
  • Không hút thuốc: Hút thuốc có thể tăng các triệu chứng nóng bừng. Do đó, không hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá để cải thiện các cơn bốc hỏa cũng như hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ và ung thư.
  • Giảm cân: Nếu bạn thừa cân, béo phì, giảm cân và giữa trọng lượng cơ thể khỏe mạnh có thể cải thiện các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh.

6. Sử dụng thảo dược bổ sung

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng như bổ sung một số sản phẩm tự nhiên có thể hỗ trợ cải thiện các cơn bốc hỏa. Tuy nhiên, luôn luôn trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng sản phẩm bổ sung để tránh tương tác và tác dụng phụ.

Chế độ ăn uống có thể cải thiện các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh thường bao gồm:

  • Bổ sung estrogen thực vật: Những phụ nữ thường xuyên tiêu thụ đậu nành thường có ít các triệu chứng của cơn bốc hỏa tiền mãn kinh hơn so với các phụ nữ khác. Tuy nhiên, hiện tại không có nghiên cứu khoa học về thành phần và tác dụng cụ thể của đậu nành có thể cải thiện các cơn bốc hỏa.
  • Sử dụng cây Thiên ma đen (Black Cohosh): Đây là loại thảo dược được sử dụng phổ biến để cải thiện các triệu chứng mãn kinh và tiền mãn kinh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về quả cây Thiên ma đen có chứa các chất có thể gây hại cho gan (hiếm gặp), do đó trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Nhân sâm: Sử dụng nhân sâm có thể cải thiện các triệu chứng mất ngủ và nâng cao tâm trạng, tuy nhiên không có nghiên cứu về việc nhân sâm có thể làm giảm các triệu chứng của các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh.
  • Đương quy: Nhiều nghiên cứu cho biết sử dụng Đương quy có thể cải thiện các triệu chứng của các cơn bốc hỏa. Tuy nhiên, việc bổ sung có thể tăng hiệu quả các thuốc làm loãng máu và gây ra các vấn đề chảy máu.
  • Bổ sung vitamin E: Tăng cường sử dụng vitamin E có thể cải thiện các cơn bốc hỏa nhẹ. Tuy nhiên, bổ sung vitamin E ở liều cao có thể tăng nguy cơ chảy máu.

Bốc hỏa tiền mãn kinh là một tình trạng phổ biến có thể gây nóng bừng phần thân trên bao gồm ngực, cánh tay, cổ và mặt. Cơn bốc hỏa có thể gây khó chịu, căng thẳng nhưng thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện sau một thời gian.

Thông thường các cơn bốc hỏa được cải thiện bằng cách thay đổi lối sống, sử dụng liệu pháp hormone và một số loại thuốc bổ sung. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *