Đang cho con bú có kinh rồi lại mất là bị gì?
Nội dung bài viết
Đang cho con bú có kinh rồi lại mất là tình trạng tương đối phổ biến và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Tham khảo thông trong bài viết để có biện pháp chăm sóc và cải thiện phù hợp.
Thông tin cần biết về chu kỳ kinh nguyệt khi đang cho con bú
Hầu hết phụ nữ cho con bú đều không có kinh nguyệt trong sáu tháng đầu sau khi sinh. Tình trạng này được gọi là vô kinh tiết sữa.
Theo các chuyên gia, việc điều tiết các chất dinh dưỡng vào sữa có thể gây ức chế giải phóng các hormone cần thiết để chuẩn bị cho một chu kỳ kinh nguyệt mới. Không giải phóng hormone có dẫn đến tình trạng không rụng trứng và khiến một phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt.
Vô kinh tiết sữa là tình trạng chỉ xảy ra đối với phụ nữ cho con bú. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm sau khi sinh. Ngoài ra, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt khi đang cho con bú có thể bao gồm:
- Khoảng thời gian cho con bú
- Có sử dụng các chất cung cấp bổ sung cho em bé hay không
- Chất lượng giấc ngủ trong thời gian cho con bú
- Bé có sử dụng núm vú giả hay không
- Bé có bổ sung sữa hoặc các loại thực phẩm khác sữa mẹ không
- Các hoạt chất trong cơ thể người mẹ thay đổi trong quá tình cho con bú
Thông thường phụ nữ thôi cho con bú khi bé được 6 tháng sẽ bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên chu kỳ có thể không đều và xuất hiện dưới dạng huyết trắng có lẫn máu hoặc đốm máu dính ở băng vệ sinh. Điều này hoàn toàn bình thường trong thời gian cho con bú, do đó người mẹ không cần phải lo lắng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đang cho con bú có kinh rồi lại mất
Nuôi con bằng sữa mẹ được cho là có thể trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Điều này có thể giúp các người mẹ trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt trong một thời gian, thậm chí là 9 tháng. Một số phụ nữ có thể không có kinh nguyệt đến vài năm nếu không ngừng cho con bú.
Trong một số trường hợp, người mẹ có thể gặp tình trạng đang cho con bú có kinh rồi lại mất. Tình trạng này có thể liên quan đến một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro bao gồm:
1. Hormone khi đang cho con bú
Sau khi sinh con, cơ thể sẽ sản xuất một chất dinh dưỡng tự nhiên để phục vụ cho quá trình cho con bú. Điều này là cơ chế tự nhiên của cơ thể. Trừ các trường hợp đặc biệt, khi người mẹ không thể cho con bú, các bác sĩ thường khuyến khích các người mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ được coi là chất dinh dưỡng an toàn, lành mạnh và phù hợp nhất cho trẻ sơ sinh.
Mặc dù, sữa mẹ là chất được tiết ra tự nhiên khi em bé được sinh ra và nhằm mục đích nuôi dưỡng sữa mẹ. Tuy nhiên, trên thực tế cơ thể người mẹ cần tiết ra một lượng hormone gọi là Prolactin để sản xuất sức mẹ. Nồng độ hormone Prolactin tăng cao đột biến có thể là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh hoặc dẫn đến tình trạng đang cho con bú có kinh rồi lại mất.
2. Thời gian cho con bú kéo dài
Nuôi con bằng sữa mẹ dẫn đến tình trạng luôn duy trì nồng độ hormone Prolactin cao. Do đó, cho con bú càng lâu, tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra càng dài. Bên cạnh đó, khi trẻ cai sữa, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại như bình thường.
Trẻ sơ sinh thường tiêu thụ nhiều sữa nhất trong vài tháng đầu đời. Vì vậy trẻ cần ít uống sữa mẹ hơn và bắt đầu tiêu thụ thức ăn đặc sau khi được 6 tháng tuổi. Điều này giúp tuyến yên cảm nhận được sự thay đổi và bắt đầu tiết ít prolactin hơn. Khi nồng độ prolactin chậm lại, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở lại ngày cả khi người mẹ vẫn đang cho con bú.
Tuy nhiên, lúc đầu kinh nguyệt thường ít, không đều và có thể thay đổi về tính chất.
Đang cho con bú có kinh rồi lại mất có nguy hiểm không?
Mặc dù rối loạn kinh nguyệt trong thời gian cho con bú được xem là bình thường, tuy nhiên tình trạng đang cho con bú có kinh rồi lại mất có thể là dấu hiệu của một số vấn đề tiềm ẩn trong cơ thể.
Ngay cả khi đang cho con bú, người mẹ cũng cần chú ý đến các dấu hiệu và triệu chứng kinh nguyệt bất thường như xuất hiện khí hư lẫn máu, có mùi hôi hoặc màu sắc bất thường. Cân nhắc trao đổi với bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng.
Cụ thể một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đang cho con bú có kinh rồi lại mất thường bao gồm:
1. U xơ tử cung
U xơ tử cung là những tăng trưởng không ung thư thường xuất hiện ở tử cung trong những năm sinh sản. Hầu hết các trường hợp u xơ tử cung là các tăng trưởng lành tính và không bao giờ phát triển thành ung thư.
U xơ thường có kích thước rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường và thường không dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng. Tình trạng này thường được phát hiện khi khối u xơ phát triển lớn, dẫn đến biến dạng và gây phình to tử cung. Đôi khi một số người bệnh có thể phát triển nhiều khối u xơ cùng một lúc và dẫn đến tình trạng tăng cân không rõ lý do, cảm thấy nặng, khó chịu ở vùng chậu.
Hầu hết các trường hợp u xơ tử cung không dẫn đến bất cứ triệu chứng và dấu hiệu cụ thể nào. Tuy nhiên, ở phụ nữ đang cho con bú, u xơ có thể gây rối loạn kinh nguyệt với các chu kỳ dài ngắn khác nhau hoặc có thể dẫn đến mất chu kỳ kinh nguyệt. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:
- Đau bụng dưới rốn hoặc có áp lực ở vùng chậu
- Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên
- Cảm thấy không thể làm trống bàng quang sau khi đi tiểu
- Đau lưng hoặc đau chân
- Táo bón
Trong hầu hết các trường hợp u xơ tử cung không nguy hiểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như giảm hồng cầu (thiếu máu), gây mệt mỏi, mất máu nghiêm trọng. Do đó, nếu nghi ngờ u xơ tử cung hoặc rối loạn kinh nguyệt kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
2. Giảm cân quá nhanh
Một số phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ có thể gặp tình trạng giảm cân quá nhanh và mất kiểm soát. Thông thường ngay sau khi em bé chào đời, người mẹ có thể mất khoảng 4 – 5.5 kg. Trọng lượng này là cân nặng của em bé và khối lượng nước ối. Sau đó, trong vài ngày sau khi sinh, người mẹ có thể giảm thêm khoảng 2.27 kg trọng lượng. Sau thời gian này cân nặng trở lại bình thường và giảm khoảng 0.91 kg mỗi tháng trong 6 tháng tiếp theo.
Trong một số trường hợp, phụ nữ cho con bú có thể bị giảm cân một cách đột ngột, nhanh chóng và không thể kiểm soát. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đang cho con bú có kinh rồi lại mất. Bên cạnh đó, giảm cân nhanh có thể dẫn đến cảm giác kiệt sức, mệt mỏi, lượng sữa thấp và thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
Thông thường giảm cân quá nhanh sau khi sinh có thể được cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp và nghỉ ngơi nhiều. Nếu các triệu chứng gây lo lắng hoặc trở nên nghiêm trọng, người mẹ nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
3. Hội chứng buồng trứng đa nang
Một số phụ nữ được chẩn đoán mắc Hội chứng buồng trứng đa nang khi đang mang thai. Điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro và các triệu chứng có thể tiếp tục kéo dài sau khi sinh với các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Trong một số trường hợp sự dao động nội tiết tố sau khi sinh con có thể dẫn đến tình trạng có kinh rồi lại mất sau khi con.
Các chuyên gia cho biết, cho con bú khi có Hội chứng buồng trứng đa nang được xem là an toàn, ngày cả khi người mẹ đang sử dụng thuốc insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, nuôi con bằng sữa mẹ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Khi nào chu kỳ kinh nguyệt bình thường khi đang cho con bú?
Một số phụ nữ có thể có chu kỳ kinh nguyệt sớm nhất là sáu tuần sau khi sinh con. Nếu bạn không cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở lại bình thường sau khoảng ba tháng. Tuy nhiên, thời gian này không giống nhau ở mỗi phụ nữ.
Đối với phụ nữ cho con bú, bạn có thể không có chu kỳ kinh nguyệt trong nhiều tháng, tùy thuộc vào số lượng sữa. tần suất cho con bú, chế độ dinh dưỡng và một số chất bổ sung khác. Theo các thống kê, chỉ có 20% phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ có chu kỳ kinh nguyệt trở lại trong vòng 6 tháng.
Sau khi trẻ cai sữa sau 6 tháng, kinh nguyệt có thể trở lại trong vòng 1 – 2 tháng. Chu kỳ cũng có thể trở lại khi bạn đang cho con bú kết hợp với chế độ ăn dặm hoặc bổ sung các loại sữa công thức khác. Điều này thường là do số lượng sữa tiết ra ít hơn, nồng độ hormone quay trở lại bình thường và nhiều phụ nữ bắt đầu rụng trứng.
Khi kinh nguyệt trở lại có nghĩa là một phụ nữ đã bắt đầu lại khả năng thụ thai và sinh con. Khả năng rụng trứng trong 6 tháng đầu sau khi sinh con và đang cho con bú là 1 – 5%. Mặc dù một số phụ nữ có thể sử dụng thời gian này để tránh thai tự nhiên, tuy nhiên bạn vẫn có thể mang thai ngoài ý muốn. Do đó, nếu không có kế hoạch sinh con, bạn nên áp dụng các biện pháp kiểm soát sinh sản an toàn, hiệu quả hơn.
Việc cho con bú có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt gây rối loạn kinh nguyệt hoặc có kinh rồi lại mất kinh. Thông thường hiếm khi tình trạng này là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm nếu cảm thấy lo lắng hoặc khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
ĐỪNG BỎ QUA
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!