Đau Bụng Kinh (Dưới) Ở Tuổi Dậy Thì Và Thông Tin Cần Biết

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là thuật ngữ y học chỉ tình trạng đau bụng do các cơn co thắt tử cung xuất hiện ở độ tuổi thiếu niên. Đau bụng kinh là một tình trạng phổ biến, thường gặp và có thể là dấu hiệu do rối loạn cơ quan sinh sản gây ra.

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì
Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là cơn đau do co thắt tử cung gây ra

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là gì?

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì chỉ những chu kỳ kinh nguyệt đau đớn, khó chịu. Theo ước tính có đến 90% phụ nữ trải qua các cơn đau bụng kinh hoặc đau vùng chậu trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số người có thể xuất hiện các cơn đau dữ dội, thậm chí bị ngất xỉu.

Đau bụng kinh được phân loại thành đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng thứ phát.

  • Đau bụng kinh nguyên phát là chứng đau bụng kinh thường gặp, có thể xuất hiện mỗi chu kỳ kinh nguyệt và không biểu thị các bệnh lý trong cơ thể. Cơn đau có thể xuất hiện từ 1 – 2 ngày trước khi máu kinh nguyệt xuất hiện và thường ảnh hưởng đến bụng dưới, lưng và đùi. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, thường kéo dài 12 – 72 giờ. Các triệu chứng đi kèm bao gồm buồn nôn, nôn, mệt mỏi, thậm chí là đau bụng tiêu chảy.
  • Đau bụng kinh thứ phát chỉ các cơn đau do rối loạn ở cơ quan sinh sản, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hoặc nhiễm trùng gây ra. Đau bụng kinh thứ phát thường bắt đầu sớm hơn chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài hơn cơn đau bụng kinh nguyên phát. Bên cạnh đó cơn đau thường không bao gồm buồn nôn, nôn, mệt mỏi và tiêu chảy.

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì thường là một cơn đau bụng kinh nguyên phát. Các cơn đau thường bắt đầu khi các cô gái có chu kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên và có thể kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, các cơn đau thường có thể được cải thiện khi cơ thể lão hóa và có thể dừng hoàn toàn sau khi sinh con.

Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng đôi khi đau bụng kinh ở tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh ở tuổi dậy thì

Hấu hết các cơn đau bụng kinh là do các cơn co thắt bên trong tử cung gây ra. Bên cạnh đó, việc thay đổi nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt cũng làm tăng nguy cơ đau bụng kinh.

Cách làm giảm đau bụng kinh ở tuổi dậy thì
Hầu hết các cơn đau bụng kinh đều có liên quan đến sự co bắp ở tử cung

Trong chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra, sản xuất một hóa chất tự nhiên, gọi là prostaglandins. Hóa chất này khiến các cơ và mạch máu trong tử cung co lại. Điều này làm hạn chế lưu lượng máu lưu thông đến tử cung, dẫn đến thiếu máu cục bộ.

Bên trong tử cung, việc thiếu máu cục bộ có thể khiến tử cung co lại thành từng đợt và dẫn đến các cơn đau. Các cơn co thắt này tương tự như cơ chế hình thành cơn đau tim.

Lượng prostaglandins được sản xuất cao nhất vào ngày hôm trước và ngày đầu tiên hoặc hai ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, các cơn đau bụng kinh ở tuổi dậy thì thường nghiêm trọng nhất vào những ngày này.

Bên cạnh đó, mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng đau bụng kinh ở tuổi dậy thì có thể liên quan đến lạc nội mạc tử cung. Đây là tình trạng các mô ở tử cung hình thành và phát triển bên ngoài tử cung, bao gồm các cơ quan trong vùng chậu hoặc khoang bụng. Điều này dẫn đến chảy máu trong nghiêm trọng, gây nhiễm trùng và đau vùng xương chậu.

Các nguyên nhân có thể gây đau bụng kinh thứ phát ở tuổi dậy thì có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng cơ quan sinh dục
  • U xơ, là những tăng trưởng lành tính, không ung thư
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Sẩy thai
  • Nhiễm trùng khoang chậu
  • Tăng trưởng bất thưởng ở vùng chậu như polyp hoặc khối u

Những đối tượng dễ bị đau bụng kinh trong độ tuổi dậy thì:

  • Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên khi còn nhỏ, thường là dưới 13 tuổi
  • Kinh nguyệt kéo dài hoặc lượng máu nhiều
  • Có tiền sử gia đình đau bụng kinh
  • Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá

Triệu chứng đau bụng kinh ở tuổi dậy thì

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì thường là đau bụng kinh nguyên phát. Cơn đau thường xuất hiện trong vòng 12 giờ hoặc khoảng 6 giờ trước khi dòng chảy kinh nguyệt bắt đầu. Cơn đau bụng kinh dữ dội nhất có thể bắt đầu vào ngày trước và ngày đầu tiên của chu kỳ. Ở một số phụ nữ, cơn đau có thể kéo dài đến 3 ngày.

Kinh nguyệt ra it ở tuổi dậy thì
Các cơn đau bụng kinh có thể kéo dài 1 – 3 ngày

Cơn đau bụng kinh nguyên phát thường giống nhau và có thể dự đoán theo từng giai đoạn. Cơn đau thường bắt đầu như một cơn quặn thắt bắt đầu ở giữa bụng dưới, sau đó lan xuống lưng dưới, thậm chí là đùi trên gây khó chịu, đau đớn âm ỉ hoặc gây nhói liên tục.

Các triệu chứng đau bụng kinh ở tuổi dậy thì khác có thể bao gồm:

  • Đau bụng tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu
  • Sốt

Đôi khi các triệu chứng đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của các tình trạng y tế khác. Do đó, nếu các cơn đau nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn nên đến bệnh viện trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

TÌM HIỂU NGAY: Giải pháp DỨT NGAY đau bụng kinh HOÀN TOÀN TỰ NHIÊN, LÀNH TÍNH

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì được chẩn đoán như thế nào?

Theo các nghiên cứu cho thấy có khoảng 15% các cô gái ở tuổi dậy thì trải qua các cơn đau bụng kinh. Trên thực tế, một số cố gái có thể bị đau bụng kinh dữ dội đến mức phải ngừng việc học tập trong chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, nếu bạn đau bụng kinh dữ dội hoặc đau bụng bất thường kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày, hãy đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Dấu hiệu có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn biện pháp điều trị phù hợp

Để chẩn đoán tình trạng đau bụng kinh, bác sĩ có thể yêu cầu bạn mô tả các triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra vùng chậu bằng các dụng cụ chuyên dụng.

Trên thực tế hầu hết các thiếu niên chưa quan hệ tình dục không cần thực hiện kiểm tra phụ khoa. Tuy nhiên, nếu bạn đã quan hệ tình dục, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra vùng chậu để xác định các vấn nhiễm trùng qua đường tình dục như lậu hoặc chlamydia.

Các xét nghiệm kiểm tra cụ thể bao gồm:

  • Siêu âm: Xét nghiệm này sử dụng các sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh các mạch máu, mô và cơ quan bên trong xương chậu. Siêu âm được sử dụng để để kiểm tra các cơ quan nội tạng và đánh giá lưu lượng máu đi qua các cơ quan này.
  • Nội soi ở bụng: Bác sĩ sử dụng một ống dài mỏng với ống kính và ánh sáng nội soi chèn vào một vết cắt nhỏ ở ổ bụng. Bác sĩ có thể kiểm tra các tăng trưởng bất thường ở thành bụng và xương chậu để xác định nguyên nhân gây đau bụng kinh.
  • Nội soi tử cung: Đây là thủ thuật kiểm tra tử cung và bên trong tử cung. Bác sĩ có thể sử dụng một dụng cụ để chèn vào âm đạo để quan sát tử cung.

Điều trị đau bụng kinh ở tuổi dậy thì

Hoạt chất prostaglandin là nguyên nhân chủ yếu gây đau bụng kinh ở tuổi dậy thì được sản xuất tự nhiên trong niêm mạc tử cung.

Trước kỳ kinh, nồng độ prostaglandin sẽ tăng cao hơn bình thường khiến cơ tử cung co bóp mạnh hơn để đào thải máu kinh ra bên ngoài. Chính sự co bóp này khiến chị em có cảm giác đau đớn ở vùng bụng dưới trước và trong những ngày có kinh. 

1. Sử dụng thuốc Tây y

Trong Tây y, để điều trị đau bụng kinh, mục tiêu thường tập trung vào việc giảm việc sản xuất prostaglandin trong niêm mạc tử cung.

Có hai loại thuốc phổ biến có thể đạt được mục tiêu này bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc tránh thai nội tiết tố .

Có nhiều loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng ibuprofen liều thấp để giảm đau và cái thiện các triệu chứng. Thông thường, liều lượng được chỉ định là 600 mg và có thể dùng lặp lại sau 6 – 8 giờ. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định NSAID mạnh hơn.

Tuy nhiên khi sử dụng NSAID bạn cần thận trọng để tránh gây tổn thương niêm mạc dạ dày, đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, không được sử dụng NSAID khi đói bụng.

điều trị đau bụng kinh
Thuốc tránh thai được cho là có thể cải thiện các cơn đau bụng kinh hiệu quả

Các loại thuốc tránh thai nội tiết có thể làm mỏng niêm mạc tử cung và hạn chế việc sản xuất prostaglandin. Do đó, sử dụng thuốc tránh thai nội tiết được xem là một cách hiệu quả để cải thiện các cơn đau bụng kinh ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tránh thai cần nhận được sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

2. Bài thuốc Đông y điều trị đau bụng kinh TỰ NHIÊN, ĐÃ ĐƯỢC KIỂM NGHIỆM

Phương pháp dùng thuốc Tây y sẽ ức chế hoạt động tiết prostaglandin ở niêm mạc tử cung. Tuy nhiên khả năng phụ thuộc vào thuốc rất cao vì tác động điều trị tạm thời. Theo đó, tới ngày hành kinh tiếp theo, chị em phải tiếp tục sử dụng thuốc thì mới đỡ đau.

Muốn không phụ thuộc vào thuốc, điều trị triệt để tình trạng đau bụng kinh ở tuổi dậy thì, chị em nên tham khảo ngay bài thuốc Phụ Khang Tán của Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam. Bài thuốc có thành phần hoàn toàn tự nhiên nên rất lành tính với cơ thể. Đặc biệt thuốc được nghiên cứu bài bản, kiểm nghiệm cẩn thận nên chị em có thể hoàn toàn yên tâm khi điều trị.

Dứt đau bụng kinh một cách TỰ NHIÊN

TheoThầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương, chủ nhiệm của công trình nghiên cứu bài thuốc Phụ Khang Tán: “Để giảm đau bụng kinh thì cần điều hòa tần suất co bóp của tử cung, giúp cơ quan này hoạt động ổn định hơn. Nhằm thực hiện được mục tiêu này thì giảm tiết prostaglandin chỉ là một phần. Trong trường hợp máu kinh bị ứ huyết thì tử cung càng co bóp mạnh hơn nên cơn đau sẽ càng trầm trọng. 

Do đó, mấu chốt là cần phải khai thông khí huyết, ổn định vận mạch để máu kinh thoát ra ngoài trơn tru, không ứ tắc nhờ đó tử cung chỉ tạo những cơn co bóp đều đặn, cường độ nhẹ nhàng vừa đủ lực để máu kinh thoát ra ngoài. Nhờ vậy, chị em sẽ đỡ cảm thấy đau bụng hơn. 

Phụ Khang Tán với thành phần là các vị thuốc nam dược quý kế thừa từ bí kíp của Thái Y Viện triều Nguyễn, có công dụng bồi bổ khí huyết, đả thông kinh mạch và điều dưỡng tạng phủ, bồi bổ sức khỏe tổng thể sẽ giúp tác động giải quyết hiện tượng đau bụng kinh một cách tự nhiên.

Thuốc còn giúp ổn định nội tiết tố, tăng cường chức năng cho các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung nhờ đó điều hòa kinh nguyệt, hạn chế xuất hiện các rối loạn kinh nguyệt giúp chị em có một sức khỏe sinh lý tốt”. 

Phụ Khang Tán sử dụng nhiều thảo dược bổ huyết giúp ổn định kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh
Phụ Khang Tán sử dụng nhiều thảo dược bổ huyết giúp ổn định kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh

Phụ Khang Tán có được hiệu quả toàn diện như trên là nhờ kế thừa tinh hoa về thảo dược và nguyên tắc kết hợp độc đáo tích lũy sau gần 150 năm  của Thái Y Viện triều Nguyễn. Đặc biệt, đội ngũ chuyên gia đã dành nhiều công sức nghiên cứu những bài thuốc dâng lên Thái hoàng Thái hậu Từ Dụ để đúc rút bí kíp của ngự y từ đó phát triển nên Phụ Khang Tán.

ĐỌC NGAY: Phụ Khang Tán PHỤC DỰNG THÀNH CÔNG bí kíp điều trị phụ khoa của Thái Y Viện

Thuốc được bào chế dưới hai dạng chính là thuốc uống và thuốc điều trị tại chỗ. Thuốc uống sẽ tác động từ bên trong, ổn định các rối loạn, khai thông khí huyết còn thuốc điều trị tại chỗ sẽ đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh, ngăn chặn hình thành viêm nhiễm phụ khoa – nguyên nhân gây ra những cơn đau bụng kinh thứ phát.

Dạng thức thuốc đa dạng, tiện lợi cho người bệnh
Dạng thức thuốc đa dạng, tiện lợi cho người bệnh

Bài thuốc PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN CƠ SỞ KHOA HỌC, ĐÃ KIỂM NGHIỆM

Bài thuốc Phụ Khang Tán được đánh giá cao một phần là nhờ trải qua quá trình nghiên cứu và kiểm nghiệm kỹ càng trước khi đưa vào ứng dụng điều trị trong thực tế. 

Phụ Khang Tán đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm cẩn thận
Phụ Khang Tán đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm cẩn thận

Kết quả thu được cho thấy thuốc đạt hiệu quả cao, không gây tác dụng phụ với cơ thể thì Phụ Khang Tán mới chính thức được áp dụng vào điều trị trong thực tế. Trong gần 10 năm ứng dụng điều trị đau bụng kinh, bài thuốc đã giúp cho hàng nghìn chị em thoát khỏi cảnh khổ sở, vật lộn mỗi khi tới kỳ kinh.

Phụ Khang Tán được đánh giá cao khi giảm đau bụng kinh, điều trị rong kinh
Phụ Khang Tán được đánh giá cao khi giảm đau bụng kinh, điều trị rong kinh

[ĐỪNG BỎ QUA] Kinh nghiệm HỮU HIỆU chữa đau bụng kinh với Phụ Khang Tán

Chị em đang bị hành hạ bởi những cơn đau bụng kinh, hãy liên hệ ngay:

TRUNG TÂM PHỤ KHOA ĐÔNG Y VIỆT NAM

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024.8585.11020888 598 102
  • Website: https://www.trungtamphukhoadongy.com/
  • Facebook: https://www.facebook.com/phukhangtan/

3. Biện pháp cải thiện tại nhà

Nếu các cơn đau bụng kinh không nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau bụng kinh tại nhà như:

trị đau kinh nguyệt tại nhà
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin hoặc acetaminophen.
  • Đặt một túi chườm nóng hoặc chai nước nóng lên bụng dưới, lưng hoặc bất cứ khu vực nào cảm thấy đau đớn.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa caffeine.
  • Không hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất có cồn nói chung.
  • Massage, xoa bóp vùng bụng và lưng dưới.

Bên cạnh đó, những thiếu niên tập thể dục thường xuyên thường ít bị đau bụng kinh hơn những người khác. Do đó, để ngăn ngừa các cơn đau, bạn hình thành thói quen tập thể dục mỗi ngày và 4 – 5 ngày mỗi tuần.

Ngoài ra, chế độ ăn uống phù hợp cũng được cho là có thể cải thiện các cơn đau bụng kinh. Do đó, bạn có thể tham khảo sử dụng nhiều loại thực phẩm chứa omega 3 như cá hồi, quả óc chó, bơ. Thực phẩm chứa vitamin B cũng được chứng minh là có thể cải thiện các cơn đau bụng kinh nguyệt.

Một chế độ ăn uống cân bằng và lối sống khoa học có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau bụng kinh ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nếu cơn đau không được cải thiện, bao gồm sử dụng các loại thuốc, bạn nên đến bệnh viện thực hiện chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của  bác sĩ.

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là một vấn đề phổ biến và có thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống hoặc sử dụng các loại thuốc phù hợp. Do đó, điều quan trọng là bạn nên đến bệnh viện, trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (5 bình chọn)

Đọc ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *