Đau bụng tiêu chảy – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh
Nội dung bài viết
Đau bụng tiêu chảy nhiều lần trong ngày khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt. Vật đau bụng tiêu chảy xảy ra do nguyên nhân gì và cách khắc phục ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy thường gặp
Đau bụng quằn quại kèm theo tình trạng tiêu chảy nhiều lần phản ánh các cơ quan tiêu hóa nằm trong ổ bụng đang gặp vấn đề. Đây có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý mà người bệnh không nên chủ quan như:
– Ngộ độc thực phẩm: Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng tiêu chảy thường gặp nhất. Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn nạp thức ăn bị nhiễm khuẩn, thức ăn ôi thiu, thức ăn chứa độc tố hoặc không đảm bảo vệ sinh vào cơ thể. Lúc này các vi khuẩn gây hại sẽ tấn công vào đường ruột gây đau bụng và tiêu chảy.
– Bị tiêu chảy cấp và mãn tính: Xuất hiện cơn đau bụng quằn quại và đi phân lỏng nhiều lần là triệu chứng điển hình của bệnh tiêu chảy cấp và mãn tính. Ngoài hai triệu chứng đặc trưng ở trên thì người bệnh có thể đối mặt thêm một vài triệu chứng khác như buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon,… Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài dưới 1 tuần thì được gọi là tiêu chảy cấp, còn nếu kéo dài đến 4 tuần thì gọi là tiêu chảy mãn tính.
– Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay do thói quen ăn uống thiếu khoa học của mỗi người hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y trong điều trị bệnh. Khi bị rối loạn tiêu hóa người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng điển hình là đau bụng dưới lan rộng lên trên, cơn đau xuất hiện âm ỉ kèm theo tình trạng đi tiêu nhiều lần.
– Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột: Các triệu chứng của bệnh rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột cũng tương tự như bệnh rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, khi đi ngoài quan sát sẽ thấy phân lỏng, nát và sống. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là sự mất cân bằng lợi và hại khuẩn trong đường ruột, điều này khiến cho đường ruột phải chịu một áp lực khá lớn gây đau bụng và đi ngoài.
– Hội chứng ruột kích thích:Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng tiêu chảy mà rất nhiều người gặp phải. Hội chứng này thường xảy ra ở những người có thói quen ăn nhiều đồ cay nóng hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ gây kích thích thích đến dạ dày và ruột già. Lúc này các cơn co thắt ở cơ quan tiêu hóa sẽ diễn ra mạnh và kéo dài hơn khiến người bệnh cảm thấy đau bụng, tiêu chảy phân lỏng và nóng ran quanh hậu môn.
– Viêm đại tràng mãn tính: Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng lớp niêm mạc bên trong đại tràng bị viêm nhiễm gây tổn thương lan rộng hoặc khu trú tại một chỗ. Nếu bệnh phát triển ở mức độ nhẹ thì lớp niêm mạc đại tràng sẽ hay bị chảy máu, ở những trường hợp nặng hơn sẽ xuất hiện vết loét gây xuất huyết thậm chí là hình thành nên các ổ áp xe nhỏ. Đau bụng kèm theo tiêu chảy cũng là triệu chứng thường gặp nhất của căn bệnh này, ngoài ra người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi kéo dài, ăn uống kém, gầy sút cân,…
– Mắc bệnh Celiac: Bệnh Celiac là tình trạng cơ thể không dung nạp gluten, nếu bạn sử dụng các loại thực phẩm có chứa quá nhiều thành phần này sẽ gây ra triệu chứng đau bụng tiêu chảy như lúa mì, nước soda, trứng, mì căn,… Tuy nhiên đây là bệnh lý khá hiếm gặp và rất ít người mắc phải.
– Polyp đại trực tràng: Đau bụng kèm tiêu chảy cũng là triệu chứng thường gặp của bệnh polyp đại trực tràng. Tuy nhiên, người bệnh không thể xác định chính xác căn bệnh này thông qua các triệu chứng thông thường mà phải tiến hành làm thêm một số xét nghiệm khác như nội soi, chụp x-quang,…
– Ung thư trực tràng: Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mỗi người và có tỷ lệ tử vong cao. Khi bị ung thư trực tràng người bệnh sẽ có triệu chứng đau bụng quặn từng cơn, đi ngoài ra máu, buồn nôn, tức bụng, cơ thể mệt mỏi,…
Triệu chứng thường gặp khi bị đau bụng tiêu chảy
Thông thường, một người khỏe mạnh bình thường sẽ đi đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày và phân thành khuôn rõ ràng, còn nếu hệ tiêu hóa của bạn đang bị tổn thương sẽ gây ra triệu chứng đau bụng kèm theo đi tiêu rất nhiều lần trong ngày. Để biết được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh thì bạn cần phải theo dõi kỹ lượng các triệu chứng kèm theo cũng như dấu hiệu đi tiêu như thế nào, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể thì bạn sẽ thấy được các biểu hiện khác nhau.
Khi bị đau bụng tiêu chảy đa số hầu hết các trường hợp bệnh đều sẽ đối mặt với các triệu chứng sau đây:
- Đau thắt bụng ngay sau khi ăn, một vài trường hợp sẽ bị đau thắt bụng dưới.
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày khoảng 5 – 6 lần kèm theo cảm giác đau âm ỉ hoặc đau quặn.
- Phân có dạng lỏng, sền sệt kèm theo dịch nhầy gây nóng rát hậu môn
- Mệt mỏi, chán ăn, đôi khi sẽ có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi.
Cách khắc phục tình trạng đau bụng tiêu chảy
Đau bụng tiêu chảy là tình trạng rất dễ mắc phải và nhiều người thường chủ quan trong việc điều trị. Điều này đã khiến cho bệnh diễn ra kéo dài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, ngay khi thấy có các triệu chứng ở trên, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân để được phác đồ điều trị phù hợp.
Chữa đau bụng tiêu chảy bằng thuốc Tây y
Dựa vào kết quả thăm khám và nguyên nhân gây ra bệnh đau bụng tiêu chảy bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn các loại thuốc điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Các trường hợp đau bụng tiêu chảy do bệnh lý gây ra cần được kê đơn điều trị bằng thuốc chuyên khoa, còn những trường hợp đau bụng tiêu chảy thông thường đa số sẽ được kê đơn điều trị bằng cách loại thuốc sau đây:
- Anti – Diarrheal
- Norfloxacin
- Smecta
- Ciprofloxacin
- Tetraxyclin
- …
Thuốc Tây y mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh rất nhanh chóng, tuy nhiên chúng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, trong suốt quá trình điều trị bệnh bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc bác sĩ đưa ra, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị hoặc thay đổi liều lượng thuốc.
Cải thiện tình trạng bệnh bằng bài thuốc dân gian
Đau bụng tiêu chảy nếu diễn ra ở mức độ nhẹ không cần thiết phải sử dụng đến Tây y thì bạn có thể tiến hành cải thiện bằng các bài thuốc dân gian như uống nước lá ổi, nước gừng,… Đây đều là những bài thuốc chữa bệnh được cha ông ta áp dụng từ rất lâu đời, mang lại hiệu quả điều trị nên được nhiều thế hệ tiếp thu và lưu truyền đến ngày nay. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh đau bụng tiêu chảy được áp dụng phổ biến bạn có thể tham khảo:
– Dùng gừng tươi chữa đau bụng tiêu chảy
- Chuẩn bị khoảng 20 gram gừng tươi, đem rửa sạch toàn bộ phần đất cát bám quanh rồi cạo bớt phần vỏ.
- Dùng dao thái gừng tươi thành từng miếng nhỏ, sau đó cho vào nồi sắc cùng với 1 lít nước.
- Nấu khoảng 15 phút thì tắt bếp, chắt lấy lượng nước thu được sử dụng để uống trong ngày.
- Áp dụng cách này liên tục từ 4 – 5 ngày bạn sẽ thấy được hiệu quả mà bài thuốc này mang lại.
– Uống nước nấu lá ổi non
- Lấy 1 nắm lá ổi non đem đi rửa sạch, cho vào chậu nước muối loãng ngâm khoảng 15 phút cho sạch rồi vớt ra để ráo.
- Cho toàn bộ lá ổi trên vào ấm đun sôi cùng với 2 bát nước trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
- Chắt lấy lượng nước thu được, chia thành nhiều phần bằng nhau rồi sử dụng để uống hết trong ngày.
– Cải thiện tình trạng bệnh bằng bột quả sung
- Chuẩn bị khoảng 200 gram quả sung bánh tẻ còn xanh tươi, đem đi rửa sạch hết bụi bẩn rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Dùng dao thái quả sung thành từng lát mỏng, đem đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời rồi tán thành bột mịn.
- Cho bột sung vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp bình lại để bảo quản dùng dần.
- Mỗi ngày lấy khoảng 10 gram bột quả sung pha với nước ấm rồi dùng để uống.
- Áp dụng cách này 3 lần/ngày, thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.
– Ăn lá mơ lông với lòng đỏ trứng gà
- Chuẩn bị khoảng 50 gram lá mơ lông tươi đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo.
- Dùng dao thái nhỏ lá mơ lông rồi cho vào bát, cho thêm 2 lòng đỏ trứng gà vào khuấy đều lên.
- Đem hỗn hợp trên đi rán lên cho chín rồi sử dụng ngay khi còn nóng, nên dùng món ăn này 3 lần/ngày.
Bấm huyệt chữa đau bụng tiêu chảy
Bấm huyệt là cách điều trị bệnh được áp dụng phổ biến trong Đông y và mang lại hiệu quả chữa đau bụng tiêu chảy khá tốt. Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
+ Cách xác định huyệt vị:
- Huyệt khu đại tràng: Nằm ở bụng ngón tay trở kéo dài đến đường vằn ngang ngay khớp ngón tay
- Huyệt khu tiểu tràng: Nằm ở bụng của ngón đeo nhẫn kéo dài đến vằn ngang ngay khớp ngón tay.
- Huyệt ngoại lao cung: Nằm ở trên mu bàn tay và ngay giữa hai khớp xương bàn tay 4 – 5.
+ Cách thực hiện:
- Dùng ngón tay cái day ấn vào huyệt tiểu tràng và đại tràng từ 5 – 10 lần cho mỗi huyệt. Tiếp đó thực hiện day ấn huyệt ngoại lao cung khoảng 100 lần.
- Sau khi bấm huyệt hãy duỗi thẳng tay chân, nắm hai bàn tay với nhau rồi kéo dăng hai ngón tay ra. Để yên vài giây sau đó thả lỏng toàn bộ cơ thể.
Khi tiến hành điều trị đau bụng tiêu chảy bằng cách bấm huyệt, bạn nên đến các nhà thuốc y học cổ truyền uy tín để được hướng dẫn thực hiện cho đúng cách giúp đảm bảo hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, cách chữa bệnh này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và cơn đau bụng sẽ tái phát trở lại sau đó. Vì vậy, tốt nhất bạn hãy tìm đến các phương pháp điều trị tích cực hơn giúp giải quyết nguyên căn gây bệnh.
Những điều cần lưu ý khi bị đau bụng tiêu chảy
Khi bị đau bụng tiêu chảy, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị ở trên thì người bệnh cũng nên lưu ý đến những điều dưới đây để tránh gây suy nhược cơ thể và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn:
+ Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Đau bụng tiêu chảy nhiều lần sẽ khiến cơ thể bị mất nước và mất điện giải, nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này bạn nên uống thật nhiều nước để bù nước và bù khoáng cho cơ thể. Bạn có thể uống nước ấm, nước ép trái cây tươi giàu vitamin, uống dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn.
+ Dành thời gian để nghỉ ngơi
Khi bị đau bụng tiêu chảy bạn không nên hoạt động như bình thường, thay vào đó bạn hãy dành thời gian nghĩ ngơi để tránh gây tiêu tốn năng lượng không cần thiết và mất nước nghiêm trọng hơn. Luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế tình trạng bị căng thẳng quá độ. Ngủ đúng giờ và đủ giấc giúp hệ tiêu hóa có thời gian nghĩ ngơi và khỏe mạnh hơn, đồng thời nhanh chóng đẩy lùi tình trạng đau bụng tiêu chảy.
+ Chú ý đến chế độ ăn uống
Khi gặp phải tình trạng này thì bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân. Để đảm bảo an toàn và tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn thì bạn hãy ăn chín uống sôi, rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi nấu nướng và trước khi ăn.
Đau bụng tiêu chảy nên ưu tiên sử dụng các món ăn dưới dạng lỏng và dễ tiêu hóa như cháo trắng, súp, canh,… Khi bệnh dần thuyên giảm thì ăn mì nước, rau luộc, bánh mì nướng. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn nhiều gia vị cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn chưa nấu chín kỹ, đồ uống có cồn và nước ngọt có gas.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kết hợp sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho đường ruột và giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh như sữa chua, quả việt quất, uống trà thảo dược (trà gừng, trà hoa cúc, trà vỏ cam,…).
Đau bụng tiêu chảy là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy khi gặp phải tình trạng này bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, tìm ra nguyên nhân để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và không mang lại hiệu quả tích cực.
Có thể bạn quan tâm: Đau bụng: Chẩn đoán nguyên nhân qua vị trí đau & điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!