Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 45 ngày có bình thường không?

Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 45 ngày có bình thường không là thắc mắc của nhiều phụ nữ, đặc biệt là thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Bạn đọc có thể tham khảo thông tin trong bài viết để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Chu kỳ kinh nguyệt 35 - 45 ngày có bình thường không
Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 45 ngày có bình thường không?

Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 45 ngày có bình thường không?

Chu kỳ kinh nguyệt là thuật ngữ được sử dụng để mô tả một loạt các thay đổi trong cơ thể phụ nữ để chuẩn bị cho khả năng mang thai mỗi tháng. Một chu kỳ bình thường bắt đầu vài ngày hành kinh (chảy máu kinh nguyệt) đầu tiên. Một chu kỳ bình thường kéo dài trung bình 28 ngày, tuy nhiên một số phụ nữ có thể có chu kỳ trong khoảng 21 – 35 ngày, với số ngày hành kinh khoảng 2 – 5 ngày.

Do đó, một chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 35 ngày được xem là bất thường và có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn. Chu kỳ kinh nguyệt dài thường là do chu kỳ rụng trứng muộn.

Trong một chu kỳ bình thường, nếu không thụ thai nồng độ progesterone sẽ giảm xuống và dẫn đến chảy máu kinh nguyệt. Nếu một nang trứng không trưởng thành, trứng sẽ không thể rụng. Điều này khiến nồng độ progesterone luôn ở mức ổn định, không được giải phóng và niêm mạc tử cung tiếp tục được xây dựng để đáp ứng với nồng độ progesterone cao.

Rong kinh, bế kinh, đau bụng kinh,… đã trở thành nỗi ám ảnh khi đến kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và đặc biệt là cảnh báo vấn đề sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Sau 40 năm làm việc, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã đưa đến cho chúng ta một giải pháp an toàn, hiệu quả. TÌM HIỂU NGAY!!

Khi các lớp lót niêm mạc tử cung quá dày dẫn đến không ổn định và sẽ rơi xuống ở dạng các cục máu đông. Trong trường hợp này, những ngày hành kinh thường không thể dự đoán, kéo dài với số lượng máu nặng, bởi vì niêm mạc tử cung thường rất dày.

Thông thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 35 – 45 ngày là một dấu hiệu không bình thường và có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác  nhau. Vì vậy, nếu tình trạng này kéo dài bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt 35 – 45 ngày

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài có thể liên quan đến các rối loạn chu kỳ rụng trứng hoặc một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Cụ thể các nguyên nhân có thể bao gồm:

1. Rụng trứng muộn

Rụng trứng muộn được xem là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 35 – 45 ngày. Do đó, xác định ngày rụng trứng là điều quan trọng và cần thiết.

Thông thường một phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày sẽ rụng trứng vào ngày 14 của chu kỳ. Tuy nhiên ngày rụng trứng có thể thay đổi theo từng chu kỳ, vì vậy bạn cần nắm rõ cách tính chu kỳ kinh nguyệt để xác nhận ngày rụng trứng chính xác nhất. Ngoài ra, bất cứ sự rụng trứng nào xảy ra sau ngày 21 của chu kỳ đều được xem là rụng trứng muộn.

chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày
Rụng trứng muộn được xem là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 35 – 45 ngày

Bên cạnh đó, bạn có thể theo dõi chu kỳ rụng trứng bằng cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Quá trình rụng trứng thường xảy ra khoảng 2 tuần trước khi ngày hành kinh bắt đầu. Nếu kinh nguyệt không đều, bạn có thể tìm hiểu một số dấu hiệu rụng trứng khác, chẳng hạn như:

  • Các cơn co thắt, đau bụng kinh hoặc đau vùng chậu có thể xảy ra khi buồng trứng giải phóng trứng.
  • Nhiệt độ cơ thể thường hạ thấp khi rụng trứng và tăng lên khoảng nửa độ ngay sau khi rụng trứng. Do đó, bạn có thể theo dõi biểu đồ nhiệt độ cơ thể mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy để xác định ngày rụng trứng.
  • Dịch tử cung (huyết trắng) thường trở nên trong suốt, nhiều nước, trơn và giống như lòng trắng trứng sống vào khoảng thời gian rụng trứng. Sau khi rụng trứng có thể sẽ giảm tiết dịch âm đạo và dịch cũng không trơn.
  • Sử dụng bộ dự đoán rụng trứng bằng cách theo dõi nồng độ hormone luteinizing trong cơ thể có thể xác định chính xác thời điểm rụng trứng. Tương tự như que thử thai, để xác định ngày rụng trứng bạn chỉ cần nhúng que thử vào nước tiểu và kết quả.

Sự rụng trứng bị trì hoãn thường là tạm thời và có thể được điều chỉnh sau một thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng này có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

2. Cho con bú

Sau khi sinh cơ thể người phụ nữ tiết một loại hormone gọi là prolactin, chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ. Tuy nhiên, hormone này có thể gây ức chế hormone sinh sản dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt rất nhẹ hoặc thậm chí là không có chu kỳ kinh nguyệt trong thời gian cho con bú. Điều này khiến một số phụ nữ đang cho con bú có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 35 – 45 ngày.

3. Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp giữa kinh nguyệt và thời kỳ mãn kinh. Giai đoạn này thường bắt đầu ở độ tuổi 40, nhưng có thể xảy ra sớm hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Phụ nữ tiền mãn kinh thường có chu kỳ kinh nguyệt dài hoặc ngắn hơn bình thường

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể kéo dài từ 4 đến 8 năm và thường bắt đầu từ những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Nồng độ estrogen dao động trong thời gian này có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 35 – 45 ngày hoặc có thể ngắn hơn 21 ngày.

Các dấu hiệu và triệu chứng tiền mãn kinh khác có thể bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn nóng bừng
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Thay đổi tâm trạng
  • Khó ngủ
  • Khô âm đạo

Tiền mãn kinh có thể dẫn đến khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, tiền mãn kinh không phải là bệnh và không cần điều trị y tế. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về các biện pháp cải thiện.

4. Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng xảy ra khi buồng trứng của phụ nữ phát triển một số u nang nhỏ hoặc túi chứa đầy chất lỏng. Thông thường các u nang này không gây hại nhưng có thể dẫn đến sự mất cân bằng nồng độ hormone.

Phụ nữ mắc Hội chứng buồng trứng đa nang có thể có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng 35 – 45 ngày, tăng nồng độ androgen, tăng trưởng lông trên mặt hoặc lông cơ thể, nổi mụn trứng cá và béo phì. Hiện tại các bác sĩ không rõ nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên tình trạng này có thể liên quan đến lượng insulin dư thừa, viêm trong cơ thể và dị truyền.

Không có cách trị tình trạng này, tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Tùy thuộc vào mục đích điều trị và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể đề nghị áp dụng các phương pháp điều trị như:

  • Thuốc tránh thai nhằm điều chỉnh hormone và kinh nguyệt.
  • Thuốc tiểu đường nhằm kiểm soát và ngăn ngừa tiểu đường (nếu cần thiết)
  • Thuốc hỗ trợ sinh sản, chẳng hạn như hormone kích thích nang trứng và thuốc kích thích tố luteinizing

Phụ nữ mắc Hội chứng buồng trứng đa nang có thể gặp khó khăn trong việc thụ thai và sinh con. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như:

  • Tiểu đường tuýp 2
  • Khô âm đạo
  • Cholesterol cao
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • BệNh gan
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Huyết áp cao
  • Béo phì
  • Rối loạn chuyển hóa
  • Gan nhiễm mỡ không do rượu (viêm gan nhiễm mỡ)
  • Trầm cảm và lo lắng

5. Cường giáp

Cường giáp hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới và rất phổ biến ở phụ nữ trên 60 tuổi.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày
Cường giáp khiến tuyến giáp sản xuất nhiều hormone và có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp có thể gây ra giai tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng khác có thể bao gồm căng thẳng, giảm cân không rõ lý do, tim đập nhanh và khó ngủ.

Nếu không được điều trị phù hợp, cường giáp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng cơ thể khác nhau, bao gồm cả tim. Do đó nếu nhận thấy các dấu hiệu cường giáp, người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện kiểm tra và điều trị phù hợp.

Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc cải thiện các vấn đề nhịp tim hoặc kiểm soát lượng hormone. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ một phần của tuyến giáp. Bên cạnh đó, người bệnh có thể giảm lượng I-ốt tiêu thụ để ngăn ngừa tuyến giáp hoạt động quá mức.

6. Suy buồng trứng nguyên phát

Suy buồng trứng nguyên phát là thuật ngữ được sử dụng để mô tả khi buồng trứng của phụ nữ ngừng hoạt động bình thường trước khi đến tuổi 40. Tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc không có kinh nguyệt hàng tháng.

Suy buồng trứng nguyên phát có thể dẫn đến các vấn đề về rụng trứng và gây khó khăn cho phụ nữ trong việc thụ tinh và mang thai. Ngoài ra, tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như loãng xương.

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy buồng trứng nguyên phát tương tự như thời kỳ mãn kinh hoặc thiếu hụt estrogen trong cơ thể. Cụ thể các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt, có thể có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, không xuất hiện trong nhiều năm
  • Khó có thai
  • Nóng bừng
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Khô âm đạo
  • Khô mắt
  • Khó chịu hoặc khó tập trung
  • Giảm ham muốn tình dục

Suy buồng trứng nguyên phát có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng không mong muốn. Do đó, nếu có dấu hiệu bệnh người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Các biện pháp điều trị thường nhằm mục đích cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp như:

  • Liệu pháp estrogen có thể giúp ngăn ngừa loãng xương, giảm các cơn bốc hỏa và cải thiện các triệu chứng do thiếu hụt estrogen.
  • Bổ sung canxi và vitamin D để ngăn ngừa loãng xương.

7. Nguyên nhân khác gây ra chu kỳ kinh nguyệt dài

Chu kỳ kinh nguyệt dài 35 – 45 ngày có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác, bao gồm:

Chu kỳ kinh nguyệt 50 ngày có bình thường không
Độ tuổi và một số rối loạn trong cơ thể có thể góp phần dẫn đến tình trạng chu kỳ kinh nguyệt 45 ngày
  • Tuổi tác: Thông thường trong vài năm đầu khi bắt đầu có kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài là một điều tương đối phổ biến. Tình trạng này sẽ được cải thiện theo thời gian khi cơ thể trưởng thành.
  • Rối loạn ăn uống: Bao gồm tình trạng chán ăn tâm thần, giảm cân quá mức có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt khiến chu kỳ kéo dài hoặc dẫn đến tình trạng vô kinh.
  • Bệnh viêm vùng chậu: Là tình trạng nhiễm trùng cơ quan sinh sản nữ và có thể dẫn đến hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài.

Trong một số trường hợp chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 35 – 45 ngày có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng hơn, bao gồm ung thư. Mặc dù tình trạng này không phổ biến nhưng người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Cách điều trị chu kỳ kinh nguyệt dài

Các biện pháp điều trị chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 35 – 45 ngày phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này được gây ra bởi sự dao động nội tiết tố trong cơ thể. Các phương pháp điều trị thường bao gồm:

Chu kỳ kinh nguyệt là gì
Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp xử lý phù hợp
  • Bổ sung phytoestrogen có nguồn gốc từ thực vật có thể cung cấp estrogen cho cơ thể một cách tự nhiên và cân bằng nồng độ estrogen dần dần. Điều này có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài.
  • Bổ sung nội tiết tố từ thực phẩm chức năng để khuyến khích cơ thể sản xuất các hormone estrogen tự nhiên. Biện pháp này có thể cải thiện chu kỳ kinh nguyệt và ngăn ngừa chứng mãn kinh sớm.
  • Một số loại thuốc, như liệu pháp kiểm soát sinh sản hoặc liệu pháp thay thế hormone có thể điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên chi phi cho các loại thuốc tương đối cao và có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
  • Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Trao đổi với bác sĩ về các rủi ro và lợi ích trước khi tiến hành phẫu thuật.

Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bạn cần có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, tập thể dục thường xuyên và tránh căng thẳng.

Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 45 ngày được xem là bất thường và có thể dẫn đến một số rủi ro nghiêm trọng. Để ngăn ngừa các rủi ro, bạn nên đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

5/5 - (4 bình chọn)

THÔNG TIN NÊN ĐỌC

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *