Vừa qua, đài truyền hình Hà Nội cũng đã dành thời lượng giới thiệu bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh trong chương trình “Vì sức khỏe của bạn”, mang đến phương pháp điều trị bệnh phụ khoa hiệu quả số 1 dành cho chị em

Vô kinh thứ phát là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Vô kinh thứ phát là như thế nào và do những tác nhân nào gây nên? Để biết bệnh có những hệ lụy gì đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ, chị em mắc chứng vô kinh thứ phát đặc biệt cần trang bị cho mình những kiến thức dưới đây.

Vô kinh thứ phát là gì? Phân biệt với vô kinh nguyên phát?

Vô kinh thứ phát được định nghĩa là trường hợp chị em phụ nữ đã từng có kinh nguyệt nhưng sau đó lại bị mất kinh trong 3 – 4 tháng liên tục.

Vô kinh thứ phát xác định ở những trường hợp đã từng có kinh nguyệt. Phân biệt với vô kinh nguyên phát là tình trạng không hề có kinh nguyệt mặc dù đã bước qua tuổi dậy thì.

Vô kinh thứ phát cảnh báo những dấu hiệu sức khỏe không bình thường
Vô kinh thứ phát cảnh báo những dấu hiệu sức khỏe không bình thường

Vô kinh thứ phát có nguy hiểm không? Chữa được không?

So với vô kinh nguyên phát thì vô kinh thứ phát có mức độ nguy hiểm nhẹ hơn, tuy nhiên người bệnh vẫn nên cẩn thận vì có thể có những biến chứng nguy hiểm.

Nhiều chị em trăn trở: Vô kinh thứ phát có thể có thai không? Thực tế vô kinh thứ phát khiến quá trình phóng noãn bị rối loạn, phóng noãn không đều dẫn đến những ảnh hưởng tới quá trình thụ thai.

Từng trải qua nhiều phương pháp chữa viêm nhiễm cô bé không hiệu quả, Minh Anh phải phụ thuộc vào thuốc bôi âm đạo để giảm bớt triệu chứng viêm ngứa trong thời gian dài. Hiện tại Minh Anh đã thoát hẳn các triệu chứng bệnh mà không còn lo tác dụng phụ của thuốc bôi nhờ BÍ QUYẾT CỰC KỲ AN TOÀN từng dùng cho CUNG PHI TRIỀU NGUYỄN. Tìm hiểu ngay!

Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến chị em mắc vô kinh thứ phát khó mang thai, gia tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới.

Ngoài ra, những trường hợp mắc vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì còn được chẩn đoán là do thiếu hụt hormone estrogen trong cơ thể, đây lại là một loại hormone có tác dụng nuôi dưỡng xương. Điều này lý giải vì sao bệnh nhân vô kinh thường bị đi kèm với những dấu hiệu của bệnh loãng xương.

Vô kinh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe chị em phụ nữ, tuy nhiên hoàn toàn có thể điều trị được nếu xác định đúng nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát

Có khá nhiều yếu tố gây nên chứng vô kinh ở phụ nữ, cụ thể là:

Do mang thai

Mang thai là nguyên nhân điển hình khiến chị em phụ nữ mất kinh nguyệt liên tục trong vòng 3 – 4 tháng. Rất nhiều trường hợp khi có dấu hiệu vô kinh mới phát hiện mang thai. Để loại trừ khả năng mang thai khi chẩn đoán vô kinh, các bác sĩ sẽ tiến hành đo nồng độ beta hCG.

Do tuyến yên – vùng dưới đồi

Khối u ở tuyến yên có thể là nguyên nhân làm tăng prolactin máu và rối loạn nội tiết tố cơ thể. Khi prolactin tăng quá mức cần thiết, việc sản xuất estrogen và progesterone bị ức chế. Chính điều này tác động đến sự rụng trứng, quá trình phóng noãn có thể bị ngừng lại. Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, nặng hơn là xảy ra hiện tượng vô kinh.

Bệnh lý vùng dưới đồi cũng là một tác nhân gây nên chứng vô kinh ở phụ nữ. Những bệnh lý này bao gồm thiểu năng sinh dục do bẩm sinh thiếu hụt hormone, mắc khối u vùng sọ hầu, bệnh sarcoidosis, chấn thương vùng dưới đồi; căng thẳng, stress, suy nhược;…Ngoài ra, thiếu hụt GnRH cũng khiến vô kinh khởi phát.

Bệnh lý tuyến yên có thể là một nguyên nhân gây vô kinh
Bệnh lý tuyến yên có thể là một nguyên nhân gây vô kinh

Do tăng androgen

Androgen là một loại hormone sinh dục nam, tuy nhiên nó vẫn được tìm thấy một lượng nhỏ trong cơ thể phụ nữ. Những trường hợp nồng độ hormone này đột ngột tăng lên khiến cơ thể phụ nữ phát triển như một người đàn ông. Những biểu hiện bên ngoài có thể dễ dàng nhận thấy là lông phát triển mạnh ở hầu hết mọi bộ phần, đặc biệt là phần ria mép; mụn trứng cá nhiều hơn và nguy hiểm nhất là vô kinh.

Tình trạng cường androgen còn được phát hiện ở những phụ nữ có khối u buồng trứng ác tính, đa nang buồng trứng hoặc mắc chứng bệnh Cushing.

Do bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp khiến cơ thể sản xuất một lượng lớn hormone triiodo tronie và thyroxin. Nồng độ hormone quá cao khiến hoạt động của buồng trứng bị ảnh hưởng. Chu kỳ kinh nguyệt cũng vì thế mà bất ổn. Đây đồng thời là nguyên nhân gây vô kinh thứ phát và cả vô kinh nguyên phát.

Do các vấn đề từ tử cung

Vô kinh thứ phát có thể xuất hiện khi cơ quan sinh dục nữ phải chịu những tổn thương nhất định. Điều này ít người để ý đến nhưng đây cũng là một nguyên khá phổ biến. Những tổn thương vùng sinh dục có thể kể đến:

  • Viêm nhiễm âm đạo sau khi sinh con hoặc nạo phá thai không an toàn
  • Hội chứng Asherman
  • Viêm nhiễm phụ khoa tự phát
  • Viêm nội mạc tử cung, viêm tử cung, viêm cổ cung,…
  • U xơ tử cung, Polyp tử cung,…
Các khối u trong tử cung khiến kinh nguyệt bị rối loạn
Các khối u trong tử cung khiến kinh nguyệt bị rối loạn

Do suy buồng trứng sớm

Suy buồng trứng sớm là một tình trạng bệnh khá nguy hiểm ở phụ nữ trước 40 tuổi. Lúc này các chức năng buồng trứng bị ngưng hoạt động do nhiều yếu tố từ bên trong và bên ngoài cơ thể cùng tác động.

Những nguyên nhân điển hình gây suy buồng trứng sớm ở phụ nữ bao gồm: bệnh viêm tuyến giáp tự miễn, biến chứng hậu phẫu thuật cắt một hoặc hai bên buồng trứng, nhiễm virus, thói quen sống không lành mạnh,…

Vô kinh là một trong những biểu hiện của suy buồng trứng sớm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thêm một vài biểu hiện như: bốc hỏa, dễ nóng giận, âm đạo khô rát, mất ham muốn tình dục, tiểu nhiều, tiểu nhắt,…

Do mãn kinh

Đến thời kỳ mãn kinh, tức là giai đoạn cuối cùng của kinh nguyệt tự nhiên, lúc này lượng máu mỗi kỳ hành kinh sẽ ít dần. Dần dần kinh nguyệt dừng hẳn, phụ nữ sau khoảng 6 tháng sẽ dừng kinh hoàn toàn. Mãn kinh thường diễn ra ở phụ nữ ngoài 50 tuổi. Một vài trường hợp có những dấu hiệu của mãn kinh ở độ tuổi 40 – 47, gọi là tiền mãn kinh.

Vô kinh có thể là một dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh
Vô kinh có thể là một dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh

Chẩn đoán và điều trị vô kinh thứ phát

Để đưa ra phác đồ điều trị vô kinh các bác sĩ sẽ cần tiến hành chẩn đoán kỹ càng để xác định nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác nhất.

Chẩn đoán vô kinh thứ phát

Các bước chẩn đoán:

  • Xét nghiệm nồng độ beta hCG để loại trừ khả năng bệnh nhân đang mang thai
  • Truy vấn bệnh nhân để tìm hiểu xem bệnh nhân có những sự thay đổi gì trong chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, tâm sinh lý; đã từng nạo hút thai hay chưa;…
  • Khám lâm sàng: Đo chỉ số BMI
  • Khám cận lâm sàng: Thực hiện các xét nghiệm về nồng độ hormone TSH, FSH, Prolactin, Testosterone, DHEA,…
  • Theo dõi các chỉ số nồng độ hậu xét nghiệm
Các xét nghiệm được thực hiện nhằm chẩn đoán vô kinh chính xác nhất
Các xét nghiệm được thực hiện nhằm chẩn đoán vô kinh chính xác nhất

Cách điều trị vô kinh thứ phát

Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định được nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Ví dụ như:

  • Cách chữa vô kinh thứ phát do bệnh lý vùng dưới đồi: Chỉ định bệnh nhân giảm cường độ vận động; không nên ăn kiêng quá mức khiến thiếu hụt dinh dưỡng; cải thiện tinh thần bằng việc thư giãn nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya,…
  • Đối với vô kinh thứ phát do bệnh cường giáp: Trường hợp cường giáp mức độ nhẹ có thể dùng thuốc để ngăn chặn các tác dụng của hormone (thuốc antithyroid). Những trường hợp nặng hơn có thể phải sử dụng đến Iốt phóng xạ phá hủy các tế bào tuyến giáp bất bình thường. Nặng nhất là can thiệp phẫu thuật để cắt bỏ khối u ở tuyến giáp.
  • Đối với vô kinh thứ phát do suy buồng trứng sớm, suy giảm estrogen: Sử dụng liệu pháp thay thế hormone. Có nhiều dạng thuốc thay thế hormone có thể sử dụng bao gồm: dạng viên uống, dạng tiêm, dạng miếng dán,…
  • Đối với vô kinh thứ phát do tăng androgen: Chỉ định người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, lối sống để giảm thiểu các triệu chứng do đa nang buồng trứng gây nên. Trường hợp xuất hiện các khối u cần tiến hành điều trị u bằng phương pháp tắc mạch, dùng sóng siêu âm hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

Như vậy, có thể kết luận, vô kinh thứ phát có thể xảy ra với bất kỳ chị em phụ nữ nào trong độ tuổi sinh sản. Bệnh lý có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt, nguy hiểm nhất là vô sinh ở nữ giới. Bệnh có thể được chữa khỏi khi người bệnh phối hợp và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của các bác sĩ. Do vậy chị em hoàn toàn có thể yên tâm điều trị.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *