Chỉ số GGT trong máu là gì? Xét nghiệm đo hoạt độ GGT

Xét nghiệm chỉ số GGT trong máu là một trong những xét nghiệm quan trọng cần được thực hiện để kiểm soát sức khỏe và chức năng của gan. Ngoài ra để xác định những vấn đề đang diễn ra trong gan, xét nghiệm này cần được thực hiện đồng thời với SGPT và SGOT. Thông thường chỉ số GGT, SGPT và SGOT sẽ tăng cao khi tế bào gan có dấu hiệu bị tổn thương, viêm gan không được kiểm soát hoặc phát sinh những vấn đề ở cơ quan này do lạm dụng rượu bia.

Chỉ số GGT trong máu là gì? Xét nghiệm đo hoạt độ GGT
Tìm hiểu chỉ số GGT trong máu là gì? Xét nghiệm đo hoạt độ GGT, nguy cơ tăng men gan và cách kiểm soát

Chỉ số GGT trong máu là gì?

GGT trong máu (Gamma Glutamyl transferase) là một trong những loại enzyme được giải phóng và hoạt động trong các tế bào thành ống mật. Tại nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể, người ta có thể tìm thấy sự hiện diện của Gamma Glutamyl transferase. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy, loại enzyme này xuất hiện nhiều nhất trong gan.

Vì một nguyên nhân nào đó khiến tế bào gan bị tổn thương hay ống mật gặp vấn đề sẽ khiến chỉ số GGT trong máu tăng cao. Để xác định dấu hiệu GGT tăng cao trong máu, xét nghiệm GGT sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện.

Đối với những người có sức khỏe ổn định, gan khỏe mạnh và không phát sinh bất kỳ vấn đề liên quan, nồng độ GGT trong máu sẽ đạt mức bình thường, dao động trong khoảng 20 – 40 UI/L. Tuy nhiên khi phát sinh vấn đề tại gan khiến chức năng gan mất đi hoặc suy giảm, tế bào gan hoại tử hoặc bị tổn thương sẽ khiến chỉ số GGT tăng đáng kể.

Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nồng độ GGT trong máu sẽ nhanh chóng tăng cao khi sự tắc nghẽn diễn ra tại bất kỳ ống dẫn mật nào dẫn đến quá trình mang cung cấp mật đến ruột từ gan không được thực hiện hoặc diễn ra không suôn sẻ. Trường hợp này có thể xảy ra do sự hình thành và phát triển của khối u hoặc sỏi.

Chính sự tăng / giảm xảy ra liên tục ngay khi gan mật gặp vấn đề hoặc phát sinh những rối loạn liên quan đã khiến Gamma Glutamyl transferase trở thành men gan có độ nhạy cảm cao. Sự nhạy cảm của men gan này có thể giúp người bệnh sớm nhận ra các bất thường, nhanh chóng phát hiện bệnh lý và mức độ nghiêm trọng khi tiến hành xét nghiệm.

Tuy nhiên đối với việc xác định các nguyên nhân gây bệnh hay làm phát sinh những vấn đề, tổn thương ở tế bào gan, xét nghiệm đo nồng độ GGT trong máu không mang đến hiệu quả chẩn đoán.

Nguyên nhân là do chỉ số GGT rất nhạy cảm, có thể nhanh chóng tăng hoặc giảm đối với những bệnh lý về gan hoặc nhiều vấn đề liên quan đến chức năng gan mật. Điển hình như tắc nghẽn ống mật, ung thư gan, bệnh xơ gan, viêm gan siêu vi… hoặc hội chứng mạch vành cấp tính và nhiều vấn đề khác không liên quan đến gan.

Chính vì những lý do nêu trên, xét nghiệm đo nồng độ GGT trong máu không được thường xuyên xem xét và chỉ định. Tuy nhiên nếu được thực hiện đồng thời cùng với xét nghiệm SGPT, SGOT hoặc một vài xét nghiệm khác, kết quả xét nghiệm GGT trong máu sẽ hữu ích và được tận dụng nhiều hơn.

Hơn thế sự kết hợp giữa xét nghiệm GGT cùng với các xét nghiệm khác có thể mang đến kết quả chẩn đoán chính xác hơn trong việc xác định các nguyên nhân, yếu tố làm tăng nồng độ phosphatase kiềm (ALP). Trong 4 loại men gan (enzyme), Phosphatase kiềm cũng được tìm thấy nhiều trong gan.

GGT trong máu (Gamma Glutamyl transferase)
GGT (Gamma Glutamyl transferase) xuất hiện nhiều nhất trong gan

Chỉ số GGT trong máu có tác dụng gì?

Xét nghiệm đo chỉ số GGT trong máu (Gamma Glutamyl transferase) có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định với mục đích kiểm tra sức khỏe và chức năng gan, xác định những bất thường đang diễn ra ở tế bào gan, ống mật hoặc tìm kiếm nguyên nhân khiến nồng độ phosphatase kiềm (ALP) tăng cao.

Thực tế cho thấy một số bệnh lý, vấn đề về gan và ống mật đều có khả năng làm thay đổi đáng kể nồng độ GGT và nồng độ ALP trong máu. Tuy nhiên nếu phát sinh những bệnh lý liên quan đến xương, chỉ số ALP trong máu có thể thay đổi mặc dù nồng độ GGT vẫn giữ nguyên.

Chính vì thế nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ phosphatase kiềm tăng cao ở một người có chỉ số GGT đạt mức bình thường thì có khả năng người này đang mắc những vấn đề, bệnh lý về xương.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh về gan, có chức năng gan suy giảm hoặc bị tắc nghẽn ống mật,d thì việc tiến hành xét nghiệm đo nồng độ GGT trong máu sẽ giúp bệnh nhân phát hiện ra những vấn đề, bệnh lý về gan. Để xác định yếu tố tác động hoặc theo dõi các bệnh lý về gan, xét nghiệm đo nồng độ GGT trong máu sẽ chỉ định kết hợp cùng với các xét nghiệm gan khác. Cụ thể như xét nghiệm chỉ số ALP, xét nghiệm chỉ số ALT, xét nghiệm bilirubin và xét nghiệm chỉ số AST.

Tóm lại, kết quả xét nghiệm chứa chỉ số GGT trong máu tăng cho thấy những tổn thương đang xuất hiện và lan rộng ở tế bào gan. Tuy nhiên không có khả năng xác định nguyên nhân cụ thể khiến những tổn thương ở gan hay bệnh lý xuất hiện.

Đối với một số trường hợp khác, những người có thói quen uống rượu và bị nghi ngờ nghiện rượu mãn tính sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm GGT. Mục đích của xét nghiệm này là đo mức độ nghiện rượu và sàng lọc lạm dụng rượu.

Bên cạnh đó kết quả xét nghiệm GGT còn giúp bác sĩ chuyên khoa theo dõi thói quen sử dụng rượu hoặc lạm dụng rượu của các bệnh nhân đang áp dụng các phương pháp điều trị chứng nghiện rượu hoặc đang trong thời gian điều trị viêm gan do rượu.

Xét nghiệm đo chỉ số GGT trong máu được chỉ định với mục đích kiểm tra sức khỏe và chức năng gan
Xét nghiệm đo chỉ số GGT trong máu được chỉ định với mục đích kiểm tra sức khỏe và chức năng gan hoặc tìm nguyên nhân khiến phosphatase kiềm tăng cao

Nên thực hiện xét nghiệm GGT khi nào?

Thông thường bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu thực hiện xét nghiệm GGT khi nồng độ ALP trong máu có dấu hiệu tăng cao. Tương tự như các xét nghiệm khác, xét nghiệm đo nồng độ ALP trong máu cũng là một phần quan trọng trong bảng điều trị gan thông. Ngoài ra xét nghiệm này có thể được chỉ định thực hiện riêng lẻ nếu cần thiết.

Mục đích chính của xét nghiệm chỉ số ALP là sàng lọc tổn thương gan. Xét nghiệm này được yêu cầu thực hiện ngay cả khi cơ thể bệnh nhân chưa có các triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng.

Xét nghiệm chỉ số GGT được yêu cầu thực hiện khi kết quả xét nghiệm ALP cho thấy chỉ số phosphatase kiềm trong máu tăng cao nhưng không có dấu hiệu tăng ở một số xét nghiệm khác. Cụ thể như xét nghiệm ALT và xét nghiệm AST.

Ngoài ra người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện đồng thời xét nghiệm đo chỉ số GGT trong máu cùng các xét nghiệm chức năng gan khác khi cần thiết. Đặc biệt là khi những tổn thương tại gan lan rộng và làm phát sinh các triệu chứng bất thường.

Những triệu chứng, dấu hiệu được liệt kê dưới đây có thể cho thấy mức độ tổn thương tế bào gan:

  • Bụng có dấu hiệu sưng và đau
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn
  • Vàng da
  • Vàng tròng mắt
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Phân có màu sáng
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Ngứa da và có cảm giác châm chích khó chịu.

Ngoài ra những bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu cũng được chỉ định thực hiện xét nghiệm GGT. Nếu đã kết thúc quá trình điều trị, khắc phục chứng nghiện rượu, bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm chỉ số GGT với mục đích theo dõi thói quen sử dụng rượu và việc tuân thủ phác đồ chữa bệnh.

Thực hiện xét nghiệm đo nồng độ GGT trong máu khi các triệu chứng, dấu hiệu bất thường liên quan đến gan xuất hiện

Xét nghiệm đo hoạt độ GGT và các lưu ý

Nếu có nghi ngờ hoặc đã phát sinh các dấu hiệu bất thường liên quan đến những vấn đề, bệnh lý về gan và ống mật, bệnh nhân cần chủ động đến chuyên khoa gan, thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ và thực hiện xét nghiệm GGT đúng với chỉ định.

Ngoài ra trước khi tiến hành xét nghiệm, bệnh nhân cần chú ý những điều sau đây:

  • Trong vòng 1 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm đo chỉ số GGT trong máu, người bệnh không được sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh hoặc các loại thuốc điều trị khác như Phenytoin, Phenobarbital. Bởi nồng độ GGT trong máu rất nhạy cảm và có thể tăng cao nhanh chóng từ việc sử dụng những loại thuốc điều trị này. Điều này khiến kết quả xét nghiệm bị ảnh hưởng, làm sai lệch độ chính xác.
  • Trong vòng 1 – 2 ngày trước khi thực hiện xét nghiệm đo chỉ số GGT trong máu, bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, không uống rượu bia hoặc hút thuốc lá. Bởi chỉ một lượng nhỏ của những sản phẩm này cũng có khả năng làm ảnh hưởng và làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Chỉ số GGT trong máu bao nhiêu là nguy hiểm?

Những người bình thường, có gan và ống mật khỏe mạnh sẽ có nồng độ GGT trong máu dưới 60 UI/L. Đối với phụ nữ, nồng độ GGT đo được nằm trong khoảng 11 đến 50 UI/L. Đối với nam giới, nồng độ GGT trong máu sẽ rơi vào khoảng 7 đến 32 UI/L.

Chỉ số GGT trong máu tăng cao thể hiện cho những vấn đề nguy hiểm. Có 3 mức độ chính biểu hiện cho tình trạng này. Bao gồm:

  • Mức độ nhẹ: Nồng độ GGT trong máu đo được tăng cao từ 1 – 2 lần.
  • Mức độ trung bình: Nồng độ GGT trong máu đo được tăng cao từ 2 – 5 lần.
  • Mức độ nặng: Nồng độ GGT trong máu đo được tăng cao trên 5 lần.

Những yếu tố khiến chỉ số GGT trong máu tăng cao

Để thực hiện tốt hơn trong việc phòng ngừa những tổn thương ở gan, người bệnh nên hiểu và nhận biết các yếu tố cũng như những nguyên nhân khiến nồng độ GGT trong máu thay đổi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có nghi ngờ hoặc đang mắc chứng men gan cao.

Nồng độ GGT trong máu có thể tăng cao từ sự tác động của những yếu tố được liệt kê dưới đây:

  • Ung thư gan
  • U gan
  • Viêm gan cấp hoặc sốc gan
  • Chết mô gan, xơ gan
  • Vàng da tắc mật
  • Phân chia thời gian nghỉ ngơi và làm việc không hợp lý, làm việc gắng sức, thường xuyên thức khuya khiến chức năng gan suy giảm
  • Lạm dụng rượu hoặc sử dụng rượu bia có nồng độ cao liên tục trong thời gian dài
  • Sử dụng Phenobarbital, Phenytoin và một số loại thuốc tây khác có khả năng gây độc cho gan
  • Duy trì chế độ ăn uống và dinh dưỡng thiếu khoa học khiến tế bào gan bị tổn thương và chức năng gan suy yếu
  • Bệnh đái tháo đường
  • Bệnh phổi
  • Bệnh lý tuyến tụy
  • Lưu lượng máu đến gan không được đảm bảo
  • Nồng độ trong máu của các loại men gan gồm GGT, ALT (SGPT) và AST (SGOT) có dấu hiệu tăng cao khi bệnh nhân mắc phải một hoặc nhiều bệnh lý liên quan đến đường mật, viêm gan tự miễn, ứ sắt, bệnh sốt rét, bệnh lý tự miễn ở ruột non và nhiều vấn đề khác.
Ung thư gan
Ung thư gan là một trong các yếu tố khiến chỉ số GGT trong máu tăng cao

Các biện pháp kiểm soát chỉ số GGT

Không nên quá căng thẳng và lo lắng khi nồng độ GGT trong máu tăng. Bởi lo lắng, căng thẳng và stress kéo dài có thể khiến những vấn đề, bệnh lý về gan trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra những bệnh lý, vấn đề liên quan đến tình trạng tăng hay giảm bất thường chỉ số GGT thường có thể được kiểm soát và điều trị khỏi.

Điều quan trọng khi phát hiện GGT trong máu tăng cao là bệnh nhân cần sớm thăm khám tổng thể, xét nghiệm tìm nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Để kiểm soát chỉ số GGT, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, tế bào gan. Đặc biệt khi có dấu hiệu viêm gan, bạn cần tiến hành kiểm tra các loại viêm gan siêu vi (viêm gan B, viêm gan C…). Riêng đối với những bệnh nhân bị nghi ngờ nhiễm virus viêm gan B, nếu xét nghiệm viêm gan B cho thấy kết quả dương tính với Hepatitis B virus, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm khác, gồm HBeAg, HBsAb, HBsAg, antiHBeAg. Đối với những trường hợp nghiêm trọng tiến hành định lượng ADN của virus thông qua xét nghiệm là điều cần thiết.
  • Đối với những bệnh nhân bị viêm tắc đường dẫn mật khiến nồng độ men gan trong máu tăng cao, bệnh nhân cần sớm áp dụng các phương pháp thích hợp để khắc phục triệt để nguyên nhân bệnh lý.
  • Đối với những trường hợp có vấn đề về gan hoặc mắc bệnh viêm gan do rượu, bệnh nhân cần ngưng sử dụng rượu bia và nhiều sản phẩm có cồn khác.
  • Nếu tình trạng tăng men gan bắt nguồn từ việc sử dụng bia rượu, bạn cần hạn chế dùng những loại thức uống này.
  • Thăm khám sức khỏe và kiểm tra chức năng gan định kỳ. Hoạt động này sẽ giúp bạn và bác sĩ chuyên khoa theo dõi và kiểm soát tốt hơn tình trạng sức khỏe. Đồng thời đánh giá quá trình tiến triển các bệnh lý về gan nếu có.
  • Đảm bảo dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, duy trì chế độ ăn uống khoa học và cân bằng dinh dưỡng. Vì gan có chức năng chuyển hóa và thải trừ độc tố nên thực phẩm và các chất dinh dưỡng được dung nạp có khả năng tác động và làm ảnh hưởng trực tiếp đến gan. Đồng thời giúp ổn định sức khỏe của các cơ quan khác trong cơ thể. Hơn thế, việc duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, khoa học và lành mạnh sẽ mang đến nhiều lợi ích và tác dụng hữu hiệu tốt cho bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Trong trường hợp duy trì một chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học, chứa nhiều rượu bia và ăn không đúng giờ giấc… gan của bạn có thể bị tổn thương và suy giảm chức năng.
  • Nếu có các vấn đề về gan, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc Nam hay thuốc Đông y với mục đích hỗ trợ khắc phục vấn đề theo lời truyền miệng. Bởi nếu bạn chủ quan trong việc sử dụng những loại thuốc, bài thuốc chưa được đánh giá, kiểm chứng khoa học về khả năng chữa bệnh và mức độ an toàn, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc phải nhiều vấn đề, hậu quả nghiêm trọng. Hơn thế, việc tùy tiện dụng thuốc có thể khiến mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý tăng cao, gây biến chứng và không thể chữa khỏi.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không để đầu óc căng thẳng, cơ thể mệt mỏi.
Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý giúp kiểm soát chỉ số GGT trong máu và các vấn đề về gan

Với các thông tin quan trọng trong bài biết, hy vọng bạn đọc có thể hiểu hơn về những vấn đề xoay quanh chỉ số GGT trong máu, xét nghiệm đo hoạt độ GGT, nguy cơ tăng men gan và cách kiểm soát. Tốt nhất bạn nên chăm sóc sức khỏe đúng cách, chú ý đến các dấu hiệu bất thường, làm xét nghiệm và thăm khám định kỳ. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt sức khỏe, phòng ngừa các vấn đề về gan. Đồng thời sớm phát hiện bệnh lý, có phương pháp xử lý kịp thời và phù hợp khi cần.

Bài viết liên quan:

5/5 - (27 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *