Virus viêm gan C sống được bao lâu ngoài môi trường?
Nội dung bài viết
Viêm gan C là bệnh có thể lây nhiễm thông qua các bề mặt dính máu hoặc chất dịch có chứa virus. Do đó, tìm hiểu thông tin virus viêm gan C sống được bao lâu ngoài môi trường để có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh phù hợp.
Virus viêm gan C có thể sống bên ngoài cơ thể không?
Virus viêm gan C là một loại virus nhỏ, có kích thước khoảng 55 – 65 nm, được bao bọc bởi các sợi đơn RNA. Virus viêm gan V là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan C, một bệnh lý gây viêm và tổn thương các tế bào gan. Ngoài ra, nhiễm virus này cũng có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan như ung thư gan hoặc u lympho ở người.
Virus viêm gan C thuộc chi Hepacillin, họ Flaviviridae có thể sống bên ngoài cơ thể vật chủ trong một khoảng thời gian tương đối dài. Nếu máu chứa virus đọng lại hoặc khô trên một bề mặt, virus có thể tồn tại đến 3 tuần.
Virus viêm gan C có thể lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với máu và chất dịch nhiễm bệnh. Máu khô cũng có thể mang virus hoạt động, tuy nhiên máu chứa virus có xâm nhập vào máu của người bệnh để dẫn đến nhiễm trùng viêm gan C.
Tinh dịch, nước tiểu, mồ hôi, dịch âm đạo thường không mang đủ số lượng virus để gây bệnh viêm gan C. Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên đôi khi một người có thể nhiễm virus viêm gan C nếu quan hệ tình dục với người bệnh, đặc biệt là khi cả hai người đều có vết thương hở hoặc các vết loét.
Virus viêm gan C có thể lây lan nhanh chóng qua sự tiếp xúc thông thường với bề mặt nhiễm bệnh. Do đó, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, mọi người cần lưu ý một số biện pháp phòng ngừa như:
- Mang găng tay cao su đủ dày khi dọn dẹp vệ sinh
- Nếu bạn có vết cắt ở tay, hãy cân nhắc sử dụng thêm găng tay y tế bên trong để tránh lây nhiễm virus
- Sử dụng dung dịch bao gồm 1 phần thuốc tẩy và 1 phần nước để vệ sinh các bề mặt
- Sử dụng một mảnh vải hoặc khăn giấy lau dọn khu vực ô nhiễm nhiều lần với dung dịch tẩy rửa
Virus viêm gan C sống được bao lâu ngoài môi trường?
Virus viêm gan C lây truyền trực tiếp thông qua máu và chất dịch cơ thể. Về cơ bản, virus viêm gan C có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong ít nhất là 16 giờ nhưng tối đa là 4 ngày.
Tuy nhiên virus viêm gan C có thể tồn tại ở các bề mặt như bàn ghế, tay nắm cửa hoặc bền trong các ống tiêm. Do đó tiếp xúc với các bề mặt hoặc kim tiêm nhiễm virus cũng có thể tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Cụ thể, khoảng thời gian virus viêm gan C có thể tồn tại ngoài môi trường như sau:
1. Máu trên các bề mặt
Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết virus viêm gan C có thể tồn tại bên ngoài cơ thể người khoảng 3 – 6 tuần, ở các nhiệt độ khác nhau, trong khoảng từ 4 độ C đến 22 độ C.
Nguy cơ lây nhiễm viêm gan C thường tăng cao nếu người bệnh vô tình gây dính máu lên các bề mặt phổ thông như tay nắm cửa, mặt bàn hoặc bồn rửa mặt. Lượng máu đổ càng nhiều, nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao.
Các nhà nghiên cứu cho biết máu nhiễm virus có thể khô tự nhiên trong 4 giờ. Máu khô hoặc các đốm máu thường ít bị chú ý và nguy cơ lây nhiễm thường tăng cao hơn. Do đó, các nhà khoa học thường khuyến cáo, sử dụng thuốc sát trùng, chẳng hạn như các sản phẩm tẩy rửa có chứa ethanol để tiêu diệt virus viêm gan C.
2. Máu ở kim tiêm
Một số nghiên cứu cho biết, virus viêm gan C có thể tồn tại ở một ống tiêm đến 63 ngày. Bên cạnh đó, không gian ở trung tâm ống tiêm có khả năng chứa nhiều virus viêm gan C hoạt động hơn khi sơ với mũi kim tiêm.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên sử dụng ống tiêm mới khi cần tiêm thuốc. Bên cạnh đó, không sử dụng chung kim tiêm với người khác để hạn chế nguy cơ nhiễm virus viêm gan C.
Virus viêm gan C lây như thế nào?
Virus viêm gan C lây lan trực tiếp khi tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể có chứa virus. Những các thức có thể lây truyền virus viêm gan C phổ biến bao gồm:
- Sử dụng chung kim tiêm hoặc sử dụng kim tiêm không được khử trùng phù hợp
- Bị thương do kim tiêm, vật sắc nhọn hoặc liên quan đến các bề mặt chức máu nhiễm bệnh
- Truyền virus từ mẹ sang con khi mang thai hoặc khi sinh con
Bên cạnh đó, mặc dù không phổ biến nhưng virus viêm gan C có thể lây lan thông qua một số cách thức như:
- Sử dụng chung vật dụng chăm sóc cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với máu nhiễm bệnh
- Quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh viêm gan C, đặc biệt là khi cả hai người đều có vết thương hở hoặc các vết loét
- Xăm hình hoặc xỏ khuyên tại một cơ sở không hợp vệ sinh
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm gan C cao thường bao gồm:
- Có tiền sử tiêm chích ma túy
- Sinh ra từ mẹ có bệnh viêm gan C
- Làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hoặc cấp cứu chấn thương
- Bệnh nhân HIV hoặc AIDS
Bất cứ ai nghi ngờ nhiễm virus viêm gan C hoặc tiếp xúc với virus viêm gan C nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
Virus viêm gan C không thể lây qua cách nào?
Không giống bệnh viêm gan A, virus viêm gan C chỉ có thể lây lan thông qua máu và các chất dịch cơ thể. Bên cạnh đó, virus viêm gan C không thể lây lan thông qua một số cách thức như:
- Hắt hơi hoặc ho
- Chia sẻ đồ dùng thông thường, bao gồm dụng cụ ăn uống
- Chia sẻ thức ăn hoặc đồ uống
- Cho con bú, trừ khi đầu vú bị tổn thương hoặc loét
- Nắm tay hoặc ôm
- Hôn
- Tiếp xúc thân mật thông thường
Viêm gan C không được xem là bệnh nhiễm trùng thông qua đường tình dục. Mặc dù virus có thể lây lan khi quan hệ tình dục, nhưng rủi ro thường thấp. Nguy cơ nhiễm bệnh thường cao hơn đối những đối tượng:
- Có nhiều bạn tình
- Tham gia vào các hoạt động tình dục thô bạo
- Nhiễm bệnh lây qua đường tình dục
- Nhiễm HIV / AIDS
- Quan hệ tình dục khi có kinh nguyệt
- Bị đau hoặc tổn thương bộ phận sinh dục khi quan hệ tình dục
- Không vệ sinh dụng cụ tình dục
Biện pháp phòng ngừa viêm gan C
Nguy cơ nhiễm virus viêm gan C thông qua các tiếp xúc hàng ngày là rất thấp. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho người thân với một số lưu ý như:
- Che chắn các vết thương hoặc vết loét trên cơ thể
- Xử lý cẩn thận các bề mặt dính máu
- Sử dụng các chất khử trùng, như dung dịch thuốc tẩy trên các bề mặt có chứa máu
- Rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc với máu, chẳng hạn như sau khi vệ sinh vết thương
- Bên cạnh đó, đối với người sống chung với bệnh nhân viêm gan C, cần lưu ý một số biện pháp phòng ngừa như:
- Sử dụng găng tay khi vệ sinh hoặc lau dọn nhà cửa
- Sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc thuốc tẩy khi dọn vệ sinh
- Dùng túi rác riêng để vệ sinh các bề mặt bị ô nhiễm
Cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm viêm gan C là tránh sử dụng chung kim tiêm và tiếp xúc máu của người khác. Virus có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong vài ngày đến vài tuần, phụ thuộc vào từng điều kiện. Do đó, nếu vô tình tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn, xét nghiệm và điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!