Cách tính ngày rụng trứng cho chu kỳ kinh nguyệt không đều

Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thường gặp nhiều khó khăn trong việc xác định thời gian rụng trứng để mang thai hoặc tránh thai. Do đó, bạn có thể tham khảo cách tính ngày rụng trứng cho chu kỳ kinh nguyệt không đều trong bài viết để có kế hoạch sinh hoạt phù hợp.

cách tính ngày rụng trứng cho kinh nguyệt không đều
Tìm hiểu cách tính ngày rụng trứng cho kinh nguyệt không đều để có kế hoạch thụ thai hoặc tránh thai

Kinh nguyệt không đều là gì?

Kinh nguyệt không đều là thuật ngữ chỉ tình trạng chênh lệch số ngày giữa các chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có độ dài trung bình khoảng 28 ngày, tuy nhiên một số người có thể có chu kỳ từ 21 – 35 ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt không bình thường hoặc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là tình trạng xảy ra nếu:

  • Chu kỳ ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày một cách thường xuyên
  • Độ dài của chu kỳ thay đổi liên tục, ngay cả khi thời gian này nằm trong khoảng 21 – 35 ngày

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý trong cơ thể. Cụ thể bao gồm:

  • Ảnh hưởng của nội tiết tố: Ở tuổi dậy thì, cơ thể thường trải qua nhiều thay đổi và mất một khoảng thời gian để cân bằng các hormone trong cơ thể. Bên cạnh đó, tiền mãn kinh, mãn kinh cũng có thể gây rối loạn nội tiết tố và kinh nguyệt không đều.
  • Các biện pháp tránh thai: Một số loại thuốc tránh thai, dụng cụ tử cung có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý như Hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn tuyến giáp, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung hoặc cổ tử cung

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể dẫn đến nhiều rủi ro và gây khó khăn cho việc mang thai hoặc tránh thai. Nhận biết và cải thiện chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể, sức khỏe sinh sản và phòng ngừa được các nguy cơ không mong muốn.

Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều

Thông thường chu kỳ kinh nguyệt trung bình dài khoảng 28 ngày, thời điểm rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 của chu kỳ, tính từ ngày hành kinh đầu tiên. Trong khoảng thời gian từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 16 của chu kỳ là ngày dễ thụ thai nhất, trong đó khả năng cao nhất rơi vào khoảng ngày 13 – 15 của chu kỳ. Do đó, xác định ngày rụng trứng để có biện pháp tránh thai hoặc thụ thai phù hợp.

Trong hầu hết các trường hợp, tình ngày rụng trứng để tránh thai hoặc thụ thai phù hợp với phụ có kinh nguyệt đều đặn. Đối với phụ nữ có kinh nguyệt không đều, cách tính này thường gặp nhiều khó khăn và độ chính xác không cao.

Cụ thể, cách tính ngày rụng trứng cho kinh nguyệt không đều như sau:

1. Đối với phụ nữ có chu kỳ 32 ngày

Dựa theo cách tính ngày rụng trứng của chu kỳ 28 ngày, bạn có thể suy đoán công thức cho các chu kỳ cố định khác. Điều này có nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt dài hơn một ngày thì một thêm một ngày vào ngày rụng trứng và ngược lại.

Cụ thể, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt 32 ngày cố định thì ngày rụng trứng là 14 + 4 = 18. Bên cạnh đó, thời điểm rụng rụng trứng là 11 + 4 = 15 và 16 + 4 = 20. Điều này có nghĩa là ngày rụng trứng rơi vào ngày thứ 18 và thời điểm dễ mang thai rơi vào khoảng ngày 15 đến ngày 20 của chu kỳ kinh nguyệt 32 ngày.

Tuy nhiên, cách tính này có tính chính xác tương đối, đặc biệt là đối với cách tính chu kỳ kinh nguyệt không đều.

cách tính chu kỳ kinh nguyệt không đều
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt không đều thường có tính chính xác không cao

2. Đối chu kỳ kinh nguyệt 26 – 30 ngày

Trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt khoảng 26 – 30 ngày, bạn cần phải tính 2 thời điểm dễ thụ thai. Một là chu kỳ ngắn nhất và chu kỳ dài nhất, sau đó kết hợp hai thời điểm lại với nhau.

Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, cách tính cụ thể như sau:

  • Đối với chu kỳ 26 ngày thì ngày rụng trứng và dễ thụ thai thường rơi vào khoảng ngày 9 – 14 của chu kỳ.
  • Đối với chu kỳ 30 ngày, thời điểm rụng trứng và thụ thai thường rơi vào khoảng ngày 13 – 18 của chu kỳ.
  • Kết hợp hai chu kỳ với nhau thời điểm thụ thai thường rơi vào ngày thứ 9 – 18 của và ngày rụng rụng trứng thường là 12 – 16 của chu kỳ.

Trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt rối loạn nghiêm trọng, độ dài ngắn không thể xác định, bạn không thể đoán trước được ngày rụng trứng. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Cách theo dõi ngày rụng trứng đối với chu kỳ kinh nguyệt không đều

Các cách tính ngày rụng trứng cho kinh nguyệt không đều thường có tính chính xác không cao. Tuy nhiên, bạn có thể chú ý một số dấu hiệu cũng như cách dự đoán ngày rụng trứng. Cụ thể các dấu hiệu rụng trứng có thể bao gồm:

1. Thay đổi dịch tiết âm đạo

Khi bạn sắp đến ngày rụng trứng, dịch tiết âm đạo (huyết trắng) thường có tính đặc trưng tương tự như lòng trắng trứng. Các chất nhầy này là một môi trường phù hợp để giúp tinh trùng bơi qua âm đạo, đi vào hệ thống sinh sản nữ để chuẩn bị cho quá trình thụ thai. Bên cạnh đó, chất nhầy này cũng giúp quá trình quan hệ tình dục trở nên dễ dàng và thoải mái hơn.

cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều
Thay đổi dịch tiết âm đạo có thể là dấu hiệu của sự rụng trứng

Nếu bạn không ở gần ngày rụng trứng, huyết trắng thường dính hơn. Do đó, khi chất nhầy cổ tử cung ẩm ướt, trong giống lòng trắng trứng, có thể là thời điểm phù hợp quan hệ tình dục để thụ thai.

2. Tăng ham muốn tình dục

Vào thời điểm rụng trứng, phụ nữ thường có xu hướng tăng ham muốn tình dục. Đây là cách cơ thể phát tín hiệu đã sẵn sàng cho các hoạt động tình dục và mang thai.

Bên cạnh việc tăng ham muốn tình dục, hầu hết phụ nữ ở gần ngày rụng trứng đều trở nên xinh đẹp và quyến rũ hơn. Cấu trúc xương ở khuôn mặt trong thời kỳ rụng trứng thực sự sẽ thay đổi một chút, hông mở rộng khiến dáng đi trở nên quyến rũ và có một chút gợi cảm.

Tuy nhiên, rụng trứng không phải là nguyên nhân duy nhất có thể làm tăng ham muốn tình dục của bạn. Ngoài ra, một số phụ nữ có thể bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm và không nhận thấy tăng ham muốn tình dục, thậm chí ngay trước khi rụng trứng.

3. Nhiệt độ cơ thể tăng

Nhiệt độ cơ thể cơ bản là nhiệt độ khi cơ thể nghỉ ngơi. Mặc dù nhiệt độ cơ thể bình thường khoảng 37 độ C nhưng sự thật là nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi một chút trong suốt cả ngày và tháng. Nhiệt độ sẽ tăng lên và hạ xuống dựa trên mức độ hoạt động, chế độ ăn uống, hormone, thói quen ngủ và khi bị bệnh.

Sau khi rụng trứng, nồng độ progesterone trong cơ thể  tăng lên. Các hormone progesterone sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ. Do đó, nếu bạn theo dõi nhiệt độ cơ thể, bạn có thể nhận biết khi bạn rụng trứng.

dấu hiệu rụng trứng
Trong khoảng thời gian rụng trứng cơ thể thường có sự tăng nhiệt độ nhẹ

Một số điều cần biết về theo dõi việc theo dõi nhiệt độ cơ thể cơ bản:

  • Đo nhiệt độ vào mỗi buổi sáng, vào cùng một thời điểm mỗi ngày, trước khi đánh răng, tắm hoặc vệ sinh cá nhân khác.
  • Phương pháp này không thể dự đoán chính xác ngày rụng trứng nhưng có thể cho bạn biết khoảng thời gian gần rụng trứng.
  • Không phù hợp với người làm việc ca đêm và không có thói quen ngủ lành mạnh.

4. Vị trí cổ tử cung

Cổ tử cung trải qua nhiều thay đổi khi phụ nữ rụng trứng. Trong quá trình rụng trứng, cổ tử cung sẽ mềm, cao, mở rộng và ẩm ướt.

Âm đạo tượng tự như một đường hầm kết thúc ở cổ tử cung. Cổ tử cung sẽ thay đổi vị trí trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể, ngay trước khi rụng trứng, cổ tử cung di chuyển lên cao hơn, trở nên mềm hơn khi chạm vào và mở ra một chút. Khi bạn không ở trong giai đoạn dễ thụ thai của chu kỳ, cổ tử cung sẽ thấp hơn, cứng hơn và kín hơn.

Thăm dò cổ tử cung của bạn bằng một hoặc hai ngón tay hàng ngày và ghi lại những về vị trí và kết cấu để bắt đầu theo dõi sự thay đổi. Bạn có thể chèn ngón tay vào âm đạo khoảng 1 – 2 cm để cảm thấy cổ tử cung. Cổ tử cung là lỗ tròn nằm ở cuối âm đạo.

5. Ngực mềm

Ngực thường rất mềm khi chạm vào trong thời gian rụng trứng. Điều này được gây ra bởi các hormone được cơ thể sản xuất khi rụng trứng.

Các thay đổi ở ngực không phải cách tính ngày rụng trứng cho kinh nguyệt không đều nhưng có thể cho bạn biết thời gian sắp rụng trứng.

6. Xuất hiện cơn đau rụng trứng

Một số phụ nữ có thể nhận thấy một cơn đau nhói ở bụng dưới xuất hiện một cách đột ngột. Nếu cơn đau xảy ra giữa chu kỳ, bạn có thể bị đau rụng trứng.

Đối với hầu hết phụ nữ, đau rụng trứng là một cơn đau nhói ở vùng bụng dưới tương tự như cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên, một số người khác trải qua cơn đau nghiêm trọng đến mức gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khiến bạn không thể quan hệ tình dục trong thời gian dễ thụ thai nhất. Đôi khi cơn đau này có thể là một triệu chứng của lạc nội mạc tử cung hoặc viêm vùng chậu. Bạn nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng.

chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày
Một số phụ nữ có thể xuất hiện các cơn đau đột ngột khi rụng trứng

7. Kiểm tra mức độ hormone

Kiểm tra mức độ hormone của bạn bằng cách sử dụng một bộ xét nghiệm rụng trứng. Bộ dụng cụ này có thể xác định nồng độ hormone luteinizing (LH) trong cơ thể. Mức LH sẽ tăng đột ngột ngay trước khi rụng trứng.

Tương tự như thử thai, bạn cần nhúng que thử rụng trứng vào nước tiểu và chờ kết quả.

Dấu hiệu khi cơ thể không rụng trứng

Nếu không rụng trứng, một phụ nữ không thể mang thai. Nếu rụng trứng không đều, phụ nữ có thể khó thụ thai và tăng nguy cơ vô sinh. Một số dấu hiệu khi cơ thể không rụng trứng hoặc có các bất thường về chu kỳ rụng trứng bao gồm:

Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng
Phụ nữ có kinh nguyệt không đều có thể bị rối loạn rụng trứng hoặc không rụng trứng
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều thường có các vấn đề về rụng trứng.
  • Chu kỳ rất ngắn hoặc dài: Một chu kỳ bình thường khoảng 21 đến 35 ngày. Tuy nhiên, nếu chu kỳ ngắn hoặc dài hơn bình thường, bạn có thể gặp các vấn đề về buồng trứng và cơ quan sinh sản.
  • Không có chu kỳ kinh nguyệt: Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không có chu kỳ kinh nguyệt hoặc chu kỳ kéo dài nhiều tháng là dấu hiệu của việc không rụng trứng. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng, do đó bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
  • Không tăng nhiệt độ cơ thể: Như đã đề cập ở trên, nhiệt độ cơ thể cơ bản sẽ tăng nhẹ sau khi rụng trứng. Nếu bạn đã lập biểu đồ cho chu kỳ của mình và bạn không tăng nhiệt độ, có thể bạn không rụng trứng. Tuy nhiên, một số phụ nữ không tăng nhiệt độ cơ thể, ngay cả khi đang rụng trứng.
  • Kết quả thử rụng trứng âm tính: Bộ dụng cụ xét nghiệm rụng trứng phát hiện hormone LH thường cho kết quả tương đối chính xác. Nếu kết quả âm tính, bạn có thể không rụng trứng.

Cách tăng khả năng thụ thai với chu kỳ kinh nguyệt không đều

Thời gian rụng trứng là thời gian dễ thụ thai nhất. Tuy nhiên, phụ nữ có kinh nguyệt không đều thường khó xác định ngày rụng trứng. Điều này gây khó khăn cho việc cố gắng thụ thai và sinh con.

Để tăng khả năng thụ thai, bạn nên quan hệ tình dục thường xuyên, khoảng 2 – 3 ngày một lần. Điều này có thể tăng khả năng quan hệ đúng hoặc gần ngày rụng trứng. Bên cạnh đó, tinh trùng có thể sống 5 ngày trong cơ thể phụ nữ, vì vậy quan hệ càng nhiều khả năng thụ thai càng cao.

Bên cạnh đó, để tăng khả năng thụ thai bạn có thể lưu ý một số vấn đề như:

1. Điều trị các bệnh lý liên quan

Nếu nghi ngờ hoặc có các điều kiện y tế ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, bạn nên đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị. Phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp như:

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày
Trao đổi với bác sĩ về các dấu hiệu và triệu chứng để được hướng dẫn cụ thể
  • Kê toa clomiphene citrate để gây rụng trứng. Tuy nhiên thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như nóng bừng, ngực mềm, đầy hơi, giải phóng nhiều trứng trong một chu kỳ.
  • Giảm cân hoặc tăng cân tùy thuộc vào tình trạng cơ thể có thể giúp điều chỉnh sự rụng trứng ở những phụ nữ thừa cân hoặc thiếu cân. Trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn uống, kế hoạch luyện tập hoặc các sản phẩm bổ sung phù hợp.
  • Sử dụng thuốc điều chỉnh các hoạt động của tuyến giáp để cải thiện chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng. Khoảng 35% phụ nữ rối loạn tuyến giáp được điều trị bằng thuốc levothyroxin có thể cải thiện chu kỳ kinh nguyệt và thụ thai sau khi liệu trình.
  • Thuốc trị tiểu đường như metformin có thể được đề nghị để giúp phụ nữ kháng insulin và mắc Hội chứng buồng trứng đa nang có thể rụng trứng. Nếu metformin không có tác dụng, bác sĩ có thể đề nghị chuyển sang các loại thuốc sinh sản có thể dạng tiêm như gonadotropin hoặc đề nghị thụ tinh nhân tạo.
  • Trong trường hợp suy buồng trứng nguyên phát, bác sĩ thường đề nghị thụ tinh nhân tạo bởi vì các phương pháp điều trị khác thường có hiệu quả không cao.

2. Thay đổi lối sống

Sử dụng thuốc sinh sản và kích thích rụng trứng không phải là lựa chọn duy nhất để thụ thai. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bạn có thể thay đổi lối sống hoặc sử dụng các chất bổ sung để cải thiện chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể các biện pháp bao gồm:

Vòng kinh 30 ngày thì rụng trứng vào ngày nào
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể điều chỉnh chu kỳ rụng trứng
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân, nghiên cứu cho biết những phụ nữ béo phì chỉ cần giảm 10% trọng lượng cơ thể có thể bắt đầu rụng trứng và thụ thai. Tuy nhiên, một số vấn đề về cân nặng có thể là do mất cân bằng nội tiết tố. Do đó, trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và cân bằng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày. Đôi khi các chế độ ăn uống giảm cân hoặc thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết có thể là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Điều chỉnh kế hoạch luyện tập thể dục có thể cải thiện chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn là vận động viên, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch luyện tập và nghỉ ngơi phù hợp.
  • Căng thẳng, áp lực và các vấn đề tâm lý khác có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, bạn nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, thực hiện các kỹ thuật thư giãn như thiền định, yoga, hít thở sâu.

Các vấn đề rụng trứng là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh nữ, tuy nhiên tình trạng này có thể cải thiện nếu điều trị phù hợp. Thông thường, các cách tính ngày rụng trứng cho kinh nguyệt không đều có độ chính xác không cao. Do đó, để tăng khả năng thụ thai, bạn nên đến bệnh viện trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các phương pháp phù hợp.

5/5 - (2 bình chọn)

Trước khi tìm ra giải pháp chữa đau bụng kinh vĩnh viễn từ Y học cổ truyền, Phạm Trần Hà Vi (26 tuổi, Hà Nội) cứ mỗi khi đến tháng là đều phải chịu cơn đau bụng kinh đến nỗi "chết đi sống lại".

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *