Bệnh viêm gan B có lây không? Qua đường nào?

Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan, suy gan và ung thư gan. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh lý này là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên để phòng ngừa bệnh hiệu quả, cần nắm bắt vấn đề Bệnh viêm gan B có lây không? Lây qua đường nào?

viêm gan B có lây không
Bệnh viêm gan B có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh viêm gan B có lây không? Đường lây của bệnh

Viêm gan B là bệnh viêm gan do virus phổ biến nhất. Bệnh xảy ra do nhiễm Hepatitis B virus (HBV). Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus nhanh chóng di chuyển đến mô gan, gây tổn thương và hoại tử tế bào gan khiến cơ quan suy giảm chức năng.

Viêm gan B phát triển qua 2 giai đoạn, bao gồm cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp, tỷ lệ chữa khỏi bệnh hoàn toàn là khá cao tuy nhiên khi bước sang giai đoạn mãn tính, bệnh hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy, việc phòng ngừa viêm gan B là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Tuy nhiên để biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả, cần nắm rõ Bệnh viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?. Theo các bác sĩ, Hepatitis B virus và các loại siêu vi gây bệnh viêm gan đều có khả năng lây nhiễm. Trong đó, HBV có đường lây tương tự virus HIV với 3 đường lây chính là lây từ mẹ sang con, lây qua đường tình dục và lây do tiếp xúc với máu hoặc vật dụng dính máu của người nhiễm bệnh.

1. Lây trực tiếp do tiếp xúc với máu của người bệnh

Hepatitis B virus có trong máu của người nhiễm bệnh với nồng độ cao. Do đó, tiếp xúc với máu của người bệnh có thể làm lây nhiễm HBV và gây ra bệnh viêm gan B. Đây là đường lây chính của bệnh và theo ghi nhận có đến 70% trường hợp nhiễm bệnh qua đường lây này.

viêm gan B có lây không
Hepatitis B virus có trong máu của người nhiễm bệnh với nồng độ cao

Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B qua đường máu:

  • Tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm bệnh
  • Nhận máu của người nhiễm Hepatitis B virus
  • Sử dụng chung kim tiêm và ống tiêm
  • Dùng chung các vật dụng cá nhân có khả năng dính máu như khăn mặt, bàn chải đánh răng, thìa, đũa, chén, bát,…

2. Lây qua hoạt động tình dục

Không chỉ có mặt trong máu, Hepatitis B virus còn có trong tinh dịch và dịch tiết âm đạo. Vì vậy, bệnh lý này có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Nếu không sử dụng bao cao su khi quan hệ, dịch tiết âm đạo và tinh dịch có thể tiếp xúc với da, mô mềm và làm tăng nguy cơ lây nhiễm Hepatitis B virus.

bệnh viêm gan b có lây không
Viêm gan B cũng có thể lây qua đường tình dục do virus còn có trong dịch tiết âm đạo và tinh dịch

Ngoài ra vẫn có những trường hợp lây nhiễm viêm gan B ngay cả khi đã sử dụng bao cao su khi quan hệ. Theo các chuyên gia, tình trạng này có thể xảy ra do dịch tiết bắn lên bụng, đùi và một số vùng da khác. Hoặc do người nhiễm bệnh có vết xây xước hoặc vết thương hở rỉ máu. Lúc này, virus có trong máu có thể xâm nhập vào cơ thể của bạn tình và gây tổn thương tế bào gan.

3. Lây từ mẹ sang con

Ngoài ra, Hepatitis B virus còn có thể lây từ mẹ sang con. Theo nghiên cứu, thai nhi có mẹ bị viêm gan B mãn tính có nguy cơ nhiễm HBV đến 95%. Tuy nhiên nếu chủ động sàng lọc và theo dõi sớm, bác sĩ có thể hướng dẫn một số biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm HBV từ mẹ sang con. Nếu thực hiện tốt, tỷ lệ lây nhiễm chỉ chiếm dưới 5%.

bệnh viêm gan b có lây không
Viêm gan B có khả năng lây từ mẹ sang con đến 90% nếu không chủ động phòng ngừa

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm virus từ mẹ sang con chiếm khoảng 1%. Tuy nhiên ở 3 tháng giữa, nguy cơ tăng lên đến 10% và vào 3 tháng cuối tỷ lệ lây có thể lên đến 60 – 70%. Đặc biệt trong giai đoạn sinh nở, tỷ lệ nhiễm vượt quá 90% do thai nhi tiếp xúc trực tiếp với máu của mẹ bầu.

Chính vì vậy, mẹ bầu cần sàng lọc viêm gan B trước và trong khi mang thai để chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho trẻ. Trẻ sơ sinh bị nhiễm Hepatitis B virus có thể phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm và nặng nề do hệ miễn dịch còn yếu kém.

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống hay giao tiếp không?

Hepatitis B virus chỉ có khả năng lây nhiễm qua đường máu, lây qua đường tình dục và lây từ mẹ sang con. Loại virus này không có khả năng lây qua đường ăn uống hay giao tiếp. Vì vậy, người bị nhiễm viêm gan B có thể trò chuyện và tiếp xúc với những người xung quanh mà không phải lo sợ nguy cơ lây nhiễm virus cho người khỏe mạnh.

Tuy nhiên khi ăn uống, các dụng cụ cá nhân như đũa, muỗng có thể bị dính máu và lây nhiễm cho những người xung quanh qua vật dụng trung gian là thức ăn. Hiện nay, chỉ có Hepatitis A virus và Hepatitis E virus có khả năng lây nhiễm qua đường ăn uống do sử dụng thực phẩm, nguồn nước nhiễm khuẩn. Trong khi đó, Hepatitis B virus, Hepatitis C virus và Hepatitis D virus chỉ lây nhiễm qua đường máu, lây qua tình dục và lây từ mẹ sang con.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B

Viêm gan B là một trong những nguyên nhân gây xơ gan, suy gan và ung thư gan. Chính vì vậy, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ sức khỏe nói chung và chức năng gan nói riêng. Ngoài ra việc phòng ngừa viêm gan B còn giúp giảm thiểu mầm bệnh trong cộng đồng.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B hiệu quả nhất hiện nay:

1. Chủ động tiêm vaccine phòng ngừa

Tiêm vaccine phòng ngừa là biện pháp ngăn ngừa viêm gan B hiệu quả nhất hiện nay. Loại vaccine này bao gồm 3 – 4 mũi tùy theo phác đồ điều trị. Vaccine ngừa viêm gan B có thể tiêm cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ sau khi sinh và người trưởng thành chưa nhiễm Hepatitis B virus. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiêm vaccine phối hợp giữa viêm gan A và viêm gan B trong cùng một mũi tiêm.

bệnh viêm gan b có lây không
Tiêm vaccine là biện pháp ngừa viêm gan B hiệu quả nhất

Thực nghiệm cho thấy, tiêm đầy đủ vaccine ngừa viêm gan B có thể phòng ngừa được 85 – 90%. Hiệu lực của vaccine có thể kéo dài được 10 – 15 năm hoặc hơn tùy vào từng cơ địa. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa, nên xét nghiệm kháng thể viêm gan B 5 năm/ lần và tiêm 1 mũi bổ sung nếu có chỉ định của bác sĩ.

Hiện nay, tiêm vaccine ngừa viêm gan B được khuyến khích với tất cả các đối tượng chưa nhiễm HBV – đặc biệt là trẻ sơ sinh, người mắc bệnh gan từ trước, người có hệ miễn dịch và người phải thường xuyên tiếp xúc với chế phẩm từ máu (nhân viên y tế). Ngoài ra, tiêm vaccine ngừa viêm gan B còn giúp phòng ngừa viêm gan D – một loại viêm gan siêu vi chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân nhiễm Hepatittis B virus.

2. Sàng lọc máu trước khi nhận máu

Hepatitis B virus có trong máu của người nhiễm bệnh. Chính vì vậy, nên yêu cầu nhân viên y tế sàng lọc máu trước khi tiếp nhận máu. Thực tế đã có nhiều trường hợp nhiễm viêm gan B do nhận máu có chứa virus. Ngoài HBV, rất nhiều loại virus và vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm đều có khả năng tồn tại và lây nhiễm qua đường máu.

bệnh viêm gan b có lây không
Sàng lọc máu trước khi nhận máu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B và các bệnh lý khác

Vì vậy cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín và chất lượng khi thăm khám và điều trị. Đây là biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm viêm gan B và các bệnh nhiễm trùng khác.

3. Quan hệ tình dục an toàn

Quan hệ tình dục an toàn có thể giảm tỷ lệ lây nhiễm Hepatitis B virus đáng kể. Tuy nhiên, các biện pháp bảo vệ như sử dụng bao cao su, màng ngăn âm đạo,… đều không thể phòng ngừa viêm gan B hoàn toàn. Thực tế, tinh dịch và dịch tiết âm đạo vẫn có khả năng dính vào vùng da trần khi quan hệ. Hơn nữa, HBV cũng có lây qua vết thương hở, nốt mụn và vết xây xước.

cách phòng bệnh viêm gan b
Quan hệ tình dục an toàn là một trong những cách phòng bệnh viêm gan B

Để đảm bảo an toàn, không nên quan hệ với người nhiễm HBV nếu chưa được tiêm vaccine phòng ngừa đầy đủ. Đối với những cặp đôi có ý định kết hôn, nên sàng lọc trước hôn nhân để kiểm tra tình trạng sức khỏe nhằm bảo vệ sức khỏe của bạn đời và chủ động dự phòng lây nhiễm cho con trẻ nếu có ý định mang thai.

4. Không tiếp xúc với máu và dịch tiết của người nhiễm bệnh

Tiếp xúc với máu và dịch tiết của người nhiễm bệnh là điều kiện thuận lợi để HBV xâm nhập vào cơ thể và gây tổn thương gan. Do đó để phòng ngừa bệnh viêm gan B, cần:

  • Tuyệt đối không chạm trực tiếp với máu của người khác (ngay cả những trường hợp chưa được chẩn đoán nhiễm HBV).
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác như bàn chải đánh răng, khăn mặt, chén, bát, thìa, dao cạo râu,…
  • Không dùng chung ống tiêm

5. Một số biện pháp phòng ngừa khác

Ngoài ra để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm gan B và các bệnh lý có khả năng lây nhiễm qua đường máu, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa khác như:

  • Nên lựa chọn cơ sở làm đẹp, nha khoa,… uy tín để thăm khám và điều trị. Thực hiện tại các cơ sở kém chất lượng, thiết bị và dụng cụ chưa được vô trùng hoàn toàn có thể dẫn đến lây nhiễm chéo HBV giữa các khách hàng.
  • Khi làm móng, nên yêu cầu nhân viên sử dụng dụng cụ riêng. Không nên dùng chung thiết bị mài dũa, cắt móng với người khác.
  • Người bị viêm gan B nên chủ động thăm khám và điều trị để tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Ngoài ra, cần thông báo với những người xung quanh về tình trạng sức khỏe để có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con

Đối với trường hợp mẹ bầu nhiễm Hepatitis B virus, nên chủ động thăm khám để được bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh lý và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho thai nhi.

cách phòng bệnh viêm gan b
Thai phụ bị viêm gan B cần thăm khám và theo dõi trong suốt thời gian mang thai

Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm Hepatitis B virus từ mẹ sang con:

  • Phụ nữ bị nhiễm viêm gan B không nên mang thai vào giai đoạn viêm gan cấp tính. Thay vào đó, nên theo dõi tình trạng sức khỏe và chỉ nên mang thai khi virus không hoạt động, HBeAg âm tính và chức năng gan trở lại bình thường.
  • Tiêm vaccine ngừa viêm gan B trong vòng 12 – 24 giờ sau khi trẻ được sinh ra. Tiêm ngừa trong thời gian này có thể giảm nguy cơ lây nhiễm đến 85 – 90%. Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine có thể giảm dần theo thời gian và hoàn toàn mất hiệu lực nếu không tiêm sau 7 ngày. Vì vậy, mẹ bị nhiễm viêm gan B nên thăm khám và theo dõi suốt trong thời gian mang thai để bác sĩ nắm rõ tình trạng sức khỏe và chủ động tiêm ngừa cho trẻ kịp thời.
  • Sau đó, mẹ nên cho trẻ bú ngay sau khi sinh nhưng cần đảm bảo núm vú không bị nứt hay chảy máu. Ngoài dinh dưỡng, sữa mẹ còn cung cấp kháng thể nhằm bảo vệ cơ thể trẻ khỏi virus, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
  • Đối với mẹ bầu có HBV-DNA > 106 copies/ml (200.000 IU/ mL), bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc kháng virus vào 3 tháng cuối thai kỳ để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh viêm gan B có lây không? Lây qua đường nào?” và hướng dẫn một số cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hy vọng qua nội dung trên, bạn đọc có thể hiểu hơn về đường lây của Hepatitis B virus, từ đó chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *