Xét nghiệm ALT là gì? Chỉ số ALT cảnh báo bệnh gan?
Nội dung bài viết
Xét nghiệm ALT (alanine aminotransferase ) thường được chỉ định với mục đích xác định mức độ tổn thương và hoại tử của tế bào gan. Dựa vào từng loại bệnh, nguyên nhân và tổn thương thực thể, nồng độ ALT trong máu sẽ nhanh chóng tăng và đạt mức độ nhất định. Trong trường hợp không sớm điều trị nguyên nhân bệnh lý, nồng độ ALT trong máu sẽ đột ngột xuống thấp. Nguyên nhân là do không còn tế bào gan nào sống sót.
Xét nghiệm ALT là gì?
Xét nghiệm ALT là một loại xét nghiệm đo nồng độ ALT trong máu với mục đích xác định mức độ tổn thương và hoại tử tế của bào gan. Trong đó ALT (alanine aminotransferase) là một loại men gan đặc hiệu, còn được gọi là SGPT. Loại men gan này có tác dụng phản ánh rõ nét về tình trạng tổn thương tế bào và sức khỏe hiện tại của gan. Tác dụng này được thành lập là do phần lớn ALT được tìm thấy trong bào tương ở gan. Chỉ một số ít được tìm thấy trong tế bào cơ vân và trong tim.
Theo kết quả nghiên cứu, men ALT được tìm thấy nhiều nhất trong gan. Nếu tế bào gan có dấu hiệu tổn thương, hoại tử và chết đi, alanine aminotransferase sẽ được phóng thích vào máu với một lượng lớn. Điều này khiến men gan ALT trở thành một men gan đặc hiệu cho những tổn thương và tình trạng sức khỏe của gan.
Chỉ số ALT trong gan đảm nhiệm chức năng chuyển đổi alanine – axit amin trong protein thành pyruvate. Ngoài ra alanine aminotransferase còn là một chất trung gian quan trọng. Chất này có tác dụng tham gia sản sinh năng lượng tế bào.
Giới hạn bình thường của nồng độ ALT trong máu dao động từ 7 U/L đến 56 U/L. Kết quả xét nghiệm chỉ số men gan ALT ở những người khỏe mạnh cho thấy nồng độ ALT dao động từ 20 U/L đến 40 U/L.
Xét nghiệm ALT được sử dụng như thế nào?
Thông thường xét nghiệm ALT (alanine aminotransferase) sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định khi có nghi ngờ gan cùng các tế bào đang bị tổn thương. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, nguyên nhân bệnh lý và các biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm đo nồng độ ALT trong máu có thể được chỉ định riêng lẻ hoặc kết hợp cùng với một hoặc nhiều loại xét nghiệm tương tự khác. Điển hình như xét nghiệm AST trong máu (aspartate aminotransferase) và xét nghiệm GGT (Gamma Glutamyl transferase).
Trong đó xét nghiệm AST được xem là một phần của bảng gan hoặc một phần quan trọng và không thể thiếu trong bảng chuyển hóa toàn diện (CMP). Nồng độ AST đo được trong máu có thể giúp bác sĩ chuyên khoa sàng lọc và xác định tổn thương gan, các loại bệnh gan và tác nhân gây bệnh.
Cả ALT và AST đều là xét nghiệm quan trọng. Nguyên nhân là do cả hai loại xét nghiệm này đều có khả năng phát hiện sớm tổn thương gan. Đồng thời giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh ở gan. Tuy nhiên khi so sánh với AST, nồng độ ALT trong máu được xác định là đặc hiệu với gan hơn.
Đối với một số trường hợp, nồng độ ALT trong máu được đánh giá và so sánh trực tiếp với nồng độ AST đo được. Tỉ lệ ALT/AST sẽ được các chuyên gia tính toán và xác định với mục đích sàng lọc, phân biệt nguyên nhân khiến gan gặp vấn đề và bị tổn thương. Ở một số trường hợp khác, tỉ lệ ALT/AST được dùng để xác định và phân biệt những tổn thương xuất hiện ở cơ và hệ tim mạch.
Kết quả tổng hợp từ xét nghiệm nồng độ men gan ALT thường được so sánh với kết quả tổng hợp của những xét nghiệm khác. Điển hình như xét nghiệm gamma glutamyl transferase (GGT), phosphatase kiềm (ALP), xét nghiệm bilirubin, tổng protein và tỉ lệ albumin-globulin (tỷ lệ A/G). Kết quả so sánh có thể giúp bác sĩ chuyên khoa thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm nguyên nhân kích hoạt và cụ thể các loại bệnh về gan.
Ngoài ra xét nghiệm đo nồng độ ALT trong máu còn được chỉ định với mục đích theo dõi chặt chẽ hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh gan. Đồng thời kiểm tra quá trình điều trị bệnh, thay đổi hướng điều trị khi cần thiết.
Trường hợp nào cần sử dụng xét nghiệm ALT
Khi thăm khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm đo nồng độ ALT trong máu sẽ được yêu cầu thực hiện như một phần quan trọng của bảng chuyển hóa. Ngoài ra khi nhận thấy cơ thể phát sinh các dấu hiệu bất thường có liên quan đến gan, tổn thương ở cơ quan này hoặc một số rối loạn, vấn đề khác, người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm đo nồng độ men gan ALT.
Khi bị tổn thương và rối loạn các chức năng tại gan, một số triệu chứng khó chịu dưới đây có thể phát sinh:
- Cơ thể mệt mỏi, có cảm giác yếu đuối
- Chán ăn, không có cảm giác ngon miệng
- Đau bụng, bụng đầy
- Buồn nôn và nôn ói
- Vàng da
- Nước tiểu sẫm màu
- Da khó chịu, ngứa ngáy
- Phân chuyển sang màu đất sét hoặc có màu sáng.
Nếu nhận thấy một người có nguy cơ mắc bệnh gan, người đó sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm đo nồng độ ALT trong máu kết hợp với xét nghiệm AST, GGT và một vài xét nghiệm liên quan. Trong trường hợp tế bào gan bị tổn thương ở mức độ nhẹ, không hoặc có triệu chứng lâm sàng thì xét nghiệm vẫn cho ra kết quả nồng độ ALT tăng cao.
Nguy cơ mắc bệnh gan sẽ tăng lên khi có các yếu tố dưới đây tác động. Cụ thể:
- Thừa cân béo phì
- Nghiện rượu
- Đang trong thời kỳ phơi nhiễm với virus viêm gan hoặc có tiền sử
- Tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh về gan
- Bị tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa
- Đang điều trị bệnh với một số loại thuốc có khả năng gây độc và làm ảnh hưởng đến chức năng gan.
Ngoài ra để đảm bảo quá trình điều trị bệnh gan diễn ra suôn sẻ, người bệnh cần thường xuyên thực hiện xét nghiệm ALT và thông báo kết quả với bác sĩ chuyên khoa.
Kết quả xét nghiệm ALT bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
Đối với người bình thường có sức khỏe ổn định, nồng độ ALT trong kết quả xét nghiệm có thể dao động trong khoảng 7 – 55 đơn vị trên mỗi lít. Tuy nhiên ở nam giới, chỉ số men gan này thường cao hơn so với phụ nữ.
Theo kết quả nghiên cứu, nếu tiêm thuốc vào mô cơ hoặc vận động và luyện tập thể dục gắng sức, nồng độ ALT trong máu sẽ bị ảnh hưởng và có dấu hiệu tăng cao. Ngoài ra, những chấn thương hoặc tác động xấu xuất hiện ở tim hoặc cơ xương cũng có khả năng khiến nồng độ men gan này đột ngột tăng cao trong máu.
Những yếu tố được liệt kê dưới đây có thể làm tăng nhẹ chỉ số ALT trong máu:
- Lạm dụng rượu và đồ uống có cồn khác
- Bệnh xơ gan
- Sử dụng một số loại thuốc trợ ngủ, các loại thuốc statin và aspirin.
- Bệnh bạch cầu đơn nhân.
Chỉ số ALT trong máu có thể bị tác động và tăng vừa do các yếu tố và nguyên nhân sau:
- Lạm dụng đồ uống có cồn
- Bệnh xơ gan
- Bệnh gan mạn tính
- Tổn thương thận
- Tắc nghẽn đường mật (tắc mật)
- Tổn thương tế bào hồng cầu
- Đau tim hoặc suy tim
- Sốc nhiệt
- Tổn thương tế bào hồng cầu
- Thừa vitamin A
- Đang chữa bệnh với thuốc tâm thần, thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin, thuốc thiazid lợi tiểu, thuốc chống co giật, thuốc tránh thai, Allopurinol, Trifluoperazine, Metronidazol, Acetaminophen.
Những nguyên nhân dưới đây có thể khiến chỉ số ALT trong máu đột ngột tăng cao:
- Sử dụng thuốc quá liều
- Sốc nhiễm khuẩn
- Ung thư gan
- Viêm gan siêu vi cấp.
Chỉ số ALT cao cảnh báo bệnh gan?
Đối với người bình thường, chỉ số ALT trong máu thường đạt ở mức thấp, hoàn toàn không tác động và không phát sinh các ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần hết sức lưu ý và thận trọng nếu xét nghiệm ALT cho thấy nồng độ men gan này tăng cao trong máu. Bởi đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề, bệnh lý và tình trạng tổn thương xảy ra ở gan.
Đối với những trường hợp chủ quan, bệnh nhân không sớm kiểm tra và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, tình trạng tổn thương tế bào gan, bệnh lý và những vấn đề liên quan sẽ nhanh chóng phát triển, chuyển sang bệnh cảnh mạn tính hoặc nhiều giai đoạn nghiêm trọng hơn. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan, suy gan và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.
1. Nồng độ ALT trong máu không quá cao
Nồng độ ALT trong máu thường không quá cao đối với những trường hợp bị viêm gan mạn tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy người bị viêm gan mạn tính thưởng có chỉ số ALT trong máu tăng khoảng 4 lần hoặc nồng độ men gan này nhỏ hơn so với bình thường.
Sự tác động của bệnh viêm gan mạn tính khiến nồng độ ALT tăng nhẹ hoặc duy trì ở mức bình thường. Do đó xét nghiệm ALT sẽ được chỉ định thường xuyên để giúp bệnh nhân và bác sĩ chuyên khoa theo dõi diễn tiến của bệnh lý.
Ngoài ra, kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ ALT trong máu tăng nhẹ và đạt mức không quá cao còn do sự tác động của một số nguyên nhân khác. Bao gồm những vấn đề liên quan đến bệnh xơ gan (giai đoạn tiến triển của bệnh viêm gan mạn tính hoặc tắc nghẽn ống mật), có khối u trong gan, tổn thương tim, tắc nghẽn ống mật, lạm dụng rượu bia…
2. Nồng độ ALT trong máu rất cao
Thông qua kết quả xét nghiệm, chỉ số ALT trong máu được đánh giá là rất cao khi nồng độ men gan này tăng gấp 10 lần hoặc hơn so với nồng độ bình thường. Trong tất cả nguyên nhân, bệnh viêm gan cấp tính có khả năng tác động và khiến chỉ số ALT tăng ở mức cao nhất. Ngoài ra nồng độ men gan này cũng tăng cao khi bệnh nhân bị nhiễm viêm gan siêu vi.
Xét nghiệm ALT cho thấy, đối với những trường hợp mắc bệnh viêm gan cấp tính, nồng độ men gan này đạt mức rất cao và thường duy trì trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng. Tuy nhiên nếu muốn nồng độ men gan ALT trở lại bình thường, bệnh nhân phải kiên trì điều trị trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng.
Nồng độ ALT trong máu có thể đột ngột tăng rất cao. Ở một số trường hợp, nồng độ men gan này có thể tăng gấp 100 lần so với nồng độ bình thường. Khi đó sự tăng cao của ALT sẽ được biểu hiện một cách rõ rệt thông qua kết quả xét nghiệm.
Ngoài ra nồng độ men gan ALT trong máu có thể tăng nhanh và rõ rệt là do suy giảm lưu lượng máu đến gan khiến cơ quan này không thể hoạt động ổn định.
Với thông tin về vấn đề “Xét nghiệm ALT là gì? Chỉ số ALT cảnh báo bệnh gan?”, người bệnh có thể hiểu hơn tầm quan trọng của men gan này đối với sức khỏe và gan. Nhìn chung việc xác định chỉ số ALT có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của gan và phát hiện sớm các vấn đề đang xảy ra.
Bên cạnh đó nếu xét nghiệm ALT thường xuyên được thực hiện, bác sĩ chuyên khoa có thể thuận lợi hơn trong việc kiểm soát sự phát triển của bệnh, mức độ tổn thương tế bào gan và khả năng điều trị bệnh của các phương pháp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!