Kiểm tra chức năng gan – Xét nghiệm cần làm, chi phí
Nội dung bài viết
Các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan được thực hiện để xác định tình trạng sức khỏe gan thông qua nồng độ protein, men gan và nồng độ bilirubin trong máu. Kiểm tra chức năng gan là một thủ thuật phức tạp, do đó người bệnh cần tìm hiểu một số thông tin cơ bản để có sự chuẩn bị phù hợp.
Kiểm tra chức năng gan là gì?
Gan là cơ quan lớn trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể. Gan có thể hỗ trợ phá vỡ thức ăn, làm sạch máu, sản xuất protein và lưu trữ năng lượng cần thiết. Nếu gan hoạt động không bình thường, người bệnh có thể gặp một loạt các triệu chứng như vàng da, mệt mỏi hoặc thay đổi giọng nói.
Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan có thể xác định sức khỏe của gan thông qua nồng độ protein và các loại enzym trong máu. Enzyme gan hay men gan, là một loại protein đặc biệt có thể giúp tăng tốc độ phản ứng của cơ thể. Bên cạnh đó, một số xét nghiệm có thể được thực hiện để xác định các tổn thương gan hoặc các dấu hiệu bệnh lý cần điều trị.
- Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan thường được thực hiện trong một số trường hợp như:
- Kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng gan, chẳng hạn như viêm gan B hoặc viêm gan C
- Theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến gan
Ở bệnh nhân mắc các bệnh về gan, kiểm tra chức năng gan có thể được thực hiện để kiểm tra hiệu quả của các phương pháp điều trị và diễn tiến của bệnh
- Xác định và kiểm tra các điều kiện y tế như bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc thiếu máu
- Xác định chức năng gan ở bệnh nhân uống nhiều rượu
- Kiểm tra chức năng gan ở bệnh nhân bị bệnh về túi mật
Khi nào cần thực hiện kiểm tra chức năng gan?
Một người có thể thực hiện kiểm tra chức năng gan để xác định tình trạng sức khỏe của gan và một số bệnh lý liên quan, chẳng hạn như viêm gan, gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị kiểm tra chức năng gan ở các đối tượng có các triệu chứng như:
- Nước tiểu sẫm màu hoặc phân có màu sáng
- Chán ăn hoặc cảm thấy ăn không ngon miệng
- Buồn nôn hoặc nôn
- Sưng ở bụng
- Yếu hoặc cảm thấy mệt mỏi
- Vàng da hoặc vàng tròng mắt
Tuy nhiên, thông thường các bệnh về gan có thể không có dấu hiệu nhận biết đặc trưng. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm ở các đối tượng có nguy cơ tổn thương gan như:
- Người nghiện rượu năng hoặc thường xuyên sử dụng rượu trong một thời gian dài
- Có tiền sử gia đình có bệnh lý về gan
- Béo phì, đặc biệt là những đối tượng bị tiểu đường hoặc huyết áp cao
- Sử dụng các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến gan
Các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan phổ biến
Khi gan bị tổn thương, nồng độ men gan và một số hóa chất trong cơ thể sẽ thay đổi. Do đó, việc thực hiện chức năng gan được phân thành các nhóm cụ thể như:
1. Kiểm tra chức năng gan tổng hợp
– Kiểm tra tổng số protein Albumin:
Gan tạo ra hai loại protein chính là albumin và globulin. Albumin thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, bao gồm:
- Ngăn ngừa chất lỏng rò rỉ ra khỏi mạch máu
- Nuôi dưỡng các tế bào mô
- Vận chuyển hormone, vitamin và các hóa chất khác trong cơ thể
Phạm vi bình thường của albumin là 3,5 – 5.0 gram mỗi decilit (g / dL). Tuy nhiên, nồng độ albumin thấp có thể là dấu hiệu của các vấn đề như dinh dưỡng kém, bệnh thận, nhiễm trùng hoặc viêm trong cơ thể.
– Kiểm tra Globulin huyết thanh:
Tương tự như albumin, Globulin được sản xuất ở gan và hệ thống miễn dịch.
Thông thường, mức trung bình của globulin là 20 – 35 g / L. Tuy nhiên, nồng độ globulin quá cao có thể là dấu hiệu của bệnh xơ gan, viêm gan tự miễn hoặc xơ gan ứ mật nguyên phát.
– Xét nghiệm thời gian Prothrombin (PT):
Thời gian Prothrombin là thuật ngữ chỉ khoảng thời gian chuyển đổi prothrombin thành Thrombin, cụ thể là thời gian đông máu thành cục máu đông.
Nếu một người mất nhiều thời gian để đông máu, có thể là dấu hiệu của các tổn thương gan, bởi vì gan là cơ quan tạo ra các yếu tố đông máu. Bên cạnh đó, một số loại thuốc chống đông máu hoặc thuốc làm loãng máu có thể kéo dài thời gian prothrombin.
2. Xét nghiệm chức năng bài tiết và khử độc
– Xét nghiệm bilirubin:
Bilirubin được tạo thành từ quá trình phá vỡ hồng cầu. Thông thường, gan sẽ làm sạch bilirubin ra khỏi cơ thể. Do đó, nếu nồng độ bilirubin trong máu cao, điều này có thể là dấu hiệu tổn thương chức năng gan, bệnh xơ gan, xơ gan ứ mật, tắc nghẽn đường mật hoặc ung thư gan.
Nồng độ bilirubin cao có thể dẫn đến một số dấu hiệu như vàng da hoặc vàng tròng mắt.
– Kiểm tra bilirubin niệu:
Sự xuất hiện của bilirubin niệu có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến gan và đường mật. Tình trạng này có thể dẫn đến vàng da.
– Xét nghiệm Urobilinogen:
Urobilinogen là hóa chất chuyển hóa Bilirubin tại ruột già và tái hấp thu vào máu trước khi bài tiết thông qua nước tiểu. Nếu không có sự xuất hiện của Urobilinogen trong nước tiểu, điều này có thể liên quan đến tình trạng tắc đường mật.
Bên cạnh đó, nếu Urobilinogen tăng cao, có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc các bệnh về gan.
– Xét nghiệm Amoniac (NH3) trong máu:
Amoniac được sản xuất bởi vi khuẩn đại tràng và một số protein trong máu. Nồng độ bình thường của NH3 trong máu là 5 – 69 mg / dL
Gan là cơ quan có trách nhiệm khử nồng độ NH3 trong máu, do đó nồng độ NH3 cao có thể là dấu hiệu người bệnh đang có vấn đề về gan. Trong một số trường hợp, nồng độ NH3 cao có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch, dẫn đến teo cơ.
– Xét nghiệm phosphatase kiềm (ALP):
ALP là một loại enzyme tự nhiên được tìm thấy ở gan, ống mật và xương. Nồng độ ALP cao có thể là dấu hiệu của bệnh viêm gan, tắc nghẽn ống mật hoặc các bệnh lý về xương khớp.
Bên cạnh đó, trẻ em và thanh thiếu niên thường có nồng độ ALP cao, do xương đang trong giai đoạn phát triển. Phụ nữ mang thai cũng có nồng độ ALP cao hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nếu nồng độ ALP cao hơn 120 U / L ở người trưởng thành, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
3. Xét nghiệm đánh giá mức độ hoại tử của gan
Các xét nghiệm xác định mức độ hoại tử tế bào gan được sử dụng để xác định các tổn thương và mức độ tổn thương ở gan. Các xét nghiệm này thường bào gồm:
– Xét nghiệm Alanine transaminase (ALT):
Xét nghiệm Alanine transaminase (ALT) là hoạt chất cơ thể sử dụng để giải phóng một số loại protein. Nếu gan bị tổn thương hoặc hoạt động không đúng cách, ALT sẽ bị giải phóng vào máu, điều này khiến nồng độ ALT trong máu tăng cao. Do đó, nồng độ ALT tăng bất thường có thể là dấu hiệu tổn thương gan.
Theo các chuyên gia, nồng độ ALT trên 25 IU / L (đơn vị quốc tế) ở nữ và 33 IU / L ở nam có thể là dấu hiệu bệnh lý và càn tiến hành kiểm tra chuyên sâu.
– Xét nghiệm Aspartate aminotransferase (AST):
Xét nghiệm Aspartate aminotransferase (AST) là một loại enzyme được tìm thấy ở nhiều bộ phận cơ thể, bao gồm tim, gan và cơ bắp.
Không giống như ALT, bồng độ AST thường không phải là đặc hiệu của các tổn thương gan. Do đó, khi xét nghiệm AST, bác sĩ thường kiểm tra kết hợp với ALT để xác định các tổn thương ở gan.
Khi gan bị tổn thương, AST có thể được giải phóng vào máu. Điều này cũng có thể dẫn đến một số rối loạn về cơ bắp.
– Xét nghiệm Lactate Dehydrogenase (LDH):
LDH hay LD là một loại enzyme có thể tăng cao khi gan bị tổn thương. Tuy nhiên, nồng độ LDH tăng cao đột ngột có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tim, gan, xương, cơ, thận, hồng cao, tiểu cầu hoặc các hạch bạch huyết.
Chỉ số bình thường của LDH là 5 – 30 UI / L. Do đó, khi chỉ số này tăng cao có thể là dấu hiệu hoại tử tế bào hoặc các mô gan.
– Xét nghiệm kiểm tra Ferritin:
Ferritin là một loại protein được dự trữ và hấp thụ ở hệ thống tiêu hóa. Thông thường, nồng độ Ferritin ở nam giới khoảng 100 – 300 mg / L và ở nữ giới khoảng 50 – 200 mg/ L.
Mặc dù không phổ biến nhưng nồng độ Ferritin tăng cao có thể là dấu hiệu hoạt tử tế bào gan cấp tính hoặc mạn tính và bệnh viêm gan C.
Bên cạnh đó, một số tình trạng như thiếu máu thiếu sắt, người ăn chay trường, người thường xuyên hiến máu, bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo có thể gây ảnh hưởng đến nồng độ Ferritin. Bên cạnh đó, nồng độ Ferritin tăng cao có thể là dấu hiệu của bệnh ứ mô sắt, một số bệnh ung thư, ngộ độc rượu, nhiễm trùng hoặc viêm trong cơ thể.
4. Kiểm tra định lượng chức năng gan
Bên cạnh các xét nghiệm phổ biến, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm kiểm tra chức năng gan cụ thể khác. Thông thường, các xét nghiệm này được đề nghị thực hiện trước khi phẫu thuật như cắt, ghép gan hoặc xác định các bệnh lý nghiêm trọng.
Các xét nghiệm được sử dụng để định lượng chức năng gan thường bao gồm:
- Kiểm tra khả năng thanh lọc BSP (Bromosulfonephtalein)
- Xác định khả năng lọc Indocyanine Green
- Đo khả năng lọc Antipyrine
- Kiểm tra nồng độ Aminopyrine trong hơi thở
- Kiểm tra khả năng lọc caffeine trong máu
- Kiểm tra khả năng thải Galactose
Các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan khác
Một số xét nghiệm bổ sung có thể được chỉ định để xác định các nguyên nhân cụ thể có thể gây ảnh hưởng đến gan bao gồm:
1. 5 ‘Nucleotidase
5 ‘ Nucleotidase (5’NTD) là một glycoprotein được tìm thấy trên khắp cơ thể, trong màng tế bào chất, chịu trách nhiệm xúc tác cho sự chuyển đổi nucleoside-5-phosphate thành phosphat vô cơ. Thông thường, mức độ bình thường của 5’NTD là 0,3-2,6 Bondasky / dL.
Nồng độ 5’NTD tăng cao có thể là dấu hiệu của bệnh gan như vàng da tắc mật, bệnh mô gan thô, ung thư gan di căn gan và các bệnh xương khớp.
2. Xét nghiệm Đồng và Ceruloplasmin
Ceruloplasmin là một loại protein được tổng hợp ở gan, chịu trách nhiệm chuyển hóa đồng. Thông thường, nồng độ ceruloplasmin tăng cao có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, mang thai và vàng da tắc mật.
Bên cạnh đó, khi nồng độ ceruloplasmin giảm có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn chuyển hóa đồng (bệnh Wilson). Tình trạng này có thể dẫn đến tích tụ đồng trong các mô của cơ thể.
3. Xét nghiệm Alpha fetoprotein (AFP)
AFP là một loại protein huyết tương có nồng độ cao ở máu ở thai nhi. Thông thường AFP được tạo ra bởi các tế bào gan chưa trưởng thành ở thai nhi. AFP không được tổng hợp ở người trưởng thành.
Do đó, ở người trưởng thành chỉ có một lượng AFP rất nhỏ. Nồng độ AFP tăng đột biến có thể là dấu hiệu của các bệnh về gan, bao gồm ung thư gan.
AFP có thể đạt tới 400 FPV 500 g / L ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan. Nồng độ AFP trên 400 g / L có thể là dấu hiệu của các khối u có kích thước lớn, xâm lấn tĩnh mạch cửa và có thể dẫn đến tử vong.
4. Kiểm tra khả năng đông máu
Gan chịu trách nhiệm sản xuất phần lớn các yếu tố đông máu. Do đó, ở những bệnh nhân có các bệnh về gan, thời gian sẽ chậm hơn bình thường.
5. Glucose huyết thanh
Xét nghiệm glucose huyết thanh là phương pháp đo lượng đường trong máu và được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm glucose huyết thanh cũng được thực hiện để đo khả năng sản xuất glucose của gan, thường là chức năng cuối cùng bị mất ở bệnh gan tối cấp.
6. Lactate dehydrogenase (LDH)
Lactate dehydrogenase (LDH) được tìm thấy trong nhiều mô cơ thể, bao gồm cả gan. Nồng độ LDH tăng cao có thể là dấu hiệu tổn thương gan, tim hoặc thận.
Xét nghiệm chức năng gan được thực hiện như thế nào?
Để thực hiện xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, bác sĩ sử dụng một cây kim mỏng để lấy một lượng máu nhỏ, thường là ở cánh tay, gần khuỷu tay để tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Người bệnh có thể bị bầm tím hoặc đau nhức nhẹ ở vị trí lấy máu.
Thông thường các xét nghiệm chức năng gan sẽ được thực hiện vài lần trong ngày hoặc vài ngày trong tuần. Bác sĩ có thể kiểm tra mức độ thay đổi của gan để xác định tình trạng và khả năng hoạt động của gan.
Nếu kết quả của xét nghiệm kiểm tra chức năng gan không bình thường, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện nhiều bài kiểm tra hơn để xác định các bệnh lý và rủi ro liên quan.
Những rủi ro của xét nghiệm kiểm tra chức năng gan
Xét nghiệm máu là một thủ tục đơn giản, phổ biến và hiếm khi dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, đôi khi việc lấy máu có thể dẫn đến một số rủi ro như:
- Chảy máu dưới da hoặc tụ máu bầm
- Chảy máu quá nhiều tại khu vực Lấy máu
- Ngất xỉu
- Nhiễm trùng
Chi phí xét nghiệm kiểm tra chức năng gan
Chi phí thực hiện xét nghiệm kiểm tra chức năng gan phụ thuộc vào loại xét nghiệm, địa điểm thực hiện và các yếu tố khác. Cụ thể, chi phí tham khảo như sau:
- Xét nghiệm HBsAg và kiểm tra viêm gan B HBsAg: 80.000 đồng / lần
- Anti – HBs: 90.000 đồng / lần
- Anti – HBc: 120.000 đồng / lần
- Kiểm tra định lượng virus Anti Bee: 90.000 đồng / lần
- DNA – HBV (định tính): 500.000 đồng / lần
- DNA – HBV (định lượng): 500.000 đồng / lần
- Kiểm tra men gan SGOT, SGPT: 50.000 đồng / lần
- GGT: 50.000 đồng / lần
- Bilirubin TT, GT: 50.000 đồng / lần
Chi phí này chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi mà không báo trước. Do đó, để xác định mức giá cụ thể, người bệnh vui lòng liên hệ với bệnh viện hoặc phòng khám để được tư vấn phù hợp. Ngoài ra, chi phí này cũng không bao gồm các chi phí phát sinh như khám bệnh lâm sàng, siêu âm hoặc sinh thiết gan.
Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan có cần nhịn ăn không?
Các xét nghiệm chức năng gan thường không yêu cầu nhịn ăn, trừ khi bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm, người bệnh có thể cần tránh sử dụng thực phẩm trước khi thực hiện xét nghiệm.
Thông thường trước khi thực hiện kiểm tra chức năng gan, bác sĩ thường yêu cầu người bệnh tránh một số loại thức ăn trước 6 tiếng. Việc lấy máu thường được thực hiện vào buổi sáng và khi người bệnh đang đói, đây là lúc thành phần sinh hóa trong máu tương đối ổn định. Do đó, kết quả xét nghiệm thường chính xác, ít sai lệch.
Nếu lấy máu sau khi ăn, thành phần sinh hóa trong máu có thể bị ảnh hưởng hoặc thay đổi tạm thời. Điều này có thể cản trở quá trình chẩn đoán lâm sàng thông qua kết quả xét nghiệm.
Gan chỉ chịu trách nhiệm về chuyển hóa protein, carbohydrate và chất béo. Do đó, một số loại thức ăn có thể ảnh hưởng đến nồng độ enzyme và gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Thực phẩm ăn ngay cả vào đêm trước của xét nghiệm chức năng gan có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng và ăn sáng ngay sau khi thực hiện xét nghiệm. Nếu bác sĩ yêu cầu, người bệnh cần thông báo về các loại thức ăn đã sử dụng trước khi thực hiện xét nghiệm.
Một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm kiểm tra chức năng gan có thể bao gồm:
- Rượu: Rượu có thể ảnh hưởng đến lượng đường và chất béo trong máu, điều này làm cho kết quả không chính xác. Tránh uống rượu trong vòng 12 – 24 giờ trước khi thực hiện kiểm tra chức năng gan.
- Tránh ăn chế độ ăn giàu protein: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ một chế độ ăn giàu protein trong thời gian ngắn trước khi xét nghiệm kiểm tra chức năng gan dẫn đến tăng transaminase và gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Tránh thực phẩm carbohydrate: Các loại thực phẩm này có thể dẫn đến tăng Transaminase (men gan SGOT và SGPT).
- Tránh ăn thực phẩm giàu Vitamin K: Các loại thực phẩm như rau bina, bông cải xanh có thể làm tăng thời gian prothrombin (thời gian đông máu) tạm thời. Do đó, tránh ăn quá nhiều các loại thực phẩm này trước khi kiểm tra chức năng gan.
- Tránh ăn bữa ăn lớn: Điều này có thể làm tăng nồng độ enzyme, chất dinh dưỡng, chất điện giải và vitamin trong máu, gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Thông báo cho bác sĩ nếu người bệnh vô tình sử dụng một trong các loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Phụ thuộc vào thời gian tiêu thụ thức ăn, bác sĩ có thể đề nghị dời lịch kiểm tra để tránh dẫn đến kết quả xét nghiệm và chẩn đoán sai lệch.
Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan
Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan thường có nhiều yêu cầu đối với người bệnh. Do đó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề để đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm.
- Bác sĩ có thể khuyên người bệnh ngừng sử dụng một số loại thuốc (nếu người bệnh đang dùng bất kỳ loại nào) trước khi thử nghiệm. Điều này là do một số loại thuốc có xu hướng gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Bác sĩ cũng có thể đề nghị ngừng bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe ít nhất 12 – 24 giờ trước khi kiểm tra chức năng gan.
- Uống nhiều nước trước khi xét nghiệm để tĩnh mạch ngậm nước tốt và dễ dàng tìm thấy để lấy mẫu máu.
- Trước xét nghiệm, người bệnh cũng không được sử dụng thuốc, thuốc bổ, vitamin, thực phẩm chức năng và loại dược phẩm bổ sung khác.
- Không hút thuốc trước khi xét nghiệm, để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả.
Xét nghiệm chức năng gan thường được chỉ định để xác định tổn thương gan và các bệnh về gan. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và chỉ định thực hiện xét nghiệm phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!