Trễ kinh 10, 15, 20, 25 ngày thử que 1 vạch – Chỉ là chậm kinh?
Nội dung bài viết
Một số phụ nữ có thể gặp tình trạng trễ kinh 10, 15, 20, 25 ngày nhưng khi thử que chỉ cho kết quả 1 vạch (không có thai). Có nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm các bệnh lý cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không muốn.
Tại sao trễ kinh 10, 15, 20, 25 ngày thử que 1 vạch?
Trường hợp trễ kinh 10, 15, 20, 25 ngày thử que 1 vạch có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân, cụ thể bao gồm:
1. Nồng độ hormone thấp
Trường hợp chậm kinh 10 ngày thử que 1 vạch có thể là do bạn đã mang thai nhưng nồng độ hormone thai kỳ thấp. Đôi khi, nồng độ hormone thai kỳ (hCG) tích tụ chưa đủ cao, do đó các xét nghiệm thử thai tại nhà thường có kết quả âm tính.
Các xét nghiệm thử thai tại nhà dựa vào nồng độ hCG trên 25 đơn vị quốc tế trên mỗi ml (mIU / mL) có tính chính xác đến 98%. Tuy nhiên, các trường hợp mang thai với nồng độ hormone dưới 12.4 mIU / mL que thử thai có thể cho kết quả sai đến 95%.
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể chênh lệch mỗi tháng. Do đó, nếu bạn thụ thai trong giai đoạn muộn của chu kỳ, nồng độ hormone có thể không đủ cao vào thời điểm mất kinh. Do đó, nếu bạn đã quan hệ tình dục không bảo vệ và trễ kinh 10 ngày thử que 1 vạch, bạn có thể chờ thêm vài ngày để thực hiện lại thử nghiệm. Bên cạnh đó, bạn có thể đến bệnh viện trao đổi với bác sĩ để có các xét nghiệm cụ thể hơn.
2. Thực hiện sai phương pháp
Trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch có thể là do lỗi khi kiểm tra. Kết quả thử thai thường có trong 1 – 3 phút. Do đó, nếu bạn thực hiện thử thai và phải chờ quá lâu để có kết quả, kết quả này có thể không chính xác.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng âm tính giả là que thử thai đã hết hạn. Vì vậy, điều quan trọng là đọc kỹ hướng dẫn và kiểm tra hạn sử dụng trước khi sử dụng que thử thai.
3. Mang thai ngoài tử cung
Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra tuy nhiên đôi khi mang thai ngoài tử cung có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh 15 ngày thử que 1 vạch. Điều này xuất hiện ít hơn 4% phụ nữ mang thai ngoài tử cung.
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng cần điều trị y tế để tránh các rủi ro có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ. Do đó, bạn nên đến bệnh nếu trễ kinh 10, 15 20, 25 ngày thử que 1 vạch và xuất hiện các dấu hiệu như:
- Đau dữ dội ở bụng hoặc một bên bụng
- Chóng mặt hoặc choáng váng
- Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt
- Buồn nôn và nôn
4. Cho con bú
Một số phụ nữ có thể mang thai trong thời gian cho con bú. Trong giai đoạn này các hormone trong cơ thể thường có sự chênh lệch, mất cân bằng và dẫn đến các kết quả sai khi thử thai tại nhà.
Cho con bú cũng thể gây rối loạn kinh nguyệt và hormone trong nhiều tháng. Do đó, nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn trong thời gian cho con bú và nghi ngờ mang thai, bạn có thể đến bệnh viện trao đổi với bác sĩ.
5. Thai đôi hoặc thai ba
Một số nguyên nhân hiếm gặp có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh 25 ngày thử que 1 vạch. Nếu bạn trễ kinh 20 ngày hoặc trong vài tháng và kết quả thử thai âm tính, điều này được gọi là hiệu ứng móc biến thể.
Cấu trúc của phân tử hCG thay đổi theo thời gian của thai kỳ. Các thử nghiệm thai tại nhà được sản xuất để xác định thai kỳ sớm. Do đó, que thử thai thường không chính xác khi bạn đã ở giai đoạn giữa của thai kỳ.
Bên cạnh đó, một lý do hiếm gặp khác có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh 20 ngày hoặc hơn và thử thai 1 vạch là do thai đôi hoặc thai ba. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nồng độ hCG cao bất thường và dẫn đến kết quả xét nghiệm âm tính giả.
Trong các trường hợp bạn nghi ngờ mang thai và trễ kinh nhiều ngày nhưng thử thai 1 vạch, bạn có thể đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm thai thông qua xét nghiệm máu hoặc siêu âm.
Trễ kinh 10, 15, 20, 25 ngày thử que 1 vạch là bị gì?
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến phụ nữ trễ kinh 20 ngày hoặc hơn và kết quả thử thai âm tính. Một số nguyên nhân có thể liên quan đến các bệnh lý cần điều trị y tế. Cụ thể, các nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh nhưng thử thai 1 vạch bao gồm:
1. Căng thẳng
Căng thẳng, stress hoặc các áp lực khác có thể gây rối loạn hormone trong cơ thể. Điều này có thể gây thay đổi thói quen hàng ngày và thậm chí là ảnh hưởng đến phần não bộ chịu trách nhiệm điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt (vùng dưới đồi). Theo thời gian, căng thẳng có thể dẫn đến một số bệnh lý và gây rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng.
Nếu bạn nghĩ căng thẳng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể tham khảo các kỹ thuật thư giãn và thay đổi lối sống để cải thiện. Ngoài ra, tham khảo các bài tập yoga, thiền định hoặc hít thở sâu để cải thiện các vấn đề tâm lý và giải tỏa căng thẳng.
2. Trọng lượng cơ thể thấp
Một số phụ nữ có thể bị rối loạn ăn uống, chán ăn tâm thần hoặc mắc chứng cuồng ăn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng chậm kinh 20 ngày thử thai 1 vạch.
Cụ thể, cân nặng quá thấp có thể thay đổi các hoạt động trong cơ thể, ngăn ngừa quá trình rụng trứng và gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Các biện pháp cải thiện thường bao gồm điều trị chứng rối loạn ăn uống, tăng cân phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể cần điều chỉnh các kế hoạch giảm cân và luyện tập để ngăn ngừa tình trạng trễ kinh do thiếu cân nặng.
3. Béo phì
Tương tự như thiếu cân, phụ nữ thừa cân béo phì có thể gây rối loạn nội tiết tố nữ và gây trễ kinh. Thông thường, các bác sĩ thường khuyên bạn thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục để cải thiện cân nặng và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
4. Tiền mãn kinh
Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Trong giai đoạn này, nồng độ estrogen có sự dao động và gây thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, phụ nữ tiền mãn kinh thường gặp các triệu chứng như kinh nguyệt không đều, trễ kinh 20 ngày hoặc mất một vài chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu tình trạng vô kinh kéo dài trong suốt 12 tháng, một phụ nữ đã xem là đã trải qua thời kỳ mãn kinh.
5. Có vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến sản xuất hormone đề kiểm soát sự trao đổi chất trong cơ thể. Các rối loạn ở tuyến giáp có thể dẫn đến tình trạng rối loạn các hormone, bao gồm hormone sinh sản.
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém. Điều này khiến tuyến giáp sản xuất không đủ lượng hormone cần thiết. Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mạnh, dẫn đến nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể quá cao.
Các hai tình trạng cường giáp và suy giáp đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây trễ kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt. Các dấu hiệu rối loạn tuyến giáp khác có thể bao gồm:
- Mệt mỏi trong một thời gian dài
- Rụng tóc
- Tăng hoặc giảm cân mà không rõ lý do
- Luôn luôn cảm thấy lạnh lẽo hoặc nóng bức
Suy giáp và cường giáp có thể dẫn đến các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm thần. Do đó, người bệnh có dấu hiệu suy giáp nên đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm và điều trị phù hợp.
6. Hội chứng buồng trứng đa nang
Những người mắc Hội chứng buồng trứng đa nang có thể gặp tình trạng trễ kinh 20 ngày hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mất cân bằng nội tiết tố và có thể dẫn đến u nang buồng trứng.
Theo thống kê, có khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc Hội chứng buồng trứng đa nang và có buồng trứng mở rộng với các khối u nang nhỏ, lành tính. Các dấu hiệu và triệu chứng u nang buồng trứng khác có thể bao gồm:
- Rối loạn kinh nguyệt hoặc không có chu kỳ kinh
- Lượng máu kinh rất nhẹ, rất nặng hoặc không thể kiểm soát được
- Có các vấn đề về da như mụn trứng cá hoặc có các mảng da tối màu
- Thừa cân hoặc béo phì
- Tóc mỏng
- Có chứng ngưng thở khi ngủ
- Khó mang thai
- Phát triển lông ở mặt, lưng và đùi
Phụ nữ nghi ngờ mắc Hội chứng buồng trứng đa nang nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Nếu không được điều trị đứng cách và không có kinh nguyệt trong những năm sinh nở, phụ nữ có thể bị ung thư nội mạc tử cung.
7. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thận, thuốc điều hòa tuyến giáp, thuốc chống co giật và một số loại thuốc hóa trị có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt.
Một số loại thuốc tránh thai nội tiết hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp có thể ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng và gây trễ kinh 20 ngày hoặc hơn.
Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc hoặc thay đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.
Chậm kinh khi nào cần đến bệnh viện?
Để xác định nguyên nhân chính xác có thể gây trễ kinh 10, 15, 20, 25 ngày nhưng thử que 1 vạch, bạn nên đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm liên quan và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó giữ một bản ghi chú các triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân và đưa ra chẩn đoán phù hợp.
Bên cạnh đó, đến bệnh viện nếu bạn trễ kinh nhiều ngày và có các triệu chứng sau:
- Ra mau giữa chu kỳ kinh nguyệt
- Sốt
- Đau bụng kinh dữ dội
- Buồn nôn và nôn
- Chảy máu kéo dài hơn 7 ngày
- Chảy máu âm đạo sau khi đã mãn kinh và không có kinh nguyệt trong hơn 1 năm
- Có các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, thay đổi cảm xúc hoặc có các suy nghĩ tiêu cực
Trễ kinh 10, 15, 20, 25 ngày thử que 1 vạch có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các bệnh lý và tình trạng nghiêm trọng. Do đó, nếu bị trễ kinh bạn nên liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Tình trạng trễ kinh được điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây trễ kinh nguyệt. Các biện pháp phổ biến có thể bao gồm thay đổi lối sống, cải thiện chế độ ăn uống, giảm căng thẳng hoặc áp dụng các liệu pháp hormone theo chỉ định của bác sĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!