Tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn và lưu ý
Nội dung bài viết
Tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn thường được chỉ định để phòng ngừa nhiễm trùng virus viêm gan B và tránh tình trạng lây lan cho người khác. Tìm hiểu một số thông tin cơ bản và các vấn đề cần lưu ý khi tiêm vắc xin để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Thông tin cần biết về bệnh viêm gan B
Viêm gan B hay viêm gan siêu vi B là một loại bệnh gan do virus viêm gan B gây ra. Viêm gan B được phân thành hai loại bao gồm:
- Viêm gan B cấp tính (ngắn hạn)
- Viêm gan B mạn tính (dài hạn)
Trong hầu hết các trường hợp viêm gan B cấp tính không dẫn đến bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Tuy nhiên, viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến một số dấu hiệu nhận biết như:
- Sốt
- Cảm thấy mệt mỏi
- Mất cảm giác ngon miệng khi ăn
- Nước tiểu có màu sẫm hoặc phân có màu đất sét
- Đau cơ, đau khớp và đau dạ dày
- Vàng da hoặc vàng tròng mắt
Các triệu chứng viêm gan B cấp tính thường kéo dài trong 6 tháng và có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Trong trường hợp viêm gan B mạn tính, các triệu chứng có thể kéo dài suốt đời và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về gan như:
- Xơ gan (sẹo ở gan)
- Ung thư gan
- Suy gan
Virus viêm gan B lây lan thông qua máu, tinh dịch và các chất dịch cơ thể khác. Ngoài ra, viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con trong khi sinh. Cụ thể các cách lây lan viêm gan B phổ biến bao gồm:
- Quan hệ tình dục với người nhiễm viêm gan B
- Dùng chung kim tiêm với người bệnh viêm gan B
- Sử dụng chung vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng với người viêm gan B
- Tiếp xúc trực tiếp với máu, chất dịch cơ thể của người bệnh viêm gan B
Các đối tượng được khuyến nghị tiêm vắc xin viêm gan B
Theo khuyến cáo, vắc xin viêm gan B cần được tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn để tránh các rủi ro gây lây lan cho người khác. Trong đó, tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn được khuyến cáo ở các đối tượng bao gồm:
Những người có nguy cơ lây nhiễm thông qua các hoạt động quan hệ tình dục:
- Quan hệ tình dục với bạn tình có kháng khuyên bề mặt viêm gan B (HBsAg)
- Những người hoạt động tình dục không an toàn hoặc thường xuyên quan hệ tình dục với bạn tình mới (chẳng hạn như người có nhiều hơn một bạn tình trạng 6 tháng)
- Những người có nguy cơ viêm gan B cao hoặc đang điều trị các bệnh lây qua đường tình dục
- Nam giới quan hệ tình dục đồng giới
Những người có nguy cơ nhiễm trùng viêm gan B khi tiếp xúc quá máu, da hoặc niêm mạc cơ thể như:
- Người thường xuyên sử dụng chung kim tiêm
- Tiếp xúc với người thân hoặc sống chung với người nhiễm viêm gan B
- Nhân viên y tế, nhân viên cứu hộ hoặc người làm việc với dịch tễ, máu hoặc các chất dịch cơ thể khác
- Bệnh nhân tiểu đường từ 19 – 59 tuổi, bệnh nhân tiểu đường trên 60 tuổi tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ điều trị
Các khuyến cáo tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn đối với các đối tượng khác:
- Khách du lịch đến các quốc gia có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B cao
- Người sinh sống cơ các khu vực có tỷ lệ viêm gan B cao
- Bệnh nhân viêm gan C
- Bệnh nhân có các bệnh về gan mãn tính, chẳng hạn như xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh viêm gan do rượu, viêm gan tự miễn hoặc men gan cao
- Bệnh nhân nhiễm HIV
Người lớn nào không nên tiêm phòng viêm gan B?
Tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn được khuyến cáo ở hầu hết mọi người để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh và phòng ngừa lây lan cho người khác. Tuy nhiên một số đối tượng không nên tiêm phòng hoặc cần kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm phòng.
Cụ thể, một số đối tượng không nên tiêm phòng viêm gan B bao gồm:
- Có phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng với các chủng ngừa viêm gan A hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của chủng ngừa viêm gan B.
- Đang có các vấn đề sức khỏe cần điều trị.
- Có tiền sử quá mẫn cảm với nấm men.
Quy trình tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn
Để tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện theo quy trình như sau:
1. Xét nghiệm trước khi tiêm
Trước khi tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm HBsAg và anti-HBs (HBsAb) để xác nhận người bệnh đã nhiễm virus viêm gan B hay chưa và xác định các kháng thể kháng virus viêm gan B trong cơ thể người bệnh.
Nếu kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính, có nghĩa là người bệnh đã nhiễm viêm gan B. Việc tiêm ngừa lúc này là không cần thiết và chủng ngừa không có hiệu quả bảo vệ người bệnh khỏi virus viêm gan B.
Nếu HBsAb dương tính, điều này có nghĩa là người bệnh đã có kháng thể kháng virus viêm gan B. Lúc này bác sĩ sẽ dựa theo nồng độ HBsAb để chỉ định liều lượng vắc xin phù hợp.
Thông tin tham khảo thêm: Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
2. Phác đồ tiêm phòng viêm gan B cho người lớn
Hiện tại có hai phác đồ tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn như sau:
- Phác đồ 0 – 1 – 6: Điều này có nghĩa là người bệnh được tiêm vắc xin theo ba liều, liều thứ hai cách liều thứ nhất 1 tháng và liều thứ ba cách liều thứ hai 5 tháng (cách liều thứ nhất 6 tháng).
- Phác đồ 0 – 1 – 2 – 12: Đây là phác đồ tiêm phòng chia thành 4 liều, 3 liều đầu tiên cách nhau 1 tháng và liều thứ 4 cách liều thứ 3 là 1 năm.
Ngoài ra, người lớn sau khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B nên đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm HbsAb và tiêm phòng nhắc lại sau 5 năm.
Tác dụng phụ của vắc xin viêm gan B
Tương tự như bất cứ loại thuốc và vắc xin khác, tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn có thể dẫn đến một số tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn. Các triệu chứng phổ biến nhất thường la đau cánh tay tại vị trí vết tiêm.
Ngoài ra, đôi khi người tiêm vắc xin có thể gặp một số tác dụng phụ khác kéo dài trong 1 hoặc 2 ngày. Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:
- Đỏ, sưng hoặc ngứa tại vị trí tiêm
- Xuất hiện đốm máu tại vị trí tiêm
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
- Khó chịu, kích động, tâm trạng không ổn định
- Đau họng
- Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
- Sốt trên 38 độ C
- Buồn nôn
Bên cạnh đó, một số ít các trường hợp, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, như:
- Đau lưng
- Ảnh hưởng đến thị lực hoặc tầm nhìn mờ
- Ớn lạnh
- Lú lẫn
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Khó thở hoặc khó nuốt
- Ngất xỉu, choáng váng hoặc mất thăng bằng khi đứng dậy từ tư thế ngồi hoặc nằm
- Ngứa, đặc biệt là ngứa ở bàn tay và bàn chân
- Đau khớp
- Thèm ăn
- Buồn nôn và nôn mửa
- Tê, ngứa ran ở cánh tay và chân
- Đỏ da, đặc biệt là ở tai, mặt, cổ và cánh tay
- Phát ban da, nổi mề đay mẩn ngứa
- Buồn ngủ hoặc mệt mỏi bất thường
- Mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ
- Cứng cổ hoặc đau vai gáy
- Co thắt hoặc đau dạ dày
- Sưng mắt hoặc sưng bên trong niêm mạc mũi
- Mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể bất thường
- Giảm cân
Các tác dụng phụ của vắc xin viêm gan B thường không giống nhau ở mỗi người. Do đó, nếu bạn có các triệu chứng dị ứng hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn
Khi tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
1. Thận trọng khi tiêm vắc xin
Vắc xin phòng ngừa viêm gan B cho người lớn không có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm gan A, C và viêm gan E hoặc các loại virus khác có thể gây ảnh hưởng đến gan. Ngoài ra, vắc xin cũng không thể bảo vệ bạn khỏi bệnh viêm gan B nếu bạn đã nhiễm virus viêm gan, ngay cả khi không xuất hiện các triệu chứng.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tiêm phòng nếu đã từng xuất hiện các phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng với các loại vắc xin viêm gan khác. Ngoài ra, việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B có thể cần được hoãn lại nếu bạn có một trong số các điều kiện sau:
- Bệnh đa xơ cứng
- Bệnh thận hoặc đang chạy thận nhân tạo
- Chảy máu hoặc rối loạn động máu như máu khó đông và dễ bầm tím trên cơ thể
- Có hệ thống miễn dịch suy yếu do bệnh tật hoặc do sử dụng một số loại thuốc khác
- Dị ứng với cao su
- Rối loạn thần kinh hoặc có các bệnh lý ảnh hưởng đến não bộ
- Những người bị cảm nhẹ có thể tiêm vắc xin. Tuy nhiên nếu bạn bị cúm hoặc cảm nặng, bạn nên chờ đến khi cơ thể khỏe hẳn để tiêm phòng.
2. Tiêm vắc xin cho phụ nữ có thai và đang cho con bú
Hiện tại các bác sĩ không biết liệu tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn có gây hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh hay không. Do đó, hầu hết các trường hợp các bác sĩ không khuyến cáo tiêm vắc xin trong trường hợp này. Tuy nhiên, nếu bạn có nguy cơ nhiễm viêm gan B cao, bác sĩ có thể cân nhắc về các rủi ro và lợi ích khi tiêm phòng vắc xin.
Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B là tiêm phòng vắc xin. Vắc xin được đề nghị sử dụng ở cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người trường thành để tránh các nguy cơ nhiễm bệnh. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!