Mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không?

Mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ vô sinh, hiếm muộn. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới.

Mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không
Tìm hiểu thông tin mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không để có kế hoạch sinh con phù hợp

Thụ tinh nhân tạo là gì?

Thụ tinh nhân tạo là phương pháp điều trị, hỗ trợ sinh sản được sử dụng để đưa tinh trùng trực tiếp đến cổ tử cung hoặc tử cung với hy vọng hình thành bào thai. Hiện tại, thụ tinh nhân tạo được xem là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn.

Hiện tại có hai phương pháp để thụ tinh nhân tạo là thụ tinh trong lòng tử cung (IUI) và thụ tinh nội sọ (ICI). Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể được chỉ định sử dụng thuốc để kích thích sự phát triển các nang noãn và tăng cơ hội thụ thai.

Mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không?

Nhiều phụ nữ trung niên thường thắc mắc mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không? Tìm hiểu về vấn đề này là điều cần thiết, đặc biệt là đối với phụ nữ vô sinh, hiếm muộn hoặc đối với các gia đình muốn có thêm con.Điều quan trọng là bạn cần hiểu được thời gian chuyển tiếp giữa mãn kinh và kinh nguyệt để có biện pháp kiểm soát phù hợp. Ngay cả khi bạn không kinh nguyệt trong nhiều tháng hoặc không có các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh, điều này không có nghĩa là bạn không thể mang thai tự nhiên. Tuy nhiên, khả năng mang thai thường thấp hơn rất nhiều so với độ tuổi sinh sản.

Một người phụ nữ được cho là mãn kinh hoàn toàn khi không có chu kỳ kinh nguyệt trong suốt 12 tháng. Sau khi mãn kinh, nồng độ LH và FSH vẫn cao và nồng độ estrogen và progesterone sẽ giảm. Lúc này một người phụ nữ không còn rụng trứng và không thể thụ thai tự nhiên.

Mặc dù buồng trứng không tiến hành rụng trứng nhưng một phụ nữ đã mãn kinh, không thực hiện cắt bỏ buồng trứng vẫn có khả năng mang thai thông qua các biện pháp hỗ trợ.

Thụ tinh nhân tạo đã được chứng minh là có thể giúp phụ nữ đã mãn kinh mang thai. Có một số cách thụ tinh nhân tạo được áp dụng ở phụ nữ đã mãn kinh bao gồm:

Đối với phụ nữ mới vừa mãn kinh (1 – 2 năm) buồng trứng vẫn còn hoạt động, bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp kích thích các nang noãn phát triển trở lại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phương pháp này không an toàn bởi vì các nang phát triển từ trứng này thường có các bất thường trong nhiễm sắc thể, không thể phát triển thành thai nhi khỏe mạnh hoặc dẫn đến dị tật bẩm sinh.

Đối với phụ nữ đã mang kinh lâu mãn, buồng trứng sẽ teo lại dần dần, các nang noãn cũng trở nên nhỏ lại, do đó không thể kích thích phát triển tự nhiên. Lúc này, nếu muốn mang thai cách duy nhất là thụ tinh trong ống nghiệm. Một số phụ nữ có thể thực hiện đông lạnh trứng trong độ tuổi sinh sản để bảo quản trứng ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài. Khi đã mãn kinh, nếu có nhu cầu mang thai có thể sử dụng trứng này để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

Nếu không có trứng dự trữ, cách duy nhất để mang thai trong độ tuổi mãn kinh là sử dụng trứng hiến tặng.

Bên cạnh đó, để đảm bảo quá trình thụ tinh nhân tạo không xảy ra rủi ro, người phụ nữ có thể cần thực hiện một số liệu pháp hormone để cơ thể sẵn sàng cho việc mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình mang thai diễn ra an toàn, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe sinh sản để tránh các biến chứng trong thai kỳ.

Quy trình thụ tinh nhân tạo cho phụ nữ đã mãn kinh

Quá trình thụ tinh nhân tạo ở phụ nữ đã mãn kinh được thực hiện dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên môn. Cụ thể quy trình bao gồm:

1. Kích trứng

Ở phụ nữ mới vừa mãn kinh, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp kích thích để các nang trứng phát triển. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

  • Tiêm các loại hormone kích thích phát triển nang trứng vào cơ thể phụ nữ trong vòng 10 – 12 ngày. Thuốc có thể thúc đẩy phát triển nhiều trứng cùng một lúc.
  • Ngăn rụng trứng sớm để tránh gây khó khăn cho quá trình thụ tinh nhân tạo. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc để đảm bảo trứng rụng theo kế hoạch đã chỉ định.
  • Bổ sung progesterone vào những ngày rụng trứng để tăng độ dày ở niêm mạc tử cung.
kích trứng để thụ tinh nhân tạo
Bác sĩ có thể tiêm hormone hoặc các phẩm kích thích để giúp các nang trứng phát triển

2. Chọc hút lấy trứng

Bác sĩ tiến hành sử dụng kim chọc hút trứng để nuôi cấy và ủ. sau khi trứng đủ điều kiện phát triển sẽ được cấy với tinh trùng để quá trình thụ thai diễn ra.

3. Tạo phôi thai

Nếu chất lượng tinh trùng ổn định, tinh trùng sẽ được trộn cùng với trứng và được ủ trong một thời gian nhất định để hình thành phôi thai.

Nếu tinh trùng yếu, bác sĩ có thể tiêm trực tiếp tinh trùng vào trứng để đảm bảo quá trình thụ tinh diễn ra.

4. Cấy ghép thai

Sau quá trình thụ thai, phôi thai sẽ được nuôi cấy trong 2 – 5 ngày trong phòng thí nghiệm để xác định số lượng phôi có thể phát triển thành bào thai. Tùy thuộc vào mong muốn của người thụ tinh nhân tạo, bác sĩ có thể bảo quản lạnh một số phôi thai.

Một vài phôi thai sẽ được kết hợp với một lượng nhỏ dung dịch có chứa trong một ống tiêm, gắn với một ống dài khác và dẫn sâu vào bên trong tử cung. Phôi thai sẽ phát triển thành bào thai và bám vào niêm mạc tử cung.

Trong thời gian cấy ghép thai, thai phụ cần nhập viện để kiểm tra, theo dõi và xử lý các rủi ro có thể xảy ra.

cấy ghép phôi thai thụ tinh nhân tạo
Phôi thai sẽ được cấy ghép vào tử cung của người mẹ để phát triển thành bào thai

5. Thử thai

Sau khi chuyển phôi thai vào tử cung được hai tuần, thai phụ sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm hCG để xác định quá trình thụ tinh nhân tạo có thành công hay không. Nếu không thành công, bác sĩ có thể thực hiện lại quy trình cấy ghép thai bằng các phôi thai đã bảo quản trước đó.

Thông thường một phụ nữ đã mãn kinh có thể cố gắng thụ thai trong ống nghiệm khoảng 3 – 4 lần trước khi cân nhắc các biện pháp khác.

Rủi ro khi thụ tinh nhân tạo ở phụ nữ đã mãn kinh

Phụ nữ đã mãn kinh có thể mang thai với các công cụ hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các phương pháp hỗ trợ, bạn nên tìm hiểu các rủi ro để cân nhắc một cơ hội mang thai khỏe mạnh.

1. Ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ

Nguy cơ biến chứng sức khỏe trong thai kỳ tăng lên theo độ tuổi của thai phụ. Bất cứ phụ nữ nào có ý định sinh con sau 35 tuổi cần cân nhắc một số vấn đề như:

rủi ro mang thai sau khi mãn kinh
Trao đổi với bác sĩ để xác định các rủi ro khi mang thai sau khi đã mãn kinh
  • Cố gắng thụ tinh nhân tạo nhiều lần, đặc biệt là thụ tinh trong ống nghiệm có thể tăng nguy cơ sinh con sớm, nhẹ cân trong thai kỳ hoặc sinh khó.
  • Tăng nguy cơ bệnh tiểu đường trong thai kỳ, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Huyết áp cao, có nguy cơ tiền sản giật, do đó cần theo huyết áp và sử dụng thuốc để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Động thai, người mẹ có thể được yêu cầu nghỉ ngơi tại giường, sử dụng thuốc để tránh các rủi ro và sinh mổ.
  • Dễ gặp biến chứng nhau tiền đạo, là tình trạng có thể gây chảy máu nghiêm trọng và cần sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Sẩy thai hoặc thai chết lưu.
  • Sinh non hoặc sinh con nhẹ cân, đặc biệt là ở phụ nữ sau 50 tuổi và thụ tinh trong ống nghiệm.

Độ tuổi càng lớn, nguy cơ càng cao và cáng có nhiều khả năng gặp các biến chứng trong thai kỳ cũng như những vấn đề phức tạp khi sinh nở. Do đó, phụ nữ đã mãn kinh nên cân nhắc các rủi ro trước khi mang thai.

2. Dị tật ở thai nhi

Một phụ nữ đã mãn kinh, nguy cơ sinh con có bất thường về nhiễm sắc thể thường tăng lên và dẫn đến dị tật bẩm sinh. Các nguy cơ cụ thể bao gồm:

  • Sinh non, nhẹ cân
  • Nguy cơ mắc Hội chứng Down, dị tật xương và các bệnh tim mạch.
  • Chậm phát triển, dễ bị tự kỷ hoặc có các vấn đề về nhận thức.

Nguy cơ sinh con dị tật bẩm sinh ở phụ nữ đã mãn kinh rất cao. Do đó, trước khi mang thai người mẹ cần được sàng lọc trước sinh để kiểm tra, đảm bảo an toàn hoặc ngừng thai kỳ khi cần thiết.

Chuẩn bị để thụ tinh nhân tạo ở phụ nữ đã mãn kinh

Mang thai là một giai đoạn quan trọng và cần chuẩn bị nhiều vấn đề, đặc biệt là ở phụ nữ đã mãn kinh. Để tránh các rủi ro và biến chứng thai kỳ không mong muốn, bạn nên lưu ý một số vấn đề như:

lưu ý khi mang thai sau khi mãn kinh
Duy trì chế độ ăn uống phù để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ
  • Kiểm tra sức khỏe và trao đổi với bác sĩ chuyên môn: Trước khi quyết định sinh con, phụ nữ trung niên cần đảm bảo các vấn đề sức khỏe để tránh các rủi ro không mong muốn. Đến bệnh viện để gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
  • Sàng lọc sức khỏe trước thai kỳ: Phụ nữ lớn tuổi cần được kiểm tra các nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, huyết áp, protein hoặc mức đường huyết để hạn chế tối đa các rủi ro khi mang thai.
  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết từ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, thịt nạc và các sản phẩm sữa ít béo. Ngoài ra, bổ sung các nguồn thực phẩm chứa nhiều axit folic, chẳng hạn như rau xanh, đậu khô, gan và một số loại trái cây có múi để đảm bảo sức khỏe khi mang thai.
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh, tránh tình trạng thừa cân, béo phì để giảm nguy cơ sinh non và các vấn đề trong thai kỳ như tiểu đường hoặc huyết áp cao.
  • Tập thể dục thường xuyên có thể giữ cân nặng khỏe mạnh, tăng cường cơ bắp và giảm căng thẳng. Trao đổi với bác sĩ về chế độ luyện tập phù hợp.
  • Không hút thuốc và uống rượu để hạn chế các khiếm khuyết về tinh thần và thể chất ở thai nhi. Ngoài ra, hút thuốc làm tăng nguy cơ nhẹ cân ở thai nhi.
  • Sử dụng thuốc, các chất bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn khi mang thai.

Sau khi mãn kinh, phụ nữ có thể mang thai và sinh con thông qua các biện pháp hỗ trợ như thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, điều này thường dẫn đến nhiều rủi ro và cần được chăm sóc cẩn thận. Do đó, nếu có ý định sinh con sau khi đã mãn kinh, phụ nữ nên đến bệnh viện để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *