Vì sao trẻ bị dị ứng sữa mẹ? Khắc phục được không?
Nội dung bài viết
Dị ứng sữa mẹ là hiện tượng tương đối hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đây cũng là tình trạng dị ứng khá nguy hiểm, cần được theo dõi và điều trị tích cực để giảm tổn thương cho trẻ nhỏ – đối tượng vốn có hệ miễn dịch và tiêu hóa chưa hoàn thiện.
Dấu hiệu, nguyên nhân dị ứng sữa mẹ
Dị ứng sữa mẹ là tình trạng tương đối hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng khi đang bú sữa mẹ hoàn toàn. Hiện tượng này xuất hiện bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ nhận nhầm protein trong sữa mẹ là protein gây hại sinh ra các kháng thể chống lại phản ứng của protein dẫn đến hiện tượng dị ứng.
Làm sao để biết trẻ bị dị ứng sữa mẹ và nên xử lý thế nào trong trường hợp này? Cùng tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo của bài viết.
Khi trẻ bị dị ứng, có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Tiêu chảy: Tình trạng tiêu chảy khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, các mẹ nên lưu ý đến khả năng con đang bị dị ứng với sữa mẹ.
- Nổi mẩn, phát ban: Nếu sau khi bú sữa mẹ, trẻ nổi mẩn trên da, xuất hiện các vết chàm và phát ban trên da gây ngứa ngáy thì đó có thể là dấu hiệu dị ứng ở trẻ.
- Nôn trớ nhiều: Hiện tượng nôn ói, trào ngược ở trẻ diễn ra thường xuyên kể cả khi không phải sau giờ ăn có thể là biểu hiện của dị ứng sữa, các bà mẹ nên lưu ý để đưa con đến bác sĩ.
- Trẻ gặp vấn đề về hô hấp sau khi bú: Một trong các triệu chứng của dị ứng sau khi bú mẹ là trẻ có biểu hiện khò khè, khó thở, có đờm trong mũi hoặc trong họng.
- Quấy khóc, cáu gắt: Đây chính là thông điệp bé muốn nói với mẹ khi cơ thể khó chịu. Sau khi bú mẹ bé vẫn quấy khóc và cáu gắt thì có thể do đang bị đau bụng bởi dị ứng.
Khi trẻ có các biểu hiện như trên, các bà mẹ nên nghĩ đến tình huống con bị dị ứng để đưa con đến bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Trẻ em bị dị ứng khi bú mẹ bởi những nguyên nhân sau:
- Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh cơ thể rất nhạy cảm, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch đều chưa được hoàn thiện nên cơ thể nhạy cảm với sữa, gây nên tình trạng dị ứng sữa.
- Trong sữa mẹ có chứa Lactose và Protein là hai chất có thể gây nên tình trạng dị ứng với protein sữa ở trẻ nhỏ.
- Trong một số trường hợp có thể trẻ bị dị ứng với một số thành phần trong thức ăn mà mẹ dung nạp vào cơ thể.
- Nếu cơ thể mẹ bị dị ứng có thể có yếu tố di truyền sang con, làm tăng nguy cơ dị ứng ở con nhiều hơn.
Cách điều trị dị ứng sữa mẹ hiệu quả
Khi thấy trẻ nhỏ có dấu hiệu dị ứng với sữa mẹ, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị. Tại đây, các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng dị ứng của con và xác định các nguyên nhân gây ra dị ứng ở mẹ.
Mẹ có thể cho bé ngừng bú sữa mẹ và thay thế bằng các loại sữa khác phù hợp với độ tuổi theo sự tham vấn của bác sĩ dinh dưỡng.
Nếu xác định được nguồn thực phẩm gây dị ứng cho bé thông qua sữa mẹ, người mẹ nên dừng ngay việc sử dụng các sản phẩm đó và có thể phải kiêng ít nhất trong 6 tháng đến 1 năm.
Đặc biệt, cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm, vì thế khi trẻ bị dị ứng, tuyệt đối không được cho trẻ sử dụng bất cứ một loại thuốc chống dị ứng nào mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Lưu ý khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ
Để hạn chế tình trạng trên và giúp con có quá trình phát triển thoải mái và an toàn, các mẹ nên lưu ý những điều sau:
- Luôn quan sát trạng thái của con khi bú mẹ, theo dõi ngay cả khi sau bữa ăn để nhận ra triệu chứng dị ứng nếu có.
- Luôn ghi nhớ các thực phẩm sử dụng hàng ngày để dễ dàng xác định thực phẩm lạ, thực phẩm có thể gây dị ứng cho con để tránh không sử dụng.
- Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ít có nguy cơ dị ứng với sữa hơn trẻ em được nuôi bằng sữa công thức.
Ngoài các lưu ý trên, các mẹ có thể cần ghi nhớ một số thực phẩm nên kiêng, tránh dị ứng cho con trong quá trình bú mẹ. Vậy để bé tránh bị dị ứng khi bú mẹ, mẹ nên kiêng ăn gì?
- Nên kiêng các sản phẩm từ sữa, trứng, ngô và đậu phộng. Đây là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng nhất mà các mẹ nên tránh nếu con có nguy cơ bị dị ứng cao. Đặc biệt sữa bò làm tăng nguy cơ dị ứng ở con nhiều nhất.
- Socola và các sản phẩm từ lúa mì cũng có khả năng gây dị ứng cho con.
- Một số thực phẩm có mùi khó chịu, tỏi và hành tây cũng là nhóm thực phẩm nên tránh khi cho con bú tránh dị ứng.
- Không nên sử dụng đồ ăn cay hoặc các loại thực phẩm có tính nóng dễ gây dị ứng cho con hơn.
Trên đây là tổng quan về tình trạng dị ứng sữa mẹ ở trẻ các bà mẹ cần biết để chủ động phòng tránh và can thiệp điều trị cho con mình nếu không may bị dị ứng.
Cơ thể trẻ rất nhạy cảm và cần sự chăm sóc kỹ của người lớn, vì vậy cha mẹ luôn quan tâm, để ý hành vi và lắng nghe sự thay đổi trạng thái của con nhỏ để giúp con có quá trình trưởng thành an toàn và vui vẻ.
Tìm hiểu thêm:
Tin bài nên đọc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!