Nguyên nhân khiến da bị dị ứng nước và cách điều trị
Nội dung bài viết
Dị ứng nước là căn bệnh có tỷ lệ mắc gia tăng nhanh hiện nay. Khi mắc bệnh, trên da sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mề đay hoặc mẩn ngứa. Vậy nguyên nhân dị ứng nước là gì, triệu chứng bệnh ra sao, cách điều trị như thế nào?
Dị ứng nước do đâu? Triệu chứng nhận biết?
Nước là một phần của cơ thể và rất quen thuộc đối với đời sống. Do đó, việc dị ứng với nước khiến nhiều người cảm thấy ngạc nhiên.
Dị ứng nước là hiện tượng biểu bì da bị kích ứng với nguồn nước đang tiếp xúc. Cho đến nay, chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định chính xác căn nguyên gây dị ứng.
Nhiều giả thiết đặt ra rằng, trong nước chứa một số thành phần không phù hợp khiến cơ địa phản ứng lại. Việc sản sinh kháng thể khiến lượng histamin gia tăng, từ đó dẫn đến tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Có rất nhiều dạng dị ứng. Trong đó những nguồn nước sau là nguồn gốc gây bệnh chủ yếu:
- Dị ứng nước máy: Đây là loại nước được xử lý và làm sạch bằng Clo. Nhiều khả năng người bệnh bị dị ứng do hoạt chất Clo có trong nguồn nước.
- Dị ứng với nước giếng: Nước giếng khoan có thể nhiễm thủy nhân, kim loại hoặc hóa chất do nhà máy thải ra. Đây là yếu tố cao gây tình trạng dị ứng.
- Dị ứng nước hồ bơi: Một trong những nguồn nước chứa nhiều chất bẩn là hồ bơi. Việc quá nhiều người tắm hoặc bơi lội khiến nó tồn tại các vi sinh vật, vi trùng, thậm chí là hóa chất khử trùng. Đây đều là các tác nhân khiến biểu bì da dễ bị mẩn ngứa, nổi mụn.
- Dị ứng nước biển: Các vùng biển nước mặn chứa nhiều muối cùng các tạp chất khác. Khi cơ địa không tương thích với những hoạt chất này, cơ thể sẽ phát sinh dị ứng.
- Dị ứng nước mưa: Hiện nay tình trạng ô nhiễm ngày càng cao khiến nước mưa tồn tại nhiều chất gây hại. Nếu da tiếp xúc với độc tố, nó sẽ bắt đầu nổi mẩn, mụn nước và sinh ra cảm giác ngứa ngáy.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như dị ứng nước lạnh, dị ứng nước hoa, dị ứng nước muối sinh lý, nước tẩy trang, thậm chí cả nước lọc…
Khi bị dị ứng, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng điển hình như:
- Da nổi mẩn, nổi mề đay ngứa ngáy.
- Biểu bì da xuất hiện tình trạng phát ban, mụn nước, khi vỡ còn cảm thấy đau rát.
- Khó thở, khó nuốt, đầu óc choáng váng,…
Cách điều trị dị ứng nước hiệu quả
Dị ứng nước không nguy hiểm tính mạng nhưng lại là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt. Khi gãi nhiều, da sẽ bị tổn thương dẫn đến bội nhiễm.
Để chẩn đoán nguyên nhân và mức độ mắc bệnh, bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm. Phổ biến nhất là để làn da tiếp xúc với nước (35 độ C) trong khoảng 30 phút.
Sau khi đã xác định được mức độ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp.
Cách chữa dị ứng nước bằng thuốc tây
Cách điều trị phổ biến nhất hiện nay là ngăn chặn khả năng phát triển của bệnh. Để làm được điều này, bác sĩ có thể kê các đơn thuốc tây.
Triệu chứng dị ứng nước sẽ được đẩy lùi chỉ trong vài ngày khi sử dụng những loại thuốc sau:
- Thuốc uống: Tình trạng dị ứng xuất hiện khi hàm lượng histamin tăng cao hơn mức bình thường. Vì vậy, bác sĩ sẽ kê một số đơn thuốc có tác dụng kháng histamin như Hydroxyzine hoặc Dexclorpheniramin,… Tuy nhiên những loại thuốc này có thể khiến người bệnh cảm thấy buồn ngủ.
- Thuốc tiêm: Muốn cải thiện nhanh tình trạng dị ứng, người bệnh nên tiêm trực tiếp thuốc kháng thụ thể H1 nhằm điều trị các bệnh mề đay hoặc dị ứng ngoài da,…
- Thoa kem: Đây là nhóm thuốc có tác dụng tại chỗ. Nó giúp kháng khuẩn, đẩy lùi ngứa ngáy và giảm sưng đau. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể kết hợp giữa thuốc uống và thuốc bôi để rút ngắn thời gian khỏi bệnh. Tuy nhiên cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng của bác sĩ. Nếu lạm dụng, gan thận sẽ bị ảnh hưởng, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng ngộ độc.
Chữa dị ứng bằng biện pháp quang học
Biện pháp ngoại khoa nghĩa là sử dụng quang học để chữa dị ứng. Bác sĩ sẽ sử dụng bức xạ tia cực tím A (ánh sáng PUVA) và bức xạ tia cực tím B (PUVB) nhằm ức chế sự hoạt động của thụ thể histamin.
Cách chữa này có tác dụng nhanh, giảm triệu chứng tức thì nhưng chỉ có hiệu quả tạm thời. Bên cạnh đó, nó còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến biểu bì da.
Trong suốt thời gian điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của y, bác sĩ để không khiến bệnh xấu đi.
Đông y trị dị ứng nước
Đông y cho rằng, dị ứng thuộc chứng phong sang, phong ngứa. Tác nhân gây bệnh được xác định bởi hai yếu tố:
- Do sự xâm nhập của các dị nguyên, làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tạng phủ.
- Cơ thể nhiễm ngoại tà, phong hàn, thời khí ôn dịch,… gây uất kết ở biểu bì da.
Nguyên tắc trị dị ứng của y học cổ truyền là an thần, trừ tà, lợi tiểu, tiêu độc. Dựa trên từng mức độ, các dược liệu trong mỗi bài thuốc đều được điều chỉnh theo liều lượng hợp lý.
Thành phần thảo dược lành tính sẽ bảo vệ sức khỏe của các bệnh nhân. Khi sử dụng, người bệnh không gặp tác dụng phụ hay bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đối với cơ thể.
Bên cạnh đó, cơ chế điều trị chuyên sâu còn giúp đẩy lùi chất độc hại và mang đến hiệu quả bền vững. Khi chức năng của các tạng được phục hồi, hệ miễn dịch được củng cố, bệnh khó có cơ hội tái phát.
Tuy nhiên, tác dụng sẽ phát huy dựa trên cơ địa của từng người. Vì vậy bệnh nhân cần kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của các lương y.
Cách trị dị ứng nước tại nhà
Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo điều trị bằng dân gian. Tiêu biểu như:
- Mật ong: Vệ sinh sạch sẽ cơ thể. Tiếp theo thoa mật ong lên vùng da bị dị ứng và đợi trong 10 – 15 phút. Cuối cùng rửa lại với nước ấm.
- Nha đam: Nha đam đem rửa sạch rồi cạo vỏ. Nạo phần gel trong lõi và đắp lên khu vực bị ngứa. Ngồi đợi trong 15 phút, vệ sinh bằng nước sạch.
- Trà hoa cúc: Thức uống này mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó không chỉ giúp tinh thần thoải mái mà còn hỗ trợ đẩy lùi các bệnh dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay,… Khi uống trà hoa cúc thường xuyên, các triệu chứng ngứa ngáy sẽ được kiểm soát tốt hơn.
Chăm sóc, phòng ngừa dị ứng nước
Bên cạnh đó, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe đúng cách để đẩy lùi nhanh các triệu chứng.
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn nước gây dị ứng như nước sông, nước hồ, nước giếng khoan, nước ở bể bơi,…
- Thay vì đi bơi hoặc tắm ở nguồn nước không sạch sẽ, bạn nên vệ sinh cơ thể hằng ngày bằng nước sạch và các loại sữa tắm phù hợp với làn da. Khi bị ngứa, hành động gãi là điều không tránh khỏi.
- Đừng gãi quá mạnh vì sẽ làm da trầy xước, tổn thương và viêm nhiễm.
- Bổ sung nhiều các loại rau và trái cây tươi có thể tăng sức đề kháng và đẩy lùi triệu chứng. Ngược lại, bệnh nhân nên hạn chế rượu bia, thuốc lá, thịt bò,… vì có thể khiến bệnh nặng hơn.
Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định chính xác nguyên nhân gây dị ứng nước. Vì vậy, người bệnh cần có biện pháp chăm sóc sức khỏe để hạn chế tình trạng tái phát. Nếu muốn quá trình điều trị an toàn, hiệu quả, hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa.
Không thể bỏ qua:
Tin bài nên đọc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!