Dấu hiệu dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị

Dị ứng thuốc kháng sinh là tình trạng cơ thể có những phản ứng quá mức và gây hại cho sức khỏe khi chúng ta nạp một lượng kháng sinh vào người. Đối với cơ đại của từng người mà dị ứng kháng sinh sẽ biểu hiện ở các mức độ khác nhau.

Khi kháng sinh đi vào cơ thể, một số loại chất có trong kháng sinh có thể khiến cơ thể hiểu lầm đó là các dị nguyên và thực hiện ngay cơ chế phản ứng đào thải những chất này. Các dị nguyên kết hợp với lympho tế bào mẫn cảm hay các kháng thể, từ đó hình thành dị ứng.

Dị ứng thuốc kháng sinh là một hiện tượng dễ gặp
Dị ứng thuốc kháng sinh là một hiện tượng dễ gặp

Mức độ dị ứng với kháng sinh nặng hay nhẹ thì không phụ thuộc vào việc bạn sử dụng chúng với số lượng bao nhiêu, điều quan trọng là ở mức độ nhạy cảm của cơ thể bạn.

Khi bị dị ứng, bạn sẽ có thể cảm nhận ngay được thông qua sự ngứa ngáy trên da, đỏ rộp. Nếu người bệnh bị tái dị ứng với kháng sinh nhiều lần thì rất dễ dẫn đến biến chứng nặng nề và hoàn toàn có thể gây tử vong.

Dấu hiệu nhận biết bị dị ứng thuốc kháng sinh

Khi bạn sử dụng kháng sinh vào cơ thể theo đường uống, tiêm, truyền,… thì chúng sẽ sinh ra những phản ứng dị ứng sau khoảng 1 tiếng đồng hồ. Cũng có những trường hợp vài ngày sau những cơn dị ứng mới bắt đầu xuất hiện. Một số triệu chứng dị ứng mà bệnh nhân gặp phải sẽ là:

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay trên da là biểu hiện lâm sàng của bệnh, chúng xuất hiện ở mọi trường hợp dị ứng với kháng sinh từ nặng cho đến nhẹ. Biểu hiện này thường xuất hiện khi người bệnh dung nạp các loại kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, giảm đau,… vào trong cơ thể.

Phản ứng nổi mề đay có thể xuất hiện rất sớm chỉ sau 10 phút hoặc sau khoảng vài ngày. Người bệnh sẽ có thể cảm nhận được những cơn nóng, ngứa ngáy và bắt đầu xuất hiện các nốt sẩn trên da như bị muỗi đốt. Nếu chúng ta gãi ngứa liên tục thì những nốt mề đay này sẽ có khả năng lan rộng ra xung quanh.

Sưng phù mạch

Tình trạng sưng phù mạch cũng là một hiện tượng dễ dàng nhận thấy ở người bị dị ứng. Sau khi uống thuốc khoảng 20 phút biểu hiện sưng phù sẽ bắt đầu lộ diện và diễn ra rất đột ngột. Những vị trí thường bị sưng to là dưới bề mặt da, lưỡi, bàn tay, môi,…

Hiện tượng sưng phù mạch là một biểu hiện của dị ứng
Hiện tượng sưng phù mạch là một biểu hiện của dị ứng

Sưng phù mạch xuất hiện ở miệng, lưỡi, cổ họng sẽ làm cho đường thở bị tắc nghẽn. Bệnh nhân sẽ cảm nhận những cơn khó thở, đau tức nơi lồng ngực,… Điều này cũng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy để thực hiện trao đổi chất ở cơ thể và thiếu oxy đưa lên não. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng co giật khi sốc phản vệ.

Nổi mụn nước

Đây cũng nằm trong nhóm hiện tượng phổ biến khi bị dị ứng, tình trạng nổi mụn nước kèm theo sự ngứa ngáy. Đặc biệt chúng thường diễn ra vào buổi tối đêm khi chúng ta đi ngủ dẫn đến tình trạng mất ngủ ở nhiều người. Tuyệt đối không nên gãi mạnh hoặc cào mủ bởi chúng sẽ làm lây lan vi khuẩn sang các vùng da lành khác và khiến bệnh lan rộng.

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một hiện tượng tai biến của dị ứng cực kỳ nguy hiểm ở mọi đối tượng, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Sốc có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cao bởi chúng có ảnh hưởng nặng nề đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Sốc phản vệ có thể gây bất tỉnh và tử vong
Sốc phản vệ có thể gây bất tỉnh và tử vong

Những biểu hiện của sốc phản vệ thường xuất hiện luôn hoặc cũng có thể sau vài ngày nên bạn rất khó lường trước được. Bởi vậy, bạn đọc cần nắm rõ những biểu hiện của sốc phản vệ để kịp thời cấp cứu như sau: Suy hô hấp, khó thở, mặt tím tái, co giật, chóng mặt, tim đập nhanh, huyết áp tụt, rối loạn tiêu hóa không kiểm soát, choáng váng, bất tỉnh,…

Đối tượng có nguy cơ bị dị ứng kháng sinh?

Dị ứng với kháng sinh là bệnh lý không hiếm gặp và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên những nhóm người sau chắc hẳn sẽ bị mắc dị ứng với kháng sinh nhiều hơn người bình thường:

  • Đã có tiền sử bị dị ứng với bất kỳ thứ gì.
  • Đã từng có phản ứng dị ứng với một số loại thuốc khác.
  • Mắc một số bệnh thường bị dị ứng với thuốc như HIV.
  • Yếu tố di truyền dị ứng trong gia đình.
  • Thường xuyên sử dụng nhiều kháng sinh như dùng liều cao, dùng nhiều lần, dùng điều trị trong thời gian dài,…

Cách điều trị dị ứng thuốc kháng sinh

Khi bị dị ứng, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan bởi chúng ta sẽ không bao giờ lường trước được mối nguy hại mà chúng có thể gây ra cho bản thân mình. Do đó hãy nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất ngay khi biết mình bị dị ứng.

di-ung-thuoc-khang-sinh
Thăm khám sớm để kiểm soát tình trạng bệnh

Đặc biệt là đối với tình trạng sốc phản vệ, bạn cần đến ngay các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Những triệu chứng mà bạn cần ghi nhớ đó là:

  • Cảm nhận khó thở, thở khò khè.
  • Sưng phù vùng cổ, da mặt, miệng, lưỡi.
  • Đường thở bị tắc nghẽn.
  • Tim đập nhanh hơn bình thường, có hiện tượng loạn nhịp đập.
  • Mất đi tri giác, có thể mất thị lực tạm thời.
  • Cơ thể buồn nôn hoặc nôn.
  • Co giật do thiếu oxy.
  • Bất tỉnh.

Song song với việc thăm khám, bạn cũng có thể xử lý và kiểm soát tình trạng dị ứng trên cơ thể như sau:

  • Ngưng ngay việc sử dụng kháng sinh hoặc những loại thuốc đang bị nghi ngờ gây ra tình trạng dị ứng.
    Uống thật nhiều nước để thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra ngoài ở gan và thận, đồng thời giúp giảm triệu chứng của dị ứng.
  • Có thể dùng thuốc kháng Histamin, thuốc tiêm Epinephrine để tiêm vào bắp đùi phần tĩnh mạch. Nếu cần thiết bạn hoàn toàn có thể tiêm qua lớp quần áo.
  • Nên nằm ở tư thế nằm ngửa, đầu đặt thấp và phần chân cao hơn. Trong trường hợp bị buồn nôn hoặc nôn thì nên thay đổi tư thế nằm sang nằm nghiêng một bên, không được đứng hoặc ngồi.
  • Nếu thực hiện tiêm Epinephrine một lần nhưng không thấy những dấu hiệu dị ứng thuyên giảm thì cần tiêm luôn sang liều Epinephrine thứ 2, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên khoảng 5 phút.
Tiêm epinephrine khi dị ứng trở nặng
Tiêm epinephrine khi dị ứng trở nặng

Trong trường hợp dị ứng trở nên trầm trọng mà không có khả năng dùng kháng sinh điều trị, bác sĩ sẽ dùng một số loại thuốc thuộc nhóm Corticoid để tiêm hoặc truyền. Ngoài ra, vài thuốc chuyên điều trị dị ứng cũng sẽ được kết hợp chữa trị.

Hãy lưu ý bổ sung đủ nước và điện giải để bù vào những phần đã bị cơ thể đào thải ra ngoài trong quá trình dị ứng. Nếu trong trường hợp bị bội nhiễm nặng buộc phải sử dụng kháng sinh, bác sĩ sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng để chọn ra loại kháng sinh phù hợp và an toàn nhất cho bạn.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng hiệu quả

Dị ứng với thuốc kháng sinh là rất nguy hiểm và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong. Do đó việc nắm rõ thông tin về bệnh cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả là một việc hết sức cần làm để tránh bị dị ứng.

Dưới đây là một số cách nhỏ VHEA đã tổng hợp được xin gửi tới bạn đọc như sau:

  • Tuyệt đối không được sử dụng những loại kháng sinh mà bản thân trước đó đã bị dị ứng.
  • Không sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng nhiều như hải sản, đậu phộng, sữa, thịt đỏ,… để tránh bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Trước khi sử dụng kháng sinh, cần thông báo với người thân hoặc bác sĩ chăm sóc để chúng ta có thể kịp thời kiểm soát thông tin về thuốc và dị ứng.
  • Hãy luôn mang theo thuốc bên mình, đặc biệt là thuốc tiêm Epinephrine để phòng ngừa. Bác sĩ sẽ có thể cho bạn một liều tiêm Epinephrine tự động để bạn có thể tự tiêm vào cơ thể ngay khi bị dị ứng mà chưa được hỗ trợ về mặt y tế.
  • Tuyệt đối không chủ quan mà nên đi khám sớm khi nhận thấy những dấu hiệu của tình trạng dị ứng dù là nhỏ nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản về dị ứng kháng sinh cũng như những biện pháp điều trị và phòng ngừa dị ứng hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc chủ động phát hiện, điều trị và ngăn ngừa dị ứng kháng sinh đối với bản thân mình.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (3 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *