Trẻ bị dị ứng thức ăn: Cách xử lý và thông tin cần biết

Trẻ bị dị ứng thức ăn là hiện tượng phổ biến do đường ruột và hệ miễn dịch của bé còn yếu, trong khi tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa lại khá cao. Khi tiếp xúc với chất mang nhiều dị nguyên, cơ thể dễ phát sinh phản ứng tiêu cực.

Trẻ bị dị ứng thức ăn do đâu? Dấu hiệu nhận biết?

Dị ứng là hiện tượng cơ thể phản ứng khi gặp dị nguyên có trong thức ăn. Hiện tượng này xuất hiện phổ biến ở trẻ sinh ra trong gia đình có người bị dị ứng. Tuy nhiên, dị ứng thức ăn khác với tình trạng không dung nạp thực phẩm.

Thành phần gây dị ứng ở trẻ em là chất đạm có trong thực phẩm. Các protein không dễ bị biến tính bởi nhiệt độ hoặc rất khó phân hủy bởi men phân cắt. Do đó, nó có thể lọt qua lớp màng nhầy hệ tiêu hóa, tiến vào tế bào ruột, thậm chí là máu.

Tình trạng trẻ bị dị ứng thức ăn đang diễn ra phổ biến
Tình trạng trẻ bị dị ứng thức ăn đang diễn ra phổ biến

Trước khi phát sinh tình trạng dị ứng, trẻ từng ít nhất một lần tiếp xúc với nhóm thực phẩm gây kích ứng. Đến lần tiếp theo, kháng thể IgE đã phản ứng với dị nguyên và giải phóng histamin.

Chất trung gian gây ra nhiều biến đổi trong cơ thể và là cơ sở phát sinh dị ứng. Lúc này, trẻ sẽ bị phù nề, giãn mạch gây sung huyết, nổi mẩn, cơ trơn co thắt khiến bụng đau nhức,…

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Hệ thống miễn dịch sai sót khiến cơ thể phản ứng với các chất có trong thức ăn. Triệu chứng dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ phổ biến phải kể đến như:

  • Phát ban, sưng, tấy đỏ
  • Ngứa họng, sưng miệng, co thắt họng, khò khè, hắt xì thường xuyên
  • Buồn nôn, tiêu chảy
  • Hoa mắt, chóng mặt, khó thở, giảm huyết áp, nguy cơ cao gây tử vong

Ngoài ra, một số trẻ còn xuất hiện triệu chứng hen, viêm da, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, táo bón, chảy nước mũi, giảm tập trung và ngủ kém,…

Những loại thức ăn gây dị ứng phổ biến là cá, lạc, trứng, hải sản, hạnh nhân,… Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch của các bé cần thời gian để hình thành phản ứng miễn dịch, do đó, dị ứng thức ăn hiếm khi xảy ra ngay lần đầu tiếp xúc.

Cơ thể trẻ xuất hiện biểu hiện buồn nôn, đau bụng, phát ban
Cơ thể trẻ xuất hiện biểu hiện buồn nôn, đau bụng, phát ban

Theo khảo sát, có tới 40% trẻ nhỏ có khả năng bị dị ứng thức ăn. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào sự thay đổi từ môi trường. Vì vậy, nó sẽ giảm dần theo độ tuổi cũng như lối sống của từng người.

Cách chẩn đoán tình trạng trẻ bị dị ứng

Khi chẩn đoán tình trạng dị ứng thức ăn, bác sĩ sẽ tìm hiểu một số vấn đề về bệnh lý. Chẳng hạn như:

  • Biểu hiện mắc bệnh?
  • Tần suất dị ứng?
  • Thực phẩm đã ăn trước khi phát sinh triệu chứng?
  • Gia đình có ai từng mắc bệnh chưa?

Để kết quả chính xác hơn, nhân viên y tế có thể tiến hành thêm các loại xét nghiệm như:

  • Thử nghiệm trên da: Chích vào da tay hoặc da lưng chiết xuất nghi ngờ gây dị ứng. Sau đó bác sĩ sẽ quan sát phản ứng này trong vòng 15 phút.
  • Xét nghiệm máu: Đây là loại xét nghiệm có thể tìm kháng thể IgE trong máu hoặc trong các loại thực phẩm cụ thể.

Nếu kết quả xét nghiệm không rõ ràng, bác sĩ sẽ cho bé thử thách với thực phẩm. Khi trẻ ăn nhiều nhóm thức ăn nghi ngờ gây dị ứng, nhân viên y tế tiếp tục theo dõi các triệu chứng phát sinh sau đó.

Phương án này được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ. Lý do là vì, nếu không cẩn thận, nó có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng.

Cách chữa trẻ bị dị ứng thức ăn an toàn, hiệu quả

Nguyên tắc chữa dị ứng thức ăn là tránh xa dị nguyên có trong thực phẩm. Vì vậy phụ huynh nên để trẻ hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Khi cha mẹ đã biết loại thực phẩm gây dị ứng, cần thay đổi thói quen ăn uống nhằm bảo vệ sức khỏe của bé.

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể điều trị tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ theo các cách sau:

Điều trị dị ứng bằng thuốc

Mặc dù nhóm thuốc kháng histamin không thể trị khỏi triệt để tình trạng dị ứng nhưng có thể đẩy lùi triệu chứng khó chịu. Các loại thuốc kháng sinh bác sĩ có thể chỉ định gồm: Desloratadine, Azelastine, Hydroxyzine,… Loại thuốc không được kê đơn là Loratadine, Fexofenadine, Diphenhydramine,…

Lưu ý: Để đảm bảo tính an toàn, phụ huynh hãy lắng nghe ý kiến của bác sĩ và cho bé sử dụng theo đúng liều lượng bác sĩ đặt ra.

Thuốc tây là lựa chọn phổ biến để điều trị bệnh cho trẻ
Thuốc tây là lựa chọn phổ biến để điều trị bệnh cho trẻ

Thêm vào đó, bác sĩ có thể tiêm thuốc epinephrine nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt là khi trẻ bị sốc phản vệ và gặp phải các dấu hiệu: khàn tiếng, sưng miệng, cổ họng căng tức, khó thở,…

Cách chữa dị ứng thức ăn tại nhà

Mẹo dân gian chỉ là phương pháp can thiệp tạm thời, đẩy lùi triệu chứng tức thì nhưng không trị bệnh triệt để. Tuy nhiên, phương pháp này tương đối an toàn và không gây phản ứng phụ ảnh hưởng sức khỏe.

Theo đó, cha mẹ có thể áp dụng một số cách giảm dị ứng cho con như sau:

  • Uống nước gừng

Nguyên liệu gồm 1 miếng gừng tươi, mật ong và 250ml nước lọc. Đầu tiên bạn gọt sạch vỏ gừng, thái thành lát, đun sôi trong 10 phút. Đợi đến khi nước gừng ấm thì cho thêm mật ong, hòa tan rồi uống trực tiếp.

  • Sử dụng nha đam

Rửa sạch lá nha đam tươi. Sau đó, bạn cạo lấy gel ở phần lõi rồi sử dụng bông y tế để thấm gel. Tiếp theo, bạn lấy bông thoa lên khu vực bị kích ứng. Sau khi để khô trong 10 – 15 phút. bạn hãy vệ sinh sạch khu vực bị tổn thương bằng nước ấm.

  • Rượu giấm táo

Pha hỗn hợp gồm rượu, giấm táo, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh, 1 chút nước ấm rồi hòa tan. Uốn hỗn hợp 2 lần/ ngày.

Mẹo dân gian không thể thay thế thuốc trị bệnh. Do đó, phụ huynh không lạm dụng cách chữa này cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ nên tham khảo thông tin từ chuyên gia. Lời khuyên của bác sĩ sẽ giúp phụ huynh tìm được phương pháp trị bệnh phù hợp với con.

Cách trị dị ứng thức ăn bằng Đông y

Theo ghi chép của Đông y, dị ứng thuộc chứng phong ngứa, phong sang. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do nóng trong, phong nhiệt, phong thấp, hoạt động của tạng phủ thiếu điều độ. Do quá trình chuyển hóa, âm huyết bất túc, huyết trệ, huyết hư mà phát sinh triệu chứng khó chịu.

Mục tiêu của Đông y là tiêu diệt triệu chứng, loại bỏ dị nguyên, tăng cường sức đề kháng. Để làm được điều này, các bài thuốc nam tập trung điều chỉnh liều lượng thảo dược phù hợp. Nhờ vậy, người bệnh sẽ đạt được kết quả lâu dài và bền vững.

Đặc biệt, dược liệu thuần tự nhiên hoàn toàn phù hợp với cơ địa của trẻ nhỏ. Khi điều trị, các bé vừa được nâng cao sức khỏe vừa không ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên.

Tuy nhiên thuốc nam có vị đắng và cần uống trong thời gian dài. Do đó, phụ huynh và bé cần kiên trì điều trị, không ngừng thuốc giữa chừng.

Thuốc Đông y đảm bảo an toàn khi trị dị ứng cho trẻ nhỏ
Thuốc Đông y đảm bảo an toàn khi trị dị ứng cho trẻ nhỏ

Ngoài việc chữa bệnh, các mẹ nên có biện pháp phòng tránh trẻ bị dị ứng thực phẩm. Chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh hãy cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời.

Đồng thời, người lớn không nên cho bé ăn các món đặc khi chưa đủ 6 tháng tuổi. Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, cha mẹ cần hạn chế món ăn làm từ trứng, sữa bò, lúa mì,…

Khi thấy trẻ bị dị ứng thức ăn, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa dị ứng cho bé vì sức đề kháng còn yếu. Một số loại tân dược có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trong quá trình chữa bệnh, cha mẹ cần cẩn trọng khi chuẩn bị các bữa ăn cho con.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

XEM THÊM

Nhà văn trẻ Hạc Xanh đã có hành trình điều trị mề đay sau sinh thành công và mong muốn chia sẻ kinh nghiệm đến những ai đang bị mề đay hành hạ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *