Dấu hiệu bị dị ứng tôm và cách xử lý, khắc phục

Dị ứng tôm là một trong những dị ứng rất điển hình xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Chúng ta phải nắm rõ những dấu hiệu khi bị dị ứng tôm và cách xử lý nhanh – hiệu quả trước khi dị ứng tiến sang giai đoạn sốc phản vệ nguy hiểm. 

Dấu hiệu nhận biết bị dị ứng tôm

Dị ứng là một trong những phản ứng rất cơ bản của cơ thể khi bạch cầu Lympho báo động sự xâm nhập của dị nguyên – những chất độc, lạ đối với cơ thể và khiến ta phải chú ý để đối phó với chúng.

Các hiện tượng đặc trưng của dị ứng xuất hiện là do tác động của hóc-môn Histamin và nhiều chất khác tạo ra bởi hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

Dị ứng tôm là loại dị ứng thực phẩm phổ biến
Dị ứng tôm là loại dị ứng thực phẩm phổ biến

Đối với dị ứng tôm, hiện tượng này được xếp vào nhóm dị ứng thực phẩm, theo phân loại thuộc nhóm thực phẩm hải sản – nhóm dễ gây dị ứng nhất cho cơ thể.

Dị ứng tôm có thể xảy ra đối với tất cả mọi người không kể giới tính, tuổi tác. Và nguy hiểm hơn cả, triệu chứng này cũng có thể bất thình lình xuất hiện cả trên những người “nghiện” ăn hải sản hoặc thường xuyên ăn tôm.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Vậy làm thế nào ta biết mình đang bị dị ứng tôm? – Dị ứng tôm có thể xảy ra ngay sau khi ta ăn hoặc trong vòng 24h sau ăn và thường là dạng dị ứng cục bộ tức là xảy ra ở cả biểu bì, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa cụ thể như sau:

Dị ứng xuất hiện ở hệ thống hô hấp

Triệu chứng dị ứng hệ thống hô hấp ta gặp rất thường xuyên đó chính là ho, hắt xì, chảy nước mắt, sổ nước mũi, ngứa rát cổ họng dù không bị vi khuẩn, vi rút, nấm tấn công sau khi ăn tôm.

Xét về triệu chứng, dị ứng tôm ở hệ thống hô hấp hơi giống viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết. Nếu chỉ gặp những hiện tượng này sau khi ăn tôm tức là cơ thể đang dị ứng mức độ nhẹ và người bị dị ứng vẫn có thể sinh hoạt bình thường và có thể tự khỏi trong một vài tiếng đến 3 ngày.

Các triệu chứng thường xuất hiện nhiều ở hệ hô hấp
Các triệu chứng thường xuất hiện nhiều ở hệ hô hấp

Song nếu các hiện tượng này chưa dứt hẳn sau 3 ngày hoặc xuất hiện thêm triệu chứng phù nề đường thở, sưng lưỡi, sưng họng, không thể thở, không thể nói chuyện thì dị ứng tôm đã bước sang giai đoạn sốc phản vệ.

Có nhiều người lầm tưởng rằng sốc phản vệ phải xuất hiện ngay lập tức khi cơ thể rơi vào trạng thái shock.

Tuy vậy, trên thực tế ngay việc dị ứng dạng nhẹ như nổi phát ban, ho hắng đã chính là dấu hiệu nhẹ của shock phản vệ rồi. Chỉ khác ở chỗ là cơ thể vẫn còn có thể điều tiết và ta có thể tự can thiệp mà chưa cần tới sự giúp đỡ của bác sĩ ngay.

Chính vì vậy, ta nên phải hết sức cẩn trọng với dị ứng dù nhẹ vì shock phản vệ có thể đến chậm hơn, từ từ hơn ta tưởng nhưng một khi đã xuất hiện thì ta không thể ung dung, chần chừ một giây phút nào cả.

Dị ứng xuất hiện ở da

Nổi mề đay theo mảng, nổi mề đay dạng từng nhóm cục, mẩn ngứa trên da, thậm chí là trong vòm miệng hoặc sưng các bộ phận như mí mắt, miệng, cổ họng, cuống họng, lưỡi, mặt chính là những biểu hiện dị ứng trên biểu bì da sau khi ăn tôm.

Tương tự như dị ứng tại đường hô hấp, những triệu chứng này có thể nổi và tự lặn nhanh chóng khi cơ thể hoàn tất quá trình xử lý, đào thải dị nguyên. Và càng gãi thì các dấu hiệu dị ứng tôm trên da càng lan rộng, khó chịu hơn

Triệu chứng ngộ độc đường tiêu hóa

Dị ứng thực phẩm hay dị ứng tôm khá tương đồng với ngộ độc thực phẩm theo đường tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng nhẹ, âm ỉ có thể gây khiến cơ thể xuất hiện trung tiện nhiều lần hoặc đau bụng từng cơn dữ dội, đầy bụng, tiêu chảy.

Tuy nhiên ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện ở nhiều người trong cùng một bữa ăn trong khi đó dị ứng tôm hay dị ứng bất cứ loại thực phẩm nào thì thường chỉ xuất hiện 1 người (trừ trường hợp nhiều người cùng bị dị ứng tôm nhưng cùng ăn một món chế biến chứa tôm nhưng không nhận ra).

Đau bung - tiêu chảy là những dấu hiệu của triệu chứng dị ứng
Đau bung – tiêu chảy là những dấu hiệu của triệu chứng dị ứng

Ngoài ra người dị ứng với tôm cũng có thể xuất hiện thêm triệu chứng đau đầu, chóng mặt như khi ngộ độc phát tác ra tại hệ thống thần kinh.

Cách dị ứng với tôm hiệu quả

Khi xác định cơ thể đang bị dị ứng với tôm, ta cũng phải nắm được cách xử lý, khắc phục ngay tránh để tình trạng diễn tiến xấu đi dẫn tới sốc  phản vệ.

Ta có thể tham khảo một số cách theo Đông Y, Tây Y, mẹo chữa dân gian và chăm sóc ngay tại nhà, mỗi cách đều có ưu nhược riêng nhưng dù dùng cách nào thì vẫn nên hỏi ý kiến chuyên môn của bác sĩ trước.

Dùng thuốc Tây chữa dị ứng tôm

Đây là phương pháp điều trị nhanh nhất, kịp thời nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên do sử dụng các loại thuốc đặc trị như giảm viêm, giảm sưng, corticoid, chống histamin,… rất đa dạng các chất nên có thể dẫn tới dị ứng thuốc.

Người dùng cũng nên cẩn trọng và ghi nhớ tiền sử dị ứng thuốc của bản thân.

  • Các thuốc giảm viêm, giảm sưng, giảm đau thường sử dụng là panadol, alpha choay,…
  • Corticoid giúp giảm dị ứng phải được kê theo đơn bác sĩ, thuốc ở dạng mỡ bôi hoặc viên uống trực tiếp.
Thuốc đặc trị dị ứng
Thuốc đặc trị dị ứng
  • Chống histamin giảm ngứa, dị ứng như clorpheniramin, cetirizine stada, loratadin,…
  • Vitamin C trong các loại C sủi, viên uống vitamin giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và giảm các triệu chứng dị ứng.

Đông y trị dị ứng tôm

Khi bị dị ứng với tôm, người ta cũng có thể tìm đến phương pháp chữa trị dị ứng bằng Đông y nhưng thường ít hơn bởi thời gian chữa không nhanh chóng.

Tuy nhiên ưu điểm của Đông y là an toàn, lành tính, hầu như không gây tác dụng phụ hay phản ứng cùng với các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang sử dụng để điều trị một số bệnh lý.

Đông y rất lành tính trong điều trị nhưng cũng cần cẩn trọng với tiền sử dị ứng. Thời gian điều trị bằng phương pháp Đông y có thể mất nhiều thời gian khoảng 1 – 2 tuần mới có hiệu quả thực sự.

Bên cạnh đó, các bác sĩ đông y có thể kê thêm các loại thuốc giúp thanh lọc, giải độc cho gan, cơ thể để giảm triệu chứng dị ứng.

Các mẹo và chăm sóc tại nhà

Bên cạnh Tây Y và Đông Y ta còn có các mẹo chữa dân gian và cách chăm sóc tại nhà theo khuyến cáo của các nhà khoa học hiện đại. Ta có thể áp dụng cách này song song với thuốc trị dị ứng:

  • Tắm các loại lá lành tính giúp giảm triệu chứng dị ứng bề mặt da như sài đất, lá khế, rau má,…
  • Chườm mát, chườm lạnh vào các vị trí da dị ứng để giảm ngứa, châm chích.
  • Uống thật nhiều nước để cơ thể đào thải dị nguyên qua nước tiểu.
  • Bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất tự nhiên hỗ trợ hệ miễn dịch từ các loại rau củ quả.
  • Uống nước tía tô, uống trà gừng, ăn cháo có nhiều hành lá – tía tô để giúp cân bằng hệ tiêu hóa.
Nên uống thật nhiều nước và bổ sung vitamin
Nên uống thật nhiều nước và bổ sung vitamin

Ngoài ra ta phải lưu ý hạn chế gãi các vùng dị ứng, hạn chế dụi mắt. Dị ứng không cần phải kiêng gió, kiêng nước như nhiều người lầm tưởng mà ngược lại ta nên giữ vệ sinh thân thể thật tốt và tránh để cơ thể ra nhiều mồ hôi gây kích ứng da, các vùng da ngứa sẽ càng trở nên dữ dội hơn.

Trong thời gian này, người bị dị ứng nên hạn chế ra ngoài và vận động mạnh. Hãy cho cơ thể nghỉ ngơi để điều hòa lại trạng thái! Tâm lý ổn định, tích cực cũng có thể giúp các triệu chứng thuyên giảm đi một phần.

Quan trọng nhất luôn luôn phải ghi nhớ những thực phẩm đã ăn trong ngày và để ý các triệu chứng dị ứng, phải lập tức vào bệnh viện cùng người thân ngay khi xuất hiện shock phản vệ khi ăn tôm.

Trên đây là những thông tin về dị ứng tôm, dù là món ăn rất quen thuộc nhưng tôm cũng có thể chứa các dị nguyên khiến cơ thể phải phản ứng lại. Dị ứng tôm ở trẻ nhỏ và người già khá nguy hiểm và cần sự hỗ trợ sớm của bác sĩ có chuyên môn.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (3 bình chọn)

Tin bài nên đọc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *