Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ phải làm sao? Cách phòng ngừa

Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ thường xảy ra khi thời tiết hanh khô nhưng cũng có thể liên quan đến bệnh dị ứng da, dị ứng thức ăn hoặc các bệnh lý đường hô hấp. Dị ứng da là bệnh lý phổ biến nhưng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và cảm xúc của trẻ.

Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ
Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ là tình trạng phổ biến

Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ nguyên nhân do đâu?

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người thường là do thay đổi thời tiết, thường xảy ra khi thời tiết hanh khô. Nhưng đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của các bệnh dị ứng, bao gồm dị ứng với thức ăn, dị ứng đường hô hấp và một số bệnh lý liên quan khác.

Trong hầu hết các trường hợp, bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ có thể liên quan đến một số nguyên nhân, chẳng hạn như:

1. Bệnh chàm

Có ít 10% trẻ em trên thế giới mắc bệnh chàm – Eczema, điều này có nghĩa là cứ 10 trẻ em sẽ có 1 trẻ mắc bệnh chàm. Tình trạng này đặc biệt phổ biến nếu bé bị hen suyễn, dị ứng thực phẩm hoặc viêm mũi dị ứng hoặc khi bất cứ thành viên nào trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh này.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]
Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ là bệnh gì
Bệnh chàm có thể khiến bé nổi nhiều mẩn đỏ trên da

Hiện tại, bác sĩ không chắc chắn nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh chàm thường biểu hiện dưới dạng dị ứng phát ban đỏ ở mặt hoặc đầu, sau đó lan rộng ra cánh tay và cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh khiến da khô, ngứa và dễ bị kích thích. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ
  • Gãi có thể làm tổn thương da và khiến bé ngứa nhiều hơn
  • Da khô
  • Xuất hiện các mảng da dày theo thời gian, đặc biệt là ở các vùng da bị cọ xát hoặc trầy xước, các khu vực thường bị ảnh hưởng bao gồm má, nếp gấp cánh tay và chân, phía sau gáy, lưng, ngực hoặc bụng
  • Nhiễm trùng da có thể xuất hiện nếu bé gãi hoặc gây tổn thương da

Một số yếu tố có thể khiến bệnh chàm ở bé trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Không khí khô
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Quần áo với vải thô ráp
  • Một số loại xà phòng và chất tẩy rửa
  • Một số loại thực phẩm chẳng hạn như trứng, một số loại hạt, sữa bò, lúa mì, đậu nành và hải sản

2. Viêm da tiếp xúc dị ứng

Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ sau khi chạm vào một vật cụ thể, có thể là dấu hiệu của viêm da dị ứng tiếp xúc. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Ngứa da dữ dội
  • Đỏ hoặc phát ban da
  • Các mảng da dày theo thời gian và có vảy

Một số tác nhân có thể gây viêm da dị ứng tiếp xúc, bao gồm:

  • Kim loại nặng như niken, thường có trong các loại đồ trang sức, như bông tai, cúc áo hoặc khuy cài áo
  • Một số loại thực vật, chẳng hạn như cây thường xuân độc, cây sồi
  • Một số thành phần trong nước súc miệng và kem đánh răng
  • Một số loại thuốc dùng ngoài da, chẳng hạn như kháng sinh neomycin, thuốc kháng histamine và thuốc gây tê da

3. Mề đay

Mề đay là tình trạng bé bị nổi các mảng đỏ và ngứa trên da. Tình trạng này có thể tồn tại trong vài phút đến vài giờ và có thể tự biến mất trong vài ngày.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở chân
Mề đay là tình trạng gây nổi mẩn đỏ trên da sau khi tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng

Các yếu tố kích hoạt bệnh mề đay thường bao gồm:

  • Thực phẩm chẳng hạn như sữa, trứng, đậu phộng, đậu nành, hải sản, dâu tây và một số loại hạt
  • Thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh
  • Vết cắn của côn trùng, đặc biệt là thuốc kháng sinh
  • Nước bọt, lông, vảy da hoặc các chất dịch khác của thúc nuôi
  • Nhiễm virus

Đôi khi, nổi mề đay có thể xuất hiện mà không có nguyên nhân gây bệnh.

Nếu bé bị nổi mề đay, bé có thể xuất hiện một tình trạng tương tự, gây sưng phù sâu bên dưới da, được gọi là phù mạch. Tình trạng này thường xuất hiện ở các mô da mềm, chẳng hạn như xung quanh miệng, mắt và bộ phận sinh dục. Phù mạch thường không thể tự xuất hiện nếu không bị nổi mề đay.

Mề đay thường không nghiêm trọng, tuy nhiên nếu bé bị khó thở hoặc khi lưỡi, cổ họng của bé bị sưng tấy, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra các tiền sử bệnh lý của bé và các thành viên trong gia đình. Điều này giúp bác sĩ xác định các vấn đề liên quan và hỗ trợ quá trình chẩn đoán. Đôi khi các tiền sử bệnh lý có thể giúp bác sĩ xác định các nguyên nhân cụ thể gây dị ứng da.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm dị ứng da hoặc xét nghiệm chích da. Trong cả hai xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đưa một lượng nhỏ các chất gây dị ứng vào da của trẻ để kiểm tra phản ứng dị ứng. Nếu phản ứng xảy ra, trẻ có thể bị dị ứng với các tác nhân gây dị ứng đó.

Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để chẩn đoán tình trạng dị ứng. Tuy nhiên phương pháp này có thể kém chính xác hơn khi thực hiện ở trẻ nhỏ.

Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ phải làm sao?

Một số phản ứng dị ứng, nổi mẩn đỏ ở trẻ em không cần điều trị. Các tình trạng phát ban da nhẹ có thể tự cải thiện trong vài giờ và không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên nếu các triệu chứng gây khó chịu hoặc trở nên nghiêm trọng, cha mẹ có thể cần thực hiện các biện pháp cải thiện các triệu chứng. Cụ thể các biện pháp bao gồm:

1. Tự chăm sóc tại nhà

Các biện pháp chăm sóc và điều trị tình trạng phát ban hoặc phản ứng dị ứng gây nổi mẩn đỏ ở trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cụ thể các phương pháp xử lý phổ biến bao gồm:

Cách chữa trẻ bị dị ứng nổi mề đay
Tắm bé với nước ấm có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hiệu quả
  • Tránh các tác nhân gây kích ứng chẳng hạn như xà phòng, chất tẩy rửa và các sản phẩm dùng trên da có mùi thơm. Các sản phẩm này thường có thể gây kích ứng da của em bé, vì vậy tốt nhất nên tránh sử dụng chất tẩy rửa hóa học và thay vào đó chọn các sản phẩm ít gây dị ứng.
  • Lau khi nước bọt trên mặt, má và cơ thể của bé. Ở trẻ sơ sinh, việc thường xuyên tiết nước bọt có thể là nguyên nhân gây kích ứng da.
  • Cắt ngắn móng tay cho trẻ để tránh việc gãi ngứa gây tổn thương da, ngăn ngừa tình trạng khô da và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tắm cho bé bằng nước ấm trong 3 – 5 phút để làm dịu da và loại bỏ các tác nhân gây dị ứng. Không tắm cho bé với xà phòng gây kích ứng da và không tắm quá lâu để tránh gây khô da.
  • Dưỡng ẩm sau khi tắm với kem hoặc thuốc mỡ ngoài da. Thuốc mỡ thường mang lại hiệu quả dưỡng ẩm cao hơn, do có độ bám dính cao hơn.
  • Mặc quần áo với vải thích hợp, tránh các loại vải thô ráp để cải thiện tình trạng ngứa ngáy và ngăn ngừa tổn thương da.
  • Điều trị nhiễm trùng da nếu nhận thấy các triệu chứng như có mủ, đau đớn, nóng da hoặc kết vảy.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ là tình trạng phổ biến nhưng có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Một số loại thuốc chống dị ứng không kê có thể mang lại hiệu quả tốt, tuy nhiên không nên sử dụng thuốc thường xuyên và trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ em.

Thuốc chữa dị ứng kê đơn cho trẻ cũng giống như thuốc dùng cho người lớn, bao gồm cả Clarinex và Xyzal. Ngoài ra, hầu hết trẻ em bị dị ứng đều có thể sử dụng thuốc xịt mũi chứa steroid, bao gồm Flonase, Rhinocort Aqua, Nasonex, Nasacort AQ, Omnaris và Veramyst.

Có rất nhiều loại thuốc chống dị ứng khác nhau và có thể được sử dụng kết hợp để điều trị tình trạng dị ứng nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc, cha mẹ hoặc người giám hộ nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn phù hợp.

Cách chữa dị ứng ở trẻ em
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn

Thuốc điều trị dành cho trẻ nhỏ bị dị ứng:

Các loại thuốc được sử dụng điều trị cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có nhiều hạn chế. Thuốc thường được bào chế dưới dạng siro và được sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi. Một số loại thuốc có sẵn dưới dạng viên nhai, được chỉ định cho trẻ em trên 2 tuổi để cải thiện các triệu chứng khi bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ.

Ngoài ra, một số lựa chọn khác có thể tốt hơn để điều trị tình trạng dị ứng nổi mẩn đỏ ở trẻ em, bao gồm:

  • Thuốc Singulair là một lựa chọn điều trị an toàn và phù hợp hơn cho trẻ nhỏ. Mặc dù thuốc này được sử dụng để ngăn ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ em nhưng cũng có thể điều trị các tình trạng dị ứng quanh năm. Thuốc có dạng bột pha cho trẻ em trên 6 tháng tuổi và dạng viên nhai cho trẻ em từ 4 tuổi.
  • Thuốc Allegra có ở dạng hỗn dịch uống được sử dụng cho trẻ em từ 2 đến 11 tuổi để điều trị các tình trạng dị ứng và trẻ trên 6 tháng tuổi để điều trị tình trạng nổi mề đay tự phát.
  • Thuốc kháng histamine có thể được sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên để cải thiện các triệu chứng khi trẻ nổi mẩn đỏ do dị ứng.

Đối với trẻ lớn:

Khi trẻ lớn và có thể nuốt được viên thuốc, bé có thể sử dụng thuốc dưới dạng viên uống. Ngoài ra trẻ trên 12 tuổi có thể sử dụng  Clarinex, Zyrtec, Xyzal, Claritin để cải thiện các triệu chứng.

Thuốc xịt mũi steroid cũng được sử dụng ở trẻ lớn hơn để kiểm soát các triệu chứng dị ứng.

Mặc dù thuốc có thể cải thiện các triệu chứng nhanh chóng và hiệu quả, tuy nhiên không sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp hiếm khi xảy ra, dị ứng nổi mẩn đỏ ở bé có thể là dấu hiệu sốc phản vệ. Sốc phản vệ có khả năng đe dọa tính mạng và xảy ra gần như ngay lập tức sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

sốc phản vệ ở trẻ em
Đôi khi nổi mẩn đỏ ở bé có thể là dấu hiệu sốc phản vệ

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Mạch đập nhanh, chậm bất thường
  • Sưng mắt, môi hoặc mặt
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Khó thở

Gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức nếu trẻ có dấu hiệu sốc phản vệ. Ngoài ra, nếu trẻ có tiền sử dị ứng nghiêm trọng, cha mẹ và người chăm sóc có thể trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng ống tiêm tự động epinephrine.

Phòng ngừa tình trạng dị ứng nổi mẩn đỏ ở bé

Không có biện pháp phòng ngừa tất cả các phản ứng dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp giảm nguy cơ, chẳng hạn như:

  • Giặt quần áo của trẻ với các chất tẩy không gây dị ứng da
  • Sử dụng dầu gội, sữa tắm và xà phòng không có mùi thơm
  • Giặt chăn, màn và vệ sinh giường ngủ của bé bằng nước nóng hàng tuần để giảm nguy cơ dị ứng do mạt bụi hoặc nấm mốc
  • Hút bụi thường xuyên

Nếu bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ sau khi tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định, cha mẹ có thể cần ghi lại nhật ký ăn uống của trẻ. Danh sách này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây dị ứng và có biện pháp xử lý phù hợp hơn.

Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ là tình trạng thường gặp, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, do trẻ có làn da nhạy cảm. Trong hầu hết các trường hợp, phản ứng này thường nhẹ và có thể tự chăm sóc tại nhà.

Xác định các chất gây dị ứng là điều quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng trong tương lai. Tuy nhiên nếu các triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

5/5 - (2 bình chọn)

Tin bài nên đọc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *