Dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ: Cách điều trị, phòng ngừa

Dị ứng thời tiết ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh lý mãn tính như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn… Các triệu chứng khó chịu từ bệnh cũng thường khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và khiến cơ thể bị suy nhược. 

Tại sao trẻ bị dị ứng thời tiết?

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị dị ứng đặc biệt với chứng dị ứng thời tiết. Nguyên nhân do hệ miễn dịch của trẻ yếu, cơ thể dễ bị tác động bởi sự thay đổi của thời tiết, môi trường.

Dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là tình trạng cơ thể trẻ phản ứng quá mức trước sự biến đổi của nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nồng độ phấn hoa trong không khí. Các triệu chứng thường xuất hiện nhiều nhất vào thời điểm giao mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột.

Hệ miễn dịch hoạt động sai cách là nguyên nhân dẫn đến bệnh
Hệ miễn dịch hoạt động sai cách là nguyên nhân dẫn đến bệnh

Xét về cơ chế gây dị ứng, cơ thể sẽ sản xuất quá nhiều chất trung gian histamin khi không thích ứng kịp với sự biến đổi đột ngột của thời tiết. Các histamin được sản xuất ồ ạt sẽ nhanh chóng làm giãn mao mạch, khiến da bị sưng lên và gây ra một loạt các phản ứng quá mẫn khác.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ chỉ xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Điều này khiến các hoạt động trong cơ thể bị rối loạn, nhầm lẫn các yếu tố “vô hại” thành “có hại” gây ra phản ứng dị ứng trong cơ thể.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Ngoài các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, phấn hoa… thời tiết thay đổi thất thường cũng là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn phát triển trên da, hình thành chứng bệnh. Cho nên, cha mẹ cần nhanh chóng khắc phục các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa nguy cơ hình thành viêm da cơ địa.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột sẽ kích hoạt cơ thể giải phóng quá mức các histamin. Các histamin này được chứa trong tế bào mast. Trong khi đó niêm mạc đường hô hấp, da, hệ tiêu hóa lại là nơi chứa nhiều tế bào mast nhất.

Khi bị dị ứng thời tiết, các tế bào mast ở da được giải phóng dễ dàng nên trẻ thường gặp các triệu chứng khó chịu ngoài da.

Trẻ thường bị phát ban, nổi mẩn khắp người
Trẻ thường bị phát ban, nổi mẩn khắp người

Một số triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ như:

  • Phát ban, nổi mẩn đỏ khắp người: Ban đầu, các nốt mẩn ngứa sẽ xuất hiện ở một vùng da, sau đó lan rộng ra khắp toàn thân. Các vết phát ban có thể nổi lên trên bề mặt da, tạo thành từng mảng hoặc từng vết đỏ nhỏ li ti như mụn nước.
  • Trẻ quấy khóc, gãi, chà xát người: Các vết đỏ phát ban thường đi kèm với cảm giác nóng rát, ngứa ngáy âm ỉ. Khi gãi có cảm giác dịu đi nhưng khi ngừng lại, cảm giác ngứa ngáy sẽ dữ dội hơn nhiều lần.
  • Mắt đỏ: Mặc dù tế bào mast dự trữ nhiều nhất ở da nhưng ở một số ít trường hợp, trẻ có thể bị viêm kết mạc gây đỏ mắt khi dị ứng. Trẻ bị dị ứng thời tiết do nồng độ phấn hoa trong không khí thường gặp phản ứng này nhất.
  • Tiêu chảy: Trẻ có thể bị tiêu chảy khi bị dị ứng do các tế bào mast cũng có nhiều tại hệ tiêu hóa. Từ đó dẫn đến tình trạng mất nước, sụt cân ở trẻ.

Ngoài ra, trẻ có thể bị sốt, hắt hơi, chảy dịch mũi, ho khan, ho có đờm…nếu dị ứng thời tiết kích hoạt thêm các bệnh lý khác. Chẳng hạn như viêm mũi dị ứng, viêm xoang mũi, cơn hen cấp…

Dị ứng thời tiết ở trẻ em nguy hiểm không?

Hệ miễn dịch và các cơ quan chưa phát triển toàn diện nên bất kỳ bệnh lý nào cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Ngoài các triệu chứng khó chịu, trẻ còn có nguy cơ gặp các bệnh lý liên quan đến dị ứng mãn tính khác.

Trẻ rất dễ bị viêm mũi dị ứng khi dị ứng thời tiết
Trẻ rất dễ bị viêm mũi dị ứng khi dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới nhiều bệnh lý khác như:

  • Viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng chủ yếu do phấn hoa và các bào tử nấm mốc phát triển khi thời tiết giao mùa. Khi các tác nhân gây hại đi vào mũi sẽ kích thích cơ thể giải phóng Histamin. Các Histamin tại niêm mạc đường hô hấp cũng được giải thoát và gây ra một loạt triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
  • Viêm xoang: Cơ địa của trẻ sẽ ngày càng trở nên mẫn cảm nếu dị ứng thời tiết xảy ra nhiều lần. Đồng thời viêm mũi dị ứng lâu năm có thể tiến triển thành bệnh viêm xoang.
  • Hen suyễn: Histamin không chỉ gây sưng trên da mà nó còn gây phù nề đường thở và kích hoạt phản ứng hen suyễn. Trẻ nhỏ có những cơn hen cấp vào mùa thu đông hoặc thời điểm giao mùa – khi các dị nguyên trong không khí phát triển thuận lợi nhất.
  • Viêm kết mạc dị ứng: Tương tự như sự xuất hiện của Histamin tại da, hệ tiêu hóa… Histamin có thể được sản xuất tại mắt khi trẻ bị dị ứng thời tiết.
  • Viêm da cơ địa: Khi hệ miễn dịch bị rối loạn quá lâu, các triệu chứng dị ứng thời tiết xuất hiện tại da có thể chuyển biến theo chiều hướng xấu và hình thành bệnh viêm da cơ địa.

Cách chữa dị ứng thời tiết ở trẻ em

Để chọn lựa cách chữa dị ứng thời tiết cho trẻ phù hợp nhất, cha mẹ cần dựa vào thể trạng sức khỏe và mức độ xuất hiện của các triệu chứng.

Chăm sóc, điều trị dị ứng thời tiết cho trẻ tại nhà

Cha mẹ có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ nếu các triệu chứng dị ứng thời tiết không quá nghiêm trọng. Trẻ chỉ bị phát ban ít, ho, nghẹt mũi nhẹ và không sốt.

Do làn da của trẻ còn rất mỏng manh, dễ bị kích ứng nên cha mẹ có thể tham khảo một số giải pháp chữa trị an toàn, lành tính bằng các thảo dược tự nhiên.

Cha mẹ có thể tắm nước lá để làm dịu cảm giác ngứa ngáy do dị ứng thời tiết ở trẻ
Cha mẹ có thể tắm nước lá để làm dịu cảm giác ngứa ngáy do dị ứng thời tiết ở trẻ

Tình trạng ngứa ngáy do dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ có thể được cải hiện bằng:

  • Tắm nước lá: Cha mẹ có thể sử dụng nước ấm vừa phải tắm cho trẻ để làm dịu cơn ngứa. Hoặc sử dụng các loại lá dâu tằm, lá mướp đắng, lá kinh giới, lá bạc hà…đun thành nước tắm cho trẻ.
  • Bôi kem dưỡng ẩm cho da trẻ: Sau khi tắm cho trẻ và dùng khăn khô thấm hút hoàn toàn nước, cha mẹ sử dụng kem dưỡng ẩm chiết xuất từ vitamin E để bôi ngoài da cho trẻ, làm dịu kích ứng da.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Cho trẻ uống nhiều nước là cách giúp cơ thể thải độc tốt hơn và cân bằng độ ẩm cho da khi bị dị ứng.
  • Mặc quần áo rộng rãi, tránh ma sát da: Cha mẹ không nên cho trẻ mặc quần áo quá bó sát khiến làn da của trẻ bị chà xát và ngứa ngáy nhiều hơn. Thay vào đó hãy mặc quần áo rộng rãi, có độ thấm hút mồ hôi tốt.

Với tình trạng dị ứng thời tiết nhẹ, các vết mẩn ngứa sẽ biến mất sau khoảng 3-5 ngày điều trị. Sau khoảng thời gian này, nếu các triệu chứng chuyển biến theo chiều hướng xấu, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám cẩn thận và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc tây điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em

Các chuyên gia không khuyến khích sử dụng thuốc tây điều trị cho trẻ nhỏ do trẻ dễ gặp tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, nếu trẻ bị dị ứng thời tiết nặng, phát ban toàn thân kèm theo triệu chứng ho, sốt, chảy dịch mũi nhiều thì cần nhập viện để theo dõi và điều trị.

Các loại thuốc kháng histamin giúp cải thiện triệu chứng bệnh
Các loại thuốc kháng histamin giúp cải thiện triệu chứng bệnh

Phác đồ điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em hiện nay bao gồm các loại thuốc:

  • Thuốc kháng Histamin H1
  • Thuốc Epinephrine
  • Kem bôi dưỡng ẩm

Cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng, cách dùng. Bất kỳ sự sai sót nào cũng khiến trẻ gặp tác dụng phụ khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt là các loại thuốc kháng Histamin có tác dụng trên toàn thân, có thể gây tử vong khi dùng quá liều.

Cha mẹ cũng không được lạm dụng tây y trong điều trị dị ứng thời tiết cho trẻ. Bởi các loại thuốc tây chỉ có tác dụng trên triệu chứng là chủ yếu. Ngoài việc dùng thuốc điều trị, cha mẹ cần phối hợp tốt cả chế độ dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ.

Đông y chữa dị ứng thời tiết cho trẻ

Theo quan điểm của Đông y, dị ứng thời tiết hình thành do sự kết hợp của hai yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Khi chính khí hư, vệ khí không đủ mạnh thì khả năng phòng chống các dị nguyên, tà độc đến từ môi trường kém. Các dị nguyên xâm nhập vào cơ thể, uất nhiệt tích tụ và dẫn đến một loạt triệu chứng trên da.

Đông y là giải pháp chữa dị ứng thời tiết an toàn ở trẻ
Đông y là giải pháp chữa dị ứng thời tiết an toàn ở trẻ

Do đó, điều trị dị ứng thời tiết phải chú trọng bồi bổ chính khí, phục hồi vệ khí, giúp cơ thể có khả năng phòng chống hiệu quả các dị nguyên từ môi trường. Nếu bệnh do phong, tà, thấp nhiệt gây ra thì cần sơ phong, thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc, tiêu viêm.

Trong các bài thuốc đông y chữa dị ứng thời tiết thường có các thảo dược như cam thảo, kinh giới, phòng phong, thuyền thoái, tô tử, đan sâm, ý dĩ, lá đơn, ké… Đây là những vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giúp giảm nhanh các triệu chứng ngoài da và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Trẻ bị dị ứng thời tiết có cơ địa mẫn cảm hơn thông thường nên cha mẹ cần thận trong việc bốc thuốc điều trị bệnh. Hãy đưa trẻ đến các phòng khám, trung tâm đông y uy tín để chẩn mạch trực tiếp.

Sau đó, các bác sĩ sẽ căn cứ vào thể trạng của trẻ để phối hợp tỷ lệ dược liệu sao cho an toàn và hiệu quả nhất.

Cách phòng ngừa dị ứng thời tiết ở trẻ em

Dị ứng thời tiết chủ yếu xuất hiện ở trẻ có hệ miễn dịch yếu, cơ địa quá mẫn cảm nên cha mẹ muốn phòng tránh bệnh hiệu quả cần:

Trẻ cần được tăng cường hệ miễn dịch để phòng chống dị nguyên do thay đổi thời tiết
Trẻ cần được tăng cường hệ miễn dịch để phòng chống dị nguyên do thay đổi thời tiết
  • Bổ sung nhiều thực phẩm tăng cường hệ miễn, bao gồm thực phẩm giàu vitamin C, A, E, kẽm selen…
  • Trong các món ăn của trẻ nên chế biến thêm các gia vị có tính kháng viêm, tăng sức đề kháng như nghệ, gừng…
  • Bảo vệ đường hô hấp khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh, tuy nhiên cha mẹ không cho trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo dễ gây cảm lạnh ngược.
  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên kích hoạt dị ứng như phấn hoa, hóa chất, lông động vật…khiến cơ địa trở nên mẫn cảm hơn.
  • Sống ở nơi thoáng mát, không quá ẩm thấp, sử dụng thêm máy tạo độ ẩm không khí và máy lọc không khí để không gian sống trong lành.
  • Trẻ sơ sinh cần được bú nhiều sữa mẹ để tăng cường đề kháng, phòng ngừa dị ứng hiệu quả hơn.

Có thể thấy dị ứng thời tiết ở trẻ em dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe về lâu dài. Cơ thể của trẻ bị kích hoạt phản ứng dị ứng nhiều lần sẽ trở nên ngày càng mẫn cảm.

Các bệnh lý do dị ứng gây ra có xu hướng tiến triển thành mãn tính. Do đó, cha mẹ cần nhanh chóng điều trị và thực hiện các biện pháp phòng tránh tái phát dị ứng thời tiết ở trẻ.

Click đọc ngay:

5/5 - (2 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *