Viêm mao mạch dị ứng là gì? Dấu hiệu, cách điều trị

Viêm mao mạch dị ứng hay viêm mạch IgA là một dạng rối loạn khiến các mạch máu nhỏ ở da, khớp, ruột và thận bị viêm và chảy máu. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, nhưng thường phổ biến ở trẻ em từ 2 – 6 tuổi và có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng thưởng ảnh hưởng đến trẻ em từ 2 – 6 tuổi

Bệnh viêm mao mạch dị ứng là gì?

Viêm mạch mạch dị ứng là một loại bệnh dị ứng liên quan đến tình trạng viêm các mạch máu nhỏ, thường xảy ra ở trẻ em. Tình trạng viêm khiến các mạch máu ở da, ruột, thận và các khớp bắt đầu bị rò rỉ máu, dịch dẫn đến phát ban qua da. Đặc trưng phổ biến nhất của tình trạng này là phát ban với nhiều vết bầm nhỏ, thường ảnh hưởng đến ở chân hoặc mông.

Mặc dù viêm mao mạch dị ứng có thể gây ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thường phổ biến ở trẻ từ 2 – 6 tuổi và thường ảnh hưởng đến trẻ em trai nhiều hơn trẻ em gái. Nếu xảy ra ở người trưởng thành, viêm thành mạch dị ứng có thể nghiêm trọng hơn và cần điều trị y tế kịp thời để tránh các rủi ro không mong muốn.

Dấu hiệu nhận biết viêm thành mạch dị ứng

Đặc trưng phổ biến của tình trạng viêm mao mạch dị ứng là phát ban đỏ tím trên mặt, cánh tay, ngực, thân, chân và mông. Đôi khi các nốt phát ban có thể tương tự như những vết bầm tím trên da. Nếu ấn vào vết phát ban, khu vực tổn thương sẽ có màu tím thay vì chuyển sang màu trắng như các dạng phát ban thông thường.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Trước khi các triệu chứng này bắt đầu, bệnh nhân có thể bị sốt từ hai đến ba tuần, đau đầu và đau cơ. Đôi khi, các cơ quan khác, chẳng hạn như não, phổi hoặc tủy sống có thể bị ảnh hưởng.

bệnh viêm mao mạch dị ứng
Phát ban đỏ tím là đặc trưng của tình trạng viêm mao mạch dị ứng

Cụ thể các triệu chứng chính của tình trạng viêm thành mạch dị ứng có thể bao gồm:

  • Phát ban: Phát ban là dấu hiệu phổ biến và đặc trưng của tình trạng này. Biểu hiện ban đầu có thể giống như bệnh mề đay mẩn ngứa với các nốt đỏ hoặc vết sưng nhỏ ở cẳng chân, mông, đầu gối và khuỷu tay. Những tổn thương này có thể thay đổi tương tự như vết bầm tím và ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể.
  • Đau bụng: Có hơn một nửa người bệnh viêm mao mạch dị ứng có dấu hiệu viêm đường tiêu hóa với các biểu hiện chẳng hạn như gây đau bụng, chuột rút. Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể chán ăn, tiêu chảy hoặc có máu trong phân. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau bụng trước khi phát bản. Trong các trường hợp hiếm gặp, người bệnh có thể bị lồng ruột, dẫn đến tắc ruột và cần được phẫu thuật để cải thiện.
  • Viêm khớp: Khoảng 3/4 các trường hợp viêm mao mạch dị ứng ảnh hưởng đến các khớp, gây sưng và đau, thường ảnh hưởng đến đầu gối và mắt cá chân. Tình trạng này thường chỉ kéo dài vài ngày và thường không dẫn đến các biến chứng lâu dài ảnh hưởng đến khớp.
  • Suy thận: Viêm mao mạch dị ứng có thể dẫn đến các vấn đề về thận, được biểu hiện thông qua các dấu hiệu protein hoặc có máu trong nước tiểu. Tình trạng này thường được phát hiện khi người bệnh xét nghiệm nước tiểu, bởi vì hầu hết các trường hợp, tình trạng này không gây đau đớn hoặc khó chịu. Ở hầu hết người bệnh, tổn thương thận thường nhẹ và không dẫn đến bất cứ dấu hiệu hoặc tổn thương lâu dài nào. Điều quan trọng là cần theo dõi chặt chẽ các vấn đề về thận để tránh các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, có khoảng 5% người bệnh viêm mao mạch dị ứng có thể phát triển các bệnh lý về thận và có khoảng 1% có thể tiếp tục phát triển thành suy thận toàn bộ.

Nguyên nhân gây viêm mao mạch dị ứng

Viêm thành mạch dị ứng gây viêm các mạch máu nhỏ. Khi bị viêm, các mạch máu này có thể rò rỉ máu ra bên ngoài da, dẫn đến phát ban. Đôi khi máu cũng có thể bị rò rỉ ở bụng và thận.

Các chuyên gia tin rằng, tình trạng này được gây ra bởi hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch. Thông thường, hệ thống miễn dịch tạo ra protein, được gọi là kháng thể, để tìm kiếm và tiêu diệt các tác nhân gây hại, chẳng hạn như virus hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm thành mạch dị ứng, một kháng thể (cụ thể là IgA) có thể lắng vào thành mạch máu và gây viêm.

Có hơn 50% các trường hợp viêm mạch IgA bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khoảng một tuần (hoặc hơn) trước khi các triệu chứng phát ban xuất hiện. Các bệnh lý nhiễm trùng này có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch quá mức và giải phóng các kháng thể IgA vào các mạch máu, dẫn đến viêm.

nguyên nhân trẻ bị viêm mao mạch dị ứng
Trẻ bị viêm mao mạch dị ứng có thể liên quan đến các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm họng

Một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng viêm thành mạch dị ứng bao gồm:

  • Mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, thủy đậu, sởi, viêm gan và HIV
  • Dị ứng với một số loại thức ăn
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Vết cắn của côn trùng
  • Tiếp xúc với thời tiết lạnh
  • Tổn thương bề mặt da
  • Tiếp xúc với hóa chất

Ngoài ra, một số chuyên gia cho biết tình trạng viêm mao mạch dị ứng có thể liên quan đến gen di truyền.

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy có có thể dẫn đến viêm mạch IgA bao gồm:

  • Tuổi tác: Tình trạng này thường ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên. Hầu hết các trường hợp bệnh xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi.
  • Giới tính: Viêm thành mạch dị ứng thường phổ biến ở nam giới hơn khi so với nữ giới.
  • Chủng tộc: Trẻ em da trắng và châu Á có nguy cơ cao hơn trẻ em châu Phi.

Viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?

Viêm mao mạch dị ứng thường tự cải thiện sau 4 – 6 tuần, kể từ lúc phát bệnh. Tuy nhiên nếu các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng đến thận, bác sĩ có thể đề nghị chăm sóc y tế để tránh gây rối loạn chức năng thận và các tổn thương khác.

Đôi khi các triệu chứng bệnh có thể tái phát sau khi được điều trị, tuy nhiên thường không dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi ảnh hưởng đến thận và ruột, việc điều trị cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, người bệnh cần tái khám định kỳ để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh viêm mao mạch dị ứng có nguy hiểm không?

Đối với hầu hết các trường hợp, các triệu chứng viêm mao mạch dị ứng có thể tự cải thiện trong 2 – 3 tháng và không gây ra các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng này thường xuyên tái phát, do đó người bệnh nên có kế hoạch phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe phù hợp.

bệnh viêm mao mạch dị ứng có nguy hiểm không
Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây tắc ruột và thận hư

Ngoài ra, khi ảnh hưởng đến ruột và thận, viêm thành mạch dị ứng có thể dẫn đến biến chứng, chẳng hạn như:

  • Tắc ruột: Trong một số trường hợp ít khi xảy ra, viêm thành mạch dị ứng có thể gây lồng ruột. Đây là tình trạng một phần của ruột tự gấp lại, ngăn cản vật chất di chuyển qua ruột.
  • Thận hư: Biến chứng nghiêm trọng nhất của viêm thành mạch dị ứng là gây tổn thương thận và nguy cơ này thường phổ biến ở trẻ em. Đôi khi tổn thương thận nghiêm trọng có thể cần chạy thận hoặc ghép thận. Do đó, viêm thành mạch dị ứng còn được gọi là viêm mạch IgA.

Ngoài ra, hơn 90% tình trạng viêm thành mạch dị ứng ảnh hưởng đến trẻ em, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi. Trong trường hợp ảnh hưởng đến người lớn, bệnh có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn. Người trưởng thành dễ bị lở loét và chảy mủ ở khu vực phát ban. Ngoài ra, người bệnh cũng dễ bị tổn thương thận và có thể cần chạy thận để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng.

Ở trẻ em các triệu chứng viêm mạch IgA thường kéo dài trong vài tuần, trong khi ở người lớn, các triệu chứng có thể kéo dài trong nhiều tháng.

Chẩn đoán viêm mao mạch dị ứng

Bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh viêm mao mạch dị ứng với các triệu chứng bệnh, chẳng hạnh như, phát ban đặc trưng, đau khớp và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Nếu các dấu hiệu không rõ ràng, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm bổ sung.

Các xét nghiệm này có thể chẩn đoán viêm thành mạch dị ứng và một số bệnh lý có các triệu chứng tương tự. Các xét nghiệm thường bao gồm:

  • Xét nghiệm máu có thể được chỉ định để đánh giá số lượng bạch cầu, hồng cầu, tình trạng viêm trong cơ thể và đánh giá chức năng thận.
  • Xét nghiệm nước tiểu có thể kiểm tra máu hoặc protein có trong nước tiểu. Điều này có thể là dấu hiệu tổn thương thận.
  • Sinh thiết có thể xác định các kháng thể IgA lắng đọng trong thành mạch máu và da. Sinh thiết cũng có thể được sử dụng để kiểm tra tổn thương thận. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ lấy một phần da nhỏ và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra.
  • Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh bên trong khoang bụng nhằm kiểm tra các nguyên nhân gây đau bụng và biến chứng có thể xảy ra, chẳng hạn như tắc ruột.
  • Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng đau bụng và loại trừ các nguyên nhân khác.

Điều trị bệnh viêm mao mạch dị ứng

Hầu hết các trường hợp viêm mao mạch dị ứng có thể tự cải thiện trong vòng một tháng mà không cần điều trị. Người bệnh có thể dành thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước và sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện các triệu chứng.

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp khác, chẳng hạn như:

1. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc Corticosteroid, chẳng hạn như prednisone, có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau khớp và rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

viêm mao mạch dị ứng có chữa được không
Sử dụng thuốc điều trị viêm mao mạch dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Bên cạnh đó, các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như naproxen hoặc ibuprofen có thể cải thiện các cơn đau bụng. Tuy nhiên đôi khi NSAID có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa. Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn hạn và theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

2. Phẫu thuật

Trong trường hợp viêm mao mạch dị ứng gây tắc ruột, chẳng hạn như ruột bị gập hoặc vỡ, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

Hầu hết các trường hợp, viêm mao mạch dị ứng sẽ tự thuyên giảm trong vòng một tháng. Tuy nhiên, bệnh có thể bùng phát trở lại. Đôi khi bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng, bao gồm các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như tổn thương thận và ruột. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5/5 - (2 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *